Xem mẫu

UBND THỊ Xà LAI CHÂU PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ Xà LAI CHÂU TỈNH LAI CHÂU Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Giáo dục Tiểu học. Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Thị Thùy. Chức vụ: Cán bộ chuyên môn. Sinh hoạt chuyên môn: Phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Lai Châu. Thị xã Lai Châu, tháng 4 năm 2013 PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Con người là mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mẫu nhân cách con người mới trong tương lai mà chúng ta cần phấn đấu vươn tới đó là con người phát triển toàn diện, hài hoà: cường tráng về thể chất, phong phú về tâm hồn, trong sáng về đạo đức. Sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đứng trước những yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển giáo dục trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng và Nhà nước, ngành Giáo dục và Đào tạo đã ra nhiều Chỉ thị, chính sách nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền cùng với sự nỗ lực, cố gắng của các ban ngành đoàn thể và nhân dân các dân tộc thị xã Lai Châu, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của thị xã đã đạt được những kết quả đáng trân trọng, có những bước tiến đáng kể về quy mô, số lượng và chất lượng, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của con em các dân tộc trên địa bàn. Tính từ năm học 2004-2005, khi mới thành lập, thị xã chỉ có 05 trường Tiểu học (trong đó 01 trường PTCS) với 120 giáo viên, nay đã có 07 trường với 175 giáo viên Tiểu học. Tuy vậy chất lượng giáo dục nhìn chung chưa được như mong muốn, một bộ phận giáo viên còn yếu về chuyên môn, năng lực tổ chức, quản lí lớp học, tinh thần, ý thức trách nhiệm nghề nghiệp chưa cao, nhận thức về đổi mới giáo dục phổ thông còn hạn chế. Xác định vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên tiểu học đang giữ trọng trách là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, kết hợp với tình hình thực tế trước nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước nói chung và địa phương nói riêng, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn giáo viên tiểu học thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Lai Châu” để nghiên cứu, mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy cho giáo viên tiểu học từ đó nâng cao chất lượng giáo dục 2 của thị xã. Nội dung này tôi đã thực sự trăn trở suy nghĩ từ nhiều năm nay và mạnh dạn áp dụng từ năm học 2011-2012. II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: 1. Phạm vi: Trong khuôn khổ của đề tài tôi đề cập đến chức năng chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn giáo viên tiểu họcthuộcphòngGiáo dục vàĐào tạo thị xã Lai Châu. 2. Đối tượng: Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn giáo viên Tiểu học. III. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn giáo viên các trường tiểu học thị xã Lai Châu – tỉnh Lai Châu phù hợp với sự phát triển chung của ngành và điều kiện của thị xã. IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: - Phân loại được chất lượng giáo viên để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. - Đề xuất được các giải pháp có tính tích cực, khả thi để nâng cao chất lượng chuyên môn của giáo viên trên địa bàn thị xã. - 100% giáo viên tiểu học được bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng định kì nhằm nâng cao trình độ nhận thức, năng lực chuyên môn. - 100% giáo viên Tiểu học được tiếp cận với khoa học công nghệ giáo dục, biết sử dụng máy vi tính, khai thác thông tin trên mạng để phục vụ hiệu quả cho việc tự học, tự bồi dưỡng. - Bước đầu biết thiết kế và thực hiện bài giảng bằng giáo án điện tử. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận: Nghị quyết Hội nghị lần thứ II BCH TW Đảng khoá VIII đã nêu “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. 3 Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”. Ngày 15 tháng 6 năm 2004, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 40 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục, Chỉ thị nêu rõ xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục là một nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục và chấn hưng đất nước, Chỉ thị cũng đã khẳng định mục tiêu xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục, bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu của thời kì mới. Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011-2015: "Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức ". Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đội ngũ giáo viên Tiểu học là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, đảm bảo mọi thành công của chủ trương đổi mới giáo dục, đồng thời là người trực tiếp thực hiện mục tiêu: "Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở" (Điều 27 Luật Giáo dục). Mục tiêu giáo dục tiểu học được cụ thể hoá thành mục tiêu của các môn học và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình tiểu học. Đặc biệt, mục tiêu giáo dục tiểu học đã cụ thể hoá thành các yêu cầu cơ bản cần đạt của học sinh Tiểu học bao gồm các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng, thói quen, niềm tin, thái độ, hành vi, định hướng… Các yêu cầu cơ bản này lại phân định thành các mức độ phù hợp với từng lớp ở cấp tiểu học. Trong nhà trường Tiểu học, giáo viên là lực lượng giáo dục chính, giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục. Điều 15 Luật Giáo dục đã khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”. Muốn có được chất lượng học sinh cao thì đội ngũ giáo viên phải được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. 4 Mỗi trường tiểu học muốn phát triển, trước hết phải có một đội ngũ giáo viên giỏi, nhiệt tình và tâm huyết, có trách nhiệm cao với nghề. Ta biết rằng, dạy học là một chức năng xã hội nhằm truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm mà xã hội đã tích lũy được để biến kinh nghiệm xã hội thành phẩm chất cá nhân. Dạy học là sự tác động qua lại giữa thầy và trò làm cho trò lĩnh hội một phần nào đó kinh nghiệm của xã hội. Quá trình dạy học là sự phối hợp thống nhất hoạt động chỉ đạo của thầy với hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo của trò nhằm đạt được mục đích dạy học. Chất lượng chuyên môn giáo viên Tiểu học bao gồm các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà giáo viên tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học. Các yêu cầu này được quy định rõ trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. Bồi dưỡng và nâng cao trình độ, năng lực, chất lượng chuyên môn giáo viên Tiểu học là đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân giáo viên. Bên cạnh đó, đối với ngành Giáo dục nói chung và giáo viên Tiểu học nói riêng thì phẩm chất đạo đức bao giờ cũng là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với các nhà quản lý. Đặc điểm lao động sư phạm đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải thường xuyên học tập, rèn luyện, tu dưỡng và tự bồi dưỡng. Nhu cầu phát triển là một trong những nhu cầu cơ bản của mỗi con người. Phấn đấu để được xét công nhận giáo viên dạy giỏi các cấp và được xét nâng ngạch giáo viên là những nhu cầu chính đáng của mỗi giáo viên mà các nhà quản lí cần khuyến khích và tạo điều kiện hỗ trợ họ. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng và đảm bảo chất lượng chuyên môn đối với đội ngũ giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và giáo dục tại các trường Tiểu học, tôi dồn tâm huyết để thực hiện đề tài này. II. Thực trạng của vấn đề: 1. Thực trạng chung: Trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn