Xem mẫu

  1. QUAN NIỆM CỦA G. W. F. HEGEL VỀ QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC TRONG TÁC PHẨM “CÁC NGUYÊN LÝ CỦA TRIẾT HỌC PHÁP QUYỀN” SV: Nguyễn Thị Xuyên Lớp: ĐHGDCT11 GVHD: ThS. Đỗ Duy Tú Tóm tắt: Bài viết làm rõ quan niệm của Hegel về quyền lực nhà nước trong tác phẩm “Các nguyên lý của triết học pháp quyền”, đồng thời bước đầu đánh giá ý nghĩa quan niệm của Hegel về quyền lực nhà nước như là gợi mở đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền phù hợp với nhu cầu thực tiễn của mỗi quốc gia hiện nay. Từ khóa: Hegel, quyền lực nhà nước, triết học pháp quyền. 1. Đặt vấn đề Hegel (1770 – 1831) - một trong những nhà triết học vĩ đại của nhân loại, nội dung triết học của Hegel bao trùm nhiều lĩnh vực, đƣợc thể hiện thông ba phần: lôgic học, triết học về tự nhiên, triết học về tinh thần. Trong hệ thống triết học Hegel, triết học pháp quyền là một trong những đóng góp quan trọng của ông đối với sự phát triển của lịch sử tƣ duy nhân loại. Triết học pháp quyền của Hegel là đỉnh cao của tƣ tƣởng pháp quyền phƣơng Tây cổ điển trƣớc thế kỉ XX, là nền tảng của tƣ tƣởng pháp quyền hiện đại. Hegel tiếp nối những bậc tiền bối của ông nhƣ Montesqueu, Rousseau, I. Kant đã bàn tới vấn đề nhà nƣớc pháp quyền thích hợp với công cuộc xây dựng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc ở Việt Nam hiện nay. Quan điểm triết học pháp quyền của Hegel nói chung và quyền lực Nhà nƣớc nói riêng đƣợc thể hiện một cách có hệ thống và rõ ràng trong tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền. Triết học pháp quyền của Hegel là sự kết tinh, phản ánh việc thực hành quyền lực pháp luật trong tƣ tƣởng của ông lúc bấy giờ. Vì vậy việc nghiên cứu quan niệm về quyền lực nhà nƣớc trong triết học pháp quyền của Hegel, giúp cho chúng ta có nhận thức đúng đắn hơn về giá trị tƣ tƣởng của Hegel. 2. Nội dung 2.1. Bối cảnh lịch sử và tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng của Hegel về quyền lực nhà nước trong tác phẩm “ Các nguyên lý của triết học pháp quyền” 2.1.1. Bối cảnh lịch sử Tây Âu và nước Phổ cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX 46
  2. Có thể khẳng định rằng, sự ra đời của hệ thống triết học Hegel nói chung, triết học pháp quyền nói riêng có tính quy luật. Thực tế là triết học pháp quyền Hegel ra đời không phải trên mảnh đất hoang. Nói cách khác, sự xuất hiện của nó là dựa trên một nền tảng, một bối cảnh lịch sử cụ thể. Bối cảnh đó chính là hiện thực lịch sử, văn hóa, xã hội nƣớc Đức và châu Âu cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX. Bối cảnh lịch sử Tây Âu cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX Sự xuất hiện của giai cấp tƣ sản báo hiệu sự cáo chung của chế độ phong kiến ở châu Âu đã đến bắt đầu từ thế kỷ XV. Ở Tây Âu, cụ thể là ở Italia, ngay từ thế kỷ XV đã có sự xuất hiện các công trƣờng thủ công, nền sản xuất công trƣờng thủ công đem lại năng suất lao động rất cao. Việc cải tiến, sáng chế ra công cụ lao động mới nhƣ máy tự kéo sợi, máy in cùng với những phát kiến địa lý, nhƣ việc tìm ra châu Mỹ và các đƣờng biển đến những miền đất mới…, càng tạo điều kiện cho nền sản xuất mới tƣ bản chủ nghĩa phát triển. Sự ra đời của công cụ lao động mới cùng với sự phát triển của khoa học kỷ thuật là nguồn gốc quan trọng và trực tiếp tạo ra sự khác biệt của nền sản xuất tƣ bản chủ nghĩa với các xã hội trƣớc đó. Chính sự xuất hiện của nền sản xuất tƣ bản chủ nghĩa, sự xuất hiện của công cụ lao động mới, đã tạo ra một lƣợng của cải vật chất gấp hàng trăm lần lƣợng của cải mà phƣơng thức cũ đã tạo ra. Sự phát triển kinh tế tƣ bản chủ nghĩa phá tan dần các quan hệ kinh tế phong kiến, làm nảy sinh một giai cấp mới – giai cấp tƣ sản. Giai cấp tƣ sản đã nhanh chóng trở thành một lực lƣợng xã hội tiến bộ đại diện cho một phƣơng thức sản xuất mới – phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa. Bên cạnh đó, chế độ phong kiến châu Âu với những đặc trƣng của nó là sự chuyên chế, đặc quyền đã không còn phù hợp trƣớc đòi hỏi của thời đại, của lịch sử lúc bấy giờ đặt ra. Do đó, việc xóa bỏ chế độ phong kiến, đẳng cấp, xây dựng một chế độ xã hội mới dựa trên quan hệ sản xuất mới phù hợp với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất là một xu thế lịch sử mà không gì có thể ngăn cản. Bối cảnh lịch sử nước Phổ cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX Trái ngƣợc với sự phát triển của Anh, Pháp, Italia, Hà Lan thì Nhà nƣớc Phổ của thế kỷ XVIII đang còn chìm trong giấc ngủ mùa Đông và thực chất vẫn chỉ là một nƣớc quân chủ chuyên chế phân quyền bản thân nó mang trong mình tính lạc hậu và bảo thủ của một chế độ xã hội cần phải thay thế bởi một chế độ mới. Nhà nƣớc Phổ lúc bấy giờ gồm khoảng 300 nhà nƣớc tự chủ nhỏ, những nhà nƣớc này là lãnh địa 47
  3. phong kiến cha truyền con nối. Đứng đầu lãnh địa là các ông Hoàng với chế độ cai trị chuyên chế độc tài, trong mỗi lãnh địa đều có quân đội, cảnh sát, tiền tệ, thuế quan riêng. Chính sự phân tán về chính trị và kinh tế là rào cản, cản trở sự phát triển đất nƣớc theo con đƣờng tƣ bản chủ nghĩa. Về kinh tế: Nƣớc Phổ là nƣớc chiến tranh xảy ra triền miên gây ra những tàn phá nặng nề, không có giao thông nối liền với nhau, không có một thị trƣờng chung, chịu nhiều hàng rào thuế quan. Về chính trị: Tập đoàn phong kiến Phổ đứng đầu là vua Friedrich Wilhem II, vẫn bảo thủ và tăng cƣờng quyền lực của mình, duy trì chế độ quân chủ chuyên chế hà khắc, muốn dẫn nhân dân quay lại thời trung cổ, ngăn cản đất nƣớc đi theo con đƣờng tƣ bản chủ nghĩa. 2.1.2. Tiền đề lý luận cho sự hình thành tƣ tƣởng của Hegel về quyền lực nhà nƣớc trong tác phẩm “Các nguyên lý của triết học pháp quyền” Thứ nhất, triết học chính trị Hy Lạp Cổ đại. Thực tế, Hegel chịu ảnh hƣởng từ quan niệm hữu cơ của Platon và Aristotele về nhà nƣớc, về mối quan hệ giữa chỉnh thể đạo đức và bộ phận, giữa con ngƣời và nhà nƣớc. Về mặt phƣơng pháp luận, Hegel bị tác động bởi Aristotele. Ngoài ra, tƣ tƣởng pháp trị của Aristotele cũng có ảnh hƣởng đến triết học pháp luật của Hegel. Theo Aristotele, cần phải luật pháp, chứ không phải con ngƣời có quyền tối thƣợng, vì con ngƣời luôn luôn để tƣ lợi và tình cảm xen vào. Sự thực, Aristotele không phải là ngƣời đƣa ra thuyết phân quyền theo tinh thần của lý luận về nhà nƣớc pháp quyền, nhƣng ông đã đƣa ra tƣ tƣởng cho rằng trong bất kỳ nhà nƣớc nào cũng phải có ba yếu tố: cơ quan làm luật trong coi việc nƣớc, các cơ quan thực thi và tòa án. Trên thực tế, Hegel lại thƣờng quy chiếu tới học thuyết chính trị của Platon hơn là của Aristotele, vì ông tin, một cách không đúng, rằng Platon đã mô tả Polis hiện thực của ngƣời Hy Lạp chứ không phải là một lý tƣởng. Do vậy, theo Hegel, Nhà nƣớc hợp lý tính hiện đại phải bao gồm tất cả những giá trị quan trọng đƣợc hiện thân ở các nhà nƣớc trong quá khứ, và vì thế không “phiến diện” nhƣ trƣớc đây. Thứ hai, triết học chính trị thời Cận đại Không chỉ có Platon và Aristotele, triết học pháp quyền Hegel còn tiếp thu các công trình triết học Cận đại. Về phƣơng diện lý luận, có thể nói, trong các triết gia chính trị, Montesquieu (1689 – 1755) là ngƣời có ảnh hƣởng mạnh nhất đến Hegel. Montesquieu đã có tƣ duy biện chứng dù chƣa cao (nhờ các thành tựu của khoa sinh học đƣơng thời) trong việc 48
  4. luận giải các vấn đề về nhà nƣớc và pháp luật. Bằng chứng là, Hegel đánh giá cao Montesquieu khi đã đề ra đƣợc “một quan niệm lịch sử đúng đắn, một quan điểm triết học đích thực khi cho rằng việc ban bố pháp luật nói chung cũng nhƣ các quy định đặc thù của nó không đƣợc phép xem xét một cách cô lập và trừu tƣợng, mà đúng hơn là một kiểu phụ thuộc vào một toàn thể, trong sự kết nối với mọi quy định khác, tạo nên tính cách của một quốc gia và một thời đại” [2, tr.119]. Hegel vừa tiếp thu tƣ tƣởng triết học chính trị của Montesquieu, vừa phê phán kịch liệt thuyết tam quyền phân lập của ông. Hegel cho rằng, trong Nhà nƣớc đạo đức thì có sự phân quyền nhƣng không theo mô hình tam quyền phân lập của Montesquieu, trái lại theo mô hình phân công trong sự thống nhất hữu cơ của Nhà nƣớc. Hegel xem xét nhà nƣớc và các cơ quan quyền lực của nó nhƣ một chỉnh thể, một cái toàn bộ. Trong quan niệm của Rousseau, quyền lực Nhà nƣớc là phải thống nhất, nhƣ là một chỉnh thể, một cái toàn thể. Nhƣng rõ ràng, Nhà nƣớc trong tƣ tƣởng của Rousseau thể hiện ra là Nhà nƣớc pháp quyền, theo nghĩa pháp luật có địa vị tối thƣợng. Ngay nhƣ vị nguyên thủ cũng phải đứng dƣới luật vì ông ta chỉ là một thành viên của Nhà nƣớc mà thôi. Sự thực, Montesquieu chính là ngƣời mở đầu cho phong trào giải phóng tƣ tƣởng vĩ đại, tiếp tục phát triển và hoàn thiện lý luận về quyền con ngƣời. Nhƣng xa hơn, không thể không kể tới T. Hobbes và J. Locke. Thực tế Hobbes là nhà tƣ tƣởng đầu tiên “thoát ly” khỏi sự ảnh hƣởng của nhà thờ Kitô giáo trong quan niệm về xã hội cũng nhƣ về nhà nƣớc. Theo Hobbes thì nhà nƣớc, con ngƣời và quyền con ngƣời hoàn toàn không phải là sản phẩm thuần túy của Chúa mà nó là kết quả của chính hoạt động thực tiễn của con ngƣời. Nhƣng phải đến Locke thì lý luận về quyền con ngƣời mới thực sự trở thành một học thuyết mang tính hệ thống với thuyết tam quyền phân lập. Các triết gia thời Cận đại nhƣ Hobbes, Locke đều đặt ra vấn đề tự do cá nhân của công dân, với tƣ cách là thành viên của Nhà nƣớc chính trị. Kế thừa một cách có phê phán lý luận về các quyền tự do và bình đẳng của các bậc tiền bối. Thứ ba, truyền thống tư tưởng pháp luật Đức Thực tế lịch sử cho thấy, tƣ tƣởng pháp luật đóng vai trò không nhỏ trong quá trình phát triển về mặt tinh thần của nƣớc Đức. Đến cuối thế kỷ XVIII, nƣớc Đức đã hình thành một truyền thống lý luận trong sự luận chứng cho pháp luật về mặt đạo đức, truyền thống bắt nguồn từ Johannes Althusius, Samuel Pufendorf, Thomasis Christian và đƣợc Gottfried Leibniz, Christian Wolff bổ sung, chỉnh lý. Truyền thống này 49
  5. coi pháp luật là đối tƣợng đạo đức, có nguồn gốc không phải là bản tính vật lý mà là bản tính lý tính của con ngƣời. Nói khác, nó đặt pháp luật của Nhà nƣớc trên nền tảng của lý tính hay lý trí. Johannes Althusiua (1563 – 1638) chính là nhà tƣ tƣởng khởi đầu của truyền thống pháp luật Đức. Althusius đề cao vai trò của Hiến pháp và pháp luật trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cũng nhƣ sử dụng quyền lực nhà nƣớc. Ông cho rằng, cần phải gia tăng vai trò của ngƣời dân và các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong việc phản biện và kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nƣớc, dù quyền lực đó là do chính nhân dân ủy nhiệm. Tiếp nối Althusius, Samuel von Pufendorf (1632 – 1694) – là nhà luật học và sử học – đã phát triển tƣ tƣởng pháp luật lên một nấc thang cao hơn. Pufendorf quan niệm nhà nƣớc là một thực thể đạo đức, theo nghĩa là nhà nƣớc điều hòa các xung đột xã hội, bảo vệ các thành viên trƣớc mối đe dọa từ những ngƣời khác. Sau Pufendorf là tƣ tƣởng pháp luật của Thomasius Christian (1655 -1728). Thomasius đã ủng hộ và tiếp thu tƣ tƣởng của Pufendorf về luật tự nhiên dựa trên lý trí con ngƣời. Ông muốn xây dựng một nhà nƣớc lý tƣởng dựa trên luật của lý trí. Tƣ tƣởng triết học của Thomasius trở thành cơ sở quan trọng cho những nghiên cứu sau này của Wolff và Kant, đặc biệt là trong lĩnh vực đạo đức và luật tự nhiên. Christian Wolff (1679 - 1754), là nhà triết học duy lý quan trọng nhất ở thế kỷ XVIII ở Đức. Wolff cho rằng, một xã hội phải phù hợp với luật tự nhiên, và phù hợp với luật tự nhiên chắc chắn có nghĩa là sự hoàn hảo/hạnh phúc. Theo Wolff, con ngƣời có lý tính không cần tới một luật pháp nào khác ngoài luật tự nhiên, thông qua lý tính dùng làm luật pháp cho mình. Thứ tư, các nhà triết học duy tâm Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX Trong những tiền đề tƣ tƣởng cho việc hình thành quan niệm Hegel về quyền lực nhà nƣớc, có thể nói, Hegel đã kế thừa trực tiếp các công trình triết học thực hành của Kant (1724 - 1804) và Johann Gottlieb Fichte (1762 - 1814). Trong Các nguyên lý của triết học pháp quyền, Hegel kế thừa Kant ở quan niệm về tự do, tự do ý chí và ý chí tự do, nhƣng ông phê phán kịch liệt Kant trong sự phân chia con ngƣời thành hai tƣ cách: hiện tƣợng và Vật tự thân. Trong triết học pháp quyền, Kant cho rằng, Nhà nƣớc phải thể chế hóa các quyền tự nhiên của con ngƣời thông qua hệ thống 50
  6. luật pháp. Nhà nƣớc là một thiết chế gắn kết và ràng buộc các cá nhân bởi quy định của pháp luật. Sau Kant thì Johann Gottlieb Fichte là ngƣời đã có ảnh hƣởng tới Hegel. Trong triết học pháp quyền của mình, Fichte đã luận chứng về mặt triết học cho nhà nƣớc pháp quyền. Nhà nƣớc phải đảm bảo cho các công dân đƣợc tự do và nhiệm vụ của mỗi công dân là ủng hộ cho mục đích đó của Nhà nƣớc. Hegel đã tiếp thu “chủ nghĩa yêu nƣớc” của Fichte, đƣợc Hegel hiểu nhƣ tâm thế của công dân ý thức đƣợc rằng cộng đồng là cơ sở và mục đích của mình. 2.2. Nội dung cơ bản trong quan niệm của Hegel về quyền lực nhà nước 2.2.1. Nguồn gốc của quyền lực nhà nước Theo Hegel, quyền lực nhà nƣớc bắt nguồn từ quyền lực nhân dân, là thuộc về nhân dân. Bởi, nhà nƣớc theo Hegel là nhà nƣớc của xã hội dân sự chứ không phải xã hội dân sự là hình thức biểu hiện cụ thể của nhà nƣớc lý tính. Nói cách khác, xã hội dân sự là cơ sở của nhà nƣớc. Trong tác phẩm “Các nguyên lý của triết học pháp quyền” xã hội dân sự chính là cơ sở hiện thực cho sự ra đời của Nhà nƣớc nói chung và quyền lực của nhà nƣớc nói riêng, vì rằng: Thứ nhất, trong tƣ tƣởng của Hegel, Nhà nƣớc chính trị ra đời nhằm khắc phục các hạn chế của thiết chế gia đình và xã hội dân sự, theo đó nó đƣợc cấu thành một cách nội tại từ xã hội dân sự nhƣ là giải pháp cho những vấn đề của xã hội. Trong xã hội dân sự, thƣờng xuyên xảy ra xung đột, mâu thuẫn giữa ngƣời nghèo và ngƣời giàu, giữa các giai tầng, giữa các cá nhân và xã hội. Bởi vậy, nhà nƣớc ra đời với tƣ cách là nhằm dung hòa các mâu thuẫn giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo, giữa các giai tầng và định hƣớng cho xã hội phát triển, tiến bộ hơn. Thứ hai, nhà nƣớc đƣợc coi là một thiết chế xã hội đảm bảo các quyền cơ bản của con ngƣời (gồm quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng và quyền tƣ hữu). Nhà nƣớc này vừa mang bản chất giai cấp, vừa mang bản chất phi giai cấp. Bởi trong tƣ tƣởng của Hegel, nhà nƣớc nói chung và quyền lực của nhà nƣớc không chỉ là thiết chế chính trị của một xã hội có giai cấp nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, duy trì trật tự xã hội theo hƣớng có lợi cho giai cấp thống trị mà Hegel còn cho rằng nhà nƣớc không thuộc về giới tự nhiên mà là Tinh thần khách quan, nói cách khác, nhà nƣớc trong quan niệm của Hegel không phải chỉ bó hẹp theo nghĩa là nhà nƣớc giai cấp, Nhà nƣớc thống trị mà rộng hơn nó còn là quốc gia dân tộc. 51
  7. Thứ ba, Nhà nƣớc trong quan niệm của Hegel thể hiện ra là nấc thang phát triển cao hơn, hoàn thiện hơn so với xã hội dân sự. Hegel là ngƣời đầu tiên đã phân biệt một cách rõ ràng hai khái niệm xã hội dân sự và Nhà nƣớc cùng mối quan hệ giữa chúng. Theo Hegel xã hội dân sự và Nhà nƣớc tuy là độc lập với nhau nhƣng bản chất chúng có nguồn gốc với nhau “Nhà nƣớc, là bản thân hệ thần kinh với sự tổ chức nội bộ của nó, nhƣng nó chỉ sống thật trong chừng mực hai mômen kia – trong trƣờng hợp này là gia đình và xã hội dân sự - đều đƣợc phát triển bên trong nó”. 2.2.2. Vai trò của hiến pháp và pháp luật trong thực thi quyền lực của nhà nước Giữa luật pháp với vấn đề thực thi quyền lực nhà nƣớc có mối quan hệ khăng khít liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Luật pháp là cái phổ biến và khách quan bên trong nhà nƣớc có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, tạo hành lang pháp lý để đảm bảo các quyền cơ bản của con ngƣời, đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho công dân. Đồng thời luật pháp cũng chính là cơ sở đảm bảo quyền lực nhà nƣớc đƣợc thực thi, theo Hegel nhà nƣớc đứng vững đƣợc và quyền lực nhà nƣớc đƣợc thực thi là bởi nhờ vào pháp luật bảo hộ chứ không phải nhờ vào các lực lƣợng siêu nhiên nào. Hegel hết sức coi trọng và đề cao vai trò của hiến pháp, ông coi đó là linh hồn sống, thực thể hữu cơ của nhà nƣớc và của quyền lực nhà nƣớc. Ông viết “Nhà nƣớc có một linh hồn tạo nên sức sống của nó, và cái linh hồn kích hoạt này chính là tính chủ thể” [2, tr.718], chính hiến pháp tạo nên hiện thực cho nhà nƣớc, tức tạo nên sự tồn tại tự mình và cho mình của nhà nƣớc. Nhƣ vậy, hiến pháp hay pháp luật cần phải phù hợp với trình độ phát triển của nhà nƣớc cũng nhƣ sự phát triển của “Tự- ý thức của dân tộc” theo đó không thể áp đặt hoặc bê nguyên si một bộ luật nào đó của một quốc gia này vào một quốc gia khác mà cần phải dựa vào tình hình thực tế của mỗi quốc gia mà ta áp dụng cho phù hợp hay sáng tạo phát triển để phù hợp với tình hình của đất nƣớc mình “một Bộ luật không thể có giá trị cho mọi thời” [2, tr.596]. Tƣ tƣởng của Hegel về vai trò của Hiến pháp và pháp luật trong thực thi quyền lực của Nhà nƣớc đƣợc thể hiện ở những nội dung sau: Thứ nhất, hiến pháp và pháp luật là công cụ vĩ mô thực thi quyền lực nhà nƣớc đồng thời cũng là phƣơng tiện hạn chế quyền lực của nhà nƣớc, quyền lực nhà nƣớc thể hiện thông qua các văn bản quy phạm 52
  8. pháp luật mà đứng đầu là hiến pháp. Hegel nhận thấy, nếu thiếu một bộ luật sẽ gây ra sự hỗn loạn, trong việc quản trị và thực thi luật pháp. Thứ hai, luật pháp luôn tạo ra khuôn khổ pháp lý cho các mối quan hệ của công dân, ở đây thể hiện quyền bình đẳng của công dân trƣớc pháp luật không phải là hình thức trả thù hay xử lý theo cảm tính mà là xử lý đúng theo quy định của pháp luật. 2.2.3. Sự phân chia quyền lực giữa các cơ quan nhà nước Theo Hegel sự phân chia quyền lực của các cơ quan nhà nƣớc thể hiện: + Quyền lực của quốc vƣơng (quyền của tính cá biệt): Hegel quan niệm, quyền lực quốc vƣơng là đỉnh cao và là chỗ bắt đầu của cái toàn bộ, tức là của chính thể quân chủ lập hiến. Quốc vƣơng “là ngƣời có trách nhiệm trực tiếp và duy nhất trong việc chỉ huy lực lƣợng vũ trang, xử lý quan hệ với các Nhà nƣớc khác thông qua sứ thần v.v…, quyết định về chiến tranh và hòa bình cũng nhƣ ký kết các hiệp ƣớc đủ mọi loại” [2, tr.820]. Nhƣng những quyết định của ông chỉ là một hình thức, và tất cả những gì cần đến ở một vị quốc vƣơng là đồng ý vì cơ quan tối cao phải là nơi tính cách đặc thù của ngƣời đứng đầu không có sự quan trọng nào. + Quyền hành pháp (quyền của tính đặc thù): quyền hành pháp bao gồm cả quyền tư pháp và cảnh sát các quyền có quan hệ trực tiếp đến các công việc đặc thù của xã hội dân sự, và khẳng định lợi ích phổ biến bên trong những lợi ích [đặc thù] này nằm bên trong và bên ngoài lợi ích phổ biến của nhà nƣớc. + Quyền lập pháp (quyền của tính phổ biến): Bản thân quyền lập pháp là một bộ phận của hiến pháp và lấy hiến pháp làm tiền đề, nhƣng bản thân hiến pháp là tự-mình và cho-mình, nằm bên ngoài lĩnh vực mà quyền lập pháp có thể quy định một cách trực tiếp; nhƣng hiến pháp lại tiếp tục phát triển thông qua sự tiếp tục phát triển của luật pháp và tính chất tiến bộ dần dần của những sự vụ phổ biến của nhà nƣớc. Hegel cho rằng việc đồng nhất hoặc tách biệt hoàn toàn các cơ quan quyền lực của nhà nƣớc đều không phải là cách tốt nhất. Theo Hegel trong nhà nƣớc pháp quyền không nhất thiết phải có sự phân công quyền lực, nhƣng tƣ tƣởng này Hegel chƣa phân tích rõ và còn nhiều hạn chế đƣợc thể hiện trong nhà nƣớc Phổ là quốc vƣơng là ngƣời nắm giữ quyền lực tối cao, có sức mạnh tuyệt đối trong học thuyết về quyền lực nhà nƣớc của Hegel bị giới hạn bởi quyền lực quốc vƣơng. 53
  9. 2.3. Ý nghĩa hiện thời của quan niệm của Hegel về quyền lực Nhà nước Triết học là giá trị văn hóa tinh thần tinh túy nhất, là lịch sử đƣợc tái hiện dƣới hình thức tƣ tƣởng, hệ thống các vấn đề triết học làm nên diện mạo tinh thần của thời đại. Trong đó, hệ thống triết học của Hegel là sự thấu hiểu, sự phản ánh một cách bao trùm và sâu sắc nhất cả thời đại trong phạm vi tƣ tƣởng. Hệ thống triết học Hegel nói chung và hệ thống triết học pháp quyền nói riêng mà tiêu biểu là cuộc cách mạng Pháp là sự chuẩn bị cho cuộc cách mạng dân chủ tƣ sản ở Đức. Triết học pháp quyền Hegel là những gợi ý sâu sắc cho mô hình nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, việc làm rõ quan điểm triết học chính trị của Hegel có ý nghĩa cho phép không chỉ bảo vệ chủ nghĩa Mác mà còn nghiên cứu sâu sắc hơn cội nguồn và bản chất của Nhà nƣớc toàn trị, từ đó vạch ra con đƣờng khắc phục nó để xây dựng nhà nƣớc pháp quyền. Thứ nhất, quan niệm của Hegel về nhà nƣớc nói chung, quyền lực nhà nƣớc nói riêng là tƣ tƣởng về một Nhà nƣớc pháp quyền và trên hết là một nhà nƣớc phúc lợi, một nhà nƣớc của dân, do dân và vì dân nhằm đảm bảo các quyền con ngƣời cũng nhƣ đem lại sự an lạc cho mọi công dân. Hegel chỉ rõ “Nhu cầu ở, mặc, sự cần thiết không để thực phẩm ở dạng thô nữa mà xử lý nó để ăn đƣợc cũng nhƣ phá vỡ tính trực tiếp tự nhiên của chúng, làm cho đời sống của con ngƣời không thuận tiện nhƣ đời sống của thú vật, - nhƣng điều ấy là cần phải nhƣ thế, vì con ngƣời là một thực thể mang tính tinh thần” [2, tr.557]. Hegel quan niệm con ngƣời là một sinh thể sống và trong chừng mực ấy con ngƣời có quyền sống, có nhu cầu bảo tồn sự sống của mình. Rõ ràng quyền sống là quyền thiêng liêng nhất của mỗi con ngƣời, là một trong những quyền cơ bản của con ngƣời. Do đó xã hội dân sự và nhà nƣớc có chức năng phải đảm bảo quyền sinh tồn của mỗi công dân. Hegel cho rằng nhà nƣớc có mục đích cao cả là đảm bảo quyền cơ bản của ngƣời dân, nó hợp nhất lợi ích phổ biến với lợi ích đặc thù, mục tiêu này đem lại an sinh phúc lợi, nếu nhƣ những mục đích của họ không đƣợc thỏa mãn thì bản thân nhà nƣớc không đứng vững. Nhà nƣớc không coi lợi ích của những cá nhân riêng biệt là mục đích tối cao của sự tồn tại của nó, nói cách khác nhà nƣớc là một thể thống nhất của lợi ích cá nhân riêng biệt và lợi ích chung của cộng đồng và nó không phải phục tùng lợi ích của cá nhân. 54
  10. Thứ hai, trong tƣ tƣởng của Hegel, một nhà nƣớc Tốt/Thiện còn cần phải là một nhà nƣớc mạnh và cần phải có một hệ thống pháp luật chặt chẽ, trong đó hiến pháp có quyền lực cao nhất nhằm để bảo vệ lợi ích chung của nhân dân, của công dân và nó đƣợc cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật. Một nhà nƣớc Tốt là một N nhà nƣớc đạo đức, tức là nói tới đạo đức của đội ngũ quan lại, đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là vai trò của ngƣời đứng đầu. Đạo đức trong quan niệm của Hegel chẳng qua là quyền và lợi ích chung của nhân dân, của công dân. Quyền đó phải đƣợc bảo đảm bởi một hệ thống pháp luật mà cao nhất là Hiến pháp chính trị - là linh hồn, là lý tính của nhà nƣớc. Theo Hegel, để đảm bảo quyền tự do của công dân cũng nhƣ sự an lạc cho họ phải thông qua một hệ thống pháp luật rành mạch, ông cho rằng luật pháp hay pháp luật đối với mọi công dân nhà nƣớc pháp quyền phải là “luật pháp của họ, đƣợc họ biết và có giá trị hiệu lực đối với họ và nhằm bảo vệ họ” [2, tr.598]. Thứ ba, trong quan niệm của Hegel về quyền lực nhà nƣớc là tƣ tƣởng về thực hiện chức năng quản lý xã hội của nhà nƣớc bằng pháp luật. Ở đây thể hiện sự hiện hữu của Hiến pháp và Bộ luật dân sự đƣợc thông qua bởi ý chí chung của công dân, nhằm chống chuyên quyền, độc quyền cũng nhƣ bảo đảm các quyền cơ bản của con ngƣời. Về thực chất triết học pháp luật của Hegel nói chung và quan niệm về nhà nƣớc nói riêng chính là sự thể hiện ý chí và nguyện vọng của giai cấp tƣ sản Đức trong cuộc chiến tranh chống lại chế độ phong kiến lạc hậu, thiết lập trật tự mới tiến bộ hơn. Thứ tư, quyền lực nhà nƣớc theo Hegel đƣợc phân thành: quyền lực quốc vƣơng, quyền hành pháp, quyền lập pháp. Ở đây thể hiện sự phân công, phối hợp giữa ba cơ quan này là một điểm có tính nguyên tắc chỉ đạo đối với việc thiết kế mô hình tổ chức Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sự thống nhất là nền tảng, sự phân công và phối hợp phƣơng thức để đạt đƣợc sự thống nhất của quyền lực nhà nƣớc. Từ góc độ tổ chức quyền lực thống nhất đó, đƣợc cụ thể hóa thành (quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tƣ pháp) là sự thể hiện những phƣơng thức khác nhau để thực hiện quyền lực. Sự phân công của các nhánh quyền lực đó chỉ thực sự xuất hiện nhƣ một nhu cầu và khả năng hiện thực trong các nhà nƣớc dân chủ, nơi ở các mức độ khác nhau, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nƣớc, và quyền lực nhà nƣớc bắt nguồn từ nhân dân. 55
  11. Thứ năm, Hegel là ngƣời đầu tiên đã nhìn ra những hạn chế tồn tại trong mô hình tam quyền phân lập của Montesquieu. Ông cho rằng việc kiểm soát quyền lực không chỉ đƣợc thực hiện từ phía nhà nƣớc mà còn chịu sự kiểm soát từ phía xã hội dân sự, từ phía nhân dân, ngƣời chủ của Nhà nƣớc. Hegel viết “Việc bảo vệ Nhà nƣớc và của những ngƣời cai trị chống lại sự lạm dụng quyền lực từ phía các cơ quan công quyền và các viên chức của chúng, một mặt, là trách nhiệm trực tiếp của hệ thống cấp bậc trong bộ máy nhà nƣớc, nhƣng mặt khác, nằm trong thẩm quyền chính đáng của những hội đoàn, những tổ chức địa phƣơng ngăn chặn không cho sự tùy tiện chủ quan của các cơ quan đƣợc can thiệp vào riêng của mình và bổ sung sự kiểm soát từ bên dƣới cho sự kiểm soát từ bên trên vốn không thể theo dõi đến tận cùng những hành vi cá nhân” [2, tr.771]. Hegel thấy hiệu quả tƣơng đối hạn chế của việc kiểm soát quyền lực từ bên trên bởi “có nhiều trở lực mà chủ yếu do lợi ích chung của các quan chức câu kết lại thành phe nhóm chống lại cấp trên lẫn dân chúng” [2, tr.771]. Từ đó cho thấy sự tồn tại và xung đột của các lợi ích nhóm gắn liền với các nhóm lợi ích khác nhau trong nhà nƣớc pháp quyền. 3. Kết luận Tóm lại, những giá trị nền tảng của tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền thể hiện trong chính quan niệm của Hegel về nhà nƣớc và pháp luật. Triết học pháp quyền nói chung và quan niệm của Hegel về nhà nƣớc nói riêng là sự tiếp nối và mở rộng những vấn đề pháp quyền đƣợc đặt ra và trong tƣ tƣởng của Arixtotle, các triết gia Khai sáng Pháp, Đức, Kant và Fichte. Bối cảnh kinh tế - chính trị xã hội Tây Âu và nƣớc Đức cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX là nguồn gốc sâu xa làm xuất hiện những trào lƣu tƣ tƣởng mới mà trong đó có Hegel ông đã mở ra một thời đại mới của tƣ duy (Tự do, đời sống đạo đức, Nhà nƣớc pháp quyền), trong bối cảnh đó đã đặt ra những vấn đề lý luận về Nhà nƣớc và pháp luật nhu cầu về một Nhà nƣớc pháp quyền cùng với Hiến pháp, về quyền cơ bản của con ngƣời trong nhà nƣớc về sự phân chia quyền lực nhà nƣớc. Về thực chất, triết học pháp luật Hegel nói chung và quan niệm về quyền lực nhà nƣớc nói riêng chính là sự thể hiện nguyện vọng và ý chí của giai cấp tƣ sản Đức đang lớn mạnh dần lên. Thực tiễn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam đặt ra nhiều vấn đề khó khăn về mặt lý luận, do đó nhận thức lý luận, tiếp thu có chọn lọc các giá trị phổ biến của Nhà nƣớc pháp quyền nói chung và từ thực tiễn lãnh đạo quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền 56
  12. xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để giải quyết những vấn đề khó khăn về lý luận, chúng ta cần tiếp thu những tƣ tƣởng triết học về nhà nƣớc. Trong đó tƣ tƣởng triết học pháp quyền của Hegel về nhà nƣớc thông qua tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền. Tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp (2002), Triết học pháp quyền của Hegel, Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [2]. G. W. F. Hegel (2000), Các nguyên lý của triết học pháp quyền, do Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải, Nxb. Tri thức, Hà Nội. [3]. Nguyễn Chí Hiếu (2008), “Tƣ tƣởng về “nhà nƣớc mạnh” của Hegel và thực tế hiện thực hóa nó ở Đức”, Tạp chí phát triển nguồn nhân lực, (số 4). [4]. C. Mác và Ph. Ăngghen (1997), Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hegel, Toàn tập, tập 1, Nxb, Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội. [5]. Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên, 2007), Lịch sử triết học, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 57
nguon tai.lieu . vn