Xem mẫu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN VẬT LÍ 10 Tác giả: Lưu Thị Phương Giáo viên Tổ: Lý - KTCN Trường THPT Hàm Rồng Năm học 2012 – 2013 1 CHƯƠNG I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Vật lý là một môn khoa học quan trọng, nghiên cứu những hiện tượng xảy ra trong đời sống có nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống hằng ngày, hỗ trợ đa số nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt của con người. Hơn nữa, nó còn giúp cho con người hiểu biết thêm về vũ trụ vốn nhiều bí ẩn. Vật lý trong nhà trường là một môn học lý thú, tuy nhiên đối với một số không ít học sinh, môn lý đựợc đánh giá là rất khó để học tốt. Muốn đào tạo được những học sinh học giỏi môn Vật lý thì việc tuyển chọn đúng học sinh có năng khiếu, năng lực đặc biệt, là khâu quan trọng, là điều kiện tiên quyết trong việc có được đội tuyển học sinh giỏi chất lượng. Để làm được điều này ngoài việc theo dõi quá trình học tập của các em trên lớp, cần cho các em thử sức mình qua nhiều vòng thi. Bên cạnh yếu tố năng lực, trình độ của học sinh, vai trò của giáo viên là rất quan trọng. Giáo viên phải là người gieo hứng thú, khơi gợi sáng tạo và dẫn dắt học sinh bằng trí tuệ, tài năng và niềm đam mê của mình. Việc mời các em học sinh đã đạt giải cao về trao đổi, hướng dẫn các em học sinh khóa sau cũng là một giải pháp quan trọng không chỉ có tác dụng về mặt kiến thức mà còn có tác dụng cổ vũ, động viên các em noi gương, phấn đấu. Giáo viên phải thực sự tâm huyết, yêu nghề, say mê khoa học, ham học hỏi, không ngại khó, không bằng lòng với những thành tích sẵn có, không bằng lòng với chính mình. Cần trao đổi, giao lưu học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp ở các trường chuyên, xây dựng được mối liên hệ với các giáo sư đầu ngành, các chuyên gia khoa học để có thể tiếp cận nhanh, linh hoạt, hiệu quả các thông tin cập nhật về nội dung chương trình cũng như tiếp cận với phương pháp dạy học mới, có nhiều hình thức hữu hiệu để khuyến khích học sinh, phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu đối với học sinh giỏi. Những năm gần đây, theo đà phát triển của đất nước, các trường phổ thông nói chung, trường THPT Hàm Rồng nói riêng rất chú trọng vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ năm lớp 10. Nhằm mục đích giao lưu học hỏi, với kinh nghiệm nhiều năm dẫn dắt đội tuyển tôi xin đưa ra sáng kiến kinh nghiệm với tựa đề: “ Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý 10” 2. Phạm vi nghiên cứu : Đề tài sáng kiến kinh nghiệm cấp trường. 3. Đối tượng. Là học sinh khối lớp 10 năm học 2012 – 2013 trường THPT hàm Rồng. 4. Mục đích nghiên cứu. 2 - Nhằm xác định rõ kế hoạch, nhiệm vụ của giáo viên phải dạy như thế nào để cho học sinh học tốt, đi thi có giải. - Khích lệ cổ vũ phong trào học tập của học sinh trong đội tuyển, tạo tiền đề cho bồi dưỡng các đội tuyển 11, 12. - Xác định được phương hướng ôn tập, học tập cho học sinh, tạo điểm nhấn sức vượt cho học sinh khi tham dự đội tuyển HSG môn Vật lí. - Giúp học sinh nâng cao kiến thức, kỹ năng tìm ra phương hướng học bộ môn để học sinh yêu thích học bộ môn hơn nữa. - Giúp cho bản thân người dạy cũng như đồng nghiệp bổ sung vào phương pháp dạy học bộ môn của mình một số bài học thực tiễn. - Góp phần đẩy mạnh phong trào tự học, tự nghiên cứu của giáo viên và học sinh. - Tạo đà phát triển cao hơn cho việc bồi dưỡng đội tuyển trong các năm học tới. - Tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp c ng đơn vị. Cũng như mong muốn sự đóng góp kinh nghiệm để đồng nghiệp, góp ý kiến nhằm nâng cao chuyên môn và khả năng tự học, tự đào tạo thực hiện phương châm học thường xuyên, học suốt đời. 3 CHƯƠNG II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN Mỗi môn học trong trường THPT có những đặc trưng riêng về phương pháp cũng như kỹ năng làm bài. Qua thực tiễn bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi nhiều năm ở trường THPT Hàm Rồng tôi đã rút ra được các bước tiến hành như sau: 1. Bước 1: Thành lập đội tuyển học sinh giỏi lớp 10. - Yêu cầu phải thành lập một đội có những em nhận thức và ham học tập môn Vật lí hơn học sinh khác. - Chọn đối tượng là khâu đầu tiên, là hạt nhân nòng cốt cho đội tuyển. + Nếu chọn được đối tượng tốt sẽ thuận lợi cho việc bồi dưỡng từ đó người giáo viên có điều kiện để phát huy các thế mạnh về phương pháp bồi dưỡng và kiến thức cần truyền đạt cho học sinh. + Giả thuyết nếu chọn đối tượng không tốt sẽ dẫn đến giáo viên: d có phương pháp tốt, biện pháp tốt nhưng học sinh bị ràng buộc, không đam mê từ đó dẫn đến kết quả không cao (Vì dạy và học là hai yếu tố quan hệ hữu cơ với nhau, trò phải có hứng thú và mong muốn tiếp nhận có tinh thần cầu tiến học hỏi thì thầy mới có điều kiện thực hiện thành công ý tưởng của mình. Dẫn đến học trò có mong muốn sự học hỏi tích cực sẽ đòi hỏi và thúc đẩy thầy dạy càng tốt hơn trong tìm tòi và đưa ra tri thức mới) Kết quả đội tuyển lớp 10 nếu thuận lợi sẽ là động lực cho học sinh đội tuyển 11, 12 . Nếu thấy nhân tố yếu sẽ cần phải thay thế và bổ sung tuy nhiên cần có sự kế thừa năm cũ và phát triển năm mới. Với học sinh khối lớp 10 năm 2012 – 2013 trường THPT Hàm Rồng năm nay rất khó để lọc đội tuyển ngay từ đầu vì các em thi vào 10 không có môn Lý. Do vậy phải sau một thời gian học thì đội tuyển mới được hình thành. Cụ thể đội tuyển có 24 em: - Lớp 10 A1: *. Dương Khắc T ng *. Lại Văn Sâm *. Đỗ Quang Trường *. Nguyễn Minh Khánh *. Lê Đức Anh Minh *. Vũ Việt Dũng. - Lớp A2: *. Nguyễn Châu Linh *. Đào Duy T ng *. Dương Thị Huệ *. Nguyễn Thị Hảo *. Nguyễn Ngọc Hải - Lớp A3: 4 *. Nguyễn Tuấn Vũ *. Lê Quốc Cường *. Lê Duy Linh *. Trần Văn Quang *. Dương Tất Minh *. Lê Nguyên Nhất *. Nguyễn Quốc Khánh *. Lê Thị Ngọc Mỹ - Lớp A10: *. Trần Thị Thu Giang *. Lê Thị Hồng *. Nguyễn Văn Thuận *. Đỗ Minh Thành. 2. Bước 2: Khi đã có đội tuyển HSG cần kiểm tra chặt chẽ đối tượng học sinh tham gia đội tuyển từ các giờ chính khóa ở lớp đến kiểm tra kĩ năng kiến thức - kĩ năng học bài ở nhà. - Giáo viên cần có sổ theo dõi ghi chép đánh giá từng phần cụ thể kế hoạch đã đạt được mặt còn hạn chế của đối tượng dựa trên đặc điểm tính cách của từng học sinh đã lựa chọn để từ đó tìm cách tháo gỡ dần những tồn tại hạn chế cho từng em. Đánh giá thường xuyên và có thông báo chi tiết cụ thể bằng việc trả và chấm bài cho học sinh trong đội tuyển. Yêu cầu các em làm bài nghiêm túc, đầy đủ, đọc thêm các sách có liên quan. 3. Bước 3: Sưu tầm các đề thi các dạng bài tập hay cho đội tuyển . - Thường xuyên sưu tầm cập nhật các đề thi, các dạng kĩ năng đòi hỏi học sinh tự hoàn thiện hoặc hoàn thiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tiến tới nâng dần việc tự học của học sinh. Để các em thấy việc cần thiết phải vận dụng được kiến thức cơ bản từ SGK vào bài thi. Phần nào từ SGK cơ bản, phần nào từ SGK nâng cao. Học sinh tự nhận thức và thấy được sự hạn chế của mình ở các nội dung cơ bản từ đó giúp cho việc tự rèn luyện nâng cao trao đổi với GV để tự nâng cao bồi dưỡng có hiệu quả hơn. 4. Bước 4 : Làm u n với đề thi HSG năm trước c a trường - Làm quen với các đề thi năm trước. Đây cũng là cách giáo viên giúp cho học sinh tổng hợp được, khái quát các kỹ năng kiến thức yêu cầu đối với học sinh giỏi. Từ đó tạo điều kiện trang bị cho các em kỹ năng hoàn thiện, và sự phản xạ với các đề, kiểu đề từ đòi hỏi thấp đến đòi hỏi cao. Học sinh đội tuyển luôn có tầm để đón nhận các dạng đề mà người ra đề yêu cầu, có khả năng phát huy năng lực tư duy, kiến thức kỹ năng, phương pháp làm bài đã có. Không rơi vào tình trạng bị động khi xem đề, dẫn đến bỡ ngỡ mất phương hướng hoang mang làm sai khi đọc đề. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn