Xem mẫu

  1. Rối tinh tiền tệ Trước đây mỗi khi phải dịch bài từ báo nước ngoài, tôi ngại nhất là gặp chuyện tiền nong, cứ phải tìm cách quy đổi rất mệt. Oái oăm nhất là những bài từ cách đây đến mươi năm, chẳng biết phải quy đổi thế nào cho đúng, không lẽ lại áp dụng tỷ giá hiện tại. Thậm chí tin trên báo Ôxtrâylia, nói về chuyện xảy ra ở tận Anh quốc, nhưng người ta vẫn dùng đồng đôla Ôxtrâylia (AUD). Lúc ấy tôi chỉ nghĩ: Sao cả thế giới không dùng quách một loại tiền tệ cho dễ so sánh. Nhưng nghĩ lại thì thấy người ta làm đúng. Báo Pháp thì phải
  2. dùng đồng franc, báo Nhật thì rõ ràng dùng đồng yen, báo Lào thì đương nhiên dùng tiền kíp. Chẳng đâu như báo ta, tuốt luốt chơi đôla. Viện trợ nước ngoài dùng USD đã đành, xuất nhập khẩu dùng USD thì cũng tạm phải chịu, nhưng đến dự án trong nước cũng USD thì vô lý quá thể. "Tranh vui" nhất là những khoản kinh phí có liên quan tí nước ngoài: tổng kinh phí thì bằng USD, phần hỗ trợ của nước ngoài cũng dùng USD nhưng khoản vốn đối ứng của Việt Nam thì dùng tiền đồng (cũng có khi là USD). Thi thoảng thì đồng euro, peso và đồng yen cũng được xài hồn nhiên theo kiểu cách trên đây, tùy thuộc vào các bên nước ngoài tham gia dự án hoặc viện trợ. Các tin quốc tế thì đương nhiên là nước nào dùng tiền nước đó rồi. Vậy là mặt báo giống như... bàn đổi tiền với đủ loại ngoại tệ được
  3. bày ra. Đánh đố nhất là những tin hơi có tính chất so sánh nhưng dùng hai loại tiền tệ: "Việc có thương hiệu quốc tế giúp giá bán 1 con chó Thai Ridgeback lên đến từ 1.000-2.000 USD/con. Trong khi giá chó Phú Quốc ở trong nước bán tại các chợ chó khoảng 500.000 đồng/con..." (Tìm thương hiệu cho chó Phú Quốc, Thanh Niên, 18/2/2005). "Công trình ngầm được hoàn thành với chi phí xây lắp gần 30 triệu USD, tiết kiệm được hơn 16 triệu USD so với tổng dự toán khoảng 650 tỷ đồng (tương đương 46 triệu USD) được vay từ vốn ưu đãi của Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng của ngành điện." (Công trình điện ngầm đầu tiên đi vào hoạt động, 9/12/2004, vnanet.vn) Đây chỉ là hai ví dụ trong một đống bài mỗi ngày trên các loại báo, kể cả các báo chuyên
  4. về tài chính, kinh tế. Xét cho cùng, đã xuất hiện trên báo chí Việt Nam thì kiểu gì cũng phải quy đổi sang tiền đồng mới đúng. Một người Việt Nam bình thường nghe nói đến tiền đồng thì biết ngay là bằng chừng nào, quy ra thóc được luôn, chứ nghe 0,94 USD thì sẽ phải nhân nhẩm ngược xuôi chán mới biết là hóa ra cũng chỉ bằng 15.000 đồng. Ừ thì ký hợp đồng với ông huấn luyện viên Tây, dự án với nước ngoài bằng USD, nhưng khi viết ra bài báo không lẽ cứ bắt người đọc phải làm thêm việc đổi tiền. Tin của các hãng thông tấn nước ngoài gửi cho các báo thì hay có phần tỷ giá ở bên dưới để đảm bảo chính xác, tin đăng trên
  5. báo thì nhiều khi có thêm phần mở ngoặc về tỷ giá hoặc con số tương đương bằng ngoại tệ gốc. Sao ta không thử làm theo để "thống nhất tiền tệ" trên mặt báo nhẩy. Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam thì cũng phải tiêu tiền Việt Nam chứ./.
nguon tai.lieu . vn