Xem mẫu

  1. Quy luật lượng- chất
  2. Lời mở đầu Kinh tế là ngành không thể thiếu được của mọi quốc gia trên th ế gi ới. Chính vì thế, nó chiếm một vai trò quan trọng trong h ệ thống nhà nước của mỗi quốc gia. Không chỉ có vậy, lĩnh vực kinh tế còn ảnh hưởng đ ến m ọi mặt của đời sống xã hội như: chính trị, văn hoá, môi trường... Do có vai trò quan trọng như vậy nên mỗi một thay đổi dù lớn hay nhỏ của ngành kinh tế đều ảnh hưởng đến sự phát triển chung của một quốc gia. Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá đang là một đề tài thu hút nhi ều s ự chú ý và gần đây hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được thông qua t ạo thêm nhi ều cơ hội cho sự phát triển kinh tế ở nước ta nhưng đồng th ời đây cũng là một thách thức lớn đối với nền kinh tế còn đang trong giai đoạn phát tri ển nh ư nước ta ,vì hiện nay có thể nói công nghệ và kỹ thuật của ta còn đi ch ậm h ơn so với thế giới và chúng ta buộc phải có những đổi mới trong cung cách sản xuất, quản lý , đầu tư đúng hướng ... Bài tiểu luận này đã giúp em học h ỏi được rất nhi ều trong vi ệc rèn luy ện cách viết, cách diễn giải một vấn đề và trau dồi khả năng tư duy. Song do đây là bài tiểu luận đầu tiên cho nên không thể tránh kh ỏi nh ững sai sót v ề nội dung cũng như hình thức. Kính mong các thầy cô giáo sửa chữa và góp ý để tiểu luận có thể hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn !
  3. Phân nội dung I- Cơ sở lý luận triết học dùng làm tiền đề lý luận cho đề tài 1 - Q uy luật lượng- chất Muốn hiểu thấu đáo qui luật lượng- chất thì trước h ết ph ải tìm hi ểu xem thế nào là lượng, thế nào là chất. Trong giáo trình triết học Mác- Lênin, khái niệm về chất và lượng được dịnh nghiã như sau:” chất là m ột ph ạm trù tri ết học dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có của s ự vật và hi ện t ượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho nó là nó ch ứ không ph ải cái khác”. Còn”lượng là một phạm trù triết học để chỉ tính qui định vốn có của sự vật biểu thị số lượng, qui mô,trình độ, nhịp điệu của s ự vận đ ộng và phát triển của sự vật cũng như của các thuộc tính của nó”. Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng. Trong quá trình vận động và phát triển, chất và lượng của sự vật cũng biến đổi. Sự thay đổi c ủa lượng và của chất không diễn ra độc lập với nhau. Trái lại, chúng có quan h ệ chặt chẽ với nhau. Nhưng không phải bất kì sự thay đổi nào c ủa l ượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản chất của s ự vật. L ượng c ủa s ự v ật có th ể thay đổi trong một giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản ch ất của sự vật đó. Vượt qua giới hạn đó sẽ làm cho vật không còn là nó, ch ất cũ mất đi, chất mới ra đời. Khuôn khổ mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về ch ất của sự vật được gọi là độ. “Độ là một phạm trù triết học dùng đ ể ch ỉ s ự thống nhất giữa lượng và chất, nó là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật .” Những điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đ ổi ch ất của sự vật được gọi là điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời ch ất m ới. Sự thống nhất giữa lượng và chất mới tạo thành một độ mới với điểm nút
  4. mới. Vì vậy, có thể hình dung sự phát triển dưới dạng một đường nút của những quan hệ về độ. Sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là bước nhảy. Nói cách khác, bước nhảy là một phạm trù triết h ọc dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá về chất của sự vật do những thay đổi về ch ất trước đó gây ra. Sự thay đổi về chất là kết quả của sự thay đ ổi v ề l ượng khi đ ạt t ới đi ểm nút. Sau khi ra đời, chất mới có thể tác động trở lại s ự thay đ ổi c ủa l ượng. Chất mới có thể làm thay đổi quy mô tồn tại của s ự vật, làm thay đ ổi nh ịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật đó. Bởi vì chất và lượng là hai mạt đối lập vốn có trong lòng s ự v ật hi ện tượng. Chất thì tương đối ổn định còn lượng thì thường xuyên biến đổi. Sự thay đổi của lượng đến một lúc nào đó thì đối lập với ch ất cũ, b ị ch ất cũ kìm hãm, nó đòi hỏi phải phá bỏ độ cũ mở ra một độ mới để mở đường cho lượng thay đổi. Khi chất cũ bị phá bỏ, chất mới được thiết lập lại tạo ra sự thống nhất giữa chất và lượng. Quy luật lượng chất được phát biểu như sau: “Bất kì s ự vật nào cũng là s ự thống nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của lượng. Xuất phát từ những điều trên, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải quan tâm đến quá trình tích luỹ về lượng bởi vì không có quá trình này thì không có sự thay đổi căn bản về chất. Sự vật cũng không thể mất đi, cái mới tiến bộ hơn không thể ra đời thay thế. Khi chất mới ra đời thì phải biết xác định quy mô t ốc độ phát tri ển m ới v ề lượng cho phù hợp, không được thoả mãn dừng lại. Phải chống lại quan điểm tả khuynh và hữu khuynh. Tả khuynh là quan điểm coi thường tích luỹ về lượng. Còn hữu khuynh là khi lượng thay đ ổi đã
  5. chín muồi cần phải có sự thay đổi về chất lại không dám th ực hi ện b ước thay đôỉ về chất. Cả hai quan điểm đó đều là quan điểm sai lầm. 2. Nguyên tắc phương pháp luận của mối quan hệ nguyên nhân- K ết quả. Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả. Do đó, nguyên nhân bao gi ờ cũng có trước kết quả. Còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện Song không phải mọi sự việc nối tiếp trong th ời gian c ủa các hi ện tượng đều là biều hiện của mối quan hệ nhân quả. Trong hiện thực mối liên hệ nhân- quả biểu hiện rất phức tạp. Một kết quả thông thường không phải do một nguyên nhân và một nguyên nhân có th ể s ản sinh ra nhiều kết quả. Khi các nguyên nhân tác động cùng chi ều, cùng h ướng, cùng một lúc lên sự vật thì chúng sẽ gây lên ảnh hưởng cùng chi ều t ới s ự hình thành kết quả và ngược lại. Trong sợi dây chuyền vô tận của sự vận động vật ch ất, không có hiện tượng nào được coi là nguyên nhân đầu tiên và cũng không có k ết qu ả nào được xem là kết quả cuối cùng. Trong mối quan hệ này, sự vật nào đó được coi là nguyên nhân thì trong sự việc khác, nó lại được coi là kết qu ả và ng ược lại. Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nh ưng sau khi xu ất hiện, k ết qu ả không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân. Trái lại, nó tác đ ộng l ại nguyên nhân theo hai chiều hướng hoặc tích cực hoặc tiêu cực. Mối liên hệ nhân – quả có tính khách quan. Không có sự vật hi ện tượng nào tồn tại mà không có nguyên nhân. Do đó, nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải khám phá ra nguyên nhân. Bởi vì có biết nguyên nhân, chúng ta mới có thể định hướng cho sự phát triển tiếp sau. Một sự vật hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Mỗi nguyên nhân có vị trí khác nhau trong việc hình thành kết quả. Vì v ậy, ta c ần ph ải phân loại các nguyên nhân đồng thời phải nắm được nh ững nguyên nhân phát
  6. triển cùng chiều để tạo ra sức mạnh tổng hợp và hạn chế những nguyên nhân ngược chiều. Nguyên nhân sinh ra kết quả nhưng sau khi kết quả xu ất hiện thì nó l ại tác động trở lại nguyên nhân sinh ra nó. Vì vậy, ph ải bi ết khai thác t ận d ụng các kết quả đã đạt được để nâng cao nhận thức để thúc đẩy sự vật phát triển. II- Vận dụng nguyên lý triết học để phân tích, làm rõ thực tr ạng c ủa nền kinh tế Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá. Trên thế giới có rất nhiều tài liệu viết về khái niệm h ội nh ập kinh t ế Qu ốc tế. Giáo sư về kinh tế học quốc tế thuộc đại học Tổng hợp Giôn Hốp- kin, Oa- sinh- tơn D.C, Giêm Ri- đen đã định nghĩa: “Hội nh ập là t ự do th ương mại, không phải chỉ đơn giản là bản thân thương mại”. Về mặt lý luận, các vấn đề kinh tế không chỉ mang các đặc trưng của kinh t ế đơn thu ần, mà luôn gắn với một hệ thống của chính trị là nền tảng của t ư tưởng c ủa nó. V ề m ặt thực tiễn, rõ ràng ở quốc gia nào cũng vậy , người ta ch ỉ chấp nh ận h ội nh ập kinh tế quốc tế một khi lợi ích của quốc gia đó được bảo đảm- Các lợi ích này không chỉ đơn thuần là lợi ích kinh tế. Nó luôn đ ược xác đ ịnh g ồm c ả l ợi ích chính trị của mỗi quốc gia. Cho nên, bất cứ hiệp định song phương giữa hai quốc gia nào cũng luôn có điều khoản loại trừ các yếu tố gây hại đ ến an ninh quốc gia mỗi nước. Với cách tiếp cận trên, có th ể hiểu hội nh ập kinh t ế quốc tế, của nước ta hiện nay không chỉ là quá trình gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế mà còn được thể hiện trong bản thân hệ thống chính các thương mại, chính sách phát triển kinh tế đã và đang được Đảng, Nhà nước định hướng. Những phát kiến về địa lý, những cuộc chiến tranh xâm chi ếm thu ộc đ ịa, sự phát triển đại công nghiệp, sự phát triển sản xuất nhờ áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, sự mở rộng thị trường quốc tế, mở rộng giao l ưu quốc tế đã phá vỡ tính biệt lập, khép kín trong ph ạm vi quốc gia, m ở rộng không gian hoạt động của các quốc gia. Đây chính là tiền đề cho quá trình tích
  7. luỹ về lượng để chuẩn bị cho sự thay đổi về chất tới một giới h ạn nào đó(độ) thì dẫn đến một bước nhảy về kinh tế là xu thế toàn cầu hoá ra đời. Có nhiều nguyên nhân tác động dẫn tới sự hình thành và phát triển xu th ế toàn cầu hoá kinh tế, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu là: -Xu thế toàn cầu hoá kinh tế trước hết bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, từ tính chất xã hội hoá của lực lượng sản xuất trên phạm vi quốc gia và quốc tế. -Xu thế toàn cầu hoá kinh tế chịu sự tác động trực tiếp rất mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Sự phát tri ển của các công nghệ cao( công nghệ sinh học, công nghệ viễn thông...) đã làm thay đổi v ề chất lực lượng sản xuất của loài người, đã đưa loài người từ văn minh công nghiệp lên văn minh tin học, đã tạo thành kinh tế tri th ức, kĩ thuật s ố, hình thành mạng máy tính toàn cầu( Internet), phá vỡ hàng rào ngăn cách v ề không gian và thời gian giữa các quốc gia trên thế giới và thúc đẩy các n ước quan hệ, hợp tác với nhau. - Sự phát triển và bành trướng của các công ty tư b ản đ ộc quy ền xuyên quốc gia,lực lượng chi phối toàn cầu hoá. Chính những nguyên nhân trên đã đặt các quốc gia, phát triển cũng như đang phát triển, đứng trước thách thức về tụt hậu. Do đó các quốc gia đều đ ặt ưu tiên cho phát triển kinh tế. Trong đó, yêu cầu về mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác ngày nay đã trở thành một nhiệm vụ chủ yếu. Quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam được bắt đầu từ cuối nh ững năm 80 khi Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa và đổi mới nền kinh tế. Đại Hội VII của Đảng (1991) đã thông qua định h ướng nền kinh t ế đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế “Nghị quyết đại hội VIII của Đảng (1996) đã quyết định : “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới” Nghị quyết hội nghị Trung Ương lần thứ 4 khoá VIII (12-1997) chỉ rõ nguyên tắc hội nhập là : “ trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nh ất
  8. quán, lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực từ bên ngoài”, “ti ến hành kh ẩn trương, vững chắc việc đàm phán hiệp định Thương mại với Mỹ, gia nhập APEC và WTO”, có “ kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện các cam k ết trong khuôn khổ AFTA”. Để thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế các quy định đối với mỗi quốc gia, là tự do hoá thương mại và đầu tư một cách công khai, rõ ràng theo 4 nguyên tắc cơ bản sau: - Công bằng - Tự do hoá thương mại - Làm ăn hay thương lượng với nhau phải trên có sở có đi có lại. - Công khai mọi chính sách Thương Mại và đầu tư. Với các nguyên tắc trên, nước “đi sau” như nước ta sẽ có nhi ều thu ận l ợi, nhất là trong việc học hỏi các kinh ngiệm của các n ước “đi tr ước”, nh ưng cũng sẽ phải chịu rất nhiều khó khăn thách thức mà quan trọng hàng đ ầu là việc bảo hộ nền sản xuất trong nước và các doanh nghiệp Vi ệt Nam nh ất là các doanh nghiệp quốc doanh mới “chân ướt, chân ráo” bước vào nền kinh tế thị trường. Với tầm nhìn chiến lược xác định rõ tình hình và xu th ế phát tri ển c ủa thế giới, trên cơ sở yêu cấu bức xúc của phát triển kinh tế đất nước, Đại hội đã khẳng định “Xây dựng một nền kinh tế mở”, “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế và Thế giới”, nghị quyết 4 của Ban chấp hành TW khoá III cũng đã nêu rõ:”tích cực, chủ động thâm nhập và mở rộng th ị trường quốc tế”, “gia nhập APEC và WTO, có kế hoạch c ụ th ể đ ể ch ủ đ ộng th ực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA”. Rõ ràng, hội nh ập kinh t ế qu ốc tế là quan điểm, là định hướng phải được nhất quán tuân thủ. Qua nghiên cứu thực tiễn các hoạt động hội nh ập kinh t ế c ủa các n ước, nhất là các nước đang phát triển, có thể thấy rằng hội nhập kinh tế quốc tế luôn không phải chỉ toàn được mà không có thua thi ệt. V ấn đ ề toàn c ầu
  9. hoá như một:”con dao hai lưỡi”. Một mặt nó tạo cơ hội phát tri ển kinh t ế- kĩ thuật, tạo khả năng giao lưu văn hoá, trí tuệ, chuy ển giao công ngh ệ hiện đại, phát triển văn minh vật chất. Mặt khác, nó làm trầm trọng thêm bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo, làm xói mòn b ản sắc văn hoá dân tộc, tấn công vào chủ quyền quốc gia. V ề ph ương diện nguyên tắc, phải xác định một chiến lược hợp lý, sao cho có th ể kiếm được lợi một cách tối đa và hạn chế đến mức thấp nhất có thể được nh ững thua thiệt. Và điều quan trọng là cái được phải nhiều hơn cái mất. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa tranh thủ vừa cạnh tranh, vừa tận dụng mọi cơ hội vừa phải đối phó với nh ững thách thức to lớn. Đối với nước ta hiện nay, thách thức lớn nh ất là năng l ực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp quốc doanh còn yếu, rất dễ bị thua thiệt trên thương trường; là sự thiếu hụt năng lực thu thập và phân tích thông tin để dự báo chi ều h ướng phát tri ển c ủa n ền kinh tế thế giới và các đối tác cạnh tranh, từ đó kém khả năng mở rộng và phát triển thị trường của mình. Ngay cả đội ngũ cán bộ làm công tác hội nh ập kinh tế quốc tế của ta hiện nay cũng vừa học, vừa làm. Chúng ta tham gia cuộc đua tranh kinh tế khi trình đ ộ kinh t ế và công ngh ệ của ta còn thấp. Bảo vệ nền kinh tế cũng như bảo vệ các doanh nghiệp của ta, nhất là các doanh nghiệp quốc doanh là vấn đề phải được đ ặt lên hàng đầu. Một lộ trình hội nhập nhanh quá khả năng chịu đựng của nền kinh t ế với mức độ cao quá khả năng của các doanh nghiệp sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường đối với nền kinh tế, đôi khi cả chính trị của đất nước. Song điều đó cũng không có nghĩa là càng kéo dài lộ trình hội nhập kinh tế với mức độ càng thấp càng tốt. Bởi vì kéo dài lộ trình sẽ làm cho sức ì càng nặng, kém đầu tư cải tiến quản lý công nghệ, dẫn tới tình trạng kém hi ệu qu ả, y ếu s ức cạnh tranh và nền kinh tế ngày càng tụt hậu so với nền kinh tế thế giới.
  10. Toàn cầu hoá kinh tế có tác dụng trực tiếp đến chính trị, có nh ững hệ quả về mặt chính trị. Song ở đây không nên hiểu luận điểm kinh t ế quy ết đ ịnh chính trị một cách đơn giản và máy móc. Thông qua con đường hợp tác, đầu tư, tự do hoá thương mại, viện trợ, cho vay theo hướng khuy ến khích t ư nhân hoá, tự do hoá tư sản. Các thế lực tư bản chủ nghĩa đứng đầu là Mĩ muốn tạo ra những cơ sở kinh tế tư bản chủ nghĩa. Từ đó dẫn đến hình thành những lực lượng chính trị đối lập ngay trong lòng xã hội để thực hiện tự diễn biến hòng thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa( đối với các nước xã h ội ch ủ nghĩa) hoặc thay đổi chính phủ theo hướng thân phương Tây( đối với các n ước đang phát triển) gây sức ép về kinh tế và chính trị đối với các n ước. Tuy v ậy, ch ủ nghĩa đế quốc vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của các n ước đang phát triển, các nước xã hội chủ nghĩa nhằm chống lại âm mưu áp đặt v ề chính tr ị. Vừa qua, Hiệp định thương mại Việt- Mĩ đã được kí kết, một hiệp định rất có lợi đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam, nhưng trước đó Mĩ định dùng áp lực này nhằm thông qua “đạo luật nhân quy ền”, m ột sự can thi ệp thô b ạo vào nền chính trị của nước ta. Cũng như lĩnh vực chính trị, lĩnh vực văn hoá cũng ch ịu tác đ ộng bởi quá trình toàn cầu hoá kinh tế. Toàn cầu hoá tạo điều kiện cho vi ệc mở rộng giao lưu quốc tế, tăng thêm mối liên hệ và sự hiểu biết l ẫn nhau gi ữa các dân t ộc, sự xích lại gần nhau giữa các quốc gia. Do đó, nó cũng tạo điều kiện cho việc mở rộng giao lưu về văn hoá, khoa học giữa các quốc gia, dân t ộc ti ếp thu có chọn lọc những thành tựu của văn hoá nhân loại, bổ sung cho nhau tạo điều kiện hiện đại hoá văn hoá. Tuy nhiên, mặt khác, toàn cầu hoá kinh t ế trong điều kiện do thế lực tư bản chi phối lại tạo nguy cơ làm sói mòn bản sắc dân tộc, mâu thuẫn với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Trên thế giới, chủ nghiã đế quốc nhất là đế quốc Mỹ dựa trên sức mạnh kinh t ế c ủa mình đang muốn toàn cầu hoá văn hoá, thậm chí là Mỹ hoá. Người ta tuyên truyền về lối sống Mỹ, văn hoá Mỹ, còn các kênh truyền thông Mỹ thì ph ủ kh ắp hành tinh, phim ảnh Hô-li-út của Mỹ được chiếu khắp các nước, thậm chí đồ ăn th ức
  11. uống Mỹ( Mac Donald, Coca Cola...) lan tràn khắp nơi. Đ ến n ỗi Pháp cũng lo bị Mỹ hoá. Mỹ muốn áp đặt giá trị, lợi ích văn hoá, lối sống c ủa mình cho toàn cầu. Chính vì thế, nước ta phải hết sức chú trọng đến vấn đề bảo tồn văn hoá trong xu thế toàn cầu hoá, tránh bị “hoà tan” trong khi “hoà nhập”. Không chỉ có vậy, toàn cầu hoá còn ảnh h ưởng đến vấn đ ề môi tr ường. T ừ năm 1973 đến nay, tuy số liệu điều tra chưa đầy đủ nhưng chắc chắn diện tích rừng bị giảm không phải là con số ít. Chẳng hạn như ở Lâm Đồng, mỗi măn tính trung bình có 10.000 ha rừng bị tàn phá. Trong vòng 20 năm trở lại đây có 25% diện tích rừng bị biến mất. Từ năm 1990 đ ến 1995, toàn cu ốc có 5 triệu ha rừng bị huỷ diệt (bình quân mỗi năm mất 1 triệu ha rừng) . V ấn đ ề ô nhiễm môi trưòng , khói bụi và rác thải ... Tuy còn nhiều khó khăn và tồn tại nh ưng sau hơn 2 th ập niên tham gia vào quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế nước ta đã thu được nh ững thành t ựu đáng kể. Hàng năm nền kinh tế đều có tăng trưởng: tổng sản phẩm xã hội (GDP) tăng bình quân hàng năm là 8,2% , giảm tỉ lệ lạm phát từ 14,7% năm 1986 xuống 12,7% năm 1995 và khoảng 5% năm 1996. Kim ngạch xu ất kh ẩu trong 5 năm (1991-1995) đạt 17 tỷ đô la và 1996 đạt trên 7 t ỷ đô la. M ở r ộng đ ược quan hệ hợp tác với nước ngoài, thu hút vốn đầu t ư và kĩ thuật c ủa nhi ều nước để phát triển kinh tế trong nước đến cuối năm 1996 có trên 700 công ty lớn, nhỏ đầu tư vào nước ta với 22 tỷ đô la nằm trong 1800 dự án phát triển kinh tế thuộc nhiều thành phần khác nhau như: công nghi ệp, nông nghi ệp, dịch vụ, ngân hàng tài chính. Chúng ta đã thiết lập quan hệ buôn ngoại thương với 120 nước trên thế giới, xoá bỏ thế bị bao vây, cô lập về kinh tế tạo ra thế và lực mới để cạnh tranh trên thị trường thế giới. Môi trường kinh tế vĩ mô ngày càng ổn định và cán cân thương mại ngày càng được cải thiện rõ rệt làm cho nền kinh tế phát triển và năng động hơn. III-Những kiến nghị và giải pháp.
  12. Để khắc phục những tồn tại của kinh tế Việt Nam nhằm mục tiêu đ ưa n ền kinh tế phát triển và bền vững trước xu thế toàn cầu hoá em có những kiến nghị sau: - Xây dựng thể chế pháp lí cho quan hệ giữa nước ta và các nước hình thành một hệ thống đồng bộ các thoả thuận, cũng nh ư các hi ệp đ ịnh làm nền tảng cho quan hệ hợp tác quốc tế. Cụ thể là: tham gia và hỗ trợ việc chuẩn bị, đàm phán kí kết các hiệp định, thoả thuận cấp chính ph ủ giữa nước ta với các nước, cũng như thực hiện tốt việc theo dõi, đôn đốc thực hiện các thoả thuận, hiệp định đã được kí kết, cả phía ta và phía bạn. Góp phần xây dựng hệ thống pháp luật kinh t ế của ta cho phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành và phát triển các luật lệ, quy định quốc tế, nhằm bảo v ệ t ốt nhất lợi ích của đất nước và công dân ta trong quan hệ quốc tê. Pháp huy vai trò tích cực trong các uỷ ban hỗn hợp và các quy ch ế song phương về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước; kịp thời phát hiện, kiến nghị và phối hợp giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước và các tổ chức quốc tế; bảo vệ chủ quyền kinh tế và lợi ích kinh tế của Việt Nam trên trường quốc tế. - Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách kinh tế, đặc biệt là về kinh tế đối ngoại. Nhiệm vụ này là của ngành ngoại giao. Cụ thể là làm thật tốt công tác tiếp thị, tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư, mở rộng th ị trường, tìm kiếm đối tác. Với lợi thế, đặc điểm của ngành c ần n ắm vững chính sách, luật lệ của các nước sở tại, cung cấp nhanh và chính xác những thông tin quan trọng về thị trường, đối tác; nắm bắt kịp th ời những nhân tố thuận lợi hoặc không thuận lợi; tăng cường giới thi ệu về tiềm năng kinh tế, chính sách, luật lệ và nhu cầu của ta cho các đối tác nước ngoài. Ngành ngoại giao thực hiện công việc này trong sự h ợp tác và phối phợp chặt chẽ với các bộ, ngành, các địa ph ương, cũng nh ư các doanh nghiệp.
  13. - Nghiên cứu kinh tế các nước, kinh tế thế giới, khu vực, các t ổ ch ức kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế; nghiên cứu kinh t ế Vi ệt Nam để góp phần hoạch định các chủ trương, chính sách kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và h ội nh ập kinh t ế th ế giới và khu vực. Trong bối cảnh hiện nay, công tác này cần được tăng cường với chất lượng cao hơn để có những đề xuất tham mưu có gia trị cao với đảng và chính phủ. - Tìm hiểu nhu cầu, khả năng về các mặt của các đối tượng, các nước và các tổ chức quốc tế , khả năng và nhu cầu của các bộ ngành trong n ước để đề xuất kiến nghị với chính phủ có chủ trương, chính sách làm ăn với từng nước. Hiện nay và trong thời gian tới cần tập trung vào các lĩnh vực như: xúc tiến thương mại đặc biệt là tìm kiếm th ị trường mới, mở rộng thị trường để tăng cường xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ và xu ất khẩu lao động của Việt Nam; thu hút FDI và các hình th ức đ ầu t ư qu ốc tế khác; vận động ODA, các hình thức viện trợ khác và hỗ trợ kĩ thuật của cộng đồng quốc tế, và xử lý nợ nước ngoài; thúc đẩy du l ịch và chuyển giao công nghệ...; tranh thủ sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp phát triển đất nước, quảng bá văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt Nam trên thế giới. - Trực tiếp chuẩn bị và đàm phán hoặc tham gia đàm phán kí k ết các lo ại hiệp định, thoả thuận chính phủ (song phương, đa phương) giữa ta với các nước làm nền tảng pháp lý cho quan hệ hợp tác quốc tế phát triển; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hiệp định, thoả thu ận đã kí k ết. Hiện nay và tới đây, cần quan tâm nghiên cứu đóng góp vào kh ả năng kí kết các hiệp định song phương và đa phương nhằm hình thành m ột hệ thống đồng bộ các thoả thuận và hiệp định về tất c ả các m ặt biên giới lãnh thổ, lãnh sự, hỗ trợ tư pháp, hợp tác kinh tế- th ương mại và khoa học- công nghệ.
  14. - Hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp trong việc móc nối, thẩm tra các đối tác, tìm kiếm và mở rộng thị trường; giúp đỡ các doanh nghiệp làm ăn ở nước ngoài. Trong thời gian tới cần: tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường quốc tế cho xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, người lao động và đầu tư của Việt Nam. - Tham gia xây dựng khung pháp lý, các văn bản pháp quy về kinh tế vĩ mô nói chung và văn bản chuyên ngành, đặc biệt là vi ệc thông tin v ề kinh nghiệm của các nước. - Công tác thông tin, tuyên truyền kinh tế nhằm cung cấp nh ững thông tin cần thiết, chính xác cho những hoạt động kinh t ế c ụ th ể c ủa các c ơ quan nhà nước và doanh nghiệp. - Tham gia quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.
  15.             Phần kết luận Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy cao độ các nguồn nội lực, đồng thời thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; kết hợp nội lực với ngoại lực thành sức mạnh tổng h ợp là nội dung quan trọng của đường lối kinh tế do Đại hội IX của Đảng đề ra. Chủ động hội nhập kinh tế là để tạo ra điều kiện xây dựng thành công n ền kinh tế độc lập, tự chủ. Mặt khác, có độc tự chủ về kinh tế mới có th ể chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, đảm bảo giữ vững chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc. Tất cả vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên CNXH Việc Việt Nam tham gia toàn cầu hoá kinh tế đã khơi dậy tiềm năng của sản xuất, khơi dậy năng lực sáng tạo, chủ động của các ch ủ th ể lao đ ộng trong sản xuất kinh doanh thúc đẩy sản xuất phát triển. Do đó n ền kinh t ế nước ta thực sự được đổi mới, bước đầu đạt được những thành tựu to lớn: từ một nước đói kém, cơ sở vật chất nghèo nàn, kỹ thuật lạc h ậu đ ến nay trở thành một nước không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa, xuất khẩu ra nước ngoài( đặc biệt là lúa, gạo). Tuy nhiên, ta không được tự b ằng lòng v ới những gì đã đạt được bởi vì đạt được đã khó, giữ được còn khó h ơn. Vì thế đòi hỏi ta phải cố gắng nỗ lực không ngừng để củng cố những thành quả và tạo cho mình một chỗ đứng chắc chắn trên trường quốc tế.
  16. Tài liệu tham khảo - Giáo trình triết học Mác-Lênin - Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tác giả PTS . Nguyễn Cúc - NXB Thống kê- Hà Nội- 1995 - ASEAN- Những vấn đề và xu hướng Bài ASEAN- Một số vấn đề môi trường và phát triển Tác giả PTS . Trần Quốc Trị – Viện nghiên cứu Đông Nam á Tạp chí Cộng sản : - Phạm Công Minh – Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế, Bộ tài chính - Lâm Đình Ngọc - Bộ Ngoại giao
nguon tai.lieu . vn