Xem mẫu

Quyền tự định đoạt của đương sự theo quy
định của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam
năm 2004
Nguyễn Phương Hạnh
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: LuËt d©n sù; Mã số: 60 38 30
Người hướng dẫn: TS. NguyÔn C«ng B×nh
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Hoàn thiện khái niệm, làm rõ bản chất, ý nghĩa và cơ sở của quyền tự định
đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự. Xác định nội dung quyền tự định đoạt của
đương sự trong tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.
Đánh giá thực trạng và thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2004 về quyền tự định đoạt của đương sự tại các Tòa án. Đề xuất được một số
kiến nghị về việc hoàn thiện và thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm
2004 về quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự trong bối cảnh thực
hiện chiến lược cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện
nay.
Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật dân sự; Đương sự; Bộ luật tố tụng dân sự;
Quyền tự định đoạt
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tư pháp và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về
chiến lược cải cách tư pháp, Nhà nước ta đã và đang có những hoạt động tích cực trong công cuộc
cải cách tư pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa;
bảo đảm và tôn trọng quyền dân chủ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công
dân. Hiện nay, trong xu hướng hội nhập toàn cầu thì vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các chủ thể khi tham gia các quan hệ trong xã hội ngày càng được quan tâm, Nhà nước với tư
cách là một chủ thể đặc biệt có chức năng quản lý xã hội đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật
đảm bảo cho các cá nhân, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội bảo vệ một cách tốt nhất các
quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa X thông qua tại kỳ họp thứ 5 ngày 15/6/2004 và có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/2005 quy định khá đầy đủ các vấn đề về tố tụng dân sự như các nguyên tắc
của tố tụng dân sự, chứng cứ và chứng minh, thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân, thủ tục giải
quyết các vụ việc dân sự... là một công cụ pháp lý quan trọng bảo đảm việc giải quyết các vụ việc
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế và lao động được nhanh chóng, kịp thời, công bằng, đúng

pháp luật, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và xã hội. Tuy nhiên,
sau một thời gian thực hiện Bộ luật này cho thấy còn có nhiều vướng mắc và bất cập trong đó có
cả các quy định về quyền tự định đoạt của đương sự. Do đó, việc nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận
về quyền tự định đoạt của đương sự, các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 về vấn đề
này và thực tiễn thực hiện chúng tại các Tòa án của Việt Nam là cần thiết. Việc nghiên cứu này
sẽ góp phần đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền tự định đoạt của đương sự,
tháo gỡ những bất cập, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn thực hiện quyền tự định đoạt của đương
sự, bảo đảm việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước và xã
hội.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài "Quyền tự định đoạt của đương sự theo quy
định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004" làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học pháp lý được công bố có đề
cập đến quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam. Cụ thể là một số
công trình sau đây:
- Công trình nghiên cứu cấp Bộ: "Một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây
dựng Bộ luật tố tụng dân sự", do Tòa án nhân dân tối cao thực hiện năm 1996;
- Luận án tiến sĩ luật học: "Xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự - một số vấn đề lý luận và thực
tiễn", do nghiên cứu sinh Phan Hữu Thư thực hiện năm 2001;
- Luận văn thạc sĩ luật học: "Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự", do
học viên Nguyễn Tiến Trung thực hiện năm 1997.
- Các sách chuyên ngành đã xuất bản: Giáo trình Luật tố tụng dân sự của Học viện Tư
pháp, do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2007; Giáo trình Luật tố tụng dân sự
Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm
2009; Pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn xét xử của tác giả Tưởng Duy Lượng, do Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2009.
- Các bài viết đăng trên các tạp chí có bài "Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự
trong tố tụng dân sự" của tác giả Phạm Hữu Nghị, đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số
12/2000; "Về nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự" của tác giả Lê
Minh Hải, đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tháng 4/2009; "Nguyên tắc quyền quyết định
và tự định đoạt của đương sự trong Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam" của tác giả Nguyễn Ngọc
Khánh, đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5/2005; "Sự thỏa thuận của các đương sự
tại phiên tòa sơ thẩm dân sự" của tác giả Bùi Thị Huyền, đăng trên Tạp chí Luật học, số 8/2007…
Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học pháp lý nào nghiên cứu một cách toàn
diện, đầy đủ về quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật
tố tụng dân sự năm 2004. Ngay cả luận văn thạc sĩ luật học "Quyền tự định đoạt của đương sự
trong tố tụng dân sự" của học viên Nguyễn Tiến Trung là công trình nghiên cứu có đề cập
trực tiếp đến vấn đề này nhưng do công trình này được nghiên cứu trước khi Nhà nước ta ban
hành Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 nên cũng chỉ phân tích một số vấn đề có liên quan đến
chúng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn lý luận về quyền tự định đoạt của đương sự
trong tố tụng dân sự, các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 về quyền tự định đoạt

2

của đương sự trong tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện các quy định này tại Tòa án. Ngoài ra,
việc nghiên cứu cũng được tiến hành đối với các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan để
so sánh, tham khảo.
Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là một vấn đề lớn, có nhiều nội
dung khác nhau. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ luật học, việc nghiên cứu đề tài
chỉ giới hạn ở phạm vi quyền tự định đoạt của đương sự trong quá trình giải quyết các vụ việc
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động tại Tòa án cấp sơ thẩm và
Tòa án cấp phúc thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 với các nội dung cụ
thể như quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện, đưa ra yêu cầu, thay đổi, bổ
sung, rút yêu cầu; thỏa thuận giải quyết vụ án dân sự, khiếu nại, kháng cáo bản án, quyết định
của Tòa án.
4. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện quyền
tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự, làm rõ nội dung các quy định của Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2004 về quyền tự định đoạt của đương sự và đề xuất các ý kiến nhằm hoàn
thiện và thực hiện tốt các quy định này tại Tòa án.
Để thực hiện được mục đích nêu trên, việc nghiên cứu có nhiệm vụ nghiên cứu những vấn
đề lý luận về quyền tự định đoạt của đương sự như khái niệm, bản chất, ý nghĩa, cơ sở và nội
dung của quyền tự định đoạt của đương sự, phân tích các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2004 về quyền tự định đoạt của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án dân sự và khảo
sát thực tiễn việc thực hiện các quy định này tại các Tòa án từ đó đánh giá, nhận diện được
những bất cập của chúng và tìm ra các giải pháp khắc phục.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được triển khai nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đường lối của Đảng, Nhà nước ta và tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước và pháp luật.
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp
phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn giải, suy diễn logic… để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề
tài.
6. Những điểm mới về khoa học của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu có tính hệ thống, đầy đủ về những vấn đề liên
quan đến quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2004 nên có những điểm mới khoa học sau:
- Hoàn thiện khái niệm, làm rõ bản chất, ý nghĩa và cơ sở của quyền tự định đoạt của
đương sự trong tố tụng dân sự;
- Xác định nội dung quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự theo quy định
của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004;
- Đánh giá đúng thực trạng và thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2004 về quyền tự định đoạt của đương sự tại các Tòa án.
- Đề xuất được một số kiến nghị về việc hoàn thiện và thực hiện các quy định của Bộ luật
tố tụng dân sự năm 2004 về quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự trong bối
cảnh thực hiện chiến lược cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện
nay.
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

3

Luận văn là tài liệu tham khảo cho việc sửa đổi, hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2004 về quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự và thực hiện chúng tại
các Tòa án. Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập về pháp luật tố
tụng dân sự ở các cơ sở đào tạo Luật học tại Việt Nam.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân
sự.
Chương 2: Nội dung các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 về quyền tự định
đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự.
Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 về quyền
tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự và kiến nghị.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT
CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1. Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong tố
tụng dân sự
1.1.1. Khái niệm quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự
Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là quyền tố tụng dân sự của đương
sự được quy định trong pháp luật tố tụng dân sự, theo đó đương sự được tự mình lựa chọn
quyết định các hành vi tố tụng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình
giải quyết vụ việc dân sự.
1.1.2. Bản chất quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự
Bản chất quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự thể hiện ở những mặt sau
đây:
- Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là các quyền được quy định trong
các quy phạm pháp luật hình thức, có nguồn gốc từ các quyền về dân sự (theo nghĩa rộng) do
pháp luật nội dung quy định.
- Quyền tự định đoạt của các đương sự trong tố tụng dân sự thể hiện tính chất các quan hệ
diễn ra trong đời sống dân sự của xã hội nói chung. Mà bản chất của các hành vi đó được xác lập
trên cơ sở tự do, ý chí, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận và bình đẳng.
- Quyền tự định đoạt của đương sự là một trong những nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt
trong các giai đoạn của hoạt động tố tụng dân sự.
1.1.3. Ý nghĩa quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự
Không chỉ với ý nghĩa là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự, quyền tự
định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự còn có ý nghĩa đặc biệt cả về xã hội, pháp lý và
kinh tế.
1.1.3.1. Ý nghĩa về mặt xã hội
Quyền tự định đoạt trong tố tụng dân sự là sự phản ánh của quyền tự định đoạt của các chủ
thể trong các quan hệ pháp luật dân sự (theo nghĩa rộng). Khi tham gia vào các quan hệ dân sự,
các chủ thể có toàn quyền quyết định tham gia hay không tham gia vào các quan hệ, quyết định
quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như phương thức để thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó trên

4

cơ sở thể hiện sự tự do ý chí, cam kết thỏa thuận giữa các chủ thể và khi có tranh chấp hoặc vi
phạm xảy ra thì họ cũng hoàn toàn có quyền quyết định việc bảo vệ quyền lợi của mình thông qua
việc thương lượng, thỏa thuận với nhau để giải quyết tranh chấp hoặc quyết định việc có khởi
kiện hay không khởi kiện ra trước Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi yêu
cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự vẫn có quyền tự mình quyết định về nội dung
tranh chấp và được Tòa án tôn trọng thông qua hành vi rút yêu cầu khởi kiện hoặc tự thương
lượng, thỏa thuận để giải quyết tranh chấp. Vì vậy, đối với những trường hợp đương sự rút đơn
khởi kiện, thỏa thuận với nhau việc giải quyết tranh chấp sẽ không làm mất đi những quan hệ tình
cảm tốt đẹp giữa các đương sự.
1.1.3.2. Ý nghĩa về mặt pháp lý
Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là quyền được phản ánh và quy định
bởi các quyền nội dung trong các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng). Khi có vi phạm hoặc phát
sinh tranh chấp thì các chủ thể có quyền tự do lựa chọn nhiều phương thức khác nhau để giải
quyết tranh chấp như tự thương lượng, hòa giải hoặc thông qua các cơ quan tài phán như Tòa án,
trọng tài. Khi vụ việc đến Tòa án giải quyết đương sự vẫn có quyền thương lượng, thỏa thuận
giải quyết. Với việc quy định quyền tự quyết định của đương sự trong việc lựa chọn phương
thức bảo vệ quyền lợi của mình, quyền có thể hòa giải khi đã đưa vụ việc kiện ra Tòa án giải
quyết về phương diện pháp lý đã tạo điều kiện cho đương sự có thể tìm cho mình một phương
thức để giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
1.1.3.3. Ý nghĩa về mặt kinh tế
Quyền tự định đoạt của đương sự trong quá trình giải quyết các tranh chấp là một quyền đặc
trưng của tố tụng dân sự, nó thể hiện ở khả năng các chủ thể tham gia tố tụng có quyền tự do định
đoạt các quyền dân sự của mình nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trước các vi phạm bằng
việc khởi kiện hoặc rút đơn khởi kiện không yêu cầu Tòa án giải quyết nữa hoặc các bên tự thỏa
thuận, thương lượng với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Bằng việc pháp luật tố tụng ghi nhận
và bảo đảm cho các chủ thể trong quan hệ dân sự thực hiện quyền tự định đoạt của mình đã góp
phần làm giảm bớt áp lực giải quyết các tranh chấp của Toà án, giúp cho việc giải quyết tranh
chấp được nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí và thời gian của Tòa án cũng như của đương sự.
1.2. Cơ sở của quyền tự định đoạt của đƣơng sự trong tố tụng dân sự
1.2.1. Cơ sở lý luận của quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự
Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự luôn gắn liền với quyền tự định đoạt
của các chủ thể trong quan hệ pháp luật nội dung. Do đó cơ sở để pháp luật tố tụng dân sự quy
định đương sự trong tố tụng dân sự được thực hiện quyền tự định đoạt của mình chính là các
quyền lợi đã được pháp luật dân sự ghi nhận và bảo hộ.
Trong các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) thì chính các chủ thể là người có quyền, lợi
ích cho nên họ được tùy ý lựa chọn cách ứng xử của mình, có thể tự mình làm hoặc giao cho
người khác thực hiện, có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ thanh toán mọi chi phí, bồi thường
thiệt hại. Khi có tranh chấp thì các đương sự trong tố tụng dân sự có thể tự mình quyết định
việc tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của mình, tự thương lượng với chủ thể có tranh
chấp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện, nếu không có năng lực hành vi tố tụng thì việc
định đoạt sẽ được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp được pháp luật quy định.
Như vậy, quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự xuất phát và gắn liền với
quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ pháp luật nội dung. Quyền tự định đoạt của

5

nguon tai.lieu . vn