Xem mẫu

  1. QUÂN VÀ DÂN HƯỚNG HÓA CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH” CỦA MỸ VÀ VIỆT NAM CỘNG HÒA (1969-1973) NGUYỄN ANH TUẤN Khoa Lịch sử Tóm tắt: Từ năm 1969 đến năm 1973, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và Việt Nam Cộng hòa bước vào gian đoạn cuối với quy mô và tính chất vô cùng quyết liệt, đặc biệt là sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân và dân ta đã buộc Mỹ thay đổi chiến lược chiến tranh từ “Chiến tranh cục bộ” sang “Việt Nam hóa chiến tranh”. Trong giai đoạn chiến sự vô cùng ác liệt đó, quân và dân Hướng Hóa đã phối hợp với bộ đội chủ lực miền Bắc và quân giải phóng Pathét Lào quyết tâm phá vỡ chiến lược mới này của Mỹ, góp phần đưa cuộc chiến đấu chống Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đi đến thắng lợi cuối cùng. Từ khóa: Hướng Hóa, Nixon, Việt Nam hóa chiến tranh, Lam Sơn-719 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đã làm cho đế quốc Mỹ suy yếu một bước nghiêm trọng về quân sự, chính trị, kinh tế và bị cô lập trên thế giới. Vì vậy, sau nhiều năm leo thang chiến tranh và khi đã leo đến nấc thang cao nhất trong chiến lược "chiến tranh cục bộ" với trên nửa triệu quân Mỹ, Đồng minh và một triệu quân đội Sài Gòn, đế quốc Mỹ đã phải xuống thang chiến tranh, tìm cách rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam trong "danh dự" bằng cách thực hiện "phi Mỹ hóa" rồi "Việt Nam hóa chiến tranh". Thực chất của chiến lược đó là dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam thay cho quân đội viễn chinh Mỹ, với bom đạn và đô la của Mỹ, dưới sự chỉ đạo của quân phiệt Mỹ. Với chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", Tổng thống Mỹ Nixon chủ trương sử dụng sức mạnh quân sự tối đa và tiến hành cùng một lúc ba loại chiến tranh: chiến tranh giành dân, chiến tranh bóp nghẹt, chiến tranh hủy diệt, nhằm mục tiêu trung tâm là "bình định" nông thôn miền Nam Việt Nam. Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định: "Việt Nam hóa chiến tranh" là một mưu đồ chiến lược hết sức thâm độc của đế quốc Mỹ nhằm kéo dài chiến tranh xâm lược, từng bước rút quân Mỹ ra khỏi Đông Dương mà quân đội Sài Gòn vẫn mạnh lên. Quân Mỹ là chỗ dựa của quân đội Sài Gòn, chỗ dựa của "Việt Nam hóa chiến tranh", quân đội Sài Gòn là công cụ chủ yếu để thực hiện "Việt Nam hóa chiến tranh" thay thế dần quân Mỹ. Chủ trương của Đảng đối với cách mạng miền Nam sau Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng mùa Hè 1969 và sau đó là Hội nghị lần thứ 18 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, tháng 1-1970, đề ra nhiệm vụ: 105
  2. NGUYỄN ANH TUẤN Động viên sự nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trên cả hai miền, phát huy thắng lợi đã đạt được, kiên trì và đẩy mạnh kháng chiến, tiếp tục phát triển chiến lược tiến công một cách liên tục và mạnh mẽ... đánh cho Mỹ phải rút hết quân, đánh cho ngụy phải suy sụp, tạo điều kiện cơ bản để thực hiện một miền Nam độc lập, dân chủ, hòa bình trung lập, tiến tới thống nhất nước nhà. 2. CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH” CỦA MỸ VÀ VIỆT NAM CỘNG HÒA Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta ở miền Nam đã gây chấn động làm bàng hoàng nước Mỹ, tạo nên bước ngoặt lớn buộc đế quốc Mỹ phải thay đổi chiến lược, xuống thang chiến tranh. Choáng váng trước đòn tiến công chiến lược của quân và dân ta. Trong Tết Mậu Thân ngay khi vừa trúng cử Tổng thống Hoa Kỳ Nixon (1968) đã đề ra học thuyết mang tên ông ta và chiến lược quân sự toàn cầu với tên gọi “Răn đe thực tế” thay thế chiến lược “Phản ứng linh hoạt” đã bị phá sản trước đó. Vận dụng vào Việt Nam, Mỹ thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam. Chính phủ Mỹ hy vọng rằng với chiến lược này sẽ thương lượng, thỏa hiệp với các nước lớn và Mỹ sẽ rút quân khỏi chiến trường Việt Nam, đồng thời vẫn giữ được chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Vấn đề sống còn của “Việt Nam hóa chiến tranh” là phải xây dựng được đội quân tay sai của mình đủ mạnh để từng bước thay thế nhiệm vụ quân viễn chinh Mỹ trên chiến trường, với công thức người Việt Nam tiến hành chiến tranh với trang bị, vũ khí, hậu cần của Mỹ và do Mỹ chỉ huy nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu kéo dài chiến tranh, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới lâu dài ở miền Nam. Để thực hiện âm mưu này, một mặt Mỹ ồ ạt trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh, phát triển và xây dựng quân đội Sài Gòn mạnh cả về số lượng và chất lượng để đảm trách dần nhiệm vụ của quân đội Mỹ và các nước Đồng Minh. Phải thực hiện bằng được chương trình “Quét và giữ” (thay thế chiến thuật “tìm diệt và bình định”). Thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Nixon đề ra các biện pháp: 1) Ra sức đôn quân, bắt lính, thay đổi trang bị, vũ khí và huấn luyện cấp tốc về chiến thuật, ký thuật cho quân đội Sài Gòn đủ sức thay thế mỗi khi quân Mỹ rút đi. 2) Xây dựng chính quyền “Việt Nam Cộng hòa” mạnh từ trung ương xuống địa phương bằng cách tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng, củng cố và mở rộng quyền kiểm soát của chính quyền Sài Gòn ở các đô thị và các vùng nông thôn đông dân. 3) Ra sức bình định cho được nông thôn và kiểm soát đại bộ phận dân chúng miền Nam Việt Nam, đánh bật lực lượng vũ trang giải phóng khỏi nông thôn và đô thị; tiêu diệt hạ tầng cơ sở cách mạng; xây dựng hệ thống đồn bốt liên hoàn, ngăn ngừa “Việt Cộng” đột nhập,... Đây là biện pháp chiến lược được xem là chủ yếu. Ngoài ra, Mỹ còn tập trung lực lượng không quân, pháo binh, biệt kích đánh phá ác liệt các tuyến hành lang của ta, nhất là khu giới tuyến quân sự tạm thời và hệ thống đường 106
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 vận tải chiến lược Trường Sơn, nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam, cô lập cách mạng miền Nam. Trong quá trình tiến hành “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mỹ từng bước rút quân. Ngày 7-7-1969, một tiểu đoàn thuộc Sư đoàn bộ binh số 9 Mỹ rút khỏi Việt Nam đầu tiên. Đến ngày 1-5-1972, số quân Mỹ còn lại ở Nam Việt Nam là 69.000. trong khi quân Mỹ rút quân nhỏ giọt thì quân Sài Gòn tăng rất nhanh về số lượng. Trong 2 năm 1969, 1970, Mỹ và chính quyền Sài Gòn ra sức đôn quân, bắt lính để đạt mức 1.100.000 quân chính quy [3, Tr. 189]. Đi đôi với tăng cường và hiện đại hóa quân đội Việt Nam Cộng hòa, việc củng cố chính quyền Nam Việt Nam làm chỗ dựa cho Mỹ tiến hành “Việt Nam hóa chiến tranh”, áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới là mối quan tâm hàng đầu của Níchxơn [2, Tr. 47]. Từ năm 1969, đế quốc Mỹ tiến hành một bước phiêu lưu quân sự mới là mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia, giúp đỡ bọn phản động Lào và gây đảo chính ở Campuchia để biến Đông Dương thành một chiến trường. Để đối phó với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Trung ương Đảng đã họp nhiều hội nghị quan trọng để chỉ đạo cách mạng miền Nam tiến lên. Tháng 6-1969, Đại hội Đại biểu quốc dân miền Nam đã lập ra Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đó là kết quả của 15 năm chiến đấu của nhân dân miền Nam. Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng về đối nội và đối ngoại. Chính phủ Cách mạng lâm thời là đại diện hợp pháp của nhân dân miền Nam. Từ đây ở miền Nam song song tồn tại hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát. Năm 1970-1971, Mỹ thực hiện “Đông Dương hóa chiến tranh”, mở rộng chiến tranh sang cả Lào và Campuchia. Tại Lào, ngay từ tháng 8-1969, Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã mở chiến dịch “Cù Kiệt” đánh chiếm cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, làm bàn đạp đánh phá sâu vùng giải phóng của Lào và tạo thế uy hiếp miền Bắc Việt Nam từ phía Tây. Tháng 2-1979, bộ đội tình nguyện Việt Nam phối hợp với lực lượng Pathét Lào tiến công địch, giải phóng cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng. Sau đó giải phóng Atôpơ và Xaravan. Để cứu vãn tình thế thất bại, bế tắc của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. Tháng 2-1971, Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ và Sài Gòn đã huy động 42.000 quân, trong đó có 33.000 quân Sài Gòn, 9000 quân Mỹ vào chiến dịch này. Toàn bộ lực lượng trên được tổ chức thành 11 trung đoàn bộ binh, trong đó 10 trung đoàn quân đội Sài Gòn, một trung đoàn bộ binh Mỹ, hai thiết đoàn thiết giáp với 464 xe tăng, xe bọc thép, 16 tiểu đoàn pháo 250 khẩu... [2, Tr. 282], mở cuộc hành quân “Lam Sơn 719” lên vùng Đường 9 - Nam Lào với ý đồ: ngăn chặn đường tiếp tế từ miền Bắc vào chiến trường, thử sức bộ đội chủ lực miền Bắc và đánh phá hệ thống kho tàng của ta ở vùng Đường 9 – Nam Lào. Nắm được ý đồ và dự đoán đúng kế hoạch hành quân của đối phương, đầu tháng 8-1970, BCT và QUTW chỉ thị cho Khu ủy, Quân Khu ủy TTH và Mặt trận B5 khẩn trương xây dựng các phương án tác chiến, mở chiến dịch phản công quy mô, chính xác, quyết tâm đánh bại cuộc hành quân lớn của quân Mỹ và tay sai. Mặt trận B5 chuẩn 107
  4. NGUYỄN ANH TUẤN bị 3 phương án: đánh quân Mỹ và tay sai tiến công ra Nam Quân khu IV; phối hợp đánh quân Mỹ và tay sai hành quân lên Đường số 9 - Nam Lào; chủ động tiến công kẻ thù trên tuyến phòng ngự theo kế hoạch mùa Xuân năm 1971. Bộ Chính trị cũng chỉ thị cho QUTW và Bộ Quốc phòng: “Nhất thiết phải thắng địch trong chiến dịch này, dù có phải động viên sức người, sức của và hy sinh như thế nào cũng phải quyết tâm thắng lớn, vì đây là trận có ý nghĩa quyết định về chiến lược”. Với quyết tâm đánh tan kế hoạch của địch, giữ vững hệ thống đường chiến lược, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giành thắng lợi để tạo đà cho cách mạng miền Nam phát triển, ta đã đưa nhiều sư đoàn chủ lực từ miền Bắc, kết hợp với dân quân địa phương, chủ động chuẩn bị chiến trường và phối hợp với lực lượng Pathét Lào, sẵn sàng diệt địch. Sau 3 đợt của chiến dịch từ 30-1 đến 22-3- 1971, quân và dân Việt – Lào đã giành thằng lợi hoàn toàn. Cuộc tiến công chiến lược Trị - Thiên năm 1972 mà trọng điểm là cụm phòng ngự của quân Mỹ và quân đội Sài Gòn tại Quảng Trị, góp phần đánh thắng cơ bản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, chấp nhận giải pháp hòa bình, ký kết Hiệp định Pari (27-1- 1973), chấp nhận rút quân khỏi miền Nam. Sự kiện này làm thay đổi cục diện chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, đánh dấu bước ngoặt quan trọng quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam. 3. QUÂN VÀ DÂN HƯỚNG HÓA CHIẾN ĐẤU CHỐNG LẠI CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH” CỦA MỸ VÀ VIỆT NAM CỘNG HÒA Nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Trị với vị trí chiến lược quan trọng, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu ước, huyện Hướng Hóa đã có những đóng góp to lớn cho phong trào cách mạng Quảng Trị nói riêng và công cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước nói chung. Án ngự ở vị trí chiến lược của cả nước, có con đường số 9 là huyết mạch giao thông lẫn chiến lược, phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), phía Nam giáp huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế), phía Tây giáp 3 huyện của nước CHDCND Lào (Sê Pôn, Kông Xạ Muồi, Mường Nòong). Với vị trí “hiểm yếu” của mình là vùng địa đầu của miền Nam tiếp giáp với miền Bắc xã hội chủ nghĩa và vùng giải phóng Hạ Lào. Vì thế Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa âm mưu xây dựng Hướng Hóa thành một căn cứ biên phòng vững mạnh. Hơn nữa, với địa hình miền núi Hướng Hóa vốn hiểm trở, có thung lũng rộng, bằng phẳng xung quanh bởi những dãy núi cao trùng điệp, đó là điều kiện hết sức thuận lợi để địch xây dựng sân bay (Tà Cơn), căn cứ quân sự với mục đích cắt đứt sự chi viện của miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam, chặt đứt mắt xích liên hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào. Sau thất bại cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), Mỹ và chính quyền Sài Gòn tiếp tục tăng thêm quân và phương tiện chiến tranh tại chiến trường Trị - Thiên, từ 29 tiểu đoàn vào tháng 12 - 1967 tăng lên 60 tiểu đoàn vào tháng 4 - 1968 (trong đó có 40 tiểu đoàn Mỹ); lực lượng pháo binh từ 12 chi đoàn tăng lên 14 chi đoàn, xây dựng thêm trung đoàn thiết giáp 11 và 02 tiểu đoàn pháo, đưa tổng số bộ binh Việt Nam Cộng hòa đồn trú lên 18 tiểu đoàn. Với ưu thế quân đông và hỏa lực mạnh, Mỹ và VNCH tiếp tục mở các cuộc phản kích quyết liệt và chiến thuật “Quét và giữ” gồm hai 108
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 nội dung “Bình định cấp tốc” và “ngăn chặn từ xa” nhằm chiếm lại nông thôn và đồng bẳng, củng cố lại thế phòng thủ của chúng. Trước âm mưu của Mỹ và quân đội Sài Gòn, bộ đội chủ lực của ta tích cực chặn đánh các mũi phản công của địch vào khu căn cứ. Tháng 11 năm 1968, Khu ủy Trị Thiên – Huế họp quán triệt nghị quyết của hội nghị Bộ Chính trị bàn về chủ trường củng cố và phát triển thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân hè 1968 tại trại sản xuất Tu Pông (Hướng Hóa). Về xây dựng lực lượng vũ trang, năm 1969 phong trào cách mạng miền núi Hướng Hóa đã có những bước chuyển biến đáng kể là về phong trào du kích, khi chiến sự diễn ra được sự chỉ đạo của Bộ tư lệnh Mặt trận, huyện Hướng Hóa đã nhanh chóng chủ động sơ tán người già, phụ nữ và trẻ nhỏ ra xa vùng chiến sự dọc hai bên Đường 9, chỉ để lại những người mạnh khỏe được huy động chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Tháng 5-1970, uân ủy Trung ương ra Nghị quyết số 61 “Về công tác quân sự địa phương” để chỉ đạo các Quân khu đẩy mạnh hơn nữa vào việc kiện toàn, củng cố và nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng quân sự địa phương lên một bước mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Nhận được chỉ thị của Quân ủy Trung ương, trước và sau năm 1971, toàn vùng Hướng Hóa đã bổ sung 47 tân binh cho bộ đội địa phương, trong đó nhiều nhất là xã Thanh có 13 người, xã A Vao có 7 người và xã Thuận có 5 người. Để phục vụ tải đạn, tải lượng, tải thương, trong tháng 3 năm 1971, huyện Nam Hướng Hóa đã huy động 220 dân quân du kích ở các xã Thanh, Thuận, A Cha, Xy, A Dơi, Ba Tầng. Mỗi người tham gia phục vụ từ 15 đến 1 tháng. Quá trình hoạt động chiến đấu, các lực lượng trên chiến trường Hướng Hóa được trưởng thành về cả số lượng và chất lượng. Lực lượng du kích phát triển lên đến 10% dân số toàn huyện. Vùng Nam Hướng Hóa có 1.556 du kích các loại trên tổng số 14.736 người. Lực lượng du kích này không chỉ được trang bị các loại súng AK, CKC mà còn có nhiều trung liên, súng máy phòng không 12,7 và cối 60. Năm 1972 trong chiến dịch giải phóng Quảng Trị, chấp hành sự điều động của tỉnh, Nam Hướng Hóa đưa 1 trung đội bộ đội địa phương và 2 trung đội du kích về phục vụ tiến công giải phóng Quảng Trị. Vào năm 1973, lực lượng bộ đội địa phương có 264 chiến sĩ (Bắc Hướng Hóa có 78 chiến sĩ, Nam Hướng Hóa có 186 chiến sĩ). Lực lượng dân quân du kích có 4.913 chiến sĩ (Bắc Hướng Hóa 1.987 chiến sĩ, Nam Hướng Hóa: 2.926 chiến sĩ). Về công tác sản xuất và hậu cần, bước sang năm 1969, tình hình quân và dân Hướng Hóa nói chung cũng như bộ đội chủ lực của miền Bắc vào đứng chân trên địa bàn huyện còn đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Tuy nhiên để đảm bảo đời sống và bồi dưỡng sức dân; kiên quyết đấu tranh chống âm mưu phá hoại đời sống nhân dân của kẻ thù; làm cho dân đủ ăn, đảm bảo kháng chiến lâu dài không lệ thuộc kinh tế Mỹ; quan tâm, chăm lo sản xuất và bảo vệ sản xuất. hầu hết nhân dân vừa trải qua nạn đói khủng khiếp do chất độc hóa học của Mỹ gây ra, nhưng sau khi được các cơ sở Đảng và các đoàn thể cách mạng tuyên truyền, làm rõ tình hình và nhiệm vụ mới, nhân dân huyện đều đăng kí đi dân công hỏa tuyến để phục vụ mặt trận. Trên 15.000 dân công các tỉnh Hà Tĩnh, 109
  6. NGUYỄN ANH TUẤN Quảng Bình, Vĩnh Linh, các huyện Hướng Hóa, A Lưới đã được huy động liên tục trên bốn tháng để vận chuyển, thồ, ghánh đưa hàng vào mặt trận. [5, Tr. 203]. Như vậy, toàn tuyến đã huy động được hơn 3.000 người lên đường phục vụ chiến đấu. Phần lớn số còn lại được phân công phối thuộc với một đơn vị công binh đi mở đường cho mặt trận Thừa Thiên Huế. Nhân dân Hướng Hóa đã hăng hái tham gia sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu về lương thực,mặc dù cuối năm 1970 sản xuất chưa được phục hồi do sự tàn phá của bom đạn địch, nhưng với ý thức trách nhiệm của mỗi người dân đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân Hướng Hóa đã hăng hái đóng góp lương thực (lúa gạo, bắp hạt, sắn) và các vật dụng (rựa, dao...). Toàn huyện đã động viên được 2.388 thùng gạo, trong đó 2 xã Thanh và Thuận đạt cao nhất (trên dưới 600 thùng mỗi xã). Ngoài lúa gạo, nhân dân còn góp được 1.900 thùng bắp hạt, hơn 424 thùng lúa ba tăng, 500 xấp thuốc lá, 75 cây rựa và 474.280 gốc sắn [1, Tr. 90]. Trong chiến dịch Đường 9 – Nam Lào (từ ngày 30-1 đếm 11-3/1971), Hướng Hóa bước vào giai đoạn chuẩn bị, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang và nhân dân Hướng Hóa rất nặng nề và khẩn trương vì là chiến trường chính. Cuối năm 1970, Thường vụ Quân khu 4 xác định nhiệm vụ cho các lực lượng vũ trang Quân khu và nhân dân các tỉnh trên địa bàn trong việc làm hậu thuẫn và chi viện cho Mặt trận Đường 9 – Nam Lào. Các tỉnh trên địa bàn tiếp tục huy động được hàng ngàn tấn gạo, hàng trăm tấn thực phẩm và hàng chục tấn nhu yếu phẩm khác chi viện cho chiến trường [5, Tr. 198]. Bước vào năm 1972, Được sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của tỉnh ủy và các huyện ủy, Đảng bộ và nhân dân Nam, Bắc huyện Hướng Hóa trong điều kiện đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, chiến đấu còn diễn ra ác liệt, nhưng sau khi các cán bộ, đảng viên nắm được tinh thần của chiến dịch tiến công chiến lược 1972 của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, chủ trương cụ thể của Tỉnh ủy, mọi người đều tự động viên nhau dốc hết sức lực của mình, khẩn trương chuẩn bị mọi mặt về nhân lực và vật lực để phục vụ cho chiến dịch giải phóng Quảng Trị. Các Đảng bộ và chi bộ đã phát động quần chúng đóng góp lương thực; thực phẩm, huy động trên 1.500 dân công làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực, vũ khí từ đường mòn Hồ Chí Minh về vùng giáp ranh Triệu Hải, cáng thương binh từ tuyến trước về tuyến sau. Khoảng 300 thanh niên các dân tộc tình nguyện thoát ly gia đình, gia nhập các đơn vị địa phương của huyện, của tỉnh hoặc vào các đội thanh niên xung phong phục vụ chiến dịch..Tại Hội nghị sản xuất Đông – Xuân 1974 – 1975 và sơ kết công tác định canh, định cư của huyện Nam Hướng Hóa tổ chức vào đầu tháng 10 năm 1974 đã tổng kết, tính chung 2 huyện Bắc, Nam Hướng Hóa trong năm 1973 đã đưa lên diện tích gieo trồng lên 7.718ha. Tổng số thu được trong năm 1973 đạt gần 10.000 tấn thóc (có 5.000 tấn hoa màu quy thóc). Về đánh địch, so với năm 1968, phong trào cách mạng miền núi Hướng Hóa đã có bước chuyển biến đáng kể nhất là về phong trào du kích bắn máy bay địch, diệt biệt kích Mỹ và quân đội Sài Gòn. Bắn máy bay Mỹ đã trở thành phong trào của toàn huyện. Được sự hỗ trợ của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và du kích các xã đã tích cực, chủ động phối hợp đánh địch ngay khi chúng vừa đổ quân xuống địa bàn. Ở huyện Nam Hướng 110
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-2018 Hóa có chiến công du kích ở các xã: A Bung, A Túc và bộ đội địa phương “Miền” đã phối hợp với nhau vạch phương án đánh địch ở Cô Ka Lưi. Cô Ka Lưi là một đỉnh núi vừa cao, vừa cheo leo, hiểm trở, dốc dựng đứng, lởm chởm đá tai mèo, việc lên xuống rất khó khăn. Dựa vào lợi thế đó, Mỹ và quân đội Sài Gòn dự định dùng thế mạnh trực thăng của mình để đổ quân xuống Cô Ka Lưi và xây dựng một trận địa pháo để khống chế mọi hoạt động của ta ở các vùng xung quanh, nhất là đối với tuyến vận tải chiến lược. Nắm bắt được ý đồ của địch, với quyết tâm tiêu diệt địch ngay khi chúng vừa đổ bộ xuống để bảo vệ vùng giải phóng và căn cứ cách mạng, du kích xã A Túc và bộ đội địa phương huyện Hướng Hóa đã bố trí trận địa chờ sẳn. Khi quân Mỹ và quân đội Sài Gòn đổ bộ đã lọt vào trận địa phục kích của ta. Với 2 lần đổ bộ bằng trực thăng nhưng đều bị thất bại, lần đầu được sự tổ chức của du kích Hồ Thị Vừng (tức Giã Vừng) diệt 6 tên Mỹ và một tiểu đội Ngụy, một lần khác ta đã chủ động bố trí mìn tại khu vực đỉnh núi, đã gây cho địch thiệt hại, buộc chúng phải từ bỏ ý đồ đánh chiếm Cô Ka Lưi [1, Tr. 85]. Việc đẩy lùi cuộc đổ bộ đánh chiếm điểm Cô Ka Lưi có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đã gây được tiếng vang trong toàn Quân khu 4. Nó đã trực tiếp động viên cổ vũ mạnh mẽ phong trào tìm diệt biệt kích địch đổ bộ lên các vùng có địa bàn trọng yếu, bảo vệ tuyến đường vận tải chiến lược và vùng giải phóng của ta. Ngày 24 tháng 1 năm 1969, địch đã huy động khoảng 7.000 quân, bao gồm sư đoàn 3 thủy quân đánh bộ Mỹ và 5 sư đoàn thuộc sư đoàn 1 của VNCH, có sự hỗ trợ của không quân và pháo binh yểm trợ, mở cuộc hành quân mang tên “Cái hẻm Đi Uây” (Deway Canyon) đánh vào đỉnh Cô Ca Va nhằm tiêu diệt chủ lực, phá kho tàng và mạng đường chiến lược 559. Khi quân địch vừa đổ bộ, quân ta kịp thời nổ súng. Trên đỉnh Cô Ca Va có trận địa pháo và sở chủ huy trung đoàn 9 của Mỹ, là mục tiêu do tiểu đoàn 3 Đặc công của quân khu với Tiểu đoàn 12 Đặc công của trung đoàn đảm nhiệm. Dưới chân núi là các điểm phụ cận do Tiểu đoàn 1 và 2, các đại đội trực thuộc trung đoàn phối hợp với các lực lượng Binh trạm 42 bộ đội địa phương của huyện Nam Hướng Hóa và du kích miền Tây đảm nhận. Sau 18 ngày chiến dấu, quân ta loại khỏi vòng chiến đấu 2.863 tên, bắn rơi và phá hủy 49 máy bay, 6 khẩu pháo... bảo vệ vững chắc căn cứ, đường hành lang và các kho hậu cần [3, Tr. 193]. Ngày 30-1-1971, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đưa quân đánh chiếm Khe Sanh làm bàn đạp cho cuộc tiến công sang Nam Lào, mở đầu cuộc hành quân “Lam Sơn 719”. Ngày 8-2-1971, với lực lượng lớn, địch vượt biên giới đánh sang Lào âm mưu đánh chiếm bản Đông, qua đó cắt đôi Đồng Dương, chặt đứt tuyến vận tải của ta. Nắm được ý đồ của địch, quân và dân Hướng Hóa đã phối hợp với bộ đội chủ lực và quân giải phóng Pathét (Lào) đánh 14 trận (gồm độc lập tác chiến và phối hợp với chủ lực), loại khỏi vòng chiến đấu 428 tên, bắt sống 4 tên tàn binh, bắn rơi 38 máy bay và làm hư hỏng 15 chiếc khác, thu 47 súng, 160 lựu đạn, 10 máy thông tin và nhiều đồ quân trang, quân dụng khác. Có thể nói, cùng với những thắng lợi to lớn trên mặt quân sự đã tạo tiền đề thuận lợi cho quân và dân huyện Hướng Hóa đẩy mạnh tiến công địch, phối hợp đấu tranh, chia lửa với các chiến trường để làm phá hoại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. 111
  8. NGUYỄN ANH TUẤN 4. KẾT LUẬN Từ khi Mỹ và chính quyền VNCH tiến hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” từ năm 1969 đến năm 1973, quân và dân Hướng Hóa (Quảng Trị) đã kiên cường đóng góp nhân lực và vật lực, phối hợp với bộ đội chủ lực đấu tranh chống Mỹ và VNCH tới cùng, Với sự lãnh đạo của Chi ủy Trị - Thiên, cùng tinh thần chiến đấu quật khởi của quân và dân Hướng Hóa đã giành được những thắng lợi to lớn trên mặt trận chính trị và quân sự. Trong cuộc tiến công chống lại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969- 1973), quân dân Hướng Hóa đã vùng lên tiến công mạnh mẽ, kiên cường đánh bại các cuộc càn quét, lấn chiếm của địch, giữ và mở rộng vùng giải phóng, đẩy địch vào tình thế bị động, đối phó. Có thể nói, trong cuộc chiến đấu chống lại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ và VNCH, quân dân Hướng Hóa đã chiến đấu mạnh mẽ và quật khởi làm tiêu hao lớn sinh lực địch, buộc địch vào tình trạng lúng túng, bị động và góp phần làm thất bại các chiến lược của Mỹ. Và xa hơn nữa là góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] BCH Quân sự huyện Hướng Hóa (2013), Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện Hướng Hóa (1945 - 2000), NXB Quân đội Nhân dân. [2] Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, Tập VI, NXB Chính trị Quốc gia. [3] Lê Cung (cb), Nguyễn Văn Hoa, Hoàng Chí Hiếu (2013), Giáo trình lịch sử Việt Nam hiện đại (1945-2010), NXB Quốc gia Hà Nội. [4] Nguyễn Quang Ngọc (2006), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục. [5] Nguyễn Văn Quang (2014), Vai trò của hậu phương Quân khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, NXB Chính trị Quốc gia. NGUYỄN ANH TUẤN SV lớp Sử 4C, khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ĐT: 0169. 8764441, Email: nguyenahtuan@gmail.com 112
nguon tai.lieu . vn