Xem mẫu

  1. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: TRƯỜNG HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở CẤP HUYỆN, XÃ ThS Đoàn Thị Thủy* ThS Đoàn Thị Vân** TÓM TẮT Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cho lao động nông thôn ở cấp huyện là công tác rất quan trọng trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn hướng tới phát triển bền vững. Phần lớn người lao động của Việt Nam vẫn ở khu vực nông thôn, vì thế cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn giúp người lao động nông thôn có việc làm nâng cao mức sống. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về GDNN cho lao động nông thôn ở cấp huyện, xã vẫn còn nhiều hạn chế, kể cả quy trình thực hiện công tác hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động ở cấp huyện, xã cũng có nhiều bước, nhiều vấn đề chưa thực hiện tốt, chưa phù hợp. Bài viết này đã đề xuất quy trình thực hiện công tác quản lý nhà nước về GDNN cho lao động nông thôn ở cấp huyện, xã với những nội dung cụ thể cần thực hiện ở các bước để công tác này đạt hiệu quả. Từ khóa: Quản lý nhà nước; GDNN; lao động nông thôn; quy trình quản lý dạy nghề. 1. Đặt vấn đề Việt Nam hiện nay đang có cơ cấu dân số vàng, tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam bị đánh thấp. Việt Nam đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực có kỹ năng, điều này đang gây khó khăn, thách thức trước yêu cầu phát triển bền vững của Việt Nam. Mục tiêu của Chính phủ là trong vòng 5 năm tới sẽ tăng quy mô tuyển sinh, đào tạo hệ thống GDNN lên gấp đôi, 10 năm tới sẽ tăng quy mô lên gấp 3. Tổng cục GDNN cũng đặt ra mục tiêu cho năm 2021 phải tuyển sinh 2,5 triệu người; trong đó, cao đẳng 260 nghìn người, trung cấp, 340 nghìn người, sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác 1.900 nghìn người (Tổng cục GDNN, 29/12/2020). Như vậy, để có thể đạt được mục tiêu trên thì nhà nước cần nâng cao hiệu quả công tác quản lý về GDNN ở tất cả các cấp. Trường Đại học Lao động – Xã hội (CS2). * Trường Đại học Văn Hiến. ** 176 -
  2. Theo Tổng cục GDNN (14/11/2020), 65% tổng số lao động của Việt Nam là làm nông nghiệp, ở nông thôn, tuy nhiên chỉ 1/4 trong số này qua đào tạo. Như vậy nguồn nhân lực Việt Nam ở khu vực nông thôn vẫn chiếm phần lớn nhưng qua đào tạo lại rất ít, vì thế công tác quản lý nhà nước về GDNN ở cấp huyện, xã càng cần phải được chú trọng hơn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn nhằm giúp lao động nông thôn nhanh chóng thích nghi được với sự thay đổi của thời đại và tạo việc làm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2. Cơ sở lý thuyết về quản lý nhà nước về GDNN cho lao động nông thôn Quản lý Nhà nước về GDNN Là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước. Trên cơ sở pháp luật đối với các hoạt động GDNN; các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý về lĩnh vực GDNN của NN từ trung ương đến cơ sở tiến hành thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định và được nhà nước ủy quyền nhằm phát triển sự nghiệp GDNN để thỏa mãn nhu cầu GDNN của nhân dân thực hiện tốt mục tiêu GDNN của nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước (Đỗ Thị Thanh Hiền, 2017). Trách nhiệm quản lý nhà nước về GDNN Theo Điều 3 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP, thì Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về GDNN trên địa bàn. Cũng theo Điều 7 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện quản lý nhà nước về GDNN theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phát triển GDNN trên địa bàn huyện. Trách nhiệm quản lý nhà nước về GDNN mà cấp Huyện thực hiện gồm: Tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp và chủ trương xã hội hóa sự nghiệp GDNN trên địa bàn. Tổ chức công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động GDNN (Khoản 6 và 7 Điều 6 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP). Trách nhiệm quản lý nhà nước về GDNN mà cấp Xã thực hiện (Thông tư liên tịch 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT) gồm: – Phổ biến các chính sách, quy định về dạy nghề cho lao động nông thôn; cung cấp các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, các thông tin về nghề đào tạo, điều kiện của nghề học, địa chỉ nơi làm việc sau khi học; cơ sở đủ điều kiện tham gia dạy nghề chủ lao động nông thôn để người lao động nông thôn biết, tự lựa chọn nghề học phù hợp; – Thống kê số lao động nông thôn có nhu cầu thực tế cần học nghề trên địa bàn xã; nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh - 177
  3. doanh, dịch vụ trên địa bàn; tuyên truyền, tư vấn cho lao động nông thôn lựa chọn nghề học phù hợp; đề xuất danh mục nghề đào tạo, nhu cầu học nghề của lao động nông thôn. – Hàng năm, xây dựng kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn. – Phối hợp với các cơ sở được giao nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn để tuyển lao động nông thôn học nghề đủ điều kiện. – Tổ chức kiểm tra, giám sát việc dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn xã. – Lập danh sách theo dõi, thống kê số người đã học nghề, số người có việc làm theo từng hình thức, số hộ thoát nghèo, số hộ trở thành hộ khá, số người chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ sau khi học nghề trên địa bàn xã. – Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức đoàn thể của xã, thôn tham gia vào việc tuyên truyền, tư vấn học nghề cho lao động nông thôn và giám sát các lớp dạy nghề ở xã. 3. Phương pháp nghiên cứu Phân tích này chủ yếu sử dụng các số liệu thứ cấp: số liệu có liên đến GDNN từ các báo cáo, các tổng kết của Tổng cục GDNN, thông tin từ các báo cáo, các bài báo và các công trình khoa học uy tín có liên quan. Phương pháp được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này bao gồm: phân tích và tổng hợp các số liệu thu thập được; phương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh. 4. Đánh giá chung kết quả công tác quản lý nhà nước về GDNN cho lao động nông thôn của Việt Nam thời gian qua 4.1. Kết quả công tác quản lý nhà nước về GDNN cho lao động nông thôn Báo cáo tổng kết 10 năm giai đoạn (2010 – 2020), đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 đã có 10,4 triệu lao động nông thôn được học nghề các cấp trình độ, đạt 94,3% mục tiêu của Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (mục tiêu là 11,03 triệu người). Trong đó số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng là 5,8 triệu người, đạt 88,5% kế hoạch (kế hoạch 6,558 triệu người) (Tổng cục GDNN, 07/7/2021). Riêng giai đoạn (2016 – 2019), có 4,9 triệu lao động nông thôn được học nghề, đạt 89% kế hoạch giai đoạn (5,5 triệu người), trong đó, số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng 2,85 triệu người, đạt 74% kế hoạch giai đoạn (3,84 triệu người). Trong tổng số 2,85 triệu lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề, có 178 -
  4. trên 0,85 triệu người học nghề nông nghiệp (chiếm 36%), khoảng 2 triệu người học nghề phi nông nghiệp (chiếm 64%); trong đó: 450.000 người dân tộc thiểu số (chiếm 15,8%); 200.000 người thuộc hộ nghèo (chiếm 7,02%), 60.000 người khuyết tật (chiếm 2,11%); còn lại là các đối tượng lao động nông thôn khác (Tổng cục GDNN, 07/7/2021). Đối với các địa phương báo cáo có trên 100.000 hộ nghèo có người tham gia học nghề đã thoát nghèo (chiếm 24,3% tổng số người thuộc hộ nghèo tham gia học nghề); trên 165.000 hộ có người tham gia học nghề, có việc làm và thu nhập cao hơn mức bình quân tại địa phương (trở thành hộ khá), chiếm 2,3% tổng số lao động nông thôn tham gia học nghề (Tổng cục GDNN, 07/7/2021). Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau học nghề giai đoạn 2016 – 2019 là 81,4%, vượt mục tiêu Đề án đặt ra 1,4% (Tổng cục GDNN, 07/7/ 2021). Mặc dù về số lượng đạt được mục tiêu, nhưng về chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh thực tế của địa phương và của doanh nghiệp. Nhiều địa phương thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn (đặc biệt là trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng) chủ yếu là để đạt chỉ tiêu được giao, nhưng ít chú trọng tới chất lượng đào tạo, ít quan tâm đào tạo có đáp ứng được yêu cầu thực tế ở địa phương hoặc yêu cầu của thị trường lao động hay không. (Tổng cục GDNN, 07/07/2021) Nguyên nhân là các chỉ tiêu để đo lường và đánh giá được chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 còn nhiều hạn chế, chủ yếu dựa vào số lao động có việc làm sau đào tạo. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không phản ánh được chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả như thế nào. Vì chưa đánh giá được sau khi đào tạo thì thu nhập có tăng lên hay không, và tăng lên bao nhiêu % so với trước khi đào tạo, hoặc người lao động sau đào tạo có việc làm thì có làm đúng lĩnh vực đào tạo hay không, hoặc có việc làm nhưng việc làm có lâu dài không,... những vấn đề này đều không được phân tích đánh giá. Công tác đào tạo nghề ở nhiều địa phương vẫn đang đào tạo cái “mình” có mà chưa chú trọng đào tạo cái doanh nghiệp, thị trường lao động cần. Ngoài ra, với xu hướng của sự phát triển nhiều ngành nghề mới được tạo ra nhưng công tác đào tạo nghề cho người lao động nông thôn chưa theo kịp nhu cầu của xã hội (Tổng cục GDNN, 29/12/2020). 4.2. Những hạn chế của công tác quản lý nhà nước về GDNN cho lao động nông thôn Hạn chế từ phía nhà nước Công tác quản lý và kiểm soát chất lượng GDNN còn hạn chế; tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia ban hành còn chậm. Chính phủ và các địa phương vẫn chưa xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cho nghề trình độ sơ cấp dưới 3 tháng, vì thế chưa có căn cứ để xác - 179
  5. định chuẩn đầu ra và thực hiện đào tạo để đạt được chuẩn đầu ra theo quy định, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nhiều địa phương chưa ưu tiên nguồn lực đầu tư cho phát triển GDNN (Ngô Thị Hải Anh, 2021). Công tác truyền thông ở rất nhiều địa phương còn hạn chế, nên người dân vẫn chưa hiểu rõ được sự cần thiết và lợi ích của đào tạo nghề cho chính người dân và cho sự phát triển của địa phương (Mai Phương, 25/5/2020). Việc gắn kết với doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa huy động được nhiều nguồn lực của doanh nghiệp và nước ngoài tham gia vào công tác đào tạo nghề cho người lao động nông thôn, trong khi nguồn lực của nhà nước và của tỉnh khá hạn chế, chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp chỉ được sử dụng, tuyển dụng lao động đã qua đào tạo nghề nghiệp ở tất cả các lĩnh vực lao động theo quy định của Luật GDNN; nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đúng về trách nhiệm xã hội trong việc tham gia hoạt động GDNN (Ngô Thị Hải Anh, 2021). Hạn chế từ cán bộ cấp huyện, xã thực hiện công tác quản lý về GDNN Các cán bộ làm công tác đào tạo nghề còn hạn chế về năng lực chuyên môn, mặc dù, đã được đào tạo bồi dưỡng nhưng chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý về GDNN ở các địa phương vẫn còn thấp, đa phần không được đào tạo đúng chuyên ngành. Vì thế, chưa phân tích tốt về cung lao động của địa phương và cầu lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh, nên xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo không sát yêu cầu thực tế sản xuất của địa phương, doanh nghiệp và thị trường lao động (Đoàn Thị Thủy, 2020). Các cán bộ cũng chưa thực hiện tốt công tác hướng nghiệp cho người lao động, vì thế người lao động còn khó khăn, lúng túng, thậm chí không biết cách lựa chọn ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế và khả năng của bản thân và gia đình (Đoàn Thị Thủy, 2020). Phần lớn ở nhiều tỉnh thì mỗi huyện chỉ có 1 người làm công tác quản lý nhà nước về GDNN, và ngoài ra còn phải kiêm thêm nhiều công tác của ngành Lao động, Thương binh – Xã hội, vì thế cán bộ không có nhiều thời gian dành cho công tác quản lý nhà nước về GDNN, nên hiệu quả của công tác ở các huyện chưa cao. Phần lớn các huyện chỉ đạt chỉ tiêu đào tạo về số lượng còn chất lượng thì cần phải đánh giá lại (Đoàn Thị Thủy, 2020). Các cán bộ cũng yếu kém về kỹ năng công nghệ thông tin để có thể sử dụng các công cụ nhằm phân tích đánh giá về cung cầu lao động của địa phương để xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu của thực tế (Ngô Thị Hải Anh, 2021). Ngoài ra, khả năng vận dụng linh hoạt các chính sách để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về GDNN của phần lớn các cán bộ cấp huyện, xã còn hạn chế (Đoàn Thị Thủy, 2020). 180 -
  6. Hạn chế từ người lao động ở địa phương Người dân chưa chủ động trong đào tạo nghề, nhận thức của người dân về đào tạo nghề còn rất hạn chế, người dân vẫn chưa hiểu rõ được sự cần thiết và lợi ích của đào tạo nghề (Mai Phương, 25/5/2020). Người dân ở địa phương đang có việc làm thì thường ít muốn nghỉ việc để tham gia đào tạo, đặc biệt với những gia đình có kiều kiện kinh tế khó khăn, dù được nhà nước hỗ trợ trong quá trình đào tạo nhưng cũng không đảm bảo được cuộc sống cho gia đình nếu họ nghỉ việc để đào tạo (Đoàn Thị Thủy, 2020). Ngoài ra, người lao động đa phần có trình độ văn hóa thấp, thông tin của họ bị hạn chế, nên họ không biết và không nghĩ tới nguy cơ có thể thất nghiệp trong tương lai, họ cũng ít suy nghĩ dài hạn để có sự chuẩn bị cho bản thân nhằm thích ứng được với sự thay đổi của thời đại (Đoàn Thị Thủy, 2020). Thêm nữa, nhiều người lao động nông thôn tham gia đào tạo nghề nhưng do công tác hướng nghiệp chưa thực hiện tốt, chưa định hướng tốt cho người lao động lựa chọn đào tạo những ngành nghề và trình độ mà thị trường có nhu cầu, dẫn đến họ đào tạo những trình độ, ngành nghề không phù hợp với nhu cầu của thị trường. Vì thế sau khi đào tạo người lao động nông thôn không có việc làm, khó khăn để kiếm việc làm, phải làm trái ngành, thu nhập không tăng cao, điều này làm cho người lao động thấy tham gia đào tạo cũng không mang lại lợi ích nhiều, nên họ không muốn tham gia vào đào tạo nhiều, cũng như không tích cực đào tạo, dẫn đến chất lượng đào tạo nghề thấp, cũng như các trường nghề sẽ khó tuyển sinh, vì thế gây khó khăn trong việc nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động nông thôn ở các địa phương (Đoàn Thị Thủy, 2020). Trình độ văn hóa của phần lớn người lao động nông thôn còn thấp gây khó khăn trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến chất lượng đào tạo nghề còn thấp. Vì trình độ văn hóa là nền tảng cơ bản đề người lao động nông thôn tiếp thu được những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ nhanh chóng, thuận lợi, dễ dàng (Đoàn Thị Thủy, 2020). Hạn chế về nguồn lực phục vụ công tác dạy nghề Đội ngũ giáo viên cơ hữu của nhiều địa phương vẫn còn thiếu, trình độ và kỹ năng dạy nghề còn thấp, đội ngũ giáo viên thường còn yếu về kỹ năng thực hành và cập nhật kiến thức kỹ năng mới, đặc biệt ở những ngành nghề kỹ thuật, do mức độ phát triển khoa học công nghệ khá nhanh. Ngoài ra, nhiều ngành nghề không có giáo viên nên số lượng ngành nghề đào tạo bị hạn chế (Đoàn Thị Thủy, 2020). - 181
  7. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDNN của nhiều địa phương còn thiếu và lạc hậu, chưa được đầu tư thường xuyên và nâng cấp cho phù hợp với nhu cầu thực tế, vì thế chưa đáp ứng được tốt việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Có nhiều ngành nghề không có máy móc thiết bị để thực hiện đào tạo, nên khó khăn trong việc mở rộng ngành nghề đào tạo, đặc biệt là những ngành nghề kỹ thuật làm việc trong khu vực công nghiệp (Mai Phương, 25/5/2020). Chương trình đào tạo và hệ thống tài liệu của nhiều ngành nghề chưa được chuẩn hóa và thống nhất, chưa thay đổi theo kịp với nhu cầu của doanh nghiệp, thêm nữa chất lượng và số lượng tài liệu còn hạn chế. 5. Thực trạng thực hiện công tác quản lý nhà nước về GDNN cho lao động nông thôn ở cấp huyện, xã hiện nay Cấp huyện, xã thực hiện công tác hướng nghiệp đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo trình tự như sau: Bước 1: Thu thập thông tin về cầu lao động Các cán bộ cấp xã, huyện cũng đã thực hiện thu thập thông tin về cầu lao động, nhưng do năng lực hạn chế và thiếu hụt về thông tin, vì thế đa phần các cán bộ chỉ nắm bắt thông tin về cầu lao động trong xã và huyện của mình thông qua khảo sát những cơ sở sản xuất kinh doanh trong xã, huyện. Tuy nhiên, người lao động trong xã, huyện thì không chỉ làm việc trong xã huyện mà còn làm việc ở các xã huyện khác hoặc ở tỉnh khác, vì thế cán bộ cần phải nắm bắt nhu cầu lao động ở các vùng khác. Thêm nữa, đánh giá nhu cầu lao động chưa sát với thực tế nên dẫn đến những lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu lao động ít nhưng lại thực hiện đào tạo nhiều dẫn đến lao động đào tạo xong không có việc làm ở lĩnh vực, ngành nghề đó. Bước 2: Mời người lao động tham gia đào tạo Các cán bộ cấp xã, huyện sẽ cung cấp thông tin về ngành nghề dự kiến đào tạo từ đó, mời người lao động ở xã, huyện đi đào tạo. Tuy nhiên, nhiều địa phương do việc xác định nhu cầu đào tạo không phù hợp với nhu cầu thực tế, nhiều người đào tạo xong không có việc làm, vì thế người dân tham gia đào tạo nghề nông thôn ngày càng ít. Thêm nữa, đa phần các địa phương không thực hiện đánh giá, phân tích về thực trạng cung lao động tại địa phương để phân loại lao động và lựa chọn chương trình đào tạo nghề phù hợp theo đối tượng. Vì thế, rất nhiều địa phương vẫn thiếu hụt lao động lành nghề cho 182 -
  8. nhiều ngành nghề nhưng người lao động lại ít tham gia đào tạo nghề, do các chương trình đào tạo nghề mà địa phương tổ chức không phù hợp với nhu cầu thực tế và không đáp ứng được nhu cầu đào tạo của người lao động. Bước 3: Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề và xét duyệt Các cán bộ cấp xã, huyện căn cứ vào bước 1, 2 để xác định đào tạo ngành nghề gì và dự kiến đào tạo bao nhiêu. Cũng từ đó xác định thời gian, địa điểm đạo tạo, nguồn lực phục vụ cho đào tạo và mục tiêu sau đào tạo, sau đó trình lên cấp trên để xét duyệt kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Bước 4: Tổ chức thực hiện kế hoạch đã duyệt Các cán bộ cấp xã, huyện triển khai thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo kế hoạch đã duyệt. Trong bước này, ở nhiều địa phương số lượng cán bộ có hạn, vì thế không thể theo sát và đôn đốc người lao động trong quá trình đào tạo để đảm bảo chất lượng đào tạo. Nhiều người lao động chưa chủ động tự giác trong đào tạo, có thể vì nhiều ưu đãi của nhà nước nên họ đi đào tạo cho có chứ không thật sự muốn học hỏi nâng cao trình độ, tay nghề. Ngoài ra, các địa phương chưa có cơ chế giám sát quá trình đào tạo để đánh giá chất lượng đào tạo đã đáp ứng được yêu cầu thực tế hay chưa. Bước 5. Đánh giá hiệu quả sau đào tạo nghề Như đã nói ở phần trên, do yêu cầu của nhà nước đưa ra về các chỉ tiêu phải đạt được sau đào tạo nghề có nhiều hạn chế, chỉ cần quan tâm là bao nhiêu người qua đào tạo, sau đào tạo có việc làm bao nhiêu, nên vẫn chưa đánh giá chính xác hiệu quả đào tạo nghề. Chủ yếu dựa vào số lao động có việc làm sau đào tạo, nhưng thực tế là họ có việc làm với thu nhập có tăng lên, và tăng lên bao nhiêu % so với trước khi đào tạo, hoặc họ có việc làm có đúng lĩnh vực đào tạo hay không thì không được chú trọng để phân tích đánh giá. 6. Đề xuất quy trình quản lý nhà nước về GDNN cho lao động nông thôn ở cấp huyện, xã nhằm hướng tới phát triển bền vững 6.1. Đề xuất quy trình quản lý nhà nước về dạy nghề cho lao động nông thôn ở cấp huyện nhằm hướng tới phát triển bền vững Để nâng cao hiệu quả thực hiện công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, các cán bộ lao động ở cấp huyện, xã nên thực hiện theo trình tự sau: - 183
  9. Bước 3: Xác định đối Bước 1: Thu thập dữ Bước 2: Thu thập tượng và phân loại đối liệu về cung lao động thông tin về cầu lao tượng tư vấn hướng tại địa phương động tương lai nghiệp và học nghề Bước 5. Xây dựng kế Bước 4: Xác định thời Bước 6. Tổ chức thực gian, trình tự, nội dung hoạch quản lý và tư hiện kế hoạch đã tư vấn hướng nghiệp vấn hướng nghiệp, duyệt và học nghề đào tạo nghề Bước 7. Đánh giá hiệu quả sau đào tạo nghề Nguồn: nhóm tác giả tự đề xuất Bước 1: Thu thập dữ liệu về cung lao động tại địa phương Để có căn cứ xác định nên thực hiện hướng nghiệp, đào tạo nghề cho ai, thì cán bộ làm công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trước tiên phải thực hiện khảo sát người lao động tại địa phương. Phiếu khảo sát phải có những nội dung cơ bản sau: – Ngày tháng năm sinh ( là cơ sở xác định độ tuổi của người lao động để có định hướng cho người lao động đào tạo nghề ngắn hạn hay dài hạn); – Trình độ văn hóa (là cơ sở định hướng cho người lao động đào tạo nghề ngắn hạn hay dài hạn); – Trình độ chuyên môn (là cơ sở xác định có cần phải thực hiện đào tạo nghề hay không); – Có đang đi học không, nếu đang đi học thì đang học ngành nghề gì, học ở đâu? – Ngành nghề đang làm việc ( nếu người lao động đang làm việc) nên hỏi thêm về thời gian làm việc trung bình 1 tuần và thu nhập (là cơ sở để xác định có nên tư vấn học nghề để chuyển đổi ngành nghề nhằm có thu nhập cao hơn); đang làm việc ở đâu (địa chỉ cụ thể); – Thất nghiệp ( nên hỏi thêm thất nghiệp bao lâu; có đi tìm việc không; tìm việc như thế nào, ở đâu). 184 -
  10. Sau khi khảo sát tất cả các hộ gia đình ở địa phương theo phiếu khảo thì cán bộ phải nhập thông tin khảo sát vào excel. Kết quả có được là bản tổng hợp thông tin về lao động tại địa phương, nếu cán bộ thực hiện khảo sát đầy đủ và chính xác thì những năm sau cập nhật bổ sung sẽ rất nhanh và thuận tiện. Từ kết quả thông tin lao động tại địa phương, cán bộ phải thực hiện lọc số liệu để nắm bắt thông tin về lao động tại địa phương. Nên tách theo nhóm tuổi (nhóm từ thanh niên 15- 29, nhóm còn lại); sau đó trong các nhóm tuổi trên thì tách tiếp theo trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, và đang có việc hay thất nghiệp. Ngoài ra, kết quả thông tin lao động tại địa phương các cán bộ có thể tổng hợp để tính các chỉ tiêu về quy mô, cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực. từ đó có thể phân tích, đánh giá về nguồn nhân lực của địa phương, từ đó có những giải pháp phù hợp hơn cho vấn đề lao động tại địa phương. Bước 2: Thu thập thông tin về cầu lao động tương lai Các cán bộ cần thu thập thông tin để nắm bắt cầu lao động tương lai (cầu lao động ngắn hạn 3 tháng -< 1 năm, trung hạn 1-2 năm, dài hạn trên 2 năm) của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại địa phương. Đối với cầu lao động tương lai ở các huyện khác, các tỉnh khác lân cận hoặc trong cả vùng, thì các cán bộ cấp huyện nên yêu cầu được cung cấp thông tin từ các cấp trên liên quan. Thông tin về cầu lao động cần có những thông tin cơ bản sau: Nhu cầu lao động theo ngành, theo nghề; Nhu cầu lao động theo theo trình độ chuyên môn (sơ cấp 1, sơ cấp 2, sơ cấp 3, trung cấp, cao đẳng); Thu nhập: mức lương theo nghề và theo trình độ.... Sau khi đã biết được những ngành nghề nào, trình độ nào tại địa phương có nhu cầu lao động, nhu cầu lao động là bao nhiêu sẽ là căn cứ để dạy nghề cho đối tượng lao động sẽ làm việc tại địa phương. Còn nhu cầu lao động ngoài huyện, ngoài tỉnh, và trong vùng sẽ là căn cứ để dạy nghề cho đối tượng lao động sẽ làm việc ở ngoài địa phương. Bước 3: Xác định đối tượng và phân loại đối tượng tư vấn hướng nghiệp và học nghề Xác định đối tượng tư vấn hướng nghiệp và học nghề Từ kết quả phân tích cung lao động tại địa phương, các cán bộ cần phải xác định đối tượng phù hợp các điều kiện để tư vấn hướng nghiệp và học nghề căn cứ vào các chỉ tiêu như: trình độ học vấn, độ tuổi, thuộc các diện ưu tiên,… Từ đó xác định, đánh giá những người có nhu cầu học nghề, hoặc cần thiết phải học nghề. Tổng hợp nhu cầu học nghề ở địa phương để xây dựng kế hoạch và thực hiện tư vấn hướng nghiệp và học nghề. - 185
  11. Phân loại đối tượng tư vấn hướng nghiệp và học nghề Từ kết quả trên các cán bộ cần phải phân loại đối tượng để tư vấn hướng nghiệp và học nghề theo các điều kiện như: trình độ học vấn; độ tuổi; học nghề ở trình độ nào là phù hợp, hoặc theo nhu cầu; thuộc các diện ưu tiên,… Bước 4: Xác định thời gian, trình tự, nội dung tư vấn hướng nghiệp và học nghề Sau khi phân loại đối tượng tư vấn hướng nghiệp và học nghề thì xác định thời gian tư vấn hướng nghiệp và học nghề phù hợp cho mỗi nhóm. Nên thực hiện trình tự tư vấn hướng nghiệp và học nghề theo 2 giai đoạn như sau: – Giai Đoạn 1: Tư vấn trực tiếp cho từng nhóm đối tượng có tiềm năng học nghề Ở giai đoạn này, các cán bộ cần phát phiếu mời và khi gửi phiếu cần nhấn mạnh lợi ích của buổi tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề để thu hút người lao động tại địa phương đi nghe hướng nghiệp và học nghề. Mục đích cơ bản của giai đoạn này là tư vấn để thay đổi nhận thức về học nghề. Vì thế ở giai đoạn này nên giới thiệu về lợi ích của học nghề như: Thu nhập theo trình độ nghề, cơ hội việc làm, cơ hội phát triển, cơ hội nâng cao trình độ (nếu cần), …; Giới thiệu về các chính sách hỗ trợ cho học nghề (cần nhấn mạnh về các chính sách hỗ trợ học nghề, để người lao động hiểu được lợi ích từ những chính sách hỗ trợ và thực hiện học nghề); Giới thiệu về nhu cầu lao động của doanh nghiệp theo trình độ ở hiện tại và tương lai (cần nhấn mạnh nguy cơ nếu không học nghề thì không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và sẽ thất nghiệp); So sánh thu nhập giữa học nghề và chưa qua đào tạo, so sánh nguy cơ thất nghiệp giữa học nghề và chưa qua đào tạo. Cuối cùng cần giới thiệu về nơi có thể tư vấn cụ thể về học nghề ( địa chỉ, số điện thoại của cán bộ hoặc của các trung tâm dạy nghề, các trường nghề uy tín trong tỉnh và ngoài tỉnh...). Trong quá trình tư vấn ở giai đoạn này thì nên phát phiếu cho người lao động có tham dự để lấy thông tin (sđt, địa chỉ, có nguyện vọng học nghề hay không…). Giai Đoạn 2: Tư vấn cụ thể cho từng cá nhân có nhu cầu học nghề (có thể kết hợp nhiều hình thức tư vấn (trực tiếp, gián tiếp…) sao cho phù hợp với các đối tượng) Đối với các nhóm mong muốn học nghề dài hạn thì nên gửi thông tin về các trường nghề trong tỉnh và ngoài tỉnh, những trường nghề đó có uy tín đào tạo những ngành nghề nào, để người lao động tùy theo mong muốn học nghề nào của mình, từ đó có sự lựa chọn 186 -
  12. trường nghề cho phù hợp, và người học sẽ tới những trường nghề đó để được tư vấn cụ thể hơn. Đối với các nhóm học nghề ngắn hạn, nếu địa phương có khả năng dạy nghề với những nghề nào thì cán bộ sẽ lập kế hoạch để mở lớp dạy nghề tại địa phương. Với những nghề địa phương không có khả năng dạy nghề thì nên liên kết với các trường nghề ở địa phương khác, hoặc liên kết với doanh nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề. Khi xác định danh mục nghề sẽ thực hiện đào tạo tại địa phương phải: – Phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch sản xuất nông nghiệp của địa phương và nhu cầu của doanh nghiệp. – Phải căn cứ vào nhu cầu học nghề của người học nghề – Phải phù hợp với trình độ học vấn, năng lực của người lao động Khi tư vấn để người học chọn học nghề nào thì cần lưu ý: – Trước tiên phải tư vấn về các thông tin cơ bản, liên quan đến các ngành nghề; – Sau khi người được tư vấn đã hiểu biết về nghề, hoạt động nghề và các lĩnh vực nghề riêng biệt, người được tư vấn sẽ đưa ra quyết định chọn học nghề nào. Bước 5. Xây dựng kế hoạch quản lý và tư vấn hướng nghiệp, đào tạo nghề Các cán bộ cần xác định cơ sở lập kế hoạch, cần xác định rõ các mục tiêu với các kết quả cụ thể cần đạt được qua từng mốc thời gian nhất định. Các kết quả này phải thể hiện dưới các chỉ tiêu số lượng và chất lượng. Đối với kế hoạch dạy nghề, các chỉ tiêu cần phải có là: – Số lượng lao động nông thôn được đào tạo nghề, nên phân theo: Phân theo trình độ đào tạo (sơ cấp nghề (1, 2, 3), trung cấp nghề, cao đẳng nghề…); Phân theo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp; Phân theo nghề đào tạo... – Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề (Ví dụ: tối thiểu đạt 70%): Có việc làm ngay sau khi học nghề (thời gian tìm việc dưới 1 tháng); Có việc làm đúng nghề đào tạo; Thu nhập sau đạo tạo có tăng lên so với trước bao nhiêu… – Số lớp được tổ chức đào tạo theo từng ngành nghề, thời gian đào tạo của các lớp ( thời gian đào tạo nên linh hoạt theo nhu cầu của người học, có thể vào buổi tối hoặc cuối tuần để người học thuận lợi trong việc tham gia đào tạo). - 187
  13. Khi xác định nội dung của kế hoạch, cần trả lời được các câu hỏi sau: Để đạt được mục tiêu kế hoạch đã vạch ra cần phải tiến hành các hoạt động (công việc) gì? Việc gì làm trước, việc gì làm sau và ai làm việc đó? Khoảng thời gian thực hiện từng công việc? Người chịu trách nhiệm chính và người cùng tham gia? Kinh phí bảo đảm thực hiện từng công việc và toàn bộ kế hoạch? Việc xét duyệt và thông qua kế hoạch là khâu cuối cùng của quy trình xây dựng kế hoạch dạy nghề. Trong những trường hợp cần thiết, kế hoạch có thể được điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế. Bước 6. Tổ chức thực hiện kế hoạch đã duyệt Trước tiên phải triển khai thực hiện kế hoạch: Tổ chức triển khai các hoạt động đã được thể hiện trong kế hoạch; Ai làm việc nấy, không chồng chéo, đúng tiến độ, đúng nội dung đã xác định trong kế hoạch. Sau đó cần phải theo dõi, giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch: Theo dõi, giám sát để đôn đốc, điều tiết các hoạt động theo tiến độ và nội dung công việc đã xác định. Ngoài ra, cần phải kiểm tra thực hiện kế hoạch, xác định rõ khâu nào cần phải kiểm tra, người có trách nhiệm kiểm tra, công cụ kiểm tra và chế độ kiểm tra. Kiểm tra thực hiện kế hoạch cần chú ý đến tiến độ và kinh phí thực hiện, phát hiện những mặt tốt cùng những mặt chưa tốt, kể cả những sai phạm (nếu có). Trên cơ sở đó điều tiết các hoạt động và điều chỉnh kịp thời những sai phạm (nếu có). Bước 7. Đánh giá hiệu quả sau đào tạo nghề Đánh giá kết quả đào tạo nghề theo kế hoạch đề ra cần đánh giá những nội dung sau: đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu kế hoạch đề ra, các hoạt động đã tiến hành so với kế hoạch, phương thức tổ chức các hoạt động, tiến độ thực hiện, nguồn lực huy động (nhất là nguồn lực con người và nguồn lực tài chính), công tác kiểm tra, giám sát. Tuỳ theo nội dung, mục đích của việc đánh giá mà xác định thành phần tham gia đánh giá. Đánh giá hiệu quả đào tạo nghề dựa theo chỉ tiêu về chất lượng đào tạo nghề cần đạt được ở bước 5, từ đó thu thập thông tin của người được đào tạo để làm cơ sở đánh giá hiệu quả đào tạo. Cùng cùng là thực hiện báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo nghề. Trong báo cáo cần nêu rõ đặc điểm tình hình (thuận lợi, khó khăn), các bài học kinh nghiệm và kèm theo những ý kiến đề xuất, kiến nghị (nếu có), từ đó có những kinh nghiệm cho những lần thực hiện tiếp theo để nâng cao hiệu quả công tác quản lý về dạy nghề. 188 -
  14. 6.2. Một số kiến nghị khác nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về GDNN cho lao động nông thôn ở cấp huyện, xã Như vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về GDNN ở cấp huyện, xã nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, thì các cán bộ cấp làm công tác này phải có trách nhiệm và có năng lực chuyên môn cao. Ngoài ra, nhà nước cũng cần tạo động lực và có cơ chế thanh tra giám sát để các cán bộ cấp thực hiện các chính sách của nhà nước đạt hiệu quả, như vậy sẽ giảm tình trạng được tình trạng lãng phí nguồn lực của nhà nước mà mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lại không đạt được. Thêm nữa, nhà nước và các địa phương cũng cần huy động nguồn lực của doanh nghiệp tham gia tích cực hơn vào quá trình đào tạo, như vậy sẽ khắc phục được khó khăn về cơ sở vật chất cũng như đáp ứng tốt hơn yêu cầu của doanh nghiệp. - 189
  15. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đoàn Thị Thủy (2020). Phát triển nguồn nhân lực thanh niên nông thôn tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Lao động – Xã hội (CS2). Đỗ Thị Thanh Hiền (2017). Quản lý nhà nước về GDNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Luận văn thạc sĩ. Học viện Hành chính quốc gia. Ngô Thị Hải Anh (2021). Đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN đáp ứng yêu cầu hội nhập. Quản lý nhà nước online. https://www.quanlynhanuoc.vn/2021/01/05/doi-moi-va-nang-cao-chat- luong-giao-duc-nghe-nghiep-dap-ung-yeu-cau-hoi-nhap/ Mai Phương (2020). Bất cập trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thanh hóa online. https://baothanhhoa.vn/doi-song-xa-hoi/bat-cap-trong-dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong- thon/119312.htm Tổng cục GDNN (2020). Thêm một năm khẳng định vị trí vai trò của GDNN. http://gdnn.gov.vn/ AIAdmin/News/View/tabid/66/newsid/38282/seo/Them-mot-nam-khang-dinh-vi-tri-vai- tro-cua-giao-duc-nghe-nghiep/Default.aspx Tổng cục GDNN (2021). 10,4 triệu lao động nông thôn học nghề. Vẫn còn đó thách thức. http:// gdnn.gov.vn/AIAdmin/News/View/tabid/66/newsid/38590/seo/10-4-trieu-lao-dong-nong- thon-duoc-hoc-nghe-Van-con-do-thach-thuc/Default.aspx Tổng GDNN (2020). Dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn thời 4.0: Đào tạo đa cấp độ, ứng dụng công nghệ cao. http://gdnn.gov.vn/AIAdmin/News/View/tabid/66/newsid/38177/ seo/Day-nghe-va-tao-viec-lam-cho-lao-dong-nong-thon-thoi-4-0-Dao-tao-da-cap-do-ung- dung-cong-nghe-cao/Default.aspx 190 -
nguon tai.lieu . vn