Xem mẫu

Oxfam thực hiện tại 3 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tháng 06 năm 2014 LỜI MỞ ĐẦU Thiên tai và Biến đổi khí hậu đang ngày càng tác động rõ rệt đến đời sống và môi trường của người dân, đặc biệt ở vùng nông thôn ven biển ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nâng cao năng lực ứng phó, phục hồi và thích nghi với tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu tốt hơn cho người dân đang là mục tiêu của Đề án 1002 về Quản lý Rủi ro Thiên tai Dựa vào Cộng đồng của Chính phủ và Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu đến 2020. Các chương trình này đang được triển khai ở các tỉnh với nhiều công cụ và phương pháp truyền thông khác nhau kể cả phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức cộng đồng và cán bộ các cấp. Kết quả là kiến thức và nhận thức của người dân cũng đã và đang được cải thiện, tuy chưa đáp ứng được đầy đủ mục tiêu, yêu cầu của Chương trình. Theo báo cáo kết quả nghiên cứu của BBC Media Action năm 2013 về “Người dân Việt Nam đang thích ứng với biến đổi khí hậu thế nào và truyền thông có thể làm gì để hỗ trợ họ” trong khuôn khổ dự án Climate Asia do Bộ Phát Triển Quốc Tế Anh (DFID) tài trợ, cho thấy có 41% người dân ở ĐBSCL cho rằng chưa bị ảnh hưởng - tức là chưa cần phải hành động, trong khi có 14% cố tồn tại: quá khó khăn để làm được gì, 10% chật vật: có hành động nhưng gặp khó khăn, 16% thích ứng: đã và muốn hành động thêm và 19% sẵn lòng:- lo lắng về tương lai. Báo cáo cũng đưa ra nhận định rằng những người dân được thông tin đầy đủ thì ứng phó tốt hơn. Do đó, các tổ chức truyền thông về BĐKH cần phải chú ý đến những giá trị và ưu tiên của người dân, họ muốn nhìn thấy những lợi ích rõ ràng nếu họ hành động. Về thông tin và truyền thông khuyến khích hành động: để thành công cũng cần phải tính đến hiệu ứng lan tỏa của các nhóm đối tượng. Sự tham gia và thảo luận của cộng chứng minh là chìa khóa để người dân thực hiện các hành động phức tạp hơn trong việc chuẩn bị trước thời tiết cực đoan và thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, Oxfam thí điểm áp dụng một phương pháp truyền thông trực tiếp, bổ sung cho các phương pháp truyền thông khác hiện có. Phương pháp này đã và đang mang lại những kết quả nhìn thấy được và khá phù hợp trong lĩnh vực truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi để giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu cho cộng đồng đó là phương pháp Giáo dục Hành động (PAOT -Participatory Action Oriented Training). Chương trình truyền thông trong cộng đồng bằng phương pháp Giáo dục Hành động (PAOT) trong lĩnh vực giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu đã và đang được phát triển dựa vào những kinh nghiệm rút ra từ áp dụng thí điểm tại 35 xã ven biển trong khuôn khổ dự án RADCC tại Bến Tre và PRC tại và Trà Vinh Quy trình thực hiện phương pháp GDHĐ này không phải là một giáo trình mà là sự chia sẻ một trải nghiệm về một cách tiếp cận trong hoạt động truyền thông nhằm thay đổi hành vi với mong muốn cùng với các tổ chức, các địa phương có quan tâm để phát triển một chương trình truyền thông nâng cao khả năng ứng phó, phục hồi và thích nghi trước rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu trong cộng đồng. Tài liệu này chỉ mang tính định hướng ban đầu. Trong quá trình thực hiện cần phải được cập nhật, cải tiến cho phù hợp với thực tế địa phương và từng chương trình dự án. Vì vậy, những chia sẻ, đóng góp ý kiến của các tổ chức, đơn vị luôn được hoan nghênh và đánh giá cao để chúng tôi kịp thời điều chỉnh, bổ sung nhằm nâng cao tính hiệu quả của hoạt động truyền thông cộng đồng về GNRRTT và TƯ BĐKH. Chúng tôi chân thành cảm ơn bà Hồ Thị Tuyết Hồng, Hội liên hiệp Phụ nữ Tiền Giang và ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục trưởng Chi Cục Thủy Lợi, Phó Giám đốc Ban _____________________________________________________________________________ Quy trình thực hiện chương trình chương trìinh PAOT về GNRRTT & TƯ BĐKH Quản lý Dự án PRC Tiền Giang đã tiên phong tham gia thiết kế và thí điểm triển khai phương pháp GDHĐ tại tỉnh Tiền Giang trước khi mở rộng tại 2 tỉnh Bến Tre và Trà Vinh. Nội dung tài liệu này sử dụng phương pháp truyền thông theo định hướng Giáo dục Hành động có sự tham gia - WIND/ PAOT - mà chúng tôi đã truy cập trên các trang web gồm:  Phát triển Chương trình Tập huấn WIND tại Châu Á - Phương pháp tiếp cận có sự tham gia nhằm cải thiện an toàn, sức khỏe và điều kiện lao động của nông dân -Tiến sĩ Tsuyoshi Kawakami, bác sĩ Tôn Thất Khải, Tiến sĩ Kazutaka Kogi biên soạn được hỗ trợ bởi Chương trình hợp tác Văn phòng hợp tác Lao động Quốc tế ILO/Viện nghiên cứu khoa học Lao động, Kawasaki, Nhật Bản/ Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ, Việt Nam 2009 – 2010.  Participatory Action Oriented Training – Trung tâm Y tế Lao động và Môi trường Cần Thơ, Việt Nam – Tác giả bác sĩ Tôn Thất Khải – xuất bản năm 2005,  Phương pháp Giáo dục Hành động trong cấp nước và vệ sinh hộ gia đình tháng 12/2009 của Penny Dutton, Tư vấn quốc tế NTPII cụm miền trung, bác sĩ Đinh Xuân Lâm, Chuyên gia IEC, giảng viên chương trình nước và vệ sinh. Và sử dụng báo cáo nghiên cứu của BBC Media Action năm 2013 về “Người dân Việt Nam đang thích ứng với biến đổi khí hậu thế nào và truyền thông có thể làm gì để hỗ trợ họ” – tác giả Tan Cosey, Nguyễn Thị Hoàng Yến và Phạm Hà Phương, trong khuôn khổ dự án Climate Asia do Bộ Phát Triển Quốc Tế Anh (DFID) tài trợ. Trang web www.bbc.co.uk/climateasia. Chân thành cám ơn tác giả các nguồn tham khảo nói trên. MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU VỀ PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC HÀNH ĐỘNG........................................3 1. Phương pháp giáo dục hành động (PP GDHĐ) là gì?...................................................3 1.1 Khái quát về PP GDHĐ................................................................................................. 3 1.2 Nguồn gốc và sự phát triển của phương pháp Giáo dục hành động (GDHĐ) ............... 3 1.3 Quá trình phát triển của PP GDHĐ ở Việt Nam ............................................................ 3 2. Vì sao lựa chọn PP GDHĐ?..........................................................................................4 3. PP GDHĐ được áp dụng trong lĩnh vực nào ở Việt Nam?............................................5 4. Đối tượng áp dụng PP GDHĐ.......................................................................................6 5. Đặc điểm chung và nguyên tắc chính của PP GDHĐ....................................................6 5.1 Đặc điểm chung của PP GDHĐ ................................................................................... 6 5.2 Các nguyên tắc chính của PP GDHĐ............................................................................ 7 6. Công cụ của PP GDHĐ.................................................................................................7 7. Hoạt động chính của PP GDHĐ....................................................................................7 II. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG GNRRTT & TỨBĐKH BẰNG PP GDHĐ..............................................................................................8 Bước 1: Xác định đơn vị triển khai thực hiện. ......................................................................8 Bước 2: Xác định địa bàn và nhân rộng mô hình GDHĐ......................................................9 Bước 3: Xây dựng khung chiến lược truyền thông và xác định các vấn đề ưu tiên trong chương trình Giáo dục Hành động................................................................................9 Bước 4: Thảo luận với chính quyền địa phương cấp huyện, xã.........................................11 Bước 5: Chuẩn bị kế hoạch và ngân sách chi tiết..............................................................12 Bước 6: Thuê chuyên gia/ giảng viên tập huấn về pp GDHĐ.............................................12 Bước 7: Phát triển bảng đăng ký hành động cải thiện ở hộ gia đình - in ấn tài liệu............13 Bước 8: Lựa chọn và tập huấn cho nhóm tập huấn viên và tuyên truyền viên...................17 Bước 9: Tổ chức các cuộc họp và thăm hộ gia đình..........................................................19 Bước 10: Giám sát – đánh giá, hỗ trợ hoạt động và báo cáo.............................................21 III.KẾT LUẬN......................................................................................................22 IV.PHỤ LỤC........................................................................................................23 ẢNH MINH HỌA Ảnh 1: Sơ đồ PAOT..................................................................................................................10 Ảnh 2a, 2b&2c: Cùng cộng đồng xây dựng khung chiến lược ..................................................10 Ảnh 3: Thảo luận với chính quyền địa phương.........................................................................11 Ảnh 4: Thảo luận về các hành động cải thiện ...........................................................................13 Ảnh 5a, 5b & 5c: Chia nhóm thảo luận......................................................................................14 Ảnh 6: Chọn ô hành động đăng ký cải thiện..............................................................................16 Ảnh 7: Tập huấn cho nhóm tập huấn viên và tuyên truyền viên................................................17 Ảnh 8: Các tuyên truyền viên tham gia khóa tập huấn..............................................................18 Ảnh 9: Tuyên truyền viên tổ chức họp và thăm hộ gia đình.......................................................19 Ảnh 10: Tuyên truyền viên thăm hộ gia đình để động viên, nhắc nhở thực hiện.......................20 Quy trình thực hiện chương trình chương trìinh PAOT về GNRRTT & TƯ BĐKH ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn