Xem mẫu

  1. Quy trình sản xuất chương trình truyền hình Do đặc điểm của sản phẩm truyền hình là các chương trình phong phú, đa dạng và có tính chất đặc thù riêng (về văn hóa, kinh tế nghệ thuật, giáo dục, tuyên truyền, thông tin…) nên công nghệ sản xuất cũng không nhất thiết phải theo khuôn mẫu cố định mà nó cho phép sử dụng khả năng sáng tạo. Công nghệ bao gồm một lĩnh vực hoạt động sản xuất có điều tiết theo chương trình, gia công và phát sóng tất cả các thể loại chương trình với sự tham gia của các phương tiện kỹ thuật. A. Sơ đồ khối quy trình công nghệ sản xuất chương trình truyền hình: B. Nhiệm vụ và chức năng của các khối sản xuất chương trình truyền hình: 1. Biên tập, đạo diễn: Biên tập, đạo diễn là những người xây dựng ra các chương trình truyền hình, là những người sáng tác hoặc dựa theo một kịch bản có sẵn để chuyển thể thành một kịch bản truyền hình. Kịch bản là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ, có hai dạng kịch bản là: kịch bản quay và kịch bản dựng.
  2. - Kịch bản quay là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ giúp người quay có thể hiểu và thể hiện được ý tưởng của đạo diễn. - Kịch bản dựng là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ giúp người dựng khi xem kịch bản biết được nội dung từng cảnh, thời lượng của mỗi cảnh. 2. Duyệt kịch bản: Khâu duyệt kịch bản nhằm kiểm tra nội dung chương trình có phù hợp hay không thì mới cho sản xuất để tránh lãng phí. 3. Điều độ sản xuất: Sau khi kịch bản được duyệt cho phép sản xuất thì từ việc bố trí các phương tiện sản xuất cho đến nhân lực sản xuất đều do khối này quy định. Ngoài ra, còn bố trí địa điểm thực hiện chương trình, thời gian thực hiện (tiền kỳ, hậu kỳ, phát sóng). 4. Sản xuất tiền kỳ: Sau khi phóng viên biên tập có kịch bản hoàn chỉnh, chương trình được tiến hành quay, ghi hình bằng thiết bị gọn nhẹ trên xe truyền hình lưu động, hay tại studio truyền hình theo ý tưởng và nội dung do biên tập viên hoặc đạo diễn chỉ đạo. Kỹ thuật của chương trình (hình ảnh, âm thanh, ánh sáng…) do các kỹ thuật viên chịu trách nhiệm. Cũng có thể ghi các chương trình truyền hình khai thác qua đường
  3. truyền vệ tinh, cáp quang... Sản phẩm của khâu tiền kỳ là băng hình gốc để sản xuất hậu kỳ, kèm theo băng là phiếu sản xuất tiền kỳ. Trong trường hợp các chương trình truyền hình trực tiếp, tín hiệu được truyền tới phòng tổng khống chế để phát sóng. 5. Sản xuất hậu kỳ: Từ các băng đã ghi ở khâu tiền kỳ được đưa tới phòng dựng, tiến hành dựng hình theo kịch bản của biên tập viên chương trình. Khi đã hoàn chỉnh phần hình, băng được đưa sang phòng tiếng để thực hiện các công việc sau: - Lời thuyết minh, bình luận và lời thoại được ghi vào kênh CH1 ở mức chuẩn. - Nhạc và tiếng động nền được đưa vào kênh CH2 để ghi ở mức nền. Sau đó băng được sang hòa âm. Đi kèm theo băng thành phẩm là phiếu sản xuất hậu kỳ. Phiếu này là chứng chỉ chất lượng kỹ thuật của băng chương trình, là cơ sở để băng không phải OTK kỹ thuật. 6. Duyệt, kiểm tra nội dung: Trước khi đưa vào phát sóng, chương trình phải được duyệt nội dung. Hội đồng nghiệm thu của Đài sẽ duyệt và cho phép phát sóng hay không phát sóng vào phiếu nghiệm thu phát sóng của băng chương trình. Nếu cần phải sửa chữa, băng được quay về bắt
  4. đầu từ khâu hậu kỳ video. Các băng khai thác hoặc những băng phát lại (thời gian hơn 1 tháng) đều được thực hiện trước tiên qua khâu duyệt nội dung, sau đó OTK kỹ thuật và chuyển đến phòng phát sóng.
nguon tai.lieu . vn