Xem mẫu

Trường THCS Chợ Lầu SKKN:“MộtsốkinhnghiệmtrongviệcbồidưỡnghọcsinhgiỏimôntinhọcTHCS” A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Ngày nay nước ta chuyển sang nền công nghiệp hóa hiện đại hóa. Do yêu cầu của xã hội công nghệ thông tin trên toàn cầu, mục tiêu giáo dục thay đổi để đào tạo những con người năng động, sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin. Trong đó, môn Tin Học là một môn khoa học công nghệ thông tin thực nghiệm cơ sở học sinh phải nắm vững lý thuyết + thực hành, giữ một vai trò quan trọng như một bộ phận trong nhận thức, phát triển Giáo Dục. Trên cơ sở này, các trường THCS và một số trường Tiểu học của Huyện Bắc Bình nói riêng và các đơn vị trường học trên địa bàn Tỉnh Bình Thuận cùng cả nước nói chung đã đưa bộ môn Tin học vào giảng dạy chính thức trong nhà trường. Từ việc đưa bộ tin học vào giảng dạy trong nhà trường, trong các năm học vừa qua Tỉnh Bình Thuận chúng ta đã tổ chức hội thi “Tin học trẻ cấp tỉnh” hàng năm, Trên cơ sở đó các huyện thị, thành phố cũng triển khai hội thi này cho các đơn vị trường học. Hội thi này cũng gần như là kỳ thi tuyển chọn các em học sinh giỏi bộ môn Tin học của Tỉnh nhà để tham gia các hội thi khu vực và Quốc gia. Đối với đơn vị Huyện Bắc Bình nói chung và Trường THCS Chợ Lầu nói riêng thì các năm vừa qua đã đạt nhiều giải ở hội thi này. Như chúng ta đã biết, học sinh giỏi đạt kết quả cao trong các kỳ thi do nhiều yếu tố: Tố chất học sinh, sự quan tâm của gia đình, ý thức học tập của học sinh, việc bồi dưỡng và không ngoại trừ yếu tố may mắn. Tuy nhiên chúng ta không chỉ chờ đợi và cầu mong ở sự may mắn bởi vì yếu tố may mắn chỉ là một phần rất nhỏ. Phương ngôn có câu: “ Trở thành nhân tài một phần do tài năng còn 99 phần là ở sự tôi luyện". Theo quan điểm của tôi, điều quan trọng hơn cả là chúng ta phải trang bị cho các em vững vàng kiến thức trước khi đi thi. Do vậy việc bồi dưỡng vẫn là yếu tố quan trọng hơn cả. Nhưng chúng ta cần bồi dưỡng học sinh giỏi những nội dung gì, bồi dưỡng như thế nào cho đạt hiệu quả Người viết: Bùi Biển Đức Năm học: 2015 – 2016 Trang 1 Trường THCS Chợ Lầu SKKN:“MộtsốkinhnghiệmtrongviệcbồidưỡnghọcsinhgiỏimôntinhọcTHCS” Thực tế hiện nay ở các trường THCS trong huyện Bắc Bình và riêng đối với trường THCS Chợ Lầu về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học để tham gia vòng thi sơ tuyển cấp huyện và tiến tới thi cấp Tỉnh đã được chú trọng song vẫn còn những bất cập nhất định như: sự say mê của học sinh với môn Tin học chưa cao, cách tuyển chọn, phương pháp giảng dạy, và đặc biệt là môn Tin học chưa được chú trọng. Từ những bất cập trên dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng không đạt được như ý muốn. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu “Một số kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn tin học THCS” . Nhằm đề xuất một số phương pháp và kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học THCS của bản thân. Người viết: Bùi Biển Đức Năm học: 2015 – 2016 Trang 2 Trường THCS Chợ Lầu SKKN:“MộtsốkinhnghiệmtrongviệcbồidưỡnghọcsinhgiỏimôntinhọcTHCS” B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : I. Thực trạng của vấn đề: 1. Tình hình dạy và học môn tin học ở trường THCS Chợ Lầu và các đơn vị trường THCS, PTDT Nội trú huyện và trường tiểu học từ năm 2010 đến nay: ­ Đối với đơn vị trường THCS Chợ Lầu: Năm học: 2009 – 2010: được ngành trang bị 01 phòng máy vi tính với số lượng: 25 máy học sinh và 01 máy giáo viên làm máy chủ, bắt đầu đưa môn tin học lớp 6 giảng dạy, đến năm học 2012 – 2013 đã hoàn tất giảng dạy bộ môn Tin học ở toàn khối. Trong các năm này từ 2010 đến 2015 đội tuyển Tin học trẻ của trường đã liên tục vượt qua kỳ thi sơ tuyển cấp Huyện và tham gia kỳ thi cấp tỉnh. ­ Đối với các đơn vị bạn trên địa bàn Huyện Bắc Bình: Mới tiến hành đưa bộ môn Tin học vào giảng dạy ở năm học 2010 – 2011 đến nay cũng đã phủ đều toàn khối, tuy nhiên lực lượng học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi tin học của các đơn vị này còn yếu và thường không vượt qua cấp huyện. ­ Nhìn chung các đơn vị trường học hiện nay chưa thật sự quan tâm, đầu tư cho phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi Tin học trẻ các cấp về chế độ bồi dưỡng giáo viên giảng dạy, tuyên truyền lôi cuốn học sinh tham gia bồi dưỡng … chủ yếu tập trung cho các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh … 2. Tình hình cán bộ giáo viên giảng dạy môn tin học ở các đơn vị trường: Đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy môn tin học THCS ở các đơn vị trường trong huyện đều đạt chuẩn và trên chuẩn; đông đảo quý thầy cô giảng dạy bộ môn tin học đều có tâm huyết và nhiệt tình, say mê tìm tòi kiến thức trong lĩnh vực bồi dưỡng học sinh giỏi môn tin học. Tuy nhiên kết quả mang lại không như ý muốn vì nhiều nguyên nhân khác nhau. 3. Tình hình học sinh tham gia học bộ môn Tin học: Đối với khối THCS, hiện nay học sinh coi bộ môn Tin học vẫn được xem là môn học phụ. Do vậy mà đa số học sinh vẫn không quan tâm cho lắm. Có một Người viết: Bùi Biển Đức Năm học: 2015 – 2016 Trang 3 Trường THCS Chợ Lầu SKKN:“MộtsốkinhnghiệmtrongviệcbồidưỡnghọcsinhgiỏimôntinhọcTHCS” số ít học sinh xem môn Tin học là học cho vui. Nhận thức của học sinh về môn học này còn hạn chế. Bên cạnh đó vẫn có một số em học sinh rất yêu thích, đam mê. Ở các em học sinh khối lớp 8, lớp 9 thì môn lập trình Pascal các em bước đã làm quen nhưng không chú trọng nên khả năng tư duy vẫn còn hạn chế nên việc phân tích để hiểu được bản chất của vấn đề là rất khó. Ngôn ngữ lập trình nói chung và ngôn ngữ lập trình Pascal nói riêng nhìn chung là khó hiểu, có vẻ hơi trừu tượng. Đối với các em học sinh có học lực giỏi khối lớp 8 đôi lúc vẫn chưa hiểu được một số từ, một số câu lệnh trong chương trình sách giáo khoa. II. Cơ sở lý luận: căn cứ vào các văn bản sau ­ Quyết định số 698/QĐ­TTg ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; ­ Chỉ thị số 15/CT­TTg ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước; ­ Nghị định số 102/2009/NĐ­CP ngày 6 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; ­ Thông tư số 08/2010/TT­BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục. ­ Sách giáo khoa và sách bài tập Tin học THCS quyển số 3 của nhà xuất bản giáo dục. ­ Các diễn đàn giáo dục trên mạng internet về chủ đề giáo dục bồi dưỡng học sinh giỏi. ­ Các văn bản chỉ đạo về ứng dụng CNTT của ngành và các cấp liên quan theo từng năm học. Được Ban giám hiệu trường cũng như Ngành giao trách nhiệm bồi dưỡng đội tuyển Tin học trẻ của trường và của huyện dự thi cấp Tỉnh, qua tham khảo Người viết: Bùi Biển Đức Năm học: 2015 – 2016 Trang 4 Trường THCS Chợ Lầu SKKN:“MộtsốkinhnghiệmtrongviệcbồidưỡnghọcsinhgiỏimôntinhọcTHCS” ý kiến chuyên môn từ một số đồng nghiệp có giảng dạy bộ môn tin học. Trong thời gian được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tôi nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi đã luôn bám sát, tìm tòi, phát hiện học sinh giỏi, luôn đi sâu tìm hiểu nội dung chương trình lập trình Pascal, nghiên cứu kĩ nội dung các phần thi, các tài liệu tập huấn, qua sự nghiên cứu đó, đối chiếu với thực tế giảng dạy cố gắng tìm những biện pháp tối ưu nhằm hỗ trợ công tác giảng dạy, bồi dưỡng đạt hiệu quả cao. Trên cơ sở đó tôi xin trình bày để cùng các bạn đồng nghiệp chia sẽ và đóng góp thêm về một số kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi tin học. III. Giải pháp: Trước hết, chúng ta cần nhìn nhận rằng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học lập trình Pascal để thi Tin học trẻ không phải là để tạo ra các nhà lập trình chuyên nghiệp, mà mục tiêu chính của công tác này là: bồi dưỡng khả năng tư duy, sáng tạo và lập luận, phân tích, thiết kế của học sinh. Giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi nắm khá chắc nội dung chương trình và kiến thức về ngôn ngữ lập trình, biết vận dụng đổi mới phương pháp dạy học: lấy học sinh làm trung tâm, biết tôn trọng sự sáng tạo của học sinh. Trong quá trình giảng dạy biết sử dụng nhiều câu hỏi gợi mở để hướng học sinh phân tích, tìm ra được thuật toán. Để đạt được các tiêu chí trên bản thân tôi xác định được một số kinh nghiệm và giải pháp như sau: 1. Tinh thần của người giáo viên giảng dạy, bồi dưỡng: Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “muốn có trò giỏi thì trước hết phải có thầy giỏi”, nói thế không có nghĩa là cứ có thầy giỏi thì sẽ có trò giỏi, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, tuy nhiên, qua đó muốn khẳng định rằng, vai trò của người thầy trong công tác phát hiện và bồi dưỡng HSG là hết sức quan trọng. Vì thế người thầy phải luôn luôn có ý thức tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” cho học sinh noi theo. Bên cạnh đó tôi cũng cho rằng giáo viên phải là người có lập trường tư tưởng vững vàng, phải xác định tư tưởng cho mình và tâm huyết với công việc bồi dưỡng HSG này. Người viết: Bùi Biển Đức Năm học: 2015 – 2016 Trang 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn