Xem mẫu

  1. Quan sát để có những chi tiết thuyết phục Tôi không phê phán bác biên tập viên lão làng nọ, thậm chí tôi rất phục bác vì viết hay như thế mà không cần nhìn thấy và cảm nhận trực tiếp. Nhưng tôi không khuyến khích các phóng viên trẻ làm việc theo cách này. Đương nhiên không phải lúc nào phóng viên cũng có thể có mặt khi sự kiện xảy ra, vì vậy nhiều khi phải phỏng vấn những người tham gia hay chứng kiến những sự kiện đó. Nhưng ở một số loại
  2. tin, bài thì chắc chắn cần quan sát trực tiếp. Ví dụ những tin về họp báo, hội nghị hay các bài viết chân dung và địa danh. Quan sát trực tiếp là phương pháp đáng tin cậy nhất để thu lượm thông tin. Không cần dựa vào nhân chứng vì họ có thể không nhớ hết hoặc chính xác được các chi tiết. Quan sát là cách tốt để xác minh tuyên bố của một người nào đó. Tự mình thấy thì sẽ biết tuyên bố đó có đúng hay không. Đọc thêm: Tìm các chi tiết cụ thể để có bài "độc"
  3. Nếu trực tiếp ở hiện trường xảy ra sự kiện có thể lấy được những chi tiết thuyết phục. Góc nhìn trong tin Với những chi tiết này, bạn có thể vẽ lên một bức tranh về khung cảnh đó cho độc giả. Có thể cho độc giả thấy lúc đó ở đấy thế nào. Nhà báo giỏi sử dụng mọi giác quan của mình: nhìn, ngửi, nghe, sờ, thậm chí nếm và "cảm nhận." Hãy hỏi mình: Mọi người đang làm gi? Họ làm việc đó như thế nào? Mình nghe thấy âm thanh gì? Mùi giống mùi gì? Cảm thấy thời tiết thế nào? rồi viết những chi tiết đó vào sổ tay. Một nhà báo đưa tin về một vụ xe đổ có thể miêu tả khói đen bốc
  4. lên trời, mùi nhiên liệu, sức nóng phát ra từ chiếc xe bốc cháy, tiếng kêu cứu của những người sống sót. Quan sát trực tiếp cũng giúp nhà báo hiểu hơn về sự kiện, một vấn đề hay một con người. Nếu đang viết về một nhà máy mới, bạn sẽ hiểu rõ hơn sau khi đến đó thăm. Nếu viết về một cầu thủ bóng đá, bạn sẽ có một bài viết thuyết phục hơn sau khi xem cầu thủ đó chơi. Khi nói chuyện với mọi người, hãy quan sát phản ứng của họ: Họ có nhìn đi chỗ khác khi bạn hỏi những câu hỏi nhạy cảm không? Quan sát xung quanh họ: Bàn làm việc bừa bãi hay ngăn nắp; trên tường treo loại tranh gì?
  5. Tất cả những điều này càng cụ thể thì càng giúp bạn viết được bài hay. Nhà báo giỏi không nói cho chúng ta biết người đàn ông đó già mà chỉ cho chúng ta thấy: ông ta tóc hoa râm, tay nhăn nheo và đi lề mề. Nhưng không phải tất cả các chi tiết mình Nhà báo giỏi sử quan sát thấy đều đưa hết vào bài viết mà dụng mọi giác phải biết lựa chọn. Bởi vì không phải tất cả quan của mình: mọi chi tiết mà mình quan sát thấy đều liên nhìn, ngửi, nghe, quan đến sự kiện. Nhìn thấy người ta ăn sờ, thậm chí nếm trưa món gì không có nghĩa là phải miêu tả và "cảm nhận." nó trong bài. Có thể bạn để ý thấy một thương nhân mà mình đang phỏng vấn đeo một chiếc cà vạt có in hình một con voi. Nhưng chiếc cà vạt không nói lên điều gì quan trọng về thương nhân đó. Vì vậy đừng kể nó ra. Nhưng nếu như
  6. thương nhân đó là một người bảo vệ động vật hoang dã và ông ta đeo một chiếc cà vạt với hình một con voi trên đó, thì đấy sẽ là một chi tiết hay. Sau đây là những ví dụ cho thấy sự quan sát khéo léo sẽ làm cho câu chuyện sinh động như thế nào. Lưu ý những tình tiết rất có ý nghĩa xuất phát từ việc sử dụng mọi giác quan. Trước hết xin giới thiệu phần mào đầu của một bài, đăng trên nhiều tờ báo của Mỹ và châu Á, về sự phát triển công nghiệp tác động có hại như thế nào lên một trong những thành phố được yêu thích nhất ở Thái Lan. Chiang Mai, Thái Lan - Tại năm cổng chính của khu thành cổ ở Chiềng Mai, gần đây người ta tụ tập để tiến hành một nghi lễ cổ
  7. xưa có tên gọi là Inthakhin. Các nhà sư đạo Phật trong trang phục màu vàng cam tụng kinh trong khi mọi người dâng hoa, hương và nến để cầu mưa và mùa màng bội thu. Nhưng tiếng còi và tiếng động cơ trong đám tắc đường gần cổng thành lấn át tiếng tụng kinh và khói xe ôtô, xe máy át đi mùi hương thơm. Sau đây là phần mào đầu của một bài khác, đăng trên nhiều báo ở châu Á, về việc trẻ em bị lạm dụng ở Campuchia. Phnom Penh, Campuchia - Mắt em to, má em phính và em mặc chiếc áo phông đỏ chói, chiếc váy trắng và đi đôi dép mới. Trên tường trong căn phòng em có dán một bức áp phíc có hình trẻ em vui tươi, ánh nắng và chú chim bồ câu.
  8. Những đứa trẻ khác đang hát bên ngoài. Nhưng em nhìn chăm chăm xuống nền nhà, không chịu nhìn vị khách đến thăm. Trong cuộc nói chuyện một giờ đồng hồ, không làm thế nào để em cười được. Cô bé mới 10 tuổi. Ba tuần trước, em chạy thoát khỏi một nhà chứa mà bố em, một cảnh sát đã bán em vào đó. Rõ ràng, xét hai ví dụ kể trên, có thể thấy rõ rằng những phóng viên không có mặt tại hiện trường sẽ không thể có những đoạn mô tả đầy cảm xúc như thế. Những bài viết về tình trạng ô nhiễm môi trường hay tệ nạn buôn bán trẻ em sẽ chỉ như những tin tức thông thường, có phần... khô khan./.
nguon tai.lieu . vn