Xem mẫu

  1. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH LÀ GÌ? NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ  TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ Tài chính là não bộ  của mỗi doanh nghiệp, để não bộ  đó được minh mẫn sáng suốt thì cần   có những cách quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả. Bài viết sẽ cung cấp các thông tin   cơ bản từ quản lý tài chính là gì? Đến những nguyên tắc quản lý tài chính hiệu quả… để các   nhà quản trị có được những góc nhìn đầy đủ. 1.    Quản lý tài chính là gì? Trong doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh, mối quan hệ tiền – hàng – tiền thoạt nhìn thấy có  vẻ  đơn giản song với những doanh nghiệp quy mô lớn, mối quan hệ nhìn thì đơn giản đấy   nhưng để  quản lý nó hiệu quả  và mang lại lợi nhuận lại là bài toán nan giải, thậm chí nếu   kiểm soát không tốt khiến nhiều doanh nghiệp ngấp nghé bên bờ vực phá sản. Vậy: quản lý   tài chính là gì? Bên cạnh khái niệm là quản lý dòng hàng thì việc Quản lý (quản trị) tài chính (dòng tiền)   được định nghĩa là: việc quản lý các nghiệp vụ tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất và   kinh doanh của doanh nghiệp. Hay có thể  nói rằng, quản trị  tài chính giúp tối đa hóa lợi   nhuận của doanh nghiệp từ việc quản trị nguồn vốn có hiệu quả.
  2. 2.    Vai trò của quản trị tài chính trong doanh nghiệp Quản trị tài chính có tầm quan trọng đối với doanh nghiệp vì: Thứ  nhất: Kiểm soát dòng tài chính của mọi hoạt động hay sản xuất kinh doanh của tổ  chức đó Thứ hai: quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp và khả  năng phát triển trong tương lai.   Cụ thể, các vai trò thể hiện tầm quan trọng của quản trị tài chính trong doanh nghiệp như  sau: Hoạch định tài chính trong doanh nghiệp Vai trò đầu tiên của quản trị tài chính trong doanh nghiệp là hoạch định nguồn lực tài chính   sẵn có của mình trên cơ sở tận dụng tối đa các đòn bẩy tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử  dụng vốn hay nói cách khách là nâng cao lợi nhuận so với vốn đầu tư. Quyết định các khoản đầu tư và tài trợ Hoạch định không chưa đủ, lãnh đạo hay nhà quản trị tài chính phải quyết định phương pháp   thực hiện hiệu quả, đồng thời xác định các khoản đầu tư và tài trợ cho hoạt động đầu tư vào   tài sản, công nghệ, con người… như  thế  nào cho hợp lý. Để  từ  đó lợi nhuận được tăng   trưởng phù hợp so với mức đầu tư vào tài sản cố định, máy móc hoặc từ việc nâng cấp công   nghệ sản xuất hiện tại… để đáp ứng nhu cầu thị trường.
  3. Kiểm soát hoạt động và tình trạng doanh nghiệp thông qua kiểm soát dòng tiền Hầu hết các hoạt động trong doanh nghiệp đều có tác động tới tài chính trong doanh nghiệp.   Do đó nhà quản trị thông qua dòng tiền có thể kiểm soát hầu hết các hoạt động đang diễn ra   và hiệu quả của các hoạt động đó thông qua tình hình tài chính. 3.    Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp Có rất nhiều nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp. Có thể phụ thuộc vào lĩnh vực kinh   doanh, loại hình doanh nghiệp, chính sách nhà nước… Tuy nhiên, có một số nguyên tắc quản  lý tài chính doanh nghiệp cơ bản như sau: Trade­off: Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng cao Mỗi quyết định đầu tư hay tài trợ  của doanh nghiệp bên cạnh kỳ  vọng vào lợi nhuận nhận   lại đều ẩn chứa nhiều rủi ro. Do vậy, việc chấp nhận mức độ rủi ro và kiểm soát rủi ro như  thế  nào để  đảm bảo lợi nhuận thu lại từ việc đầu tư  là hiệu quả  nhất là một trong những   nguyên tắc mà bất cứ nhà quản trị tài chính nào cũng phải xem xét cẩn thận. Giá trị thời gian của tiền tệ Khi doanh nghiệp quyết định phân bổ  một khoản tiền lớn, bên cạnh chi phí cơ  hội dĩ nhiên   phải gánh, doanh nghiệp còn bị  tác động bởi giá trị  giảm (hoặc tăng) dần theo thời gian do   các yếu tố về lạm phát… Tác động của thuế Có thể lấy ví dụ cùng là quyết định đầu tư vào xây dựng nhà xưởng (tài sản cố định) doanh   nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với lựa chọn mức ưu đãi thuế hoặc ưu đãi thuế sử dụng đất,   tài nguyên ở những địa phương khác nhau. Đôi lúc chính sách thuế ưu đãi của địa phương sẽ  là đòn bẩy giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn song cũng có thể  sẽ  tác động theo chiều  ngược lại. Vốn vay và Vốn chủ sở hữu: Tận dụng đòn bẩy tài chính Sẽ có nhiều rào cản nếu chỉ sử dụng lượng vốn có giới hạn của chủ sở hữu để  đầu tư  phát  triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để  tối  ưu hóa lợi nhuận, vốn vay   hay đòn bẩy tài chính sẽ  là một yếu tố  quan trọng giúp thúc đẩy hiệu quả  kinh doanh song  
  4. đồng thời nếu sử dụng không hiệu quả nó cũng là gánh nặng tương ứng cho bản thân doanh   nghiệp. 4.    Cách quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả. Có rất nhiều cách để quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả, suy cho cùng, tất cả các cách  đó đều phải được cân nhắc kỹ  dự  trên các nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu  quả  nên trên. Bên cạnh đó, hiện nay có nhiều giải pháp hỗ  trợ  việc quản lý tài chính tại  doanh nghiệp thông qua việc quản lý dòng tiền. Phần mềm ERP BRAVO 7 là một đại diện  tiêu biểu giúp doanh nghiệp Việt Nam với những đặc thù quản trị  riêng có thể  hoạch định  tổng thể nguồn lực của mình đồng thời quản lý tài chính hiệu quả thông qua các phân hệ liên  kết với Phân hệ  kế  toán ­ tài chính quản trị  trên phần mềm. Với hệ  thống chức năng được   xây dựng chuyên sâu xứng tầm là một Giải Pháp ERP – VN toàn diện, BRAVO 7 cho giúp  theo dõi dòng tiền luân chuyển, ra ­ vào công ty thông qua các báo cáo tổng hợp, chi tiết với   tính năng “truy vết” tới từng chứng từ phát sinh cụ thể.
nguon tai.lieu . vn