Xem mẫu

  1. QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀPHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ SẢN XUẤT HIỆU QUẢ CHO  CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY Dù là trong ngành công nghiệp nào, nhiệm vụ  chính của quản lý sản xuất là đảm bảo việc   sản xuất hàng hóa hiệu quả và kịp thời, đạt tiêu chuẩn về số lượng cũng như chất lượng và   nằm trong giới hạn ngân sách đưa ra. Vậy quản lý sản xuất là gì, quy trình quản lý sản xuất  và phương pháp quản lý sản xuất sẽ là hiệu quả đối với doanh nghiệp? 1. Khái niệm quản lý sản xuất Quản lý sản xuất là một giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các khu   nhà máy, khu xưởng trong doanh nghiệp; tham gia trực tiếp vào việc lên kế  hoạch, giám sát  tiến độ của quá trình sản xuất để đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng thời gian, đạt yêu cầu về  số lượng, tiêu chuẩn về chất lượng theo kế hoạch. 2. Mục tiêu quản trị sản xuất  Hoàn thành chức năng sản xuất, cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng số  lượng  với tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp.  Tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.  Tạo ra tính linh hoạt cao trong đáp ứng liên tục nhu cầu của khách hàng về sản phẩm.  Đảm bảo tính hiệu quả trong việc tạo ra các sản phẩm cung cấp chi khách hàng. 
  2. 3. Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp  Đánh giá năng lực sản xuất: Để có thể đi vào sản xuất một cách nhanh chóng và thuận   lợi, người quản lý cần phải đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp mình. Việc   đánh giá năng lực sản xuất khiến cho người quản lý có thể xác định được thị trường có  cần đến  mặt hàng của   mình  hay  không,   cần  nhiều  hay  ít,  và  khả   năng  của  doanh   nghiệp, công ty mình có đáp ứng được hay không, đáp ứng được đến mức độ nào.  Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu: Sau khi xác định được nhu cầu thị  trường và   đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp, người quản lý cần hoạch định nhu cầu  nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện công việc sản xuất một cách hiệu quả.  Quản lý các công đoạn sản xuất: Để  có thể  thực hiện các công đoạn sản xuất một   cách nhanh chóng, khoa học, người quản lý cần phải xác định những công đoạn cụ thể  trong quá trình sản xuất. Việc xác định các công đoạn cụ  thể  yêu cầu cần phải đảm 
  3. bảo sự chặt chẽ, những tính toán cụ thể để tránh những sai sót, những thất thoát không  đáng có trong quá trình sản xuất.  Quản lý chất lượng sản phẩm: Sản phẩm là thứ nói lên tất cả doanh nghiệp hay cơ sở  sản xuất của bạn hoạt động như  thế  nào. Việc quản lý chất lượng sản phẩm sẽ  giúp   cho người quản lý nhận biết được chất lượng của quá trình sản xuất của mình ra sao   để có kế hoạch xử lý cụ thể. Công đoạn này yêu cầu phải được báo cáo số lượng, tính  chất, đặc điểm, phân loại của từng loại sản phẩm để  từ  đó định giá cả  những sản   phẩm có thể bán ra thị trường hay xử lý những mặt hàng hư hỏng, hàng lỗi.  Định giá cho sản phẩm: Sau khi xem xét chất lượng sản phẩm, việc định giá cho sản   phẩm là việc làm cần có. Giá cả sản phẩm phải được dựa trên chi phí cho nguyên vật   liệu, hao tổn máy móc và hao phí lao động của công nhân. Tuy nhiên, trong một lô sản   phẩm cụ thể cần phải được phân loại để xác định những sản phẩm nào đảm bảo chất   lượng và nhu cầu thị trường, đâu là những sản phẩm hỏng, lỗi để có kế hoạch xử lý cụ  thể.  Quản lý bán hàng: Việc quản lý bán hàng yêu cầu xác định nhu cầu của thị trường và   giá cả  của mỗi loại sản phẩm. Ngưởi quản lý cần phải được báo cáo doanh số  bán   hàng hằng ngày để đảm bảo quá trình bán hàng được diễn ra thông suốt.
  4. 4. Phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả Thông thường có 3 phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả  được linh hoạt áp dụng trong  từng doanh nghiệp:  Phương pháp tổ chức dây truyền: Tính liên tục là đặc điểm chủ yếu của sản xuất dây  truyền. Muốn đảm bảo tính liên tục, điều kiện cần thiết là phải chia nhỏ quá trình sản  xuất thành từng bước công việc nhỏ theo một trình tự hợp lý nhất với một quan hệ tỷ  lệ chặt chẽ về thời gian sản xuất. Mỗi nơi làm việc được phân công chuyên trách một   bước công việc nhất định. Do đó, nơi làm việc được trang bị máy móc, thiết bị và dụng  cụ chuyên dùng, hoạt động theo một chế độ hợp lý và có trình độ tổ chức lao động cao.  Phương pháp sản xuất theo nhóm: Đặc điểm của phương pháp này là không thiết kế  quy trình công nghệ, bố trí máy móc, dụng cụ để sản xuất từng loại chi tiết cá biệt mà   làm chung cho cả nhóm, dựa vào các chi tiết tổng hợp đã lựa chọn. Các chi tiết trong   cùng nhóm được gia công trong cùng một lần điều chỉnh máy.
  5.  Phương pháp đơn chiếc: Tổ  chức sản xuất chế  biến sản phẩm từng chiếc một hay   từng đơn đặt hàng nhỏ. Theo phương pháp này người ta không lập quy trình công nghệ  một cách tỷ mỷ cho từng sản phẩm mà chỉ quy định những công việc chung.
nguon tai.lieu . vn