Xem mẫu

  1. BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH www.svbaochi.net SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH Hiện nay thật khó để xác định được trên thế giới có bao nhiêu máy thu hình. Hàng ngày, hàng tỉ người trên hành tinh tiếp nhận ở truyền hình các thông tin thời sự, các chương trình giáo dục và khoa học, các chương trình văn nghệ, điện ảnh,… công việc tiếp nhận thật đơn giản: nhấn một chiếc nút nhỏ và thế giới xung quanh bắt đầu xuất hiện. Nhưng để có được một tác phẩm trong đó thôi cũng phải trải qua khá nhiều công đoạn để sản xuất. Dựa vào khả năng kỹ thuật và công nghệ, có thể phân chia các loại chương trình truyền hình như sau: - Chương trình bằng băng từ - Chương trình phim nhựa - Chương trình phát trực tiếp Việc thực hiện các chương trình này có thể được thực hiện nơi bối cảnh xảy ra, cũng có thể được thực hiện ở trường quay, giống như thực hiện một tác phẩm điện ảnh. Đối với loại chương trình sản xuất bằng phim nhựa giá thành rất cao nên hầu như không được sử dụng trong truyền hình. Vì vậy, trong sản xuất chương trình truyền hình thường có hai loại: băng từ và trực tiếp. 1, Chương trình truyền hình trực tiếp 1.1, Khi nào thì tiến hành truyền hình trực tiếp Truyền hình cung cấp cho công chúng rất nhiều sự kiện ở ngay thời điểm mà nó xảy ra, ở bất kỳ nơi nào trên hành tinh. Khả năng đó có được là nhờ sự phát triển rất nhanh của khoa học và công nghệ, điều mà chỉ vài ba thập kỉ trước đây còn là điều mơ ước của các nhà sản xuất chương trình truyền hình. Nhưng không phải bất cứ sự kiện nào cũng được truyền đi trực tiếp, vì những lý do sau: 89
  2. BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH www.svbaochi.net - Không phải bất kỳ sự kiện nào xảy ra mà các nhà báo truyền hình cũng có mặt ngay tại đó. - Khả năng kỹ thuật không phải lúc nào cũng cho phép thực hiện các chương trình truyền thẳng. - Giá thành các chương trình này rất cao, việc thực hiện chúng rất tốn kém và đòi hỏi tay nghề vững. Chính vì những lý do như vậy mà các chương trình truyền hình được lựa chọn hết sức kỹ càng. Chúng được thực hiện khi có những sự kiện nổi bật, mà âm hưởng của nó rất rộng rãi chi phối nhiều họat động khác nhau trong đời sống xã hội. Sự kiện đó có thể là sự kiện chính trị, văn hóa, thể thao,… hoặc một số chương trình văn nghệ đặc sắc. Trên thế giới có nhiều chương trình phát thẳng (live): - Các sự kiện chính trị như: bầu cử, khủng bố, chiến tranh, các đại hội của các tổ chức đảng,nhà nước, các cuộc đón tiếp các nguyên thủ quốc gia,…. - Các sự kiện văn hóa, thể thao: bóng đá, thế vận hội, thi hoa hậu, lễ hội, chào mừng năm mới,…. - Các sự kiện kinh tế như: khánh thành một nhà máy, thủy điện, mở một con đường,… - Các sự kiện tự nhiên: bão, luc lụt, thời tiết, sóng thần, động đất, núi lửa,…. - Các sự cố: cháy rừng, nổ nhà mày hóa chất,…. Đây là những sự kiện thu hút sự chú ý của công chúng không phải chỉ ở một nước mà còn ở nhiều nước khác nhau, có khi còn mang tính toàn cầu 1.2, Thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp 90
  3. BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH www.svbaochi.net Việc sản xuất một chương trình truyền hình được truyền hình trực tiếp có ý nghĩa là truyền đi một sự kiện tới công chúng ở thời điểm mà nó đang diễn ra là một công việc phức tạp. Nó được diễn ra như sau: 1.2.1, Về kỹ thuật Thiết bị đầu tiên trong hệ thống trang thiết bi truyền hình trực tiếp là xe truyền hình lưu động (outside broadcasting van – OB van) một trung tâm sản xuất chương trình mi ni ngoài trường quay. Mỗi một xe lưu động có thể có từ 5 đế 7 máy quay phim. Các máy quay phim sẽ được mang đánh số thứ tự và được hình ảnh của mỗi máy sẽ xuất hiện trên các Monitor ở phòng điều khiển. Tín hiệu thu từ camera sẽ được chuyển về xe truyền hình lưu động bằng đường cáp hoặc viba. Tại đây, đạo diễn hình xử lý tín hiệu nguồn trên bàn mix. Sau đó tín hiệu hoàn chỉnh được chuyển về trung tâm qua vệ tinh viễn thông (TV satellite) và ăng ten thu vệ tinh (TV receiver only – TVRO). Tín hiệu truyền đi qua tổng khống chế (master control room). Những người thực hiện chương trình truyền hình sẽ sử dụng một trong những hình ảnh này. Đạo diễn chương trình ngồi trong phòng điều khiển sẽ lựa chọn hình nào để phát, thông qua một Monitor, đó chính là hình ảnh được truyền đi đến máy thu hình. Có thể sơ đồ khối hóa hệ thống thiết bị đó như sau: Camera Tổng khống Xe truyền hình chế (master Camerra lưu động control room) (OB van) Đường truyền viba Camera (micro wave) Biên tập Sản phẩm (editing) Phát sóng hoàn chỉnh Lồng tiếng (dubbing) 91
  4. BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH www.svbaochi.net 1.2.2, Về nội dung Thực hiện các truyền hình truyền hình trực tiếp là một công việc hết sức phức tạp vì ảnh hưởng của nó đối với xã hội. Vì vậy nhà báo phải chuẩn bị hết sức kỹ càng về kịch bản, quan sát hiện trường, dự kiến các tình huống có thể xảy ra ngoài kịch bản. Nhà báo phải quyết định cần đến bao nhiêu người giúp việc, cách tạo hình ảnh tốt nhất và lượng ánh sáng cần thiết; phải trù liệu trước được những điều không chủ động được. Truyền hình trực tiếp khiến cho các nhà báo luôn năng động, phát huy được tính chủ động và làm chủ được các tình huống có thể xảy ra. 2, Loại chương trình sản xuất qua băng từ 2.1, Quy trình sản xuất Đây là loại chương trình sản xuất thường xuyên nhất, nó là công việc chính mà các nhà báo truyền hình phải thực hiện. Việc sản xuất các tác phẩm thuộc loại này mất nhiều thời gian, sau khi sảy ra sự kiện mới đến được công chúng. Thực hiện các tác phẩm loại này, cần thiết phải tuân theo một quy trình sản xuất, có thể chia làm hai dạng sau: - Đối với tác phẩm do phóng viên phát hiện, đề tài có thể thực hiện theo quy trình: phóng viên phát hiện đề tài, viết kịch bản, xuống hiện trường, tổ chức ghi hình, biên tập, dựng phim, chọn nhạc, lồng tiếng viết lời bình là những phần việc cuối cùng để duyệt và phát sóng. - Đối với các chương trình do ban biên tập phân công: ban biên tập phân công phóng viên nghiên cứu đề tài chuẩn bị kịch bản, báo ban biên tập chuẩn bị hiện trường - tổ chức ghi hình - dựng phim - chọn nhạc - đọc tiếng - lông nhạc – thông qua ban biên tập và phát sóng. 2.2, Các bước tiến hành 2.2.1, Nghiên cứu thực tế 92
  5. BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH www.svbaochi.net Để tiến hành sáng tạo bất kỳ một tác phẩm nào, ở các loại hình báo chí nói chung, nhà báo cần phải tiến hành các bước như: xác định đề tài, chủ đề; lập đề cương (kịch bản); đi thực tế; viết bài; biên tập và in, phát. Đối với báo truyền hình trước khi tiến hành thực hiện đề tài, nhà báo phải tiến hành chuyến đi thực tế để nghiên cứu tình hình nhằm định hương cho các hoạt động báo chí của mình. Nhanh chóng quyết định sử dụng thể loại nào trong tình huống cụ thể. 2.2.2, Xác định đề tài Đây là khâu quan trọng đầu tiên mang tính chất khoanh vùng đối tượng. Đây là lúc phóng viên quyết định dùng thể loại nào để phản ánh sự kiện, phản ánh theo hướng nào và lựa chọn những chi tiết nào để phản ánh. Khi lựa chọn đề tài, cần chú ý đến những yếu tố sau: - Đề tài có tính thời sự, được công chúng quan tâm - Đề tài nằm trong kế hoạch tuyên truyền của cơ quan báo chí - Khả năng vật chất máy móc phương tiện, xe cộ,…. ghi hình Khi lựa chọn cần tránh lặp lại những đề tài cũ, biết phát hiện những vấn đề, tìm ra những chủ đề mới cho đề tài 2.2.3, Xác định chủ đề và tư tưởng chủ đề Công việc này được tiến hành song song với việc xác định đề tài. - Chủ đề là những đề tài cụ thể được xác định, ví dụ: đề tài về môi trường nhưng chủ đề là về vấn đề nước sạch,…. - Tư tưởng chủ đề, đó là thái độ, chính kiến, ý kiến của phóng viên đánh giá về sự kiện trên cơ sở tư tưởng của mình. Chủ đề là nội dung xuyên suốt của tác phẩm còn tư tưởng chủ đề là mục đích của việc đưa các thông tin đến cho công chúng. Việc xác đinh tư tưởng chủ đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi khai thác và xử lý tài liệu, bởi vì khi tiếp xúc với thực tế phóng viên có thể có 93
  6. BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH www.svbaochi.net nhiều nguồn thông tin khác nhau, nếu không xác định được tư tưởng chủ đề, họ sẽ không biết tìm ra được những chi tiết nào cần thíêt cho tác phẩm của mình.. 2.2.4, Viết kịch bản Khi đã xác đinh được chủ đề tư tưởng cho tác phẩm, bước tiếp là phóng viên phải viết kịch bản. Việc làm kịch bản phóng viên phải biết phác thảo kịch bản đề cương, kịch bản dự kiến, kịch bản chi tiết. Bước phác thảo cần chú ý đến khả năng thực hiện như: sản xuất những tác phẩm nhỏ chỉ cần một máy ghi hình, còn sản xuất những tác phẩm lớn cần dùng nhiều máy ghi hình, phóng viên phải có những dự kiến trước. Phác thảo làm tăng tốc độ và hịêu quả sản xuất băng bằng sự hình dung ra sản phẩm. Nó giúp phóng viên hình dung ra tác phẩm của mình, giải thích ý tưởng này với nhóm làm phim. Về kịch bản: bất cứ một tác phẩm truyền hình hay một chương trình truyền hình dù lớn bé đều phải có kịch bản (Script), có khi chỉ là một kịch bản phân cảnh hoặc có khi một kịch bản chi tiết. Nếu như phác thảo là ý đồ truyền đạt thông tin cụ thể về một chủ đề nào đó hay bày tỏ thái độ, tình cảm về một con gnười, sự kiện nào đó thì kịch bản phải làm thế nào để diễn tả những ý đố, thái độ, tình cảm của người làm phim đối với công chúng truyền hình. Phần tiếp đến là quay phim, dựng phim, kỹ thuật Montage, lồng tiếng, viết lời bình, chọn cách thể hiện lời bình,… phóng viên cũng cần phải chú ý. 94
nguon tai.lieu . vn