Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ QUÁN TRIỆT PHÂN HÓA VI MÔ TRONG DẠY HỌC NHÓM NGUYỄN VĂN HỒNG 1, *, NGUYỄN MAI HƯƠNG 2, ** 1 Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên * Email: nguyenvanhong@dhsptn.edu.vn 2 HVCH K25 chuyên ngành LL&PPDH Bộ môn Sinh học ** Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Tóm tắt: Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy truyền thụ một chiều sang dạy học chủ động nhằm giúp HS phát triển năng lực. Trong thời gian vừa qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu giáo dục được tiến hành như: dạy học theo dự án, dạy học phân hóa,... và dạy học nhóm (DHN) là một hướng tiếp cận được các nhà khoa học và các thày cô giáo quan tâm nghiên cứu ứng dụng nhiều. Tuy nhiên, thực tế vận dụng dạy học nhóm đã chỉ ra những bất cập, hạn chế và thực hiện phân hóa trong tổ chức nhóm là một trong những biện pháp khắc phục rất quan trọng. Từ khóa: Dạy học nhóm, phân hóa vi mô. 1. MỞ ĐẦU Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy truyền thụ một chiều sang dạy học chủ động nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập... [2]. Trên cơ sở định hướng trên, trong thời gian vừa qua ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu giáo dục được tiến hành như: DH theo dự án, DH phân hóa,... trong đó, dạy học nhóm (DHN) là một hướng tiếp cận DH được các nhà khoa học, các nhà giáo dục và các thày cô giáo quan tâm nghiên cứu ứng dụng nhiều trong dạy học các môn học nói chungvaf dạy học môn Sinh học nói riêng. Có thể nói: DHN đã trở thành “món ăn” không thể thiếu được trong các bài giảng của các giáo viên dạy học các môn học nói chung và dạy học môn Sinh học nói riêng ở trường phổ thông. DHN được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ, dạy học hợp tác – nhóm,... Tuy nhiên, DHN vẫn còn mang nặng tính hình thức vì thế nó không những không mang lại hiệu quả như mong đợi mà nhiều khi còn gây “phản tác dụng giáo dục” bởi lẽ: vì mang năng tính hình thức nên nhiều GV đã vô tình “tổ chức cho HS chơi hợp pháp” [3]. Chính vì thế, việc tìm ra những biện pháp để khắc phục những hạn chế của hình thức dạy học này là điều rất cần thiết và một trong những biện pháp mà chúng tôi đề cập đến trong phạm vi bài viết này là: quán triệt phân hóa vi mô trong DHN. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái lược về dạy học nhóm Học tập không phải là một quá trình chỉ diễn ra trong não người, không phải là một sự phát triển thụ động về các hành vi của con người, mà còn được hình thành bởi những tác động bên ngoài. Việc học chỉ có ý nghĩa khi các cá nhân bị thu hút vào các hoạt động mang tính xã hội [4]. DHN là hình thức tổ chức dạy học, trong đó lớp học được chia thành các nhóm nhỏ với những nhiệm vụ cụ thể khác nhau để cùng thực hiện mục tiêu dạy học. DHN được nhìn nhận ở các góc độ khác nhau, với những tên gọi cũng khác nhau. Chẳng hạn như: DHN được coi 158
  2. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 như là hình thức tổ chức dạy học; là phương pháp dạy học; là sự giao thoa của hình thức tổ chức dạy học và phương pháp dạy học [3]. Trong DHN, các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân HS sẽ được tổ chức và gắn kết với nhau trong hoạt động chung nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập. Đồng thời, trong quá trình đó sẽ hình thành và phát triển các mối quan hệ khác nhau: GV - HS; HS - HS và Nhóm - HS. Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học này, HS trở thành nhân tố trung tâm, là chủ thể học tập tích cực. Sự tác động của ba thành tố giáo viên (GV), học sinh (HS) và nội dung bài học (ND) diễn ra trong một môi trường xã hội cơ sở đó là nhóm và một môi trường xã hội trung gian đó là lớp học. Trong DHN, việc giải quyết các nhiệm vụ học tập trong nhóm đòi hỏi HS vừa phải tự lực giải quyết nhiệm vụ học tập của nhóm giao cho, vừa phải tham gia phối hợp tích cực với các thành viên trong nhóm. DHN thích hợp cho việc trao đổi và chia sẻ trong nhóm. Trong DHN xuất hiện những cách thức giải quyết vấn đề đầy tính sáng tạo; kích thích sự hợp tác của các thành viên trong nhóm. Học theo nhóm sẽ thỏa mãn nhu cầu học tập cá nhân, phù hợp với việc dạy học hướng tới người học; khuyến khích sự độc lập tự chủ, người học có thể đưa ra cách biểu đạt riêng cho. Khi thực hiện DHN, GV đóng vai trò là người tổ chức, theo dõi việc thực hiện và đánh giá tổng kết kết quả làm việc của các nhóm và của từng HS. Như vậy, công việc của GV trong DHN là rất quan trọng và cần thiết nhằm giúp cho các nhóm thực hiện nhiệm vụ học tập đạt được hiệu quả cao nhất. 2.2. Một số bất cập khi vận dụng dạy học nhóm Trước hết, cần phải nói đến là lớp học của chúng ta hiện nay còn nhiều bất cập. Chẳng hạn như: không gian lớp học chật hẹp, số lượng HS/lớp quá đông, bàn và ghế ngồi của HS gắn liền nhau, nhiều em cùng ngồi trong một bàn, thiếu thời gian, thiếu cơ sở vật chất, chưa có một quy trình tổ chức hợp lý, khó khăn trong việc lựa chọn nội dung để thiết kế, hơn nữa là sự thiếu kinh nghiệm của GV và HS trong tổ chức DHN... Đặc biệt là GV chưa thực hiện phân hóa được HS trong DHN. Bởi vậy, hiệu quả DHN chưa cao và việc tìm ra những cách khắc phục những khó khăn nêu trên là điều rất cần thiết. Trong quá trình học tập, mỗi một HS có một năng lực khác nhau; hơn nữa, sự khác nhau về trải nghiệm sống, văn hóa, ngôn ngữ, giới tính, sở thích, tâm thế sẵn sàng học tập, chế độ học tập, các yếu tố hỗ trợ việc học tập, sự tự nhận thức của người học, sự tự tin, tính độc lập,... đều ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học [1]. Do vậy, nếu như sử dụng phương pháp một cách đơn điệu hay cách thức làm việc chung chung cho mọi đối tượng HS thì sẽ không phát huy tối đa tiềm lực vốn có của họ. Chính vì lẽ đó, việc đòi hỏi phải có sự phân hóa đối tượng HS và trong tổ chức nhóm học tập để các em được thử thách, được trải nghiệm và được phát triển theo năng lực là điều rất cần thiết. 2.3. Thực hiện phân hóa vi mô - biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học nhóm Phân hóa trong dạy học có thể được xem xét theo những góc độ khác nhau. Hiện nay, các người ta chú ý đến 2 dạng phân hóa chủ yếu là: (1) Phân hóa trong (còn gọi là phân hóa vi mô) là với mỗi chương trình học, cách dạy học chú ý tới các đối tượng riêng biệt, cá nhân hóa người học trên lớp, phù hợp với từng đối tượng để tăng hiệu quả dạy học, kết quả phân hóa trong phụ thuộc chủ yếu vào năng lực người dạy. (2) Phân hóa ngoài (còn gọi là phân hóa vĩ mô) là cách dạy theo các chương trình khác nhau cho các nhóm người học khác nhau nhằm đáp ứng được nhu cầu, sở thích và năng lực của từng nhóm người học. Kết quả phân hóa ngoài phụ thuộc chủ yếu vào việc thiết kế nội dung chương trình các môn học. Theo chúng tôi, mặc dù phân hóa theo dạng nào thì mục tiêu của sự phân hóa trong dạy học là hướng tới 159
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ việc dạy học phù hợp với nhu cầu, phong cách học tập của HS. Chính vì vậy, dạy học phân hóa không đồng nghĩa với dạy học cá thể, không mâu thuẫn với DHN mà ngược lại, thực hiện tốt sự phân hóa sẽ làm tăng hiệu quả của DHN. Trong dạy học phân hóa, GV sẽ phải bố trí thời gian, nội dung, công việc sao cho mọi HS đều có cơ hội được làm việc với trình độ nhận thức và sở trường của mình chẳng hạn. Sự phân hóa này sẽ giúp HS phát triển được năng lực nhận thức, tạo hứng thú học tập, xóa bỏ những mặc cảm, tự ty của người học, nhờ đó tăng cường tính cộng đồng trong học tập và giúp các em rút ngắn khoảng cách giữa những HS có trình độ nhận thức khác nhau, tạo cơ hội để họ giúp đỡ lẫn nhau và để cùng phát triển. Điều này phù hợp với quan điểm dạy học tiếp cận năng lực: Dạy học vì quyền lợi và vì sự tiến bộ của HS [5]. DHN có rất nhiều ưu điểm trong việc giúp người học chủ động tìm ra kiến thức, hình thành các kỹ năng và các phẩm chất đạo đức tốt. Tuy nhiên, hiện trạng vận dụng DHN trong dạy học còn có những hạn chế nhất định và cần phải tìm ra những biện pháp khắc phục. Cụ thể là: - Trong hoạt động nhóm, thường chỉ tập trung ở một số HS tích cực, có năng lực, chăm chỉ, còn nhiều HS lười biếng, ỷ lại vào nhóm nên DHN ít mang lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, GV cần thường xuyên thay đổi biên chế trong tổ chức nhóm sau mỗi lần hoạt động. - Căn cứ vào trình độ học lực có thực của người học để có những tác động sư phạm phù hợp với người học. Dựa trên trình độ nhận thức khác nhau mà GV giao cho HS những nhiệm vụ tương ứng khác nhau. - Dựa theo phong cách học tập khác nhau của HS để tổ chức nhóm: nhóm đơn (nhóm gồm các thành viên có cùng loại phong cách học tập) và nhóm hỗn hợp (nhóm gồm các HS có phong cách học tập khác nhau). - Trong đánh giá, GV cũng chưa có sự phân hóa theo năng lực của từng HS. Khi kiểm tra, GV thường chỉ ra một đề chung cho cả lớp, không có những câu hỏi ở mức độ khác nhau để phân loại đối với từng HS. Như vậy, nếu GV quán triệt tốt phân hóa vi mô trong DHN thì sẽ nâng cao được chất lượng dạy và học là vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Theo chúng tôi, có thể vận dụng một số biện pháp dưới đây: (1) Đa dạng hóa về tổ chức nhóm học tập (phân hóa trong tổ chức nhóm) Việc tổ chức nhóm học tập hợp lý sẽ góp phần quyết định đến sự thành công của DHN. Trong thực tế, DHN chưa phát huy được mặt mạnh vốn có của nó. Hiện nay, phần lớn GV phân chia nhóm theo vị trí chỗ ngồi (theo bàn) là chủ yếu, vì đây là cách chia nhóm tiện lợi và dễ dàng nhất: không tốn nhiều thời gian, đơn giản, HS không cần phải di chuyển,… phù hợp với điều kiện lớp học hiện tại. Bên cạnh đó, số lượng các thành viên tham gia trong nhóm cũng còn chưa thật sự hợp lý. Vì vậy, GV cần phải: - Căn cứ vào nội dung bài học và các nhiệm vụ học tập phải hoàn thành để xác định số lượng thành viên/ nhóm và hình thức tổ chức nhóm học tập. - Về phân chia nhóm, dựa vào các căn cứ khác nhau để phân chia nhóm: + Căn cứ vào nhiệm vụ học tập (nếu nhiệm vụ học tập đơn giản thì cần nhóm 2 HS, nếu nhiệm vụ học tập khó và phức tạp thì nên tạo nhóm nhiều HS hơn). + GV có thể hình thành nhóm học tập theo nguyên tắc ngẫu nhiên như: đếm số, phát thẻ, rút thăm… 160
  4. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 + Phân chia theo địa bàn, hay là nhóm những người tự nguyện và có chung mối quan tâm về nhiệm vụ mà GV đề ra, hoặc là những nhóm với những đặc điểm chung như cùng ngày, tháng, mùa sinh, theo giới tính… + Phân chia nhóm theo phong cách học tập của HS (kiểu học hành động; kiểu học lý luận; kiểu học thực tế và kiểu học phản ánh). + Phân chia nhóm dựa vào nghiên cứu hồ sơ học tập của HS. - Về số lượng thành viên / một nhóm: nhóm thường gồm có từ 2 đến 6 HS. Số thành viên / nhóm cần phù hợp để thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập khác nhau. Chẳng hạn như: để trao đổi, giải quyết các bài tập tình huống, hay tiến hành các thí nghiệm hoặc các bài thực hành… Số lượng thành viên/ nhóm hợp lý sẽ hạn chế được tính ỷ lại của HS và GV dễ dàng quản lý hơn. - Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức nhóm, GV cần phải thống nhất mục tiêu hoạt động, các nguyên tắc chung khi tham gia hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm để ai cũng có cơ hội được tham gia hoạt động, đảm bảo tiến độ thực hiện các công việc để hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra, các điều kiện về vật chất cần thiết cho mỗi nhóm hoạt động. (2) Thiết kế nhiệm vụ hoạt động của nhóm dựa theo phong cách học tập của HS - Trước khi quyết định vận dụng DHN, GV phải thực hiện điều tra phong cách học tập hay nghiên cứu hồ sơ học tập của HS và trả lời các câu hỏi: Bài học này có cần tổ chức hoạt động nhóm hay không? Phần nội dung nào thì tổ chức hoạt động nhóm? Tổ chức nhóm như thế nào: nhóm đơn hay nhóm hỗn hợp ? - Tùy theo nội dung, nhiệm vụ bài học, GV dự kiến các nhiệm vụ cho các nhóm sao cho phù hợp để phát huy được tính sáng tạo, khả năng tư duy và phù hợp với các phong cách học tập khác nhau của các em. GV thiết kế các phiếu học tập theo các phong cách học tập của HS: kiểu học hành động động; kiểu học lý luận; kiểu học thực tế và kiểu học phản ánh. Ví dụ, khi dạy về thành phần cấu tạo của xương người (Sinh học 8 – THCS), GV có thể thiết kế các nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm dựa theo phong cách học tập HS như sau: - Nhóm HS có kiểu học lý luận: đọc và nghiên cứu tài liệu về vị trí, chức năng, thành phần cấu tạo chung của xương. - Nhóm HS có kiểu học hành động: quan sát mô hình/mẫu một xương điển hình kết hợp nghiên cứu tài liệu và phân tích vị trí, chức năng, thành phần cấu tạo của xương. - Nhóm HS có kiểu học thực tế: làm thí nghiệm xác định thành phần hóa học của xương. - Nhóm HS có kiểu học phản ánh: giải thích vì sao xương nhỏ, nhẹ và xốp nhưng lại rắn chắc và khỏe? Người nặng có phải do xương hay không? Vì sao? (3) Phân hóa HS thông qua đánh giá kết quả hoạt động của nhóm Công bằng, khách quan và toàn diện là vấn đề khó khăn mà nhiều GV gặp phải trong đánh giá. Vì vậy, thực hiện phân hóa trong việc đánh giá kết quả hoạt động của HS sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả DHN. Muốn vậy, GV cần phải: - Căn cứ vào nhiệm vụ học tập để thiết kế nội dung kiểm tra đánh giá sao cho phù hợp với đặc điểm của từng nhóm về mức độ khó, dễ của nội dung kiểm tra đánh giá. 161
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ - GV cần phải thiết kế các nguyên tắc đánh giá, tiêu chí đánh giá, công cụ đánh giá kết quả trước khi tổ chức cho HS hoạt động nhóm. - Đa dạng hóa hình thức và nội dung kiểm tra đánh giá nhằm thừa nhận những thành công của HS và chỉ ra những hạn chế, những việc chưa làm được và những biện pháp khắc phục. - Kết hợp đánh giá sơ khởi, đánh giá quá trình và đánh giá kết thúc. - Kết hợp đánh giá cá nhân và đánh giá theo nhóm. - Kết hợp tự đánh giá trong nhóm với đánh giá chéo giữa các nhóm - Kết hợp đánh giá của HS và đánh giá của GV. - Kết hợp đánh giá cả về mặt định lượng và định tính. - Kết hợp đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ của các thành viên cũng như của nhóm khi tham gia hoạt động nhóm. 3. KẾT LUẬN DHN đã và đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong các giờ học môn Sinh học (và các môn học khác) ở trường phổ thông. DHN có nhiều ưu điểm nổi trội và đòi hỏi việc tổ chức rất khoa học và chặt chẽ. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng DHN còn nhiều bất cập. Để nâng cao hiệu quả DHN trong dạy học các môn học ở trường phổ thong cần quán triệt vận dụng tốt phân hóa trong tổ chức nhóm, trong thiết kế nhiệm vụ và trong đánh giá kết quả học tập của HS. Thực hiên tốt phân hóa trong DHN là vấn đề thực sự khó nhưng nếu không làm được tốt việc này thì DHN sẽ trở thành hình thức và sẽ không mang lại hiệu quả mong đợi như tính ưu việt vốn có của bản thân nó. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Carol Ann Tomlinson, Marcia B.Imbeau (2010). Leading and managing a differentiated classrom, Alexandra, VA ASCD. [2] Nguyễn Hải Châu, Ngô Văn Hưng (2007). Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [3] Nguyễn Văn Hồng (2010). Dạy học hợp tác nhóm, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [4] Thái Duy Tuyên (2010). Phương pháp dạy học: truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục Việt Nam. [5] Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016). Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. Title: THE THOROUGH OF MICRO-CLASSIFICATION IN GROUP TEACHING Abstract: The orientation to innovate teaching methods in general schools is to change one-way teaching methods to active teaching to help students develop their energy. Over the past years, many educational research projects have been conducted such as project-based teaching, differential teaching, and group teaching (DHN). The school and the teachers are interested in many applied research. However, the practical application of group teaching has pointed out the inadequacies, limitations and the implementation of group divisions as one of the most important remedies. Keywords: Group teaching, Micro-classification. 162
nguon tai.lieu . vn