Xem mẫu

  1. QUAN NIỆM THẨM MỸ CỦA NGƯỜI NHẬT QUA CÁC KIỂU TÓC BÚI TRUYỀN THỐNG CÁC THỜI ĐẠI Bảo Ngọc Phương Uyên, Nguyễn Thị Hồng Dung, Phạm Võ Phương Nhi Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Võ Thị Kim Chi TÓM TẮT Nghệ thuật tạo kiểu tóc búi truyền thống của người Nhật hình thành từ nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp, biểu đạt quan niệm thẩm mỹ đặc trưng của người Nhật. Ngày nay, thông qua các kiểu tóc búi truyền thống của người Nhật tại các lễ hội, nghi lễ, sự kiện văn hóa, thể thao… chúng ta cảm nhận được nét văn hóa thẩm mỹ độc đáo cũng như tâm huyết gìn giữ bản sắc văn hóa của người Nhật. Với mong muốn tìm hiểu về văn hóa thẩm mỹ của người Nhật từ các góc độ khác nhau, cũng như phương thức lưu giữ và truyền tải nét đẹp văn hóa truyền thống của người Nhật, trong bài viết này nhóm tác giả phân tích ý nghĩa thẩm mỹ được biểu hiện qua các kiểu tóc búi truyền thống của người Nhật, giới thiệu ứng dụng của kiểu tóc búi truyền thống trong nghệ thuật làm tóc hiện đại và các hoạt động truyền tải niềm đam mê với nghề làm tóc búi truyền thống của người Nhật. Từ khóa: kiểu tóc truyền thống Nhật Bản, kiểu tóc búi, tóc búi Nhật Bản, quan niệm thẩm mỹ, quan niệm thẩm mỹ của người Nhật. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Xu hướng toàn cầu hóa đang dần làm thay đổi những quy chuẩn trong quan niệm thẩm mỹ ở nhiều quốc gia nhưng đối với người dân xứ Phù Tang, quan niệm về cái đẹp đã trở thành nét văn hóa truyền thống đặc trưng và có tính ổn định lâu dài. Quan niệm thẩm mỹ của người Nhật phản ánh rõ nét qua các hoạt động, nghi thức trong đời sống sinh hoạt và các loại hình nghệ thuật truyền thống của người Nhật như quan niệm Geido (Kỷ luật và đạo đức) thể hiện qua văn hóa xếp hàng, hay quan niệm O-ha-kyu (Chậm, Tăng tốc, Kết thúc) trong nghệ thuật Kiếm đạo của người Nhật. Đặc biệt, trong các lễ hội, sự kiện thể thao hay nghi lễ truyền thống như lễ cưới, lễ thành nhân, lễ tốt nghiệp,... bên cạnh trang phục kimono thì chúng ta luôn bắt gặp các kiểu tóc búi cầu kỳ, bắt mắt của người Nhật. Mỗi kiểu tóc búi kết hợp hài hòa với trang phục và kiểu trang điểm đặc trưng của người Nhật, không chỉ đẹp về hình thức mà còn chuyển tải thông điệp về ý thức thẩm mỹ của người Nhật. Quan niệm thẩm mỹ của người Nhật tuy được đề cập ở nhiều loại hình nghệ thuật nhưng hầu như chưa được nghiên cứu cụ thể từ góc độ nghệ thuật làm tóc búi truyền thống của người Nhật. Bài viết của Komada Makiko (2019) giới thiệu các kiểu tóc búi nữ truyền thống Nhật Bản từ thời Aizuchimomoyama đến thời Edo, hay bài viết của Ngọc Oanh (2021) đề 2884
  2. cập đến các kiểu tóc búi đặc trưng và cầu kỳ của phụ nữ Nhật với mục đích vừa làm đẹp cho bản thân đồng thời thể hiện quyền lực trong xã hội nhưng chưa phân tích ý nghĩa thẩm mỹ thể hiện qua các kiểu tóc búi. Ngoài ra, các bài viết về quan niệm thẩm mỹ của người Nhật như bài viết của Hironobu Takahashi (2018), hay bài viết của Lương Minh Chung (2016) tuy có đề cập đến ý nghĩa và nguồn gốc của các quan niệm thẩm mỹ của người Nhật nhưng cũng chưa phân tích ý nghĩa thẩm mỹ ưới góc độ loại hình nghệ thuật làm kiểu tóc truyền thống của người Nhật. Vì vậy, thông qua nội dung nghiên cứu về quan niệm thẩm mỹ của người Nhật thể hiện qua kiểu búi tóc truyền thống, nhóm tác giả hy vọng đây sẽ tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến quan niệm thẩm mỹ của người Nhật, cũng như những người yêu mến và làm công việc liên quan đến việc tạo kiểu tóc Nhật Bản truyền thống. Để làm rõ quan niệm về cái đẹp nhìn từ góc độ nghệ thuật làm tóc búi truyền thống của người Nhật, nhóm tác giả sử dụng nguồn tư liệu đa dạng từ sách, báo, tạp chí, tài liệu mạng,... và sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp phân tích - tổng hợp để làm rõ các khái niệm liên quan và phân tích biểu hiện quan niệm thẩm mỹ của người Nhật thông qua các kiểu tóc búi truyền thống. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp lịch sử để tìm hiểu quá trình phát triển của các kiểu tóc búi và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đặc trưng quan niệm niệm thẩm mỹ của người Nhật, phương pháp so sánh để đối sánh quan niệm thẩm mỹ của người Nhật với quan niệm thẩm mỹ ở các nước Châu Á khác và các nước phương Tây. 1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1.1 Quan niệm thẩm mỹ và lịch sử phát triển các kiểu tóc búi Nhật Bản Khái niệm về quan niệm thẩm mỹ Khái niệm “thẩm mỹ” được hiểu là sự “cảm thụ và hiểu biết về cái đẹp” và “quan niệm” nghĩa là “sự nhận thức như thế nào đó về một vấn đề, một sự kiện” (Hoàng Phê, 2003). Khi luận về “quan niệm thẩm mỹ” của quốc gia, dân tộc cũng chính là chúng ta đang đề cập đến “cách hiểu và cảm thụ về cái đẹp” của quốc gia, dân tộc đó. Quan niệm thẩm mỹ hình thành từ nhu cầu thẩm mỹ của xã hội và hoạt động thẩm mỹ của con người, đồng thời cũng bị chi phối bởi quan điểm triết học và chính trị (Quang Trung, 2021). Do đó, quan niệm về cái đẹp của các nước phương Tây có hình thái lý luận rõ ràng, có tính phân tích và tính hệ thống, tập trung vào giải quyết các vấn đề nhận thức về cái đẹp, trong đó đề cao tính Chân, Mỹ; còn mỹ học phương Đông nói chung thiên về hình thái kinh nghiệm, cảm tính, trực quan Phương Khánh, 2018). Tóm lại, quan niệm thẩm mỹ nhìn từ góc độ cá nhân, dân tộc, quốc gia, phương Đông hay phương Tây đều có những nét đặc trưng riêng. Đặc trưng quan niệm thẩm mỹ của người Nhật Hai nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành quan niệm thẩm mỹ đặc trưng của người Nhật là điều kiện tự nhiên và tôn giáo. Chính vì phải sinh tồn trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt mà người Nhật có sự gắn kết mật thiết với thiên nhiên trong mọi khía cạnh của đời sống. Thiên nhiên thể hiện sâu sắc trong nhân sinh quan của người Nhật, hình 2885
  3. thành trong ý thức người Nhật quan niệm về vẻ đẹp hiện hữu trong đời sống thường nhật, vẻ đẹp vừa lý tưởng vừa gần gũi, giản dị và mong manh. Trong các phạm trù của tư tưởng thẩm mỹ, Thần đạo và Thiền Tông là hai yếu tố cơ bản chi phối đáng kể đến quan niệm thẩm mỹ của người Nhật. Mặt khác, vì nằm trong sinh quyển văn hóa phương Đông, nên quan niệm về cái đẹp của người Nhật cũng phần nào chịu chi phối của tư tưởng Nho giáo (Viễn Ý, 2017). Nhìn chung, đặc trưng quan niệm thẩm mỹ của người Nhật thường được biểu hiện thông qua chín phạm trù thẩm mỹ là Wabi-sabi (佗寂 - cái đẹp không hoàn hảo), Miyabi (雅 - sự sang trọng và thanh lịch), Shibui (渋 い - sự tinh tế), Iki (粋 - sự độc đáo), Jo- ha-kyu (序破急 - chậm, tăng tốc và kết thúc), Yugen (幽玄 - sự bí ẩn), Geido (藝道 - kỷ luật và đạo đức), Ensou (円相 - vòng tròn vô cực hay khoảng trống), và cuối cùng là Kawaii (かわ いい - sự dễ thương) (Minh Chung, 2016). 1.2 Tổng quan lịch sử phát triển kiểu tóc búi của người Nhật Tóc búi là kiểu buộc tóc thành nút tròn, dùng trâm găm lại hoặc xếp núm trên đầu, phổ biến ở nhiều nước Châu Á. Búi tóc được đặt ở nhiều vị trí khác nhau: trên đỉnh đầu, sau gáy, trễ xuống lưng... Vtu ien, 2021). Kiểu dáng của các kiểu tóc búi bên cạnh yếu tố thẩm mỹ còn thể hiện ý nghĩa văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc, quốc gia. Trong văn hóa của hầu hết các nước phương Đông, kiểu tóc búi là dấu hiệu biểu thị độ tuổi, gia thế và địa vị xã hội. Đặc biệt, kiểu tóc búi của phụ nữ còn mang ý nghĩa biểu thị tình trạng hôn nhân. Kiểu tóc búi (keppatsu, 結髪)của Nhật Bản được cho là lấy cảm hứng từ kiểu tóc búi trong văn hóa Trung Hoa. Trải qua quá trình phát triển, kiểu tóc búi truyền thống của Nhật Bản đã thực sự thăng hoa và định hình phong cách độc đáo riêng trong thời kỳ Edo. Kiểu tóc của nam giới ban đầu là kiểu tóc búi Mizura (Thời Kofun), là kiểu tóc được buộc riêng rẽ hai bên và ngay sát tai, được cho là kiểu tóc nam lâu đời nhất ở Nhật Bản. Trong thời kỳ Asuka - Nara, do chịu ảnh hưởng của văn hóa lục địa, nam giới chuyển sang để kiểu búi tóc cao trên đỉnh đầu gọi là Motodori - kiểu buộc tóc trên cao để đội vương miện. Từ thời Nara - Heian, hoàng đế, hoàng tộc và giới quý tộc đều sử dụng kiểu búi tóc cao này. Thời kỳ Edo là thời kỳ các kiểu tóc búi được sáng tạo đa dạng và phát triển rực rỡ. Kiểu tóc dành cho thiếu niên chưa làm lễ trưởng thành là Wakashumage - kiểu tóc có ngọn tóc nâng lên, rất nhiều dây buộc quấn quanh chúng và các chóp quay xuống. Kiểu tóc phổ biến nhất của nam giới trưởng thành và cũng là kiểu tóc gắn liền với samurai là Chonmage - kiểu tóc cạo ở giữa đầu, chỉ để chừa lại một chỏm tóc ở giữa và hai bên. Từ sau thời Meiji, do chính sách Tây hóa của chính phủ nên kiểu tóc này dần biến mất và ngày nay chủ yếu được các võ sĩ sumo hay các diễn viên sử dụng. So với kiểu tóc búi của nam giới, tóc búi của phụ nữ Nhật đa dạng và phức tạp, cầu kỳ hơn hẳn. Phụ nữ thời Kofun ưa chuộng kiểu tóc Tsubushi shimada - kiểu búi tóc nén chặt trên đỉnh đầu. Trong thời kỳ Asuka - Nara, phụ nữ thường để kiểu tóc một búi trên đỉnh đầu gọi là Zujou ikkitsu. Kích thước của búi tóc còn mang ý nghĩa thể hiện địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Phụ nữ thời Heian để kiểu tóc búi chia làm bốn phần gọi là Yottsuwari. Thời 2886
  4. kỳ này, một mái tóc dài và bồng bềnh được xem là tiêu chuẩn của vẻ đẹp nữ tính. Phụ nữ thời Edo để kiểu tóc Kaimage - kiểu búi tóc cao đến tận lõi tóc tạo thành hình ốc xà cừ, chèn cây trâm theo đường chéo từ phía trên phía trước về phía gốc của búi tóc quấn tóc xung quanh và hất phần đuôi tóc ra ngoài. Kiểu tóc phổ biến nhất của nữ giới trong thời Edo là Shimada. Từ giữa thời Edo đến thời Taisho, với sự du nhập và phổ biến của các kiểu tóc phương Tây, các kiểu tóc búi truyền thống cầu kỳ trước đó dần ít được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Phụ nữ Nhật ưa chuộng các kiểu tóc búi gọn nhẹ kết hợp với phong cách phương Tây gọi là Sokuhatsu, và đây là kiểu tóc thịnh hành ở Nhật trong khoảng thời gian từ thời Meiji cho đến thời Taisho. 1.3 Biểu hiện quan niệm thẩm mỹ qua kiểu tóc búi truyền thống Nhật Bản Miyabi (Sang trọng) Miyabi có nghĩa là đẹp “thanh lịch, sang trọng”, là phạm trù cơ bản trong mỹ học Nhật Bản. Quan niệm Miyabi thể hiện cái đẹp thanh tao, cái đẹp không pha lẫn những điều thô tục. Kiểu tóc búi nữ tiêu biểu cho quan niệm thẩm mỹ Miyabi là các kiểu tóc búi cao Takashimada, đặc biệt là kiểu tóc búi truyền thống Bunkin takashimada. Độ cao của búi tóc Bunkin takashimada thể hiện sự tao nhã, thanh lịch và quý phái, là kiểu tóc cô dâu phổ biến trong suốt thời kỳ Edo và trong nghi thức lễ cưới Thần đạo của người Nhật ngày nay. Kiểu tóc búi thể hiện sự cao quý của nam giới Nhật Bản thời xưa chính là Chonmage. Điểm nhấn của Chonmange chính là phần tóc cột thành nhúm, sau đó bẻ ngược đính lên phía trước, phần tóc ở trán cũng sẽ được cạo hình trăng lưỡi liềm nên kiểu tóc này còn được gọi là kiểu tóc “vầng trăng khuyết”. Samurai thường để kiểu tóc này với lý do khi ra trận dễ dàng đội mũ giáp và không cảm thấy nóng bức. Do tầng lớp samurai được kính trọng và có địa vị cao trong xã hội, nên kiểu tóc Chonmage trở thành biểu tượng cho phẩm chất đạo đức cao quý và sự sang trọng của nam giới trong thời kỳ này. Hình 1. Kiểu tóc Bunkin takashimada. Nguồn: https://tinyurl.com/zvuybwws, Truy cập 10/5/2021 2887
  5. Shibui (Tinh tế) Đơn giản, tinh tế, không phô trương chính là một trong các yếu tố quyết định vẻ đẹp theo quan niệm của người Nhật Bản. Shibui là quan niệm của người Nhật về vẻ đẹp ẩn trong sự đơn giản nhưng không phải đơn giản đến “xuề xòa”, mà sự đơn giản đó phải thể hiện được nét tinh tế. Các kiểu tóc búi thể hiện quan niệm về cái đẹp tinh tế như kiểu tóc Kushimaki có tạo hình đơn giản bằng cách quấn tóc bằng một chiếc lược và là một trong những kiểu búi tóc đơn giản nhưng tinh tế trong số các kiểu tóc búi của phụ nữ Nhật Bản. Ngoài ra, kiểu tóc Hyogomage với cách quấn tóc thành vòng cao ở trên đỉnh đầu và ở sau gáy, tạo thành phần búi nhô ra, kết hợp cùng với tóc mái, tóc mai và phần búi cũng rất được yêu thích và được xem là biểu hiện của nét đẹp tinh tế. Hình 2. Kiểu tóc Kushimaki nguồn: https://tinyurl.com/3c6sdxxy,Truy cập 10/5/2021 Iki (Độc đáo) Iki có nghĩa là một sự độc đáo mang vẻ đẹp. Quan niệm về nét đẹp thể hiện sự phá cách của người Nhật đó là nét đẹp ấy phải đi cùng với sự tinh tế, như vậy đó mới là một vẻ đẹp đích thực. Kiểu tóc búi thể hiện nét “độc đáo nhưng tinh tế” dành cho thiếu niên trước khi làm lễ thành nhân là Wakashumage - kiểu tóc búi cao có phần tóc mái được búi thành hai phần, tóc được cạo ở giữa đỉnh đầu và dùng dây buộc tóc trang trí công phu tạo thành những nếp gấp làm hai thắt chặt phần búi tóc vào trong. Đến thời Edo, phần tóc mái được thay đổi và chỉ tạo kiểu một búi phía trước trán. 2888
  6. Hình 3. Kiểu tóc Wakashumage nguồn: https://tinyurl.com/dx4wjtdr, Truy cập 10/5/2021 Ensou (Khoảng trống) Ensou là một quan niệm về cảnh giới giác ngộ trong Thiền tông, được biểu đạt bằng hình một vòng tròn nhằm thể hiện ý nghĩa về sự vô cực của thế giới hay khoảng không gian thanh tịnh. Các kiểu tóc búi với tạo hình vòng tròn được cho là thể hiện ý nghĩa về sự tự do, viên mãn trong tâm trí. Các kiểu tóc với phần búi thành vòng tròn được cả nam giới và nữ giới yêu thích như kiểu tóc Katsuyama. Ban đầu đây là kiểu tóc thể hiện vẻ thanh tú của các võ sĩ thời Genroku, nhưng do kiểu tóc vừa thể hiện nét thanh lịch, tao nhã vừa thể hiện sự mạnh mẽ nên sau đó được các cô gái trẻ yêu thích và trở thành kiểu tóc nữ thịnh hành trong thời kỳ này. Hình 4. Kiểu tóc Katsuyama Nguồn: https://tinyurl.com/chppn95a, truy cập 10/05/2021 2889
  7. Kawaii (Dễ thương) Kawaii mang ý nghĩa dễ thương, đáng yêu hoặc dễ mến. Dễ thương là một yếu tố được giới trẻ Nhật Bản, đặc biệt là giới trẻ ngày nay rất yêu thích và trở thành một yếu tố quan trọng trong tiêu chí thẩm mỹ của người Nhật. Tiêu biểu cho phong cách này có kiểu tóc búi Karawamage. Kiểu tóc búi Karawamage phổ biến từ cuối thời Muromachi, là kiểu tóc dành cho thiếu nhi trong độ tuổi từ 6 đến 10 tuổi, thể hiện nét đẹp trong trẻo và tinh nghịch. Hình 5. Kiểu tóc Karawamage Nguồn: https://tinyurl.com/59bxbax9, truy cập 10/05/2021 1.4 Ứng dụng và phương thức bảo tồn văn hóa tóc búi Nhật Bản thời hiện đại Ứng dụng của kiểu tóc búi truyền thống thời hiện đại Kiểu tóc búi truyền thống Nhật Bản được ứng dụng như là một kiểu tóc trong đời sống sinh hoạt thường nhật. Nhiều kiểu tóc thịnh hành ngày nay lấy cảm hứng từ các kiểu tóc búi truyền thống của người Nhật như Chonmage đuôi ngựa, Chonmage cạo nửa đầu,... Đây là kiểu tóc được nam giới ưa chuộng vì kiểu dáng độc đáo và thú vị, đồng thời thể hiện cá tính và sự phá cách trong nghệ thuật làm đẹp. Ngay cả các diễn viên nổi tiếng thế giới như Orlando Bloom, Jared Leto, Zayn, Brent Burns,… cũng yêu thích và từng để kiểu tóc biến tấu từ kiểu tóc Chonmage truyền thống. Ngoài ra, kiểu tóc búi truyền thống cũng được sử dụng trong các loại hình nghệ thuật, thể thao, hay trong các lễ hội truyền thống của người Nhật. Kiểu tóc búi truyền thống của nam và nữ còn được lưu giữ thông qua hình ảnh các diễn viên kịch sân khấu, điện ảnh thuộc thể loại Jidai mono, diễn viên tấu hài và các võ sĩ Sumo. Đặc biệt, hình ảnh kiểu tóc búi truyền 2890
  8. thống trong những nghi lễ vòng đời như lễ cưới, lễ thành nhân kết hợp với trang phục kimono truyền thống được xem là phong cách chuẩn mực trong văn hóa và nghệ thuật làm đẹp của người Nhật. Phương thức giữ gìn và phát huy nghệ thuật búi tóc truyền thống của người Nhật Do nhu cầu tạo hình kiểu tóc búi truyền thống trong các dịp lễ hội, sự kiện, cũng như nhu cầu làm đẹp trong đời sống sinh hoạt mà nghề làm tóc truyền thống ở Nhật Bản hiện nay vẫn giữ một vị trí quan trong trong xã hội. Để nghề làm tóc truyền thống không bị mai một, người Nhật thường tổ chức các cuộc thi làm tóc truyền thống, các khóa học và các buổi triển lãm về kiểu tóc truyền thống của Nhật Bản để các thế hệ sau biết đến nét văn hóa truyền thống của dân tộc. 2 KẾT LUẬN Qua các kiểu tóc búi ta nhận thấy được sự đa sắc trong cảm quan thẩm mỹ của người Nhật, từ quan điểm về nét đẹp thể hiện trong sự đơn giản, dễ thương đến nét đẹp mang phong thái quý phái, sang trọng, tinh tế. Mỗi kiểu tóc không chỉ mang ý nghĩa mà người mang kiểu búi tóc muốn truyền đạt, mà còn phản ánh nét văn hóa và quan niệm thẩm mỹ của người Nhật qua các thời kỳ lịch sử. Qua bàn tay khéo léo của những nghệ nhân làm tóc, những kiểu búi tóc truyền thống Nhật Bản được gìn giữ và phát huy, nhờ đó nghệ thuật làm tóc truyền thống Nhật Bản vẫn không bị mất đi theo thời gian mà vẫn giữ được nét đặc trưng riêng biệt. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hironobu Takahashi 高橋 浩伸 (2018) 日本人の美意識に関する基礎的研究. 研究論文・ 研究報告、芸術工学会誌 No.77, Oct, pp.158 -165. [2] Hoàng Phê (2003) Từ điển Tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng. [3] Komada Makiko 駒田 牧子,(2019)日本髪. 化粧文化 Plus, Vol 10. ポーラ化粧文化情 報セン. [4] Lương Minh Chung (2016). Quan niệm về cái đẹp của người Nhật Bản. https://vijaexpress.com/quan-niem-ve-cai-dep-cua-nguoi-nhat-ban/. Truy cập 5/2/2021. [5] Ngọc Oanh (2021) Những kiểu tóc cầu kỳ của phụ nữ Nhật Bản xưa. Kilala. https://tinyurl.com/tnkpvewa. Truy cập ngày 22/3/2021. [6] Nguyễn Phương Khánh (2018) Mỹ học truyền thống Nhật Bản từ góc nhìn văn hóa. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, Số 10(131), tr.35-40. [7] Nguyễn Triều Viễn Ý (2017) Điều kiện tự nhiên với Ý thức thẩm mỹ của người Nhật. https://tinyurl.com/uv36fuhs. Truy cập 5/2/2021. 2891
  9. [8] Phạm Quang Trung. Mỹ học Đại cương - Giáo trình Đại học. https://tinyurl.com/h6dynbve. Truy cập 28/02/2021. [9] Phanta Porta (2018) 歴 史 ・ 時 代 も の を 書 く 人 必 見 ! 日 本 人 の 髪 型 & 髷 の 歴 . https://www.phantaporta.com/2018/01/mage.html. Truy cập 15/1/2021. [10] Shenyunperformingart. 古代人の生活へタイムスリップ:髪を結う―ファッションのし きたり. https://tinyurl.com/cu3atzpc. Truy cập 26/03/2021. [11] Vtudien. https://tinyurl.com/3j5r9bby. Truy cập 28/02/2021. [12] Wadaiko Biyori 太鼓日和 (2020) 日本の「美意識」や「美の概念」説明できますか? 「あはれ」「侘び寂び」「かわいい」などを紹介. https://magazine.wadaiko- kohasu.com/traditional/461/. Truy cập 4/1/2021. 2892
nguon tai.lieu . vn