Xem mẫu

  1. HỘI THẢO VỀ KHOA HỌC QUẢN TRỊ (CMS-2013) QUẢN LÝ TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH – THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN BUSINESS MANAGEMENT ORGANIZATION – MARKET ACCESS OF LARGE PADDY FIELD MODEL TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi Trường Đại học Cần Thơ TÓM TẮT Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, liên kết hợp tác trong sản xuất hay liên kết trong kinh tế nói chung là tất yếu khách quan, trên cơ sở phát triển hàng hóa và phân công lao động, cạnh tranh trên thị trường. Việc quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình liên kết sẽ giúp nhà sản xuất giảm rủi ro các biến động về giá cả thị trường và giảm ảnh hưởng của thời tiết, tạo điều kiện để thâm canh nông nghiệp; giúp các doanh nghiệp thuận tiện trong việc lập kế hoạch kinh doanh, đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu. Mô hình cánh đồng mẫu lớn cho thấy những hiệu quả kinh tế cao trong việc nâng cao thu nhập cho ngừơi nông dân, liên kết thị trừơng và từng bứơc xây dựng thương hiệu gạo Việt với vùng nguyên liệu chất lựơng cao, và hình thành lực lượng nông dân có trình độ cao trong quá trình sản xuất lúa. Kết quả của nghiên cứu so sánh hiệu quả quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh của hai nhóm nông hộ trồng lúa ở tỉnh An Giang: nhóm nông hộ trong mô hình Cánh đồng mẫu lớn và nhóm ngoài mô hình, từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao thâm nhập thị trường lúa gạo thông qua việc tạo mối liên kết bền vững giữa Doanh nghiệp- Nông dân. Từ khóa: Tổ chức sản xuất, thâm nhập thị trường, cánh đồng mẫu lớn, kinh doanh, quản lý. ABSTRACT In the globalization stage, vertical cooperation is necessary to enhance the competitive advantage in the market. Moreover, the production cooperation model will assisst the primary producers to de-risk the market price fluctuation and climate change, and to facilitate making business plan for enterprises. This study aimed to analyse production efficiency and its determinants of farmers who raise field rice. The results indicate that farmers taking part in the model of large paddy fields are more efficient than others, it increased farmers’ income, market access, and building brand name for Vietnam rice. From the results, some solutions will be suggested to create better sustainability cooperation between farmers and enterprises. Keywords: Production organization, market access, large paddy fields, business, management. 1. Đặt vấn đề động xây dựng các “cánh đồng mẫu lớn” vào Tổ chức sản xuất kinh doanh là hình thức cuối tháng 3/2011, tất cả 13 tỉnh, thành vùng liên kết của các thành viên với mong đợi hoàn ĐBSCL đã đăng ký thực hiện ngay từ vụ Hè thành mục tiêu chung là nâng cao thu nhập và Thu vừa qua lên tới 7.200 ha. Bốn tỉnh xây phát triển bền vững. Cánh đồng mẫu lớn là dựng cánh đồng mẫu quy mô nhất là: Sóc hình thức tổ chức lại sản xuất trên cơ sở liên Trăng (1.500 ha), Tiền Giang (1.000 ha), Kiên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, tập hợp Giang (1.000 ha) và Trà Vinh ( 900 ha). Các những nông dân nhỏ lẻ tạo điều kiện áp dụng tỉnh còn lại xây dựng cánh đồng mẫu rộng 300- những kỹ thuật mới, giải quyết đầu ra ổn định 500 ha. Riêng cánh đồng 1.100 ha ở huyện và có lợi cho nông dân. Khái niệm này bắt đầu Châu Thành, tỉnh An Giang do Công ty cổ từ 2006 trên cơ sở xây dựng những cánh đồng phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang thực hiện từ áp dụng biện pháp canh tác “Né rầy”, “Ba giảm vụ Đông Xuân vẫn tiếp tục làm trong vụ Hè ba tăng”, “ Một phải năm giảm”, “Công nghệ Thu này. Các cánh đồng mẫu lớn này được sinh học”,... . Sau khi Bộ NN&PTNT phát canh tác 1-2 giống lúa có chất lượng tương 93
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG đương nhau và bắt buộc phải ghi chép sổ tay 2. Cơ sở lý thuyết trong suốt quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân Viet Gap về an toàn, chất lượng và truy nguyên trong chuỗi giá trị sản phẩm (Ví dụ: nhóm được nguồn gốc. Tham gia cánh đồng mẫu lớn, cộng đồng liên kết với doanh nghiệp thông qua nông dân không phải trả lãi do mua thiếu vật tư hợp đồng tiêu thụ sản phẩm). Khung pháp lý nông nghiệp, chi phí phơi sấy, vận chuyển. Từ nhằm thúc đẩy liên kết dọc: Quyết định đó làm gia tăng lợi nhuận của các tác nhân 80/2002/QĐ-TTg tạo điều kiện phát triển liên tham gia chuỗi giá trị sản xuất. kết dọc nhấn mạnh vai trò quan trọng của hợp An Giang được đánh giá là tỉnh thực hiện đồng yiêu thụ sản phẩm. Hợp đồng tiêu thụ mô hình Cánh đồng mẫu lớn thành công nhất nông sản hàng hóa nhằm gắn sản xuất với chế trong vùng. Trong vụ Đông Xuân năm 2010- biến và tiẹu thụ nông sản hàng hóa để phát 2011, đã có 3 doanh nghiệp của tỉnh là Công ty triển sản xuất ổn định và bền vững. Hợp đồng Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, công ty tiêu thụ nông sản hàng hóa được ủy ban nhân xuất nhập khẩu An Giang và Công ty lương dân xã xác nhận hoặc phòng công chứng huyện thực thực phẩm An Giang thực hiện mô hình chứng thực. xây dựng vùng nguyên liệu lúa rộng 2.400 ha Liên kết ngang là liên kết giữa các tác tại huyện Châu Thành, Chợ Mới, Châu Phú, nhân trong cùng một khâu (ví dụ như liên kết Thoại Sơn và Tịnh Biên. Một số xã có mô hình những người nghèo sản xuất/ kinh doanh riêng cánh đồng mẫu lớn nổi bật như xã Long Điền lẻ thành lập nhóm cộng đồng/ tổ hợp tác) để A (Chợ Mới), Mỹ Khánh (TP. Long Xuyên), giảm chi phí, tăng giá bán sản phẩm). Để hỗ xã Bình Hòa, Vĩnh Hanh (Châu Thành), Thị xã trợ cho liên kết ngang phát triển bền vững, việc Châu Đốc…mỗi xã từ 100-250 ha. tổ chức lại sản xuất thành lập các Tổ Hợp tác Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP Chính phủ. Giang- Nhà máy chế biến gạo Vĩnh Bình thực Tổ chức: theo cách hiểu thông thường hiện xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản nhất, tổ chức là một đơn vị xã hội bao gồm phẩm ở huyện Châu Thành và Thoại Sơn với những thành viên cùng gia nhập vào đơn vị xã quy mô 1.100 ha trong vụ Đông Xuân 2010- hội đó để hoàn thành mục tiêu chung và mục 2011. Trong đó thực hiện cung ứng giống, tiêu cá nhân. phân bón, thuốc trừ sâu cho nông dân với lãi Các nhà xã hội học cho rằng: tổ chức là suất 0% và trừ lại khi nông dân bán lúa cho một cấu trúc xã hội đặc biệt của nhóm thứ cấp công ty. Trong quá trình canh tác, nông dân (primary group), được tạo nên bởi những hành được đội ngũ cán bộ kỵ thuật của công ty thực động mang tính khuôn mẫu của các thành viên hiện tự vấn canh tác nới mỗi cán bộ kỹ thuật và các nhóm tồn tại trong nó nhằm đạt những của công ty sẽ phụ trách hướng dẫn kỹ thuật mục tiêu nhất định. cho nông dân trên diện tích 50 ha. Sau khi thu hoạch, nông dân được hỗ trợ chi phí vận 3. Phương pháp nghiên cứu chuyển, chi phí sấy và lưu kho trong vòng 30 3.1. Phương pháp thu thập số liệu ngày và mua theo giá thị trường. Đề tài nghiên cứu tìm hiểu thông tin về Đề tài nghiên cứu này nhằm đưa chỉ ra tính quản lý sản xuất kinh doanh của các nông hộ hiệu quả của mô hình liên kết sản xuất kinh tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn và các doanh so với các mô hình sản xuất truyền nông hộ ngoài mô hình. Quy mô mẫu: Điều tra thống, thiếu tổ chức và quản lý hiệu quả. 120 hộ theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. 94
  3. HỘI THẢO VỀ KHOA HỌC QUẢN TRỊ (CMS-2013) + 60 quan sát: được điều tra các nông hộ mức đầu tư lao động gia đình, tình hình dịch tham gia cánh đồng mẫu lớn ở xã Vĩnh Bình, bệnh…) huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. + Các yếu tố xã hội (công tác chuyển giao + 60 quan sát: được điều tra ở hai huyện tiến bộ kỹ thuật của khuyến nông- khuyến ngư, Châu Thành (30 quan sát) và Tri Tôn (30 quan tình hình vay nợ) sát). + Các yếu tố kinh tế (các nguồn thu nhập Nội dung chính của bảng câu hỏi thu thập chính, đời sống kinh tế trong những năm qua, thông tin hộ nông dân bao gồm chi phí, thu nhập bình quân/ năm của các mô + Đặc điểm nông hộ (tên, tuổi, giới tính, hình) học vấn, …) + Các thuận lợi và khó khăn của nông hộ + Điều kiện cơ sở sản xuất của nông hộ đang sản xuất các mô hình. (diện tích đất canh tác, diện tích đất trồng lúa, 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận lao động, vốn, các loại tài sản sản xuất) 4.1. Đặc điểm sản xuất của vùng nghiên cứu + Các yếu tố kỹ thuật trong sản xuất Lịch thời vụ được mô tả trong sơ đồ dưới (giống, đặc điểm thửa đang canh tác, năng suất, đây: sản lượng, tình hình đầu tư phân bón, hóa chất, Sơ đồ 1. Sơ đồ lịch thời vụ Nhìn chung việc sản xuất lúa là một thế yếu từ sản xuất nông nghiệp và có 60,84% số mạnh của tỉnh An Giang vì có lực lượng lao hộ có thu nhập từ lúa chiếm tỉ trọng trên 90% động nông nghiệp dồi dào và bề dày kinh tổng thu nhập. Độc canh là hình thức canh tác nghiệm trong sản xuất (trên 15 năm). phổ biến chiếm 74,17%. Trình độ học vấn trung bình của các nông Giống: những nông hộ trong mô hình canh hộ tương đối thấp (lớp 6), đây được xem là một tác giống chất lượng cao (Jasmine 85) còn giới hạn trong việc tiếp thu và ứng dụng khoa nông hộ ngoài mô hình canh tác gạo phẩm chất học kĩ thuật vào quá trình sản xuất. thấp IR-50404 chiếm 21,67%, và chỉ có 8,34% Diện tích trung bình nhóm nông hộ trong nông hộ ngoài mô hình canh tác giống chất mô hình cao hơn nhóm nông hộ ngoài mô hình lượng cao. Bên cạnh đó việc sử dụng giống nhà tuy nhiên sự chênh lệch này không quá lớn (giữ lại khi thu hoạch vụ trước) mà không dùng (nhóm nông hộ trong mô hình có diện tích giống xác nhận là một yếu tố rất quan trọng canh tác trung bình là 2,96 ha còn nhóm nông ảnh hưởng đến chất lượng, độ thuần hạt gạo hộ canh tác ngoài mô hình có diện tích canh tác của các nông hộ ngoài mô hình. Mật độ gieo sạ trung bình là 2,76 ha). trung bình cũng có sự khác nhau giữa hai nhóm nông hộ: nhóm nông hộ trong mô hình 15 Mức độ đa dạng hóa thu nhập của nông hộ kg/1.000m2 trong khi nhóm nông hộ ngoài mô thấp. 64,17% nông hộ có 1 nguồn thu nhập chủ hình là 23,2 kg/1.000m2. 95
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 4.2. Kết quả phân tích hiệu quả trong tổ chức sản xuất kinh doanh Bảng 1. Phân tích hiệu quả kinh tế của hai mô hình Nguồn: Kết quả điều tra, 2012 Qua kết quả trên, nông hộ canh tác theo mô hình thấp hơn hộ ngoài mô hình nên giá trị hình cánh đồng mẫu lớn có lợi thế hơn so với ngày công của hộ trong mô hình có xu thế cao các nông hộ canh tác lúa ngoài mô hình: được hơn hộ ngoài mô hình (172.840,64 so với đầu tư về giống, vật tư nông nghiệp và có sự hỗ 87.229,2147 đồng). Khi mang so sánh với giá trợ từ các FF (Friend farmer). Từ cách tổ chức trị ngày công lao động trên thị trường sản xuất sản xuất tốt; kết quả, doanh thu, chi phí, lợi nông nghiệp bình quân 80.000 đồng ngày thì nhuận và hiệu quả đầu tư có sự khác nhau giữa giá trị của cả hai mô hình đều lớn hơn. Giá trị hai nhóm nông hộ. ngày công lao động gia đình gần 2,5 lần giá trị Hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở ngày công trên thị trường. Quá trình sản xuất bảng 1. Khi các hộ đầu tư 1 đồng chi phí cho lúa cần nhiều ngày công lao động, nên đã tạo mô hình các hộ trong mô hình thu được 0,75 ra được nhiều việc làm cho lao động ở nông đồng lợi nhuận trong khi đó các hộ sản xuất thôn. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ngoài mô hình thu được 0,39 đồng. Điều này công ăn việc làm cho lao động ở khu vực nông cho thấy rằng hiệu quả sử dụng đồng vốn của thôn. nông hộ cao hơn so với nông hộ ngoài mô Qua kết quả phân tích chi phí và lợi ích hình, nên hiệu quả sản suất cao hơn. Hiệu quả cho thấy, tổng thu trung bình cùa mô hình ở đồng vốn của mô hình cánh đồng mẫu là tương nhóm nông hộ trong mô hình 36.914.733,78 đối cao, là cơ sở thuận lợi để ổn định và phát đồng và ngoài mô hình là 27.592.820,42 đồng, triển mô hình. chi phí tiền mặt của hai nhóm nông hộ lần lượt Hiệu quả sử dụng tiền mặt: Khi đầu tư 1 là 22.162.482,88 đồng; 23.857.979,58 đồng. đồng tiền mặt cho việc thực hiện mô hình, Trong đó khoản chi phí cho cao nhất ở cả hai nông hộ trong mô hình cánh đồng mẫu lớn thu mô hình là chi phí phân bón . Xét về hiệu quả được 1,14 đồng, nông hộ ngoài mô hình chỉ thu đầu tư, nhóm nông hộ trong mô hình đạt hiệu được 0,60 đồng. Điều này nói lên rằng hiệu quả cao hơn vì có chi phí sản xuất thấp hơn và quả sử dụng tiền mặt của nhóm nông hộ trong giá bán cao hơn. mô hình cao hơn, việc này rất có ý nghĩa khi 4.3. Đánh giá mối quan hệ của Doanh nghiệp phần lớn nguồn vốn sản xuất có nguồn gốc từ – nông dân trong mô hình cánh đồng mẫu vốn vay. lớn Giá trị ngày công lao động: Số ngày công Mối quan hệ Doanh nghiệp- Nông dân ở lao động bình quân trên 1 ha của hộ trong mô An Giang với mô hình “cánh đồng mẫu lớn” 96
  5. HỘI THẢO VỀ KHOA HỌC QUẢN TRỊ (CMS-2013) của công ty Bảo vệ thực vật An Giang đựơc phát triển thuận lợi. Bên cạnh đó, vai trò của đánh giá rất thành công nhưng trên thực tế FF trong mô hình cũng được đánh giá cao khi cũng cho thấy rằng một số hộ nông dân cũng mà sự hỗ trợ đắc lực của họ về việc “cùng đã rút khỏi mô hình do chưa thỏa mãn đựơc nông dân ra đồng”, cùng ăn, cùng ở, cùng làm những nhu cầu cá nhân hay nói khác hơn khi với người nông dân ở nhiều hình thức, gián họ chưa cảm nhận đựơc những lợi ích đáng lẽ tiếp hoặc trực tiếp đã tạo nên sản phẩm an toàn, mà họ được nhận. chất lượng cao, giá thành thấp. + Tập quán canh tác lâu đời không phù hợp Một cách tiếp cận khác, khi so sánh quyết với yêu cầu mà công ty đưa ra đảm bảo tuân định 80/TTg-CP với mô hình cánh đồng mẫu thủ nghiêm ngặt qui trình sản xuất trong khi so lớn thì chủ trương cánh đồng mẫu lớn tốt hơn sánh về giá (theo như người nông dân) thì cũng trong việc định hướng liên kết 4 nhà, đặc biệt không cao hơn so với giống lúa IR50404 bao là hợp đồng tiêu thụ nông sản hay nói cách nhiêu. khác là mối quan hệ giữa doanh nghiệp với + Khi không đảm bảo ẩm độ thì bị giảm nông dân. Giải thích cho nhận định trên là do ở giá bán nhưng việc tăng độ ẩm lại xuất phát từ Cánh đồng mẫu lớn thể hiện sự cụ thể ở từng phía công ty do không đáp ứng được khả năng địa phương áp dụng và doanh nghiệp triển khai sấy lúa cùng lúc cho tất cả các nông hộ. (trừ mô hình. Đây là sự liên kết có địa chỉ, xác định 12kg/tấn khi tăng lên 1 ẩm độ). rõ ràng trách nhiệm cũng như quyền lợi đáng Từ sự phân tích trên cho thấy được những có của các tác nhân tham gia. Đồng thời, ưu điểm cũng như khó khăn trong mô hình những chính sách ưu tiên, hỗ trợ đã phát huy cánh đồng mẫu lớn của công ty Bảo vệ thực vật tác dụng khi tác động đến những đối tượng cụ An Giang. thể từ phía các ban ngành chức năng có liên Ưu điểm: Nông dân được cung ứng đầu quan. Sự cụ thể ở từng địa phương thực hiện, ở vào: lúa giống xác nhận, vật tư nông nghiệp và từng doanh nghiệp tham gia là những yếu tố được tư vấn kỹ thuật sản xuất; nông dân giảm tạo nên sự thành công trong việc gắn kết quan được chi phí phơi sấy, vận chuyển, lúa tươi hệ bốn nhà nói chung và mối quan hệ giữa được sấy đúng kỹ thuật nên giảm được thất doanh nghiệp và nông dân nói riêng khá rõ thoát trong khâu xay xát. ràng và chặt chẽ. Khó khăn: Công suất hệ thống sấy, kho 5. Các giải pháp bãi chưa đáp ứng nhu cầu vào lúc cao điểm. Qua phân tích và điều tra địa bàn, một số Đánh giá chung vấn đề nhận thấy trong việc phát triển bền Có thể thấy rằng chủ trương “Cánh đồng vững sản xuất và kinh doanh lúa gạo như sau: mẫu lớn” là một bước tiến dài trong việc tạo dựng mối liên kết bền chặt của hai chủ thể • Do không thể tăng qui mô sản xuất doanh nghiệp-nông dân, định hướng nâng cao trong ngắn hạn bằng hình thức thay đổi chủ sở chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam. Có được kết hữu, cần phải tổ chức vùng sản xuất lúa tập quả đó là nhờ sự gắn bó sâu sát của doanh trung, theo qui mô lớn hình thành những cánh nghiệp với những mong muốn của nông dân, đồng lớn nhưng không cần phải thay đổi cơ cấu xem nhau là đối tượng hợp tác và cả hai cùng sở hữu riêng lẻ; trong dài hạn thực thi phương có lợi. Chính vì lẽ đó mà mô hình ngày càng thức “ dồn điền đổi thửa” nhằm tạo cơ sở cho mở rộng qui mô diện tích canh tác và gia tăng việc tập trung hóa sản xuất theo hướng công về số lượng nông hộ tham gia sản xuất. Mặt nghiệp. khác, cũng không thể phủ nhận vai trò của • Qui hoạch giống chất lượng cao phù hợp chính quyền địa phương, các cơ quan chức với từng vùng cụ thể. năng đã hỗ trợ và tạo điều kiện để mô hình 97
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG • Hỗ trợ tín dụng cho nông dân thông qua lợi. Mô hình được đánh giá thành công khi đầu tư vật tư nông nghiệp, hỗ trợ dịch vụ nông nhìn vào kết quả đạt được là lợi nhuận của nghiệp trước và sau thu hoạch. người nông dân được nâng lên; là nguồn • Tổ chức thu mua toàn bộ sản phẩm lúa nguyên liệu dồi dào với những sản phẩm gạo của nông dân. giá trị cao từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế. Có được điều đó là nhờ • Xây dựng thương hiệu gạo chất lượng sự ủng hộ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi cao của chính quyền địa phương cấp huyện và cấp 6. Kết luận tỉnh. Đó cũng là kết quả của sự gắn bó cùng Việc quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh với nông dân trong chương trình “cùng nông theo mô hình cánh đồng mẫu lớn đã phát huy dân ra đồng” đã nhận thấy được những thiệt tác dụng về mối liên kết giữa Doanh nghiệp- thòi, những nhu cầu, những mong ước của nông dân. Mô hình đã phát huy tác dụng tích người nông dân trong quá trình sản xuất và tiêu cực qua sư chia sẻ lợi ích và hợp tác cùng có thụ lúa gạo./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hội nghị sơ kết phong trào xây dựng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” (2011), Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) [2] Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Ngọc Vàng, 2012, “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa – trường hợp cánh đồng mẫu lớn ở An Giang”, tạp chí phát triển kinh tế, trường Đại học kinh tế TP.HCM, số 266, trang 56-63 [3] Nguyễn Ngọc Vàng (2011), Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất lúa ở tỉnh An Giang, luận văn tốt nghiệp [4] Võ Thị Thanh Lộc và Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2011, “Phân tích tác động và các chính sách nâng cấp chuỗi ngành hàng lúa gạo”, tạp chí khoa học Đại Học Cần Thơ, số 19b, trang 110 – 121, 2011. 98
nguon tai.lieu . vn