Xem mẫu

  1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 413 QUAN ĐIỂM CỦA ĐÂNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÅN THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG Đại tá Nguyễn Ánh Ngọc Phòng Khoa học quân sự Quân khu 3 Tóm tắt: Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Việc nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm của Đảng vào điều kiện thực tế Hải Phòng là việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần phát huy tối đa nguồn lực của thành phố, sớm đưa Hải Phòng trở thành địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước như Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 về “Xây dựng và phát triển Hải Phòng đến 2030, tầm nhìn đến 2045” của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã xác định. Từ khóa: Chính sách của Đảng về kinh tế tư nhân, Hải Phòng, Kinh tế Hải Phòng, Kinh tế tư nhân, Phát triển kinh tế tư nhân. THE PARTY'S VIEWPOINT OF THE PRIVATE SECTOR DURING THE INNOVATION PERIOD AND THE DEVELOPMENT OF THE PRIVATE ECONOMY IN HAI PHONG Abstract: The private economy plays a vital driving force in the socialist-oriented market economy. Properly understanding and applying the Party's viewpoint on Hai Phong's practical conditions is important works that contribute to maximizing the city's resources, and make Hai Phong become a Green Port, civilized and modern city. The article outlines the process of developing the Party's perception of the private economy since the country entered the reform process, which clarifies the correctness of the theory of private economic development, and at the same time states the strengths and potentials of Hai Phong. Thenceforth, proposing creative contents apply the Party's guidelines to further develop this economic component in the city. Keyword: Party policy on private economy, Hai Phong, Hai Phong economy, Private economic, Private economic development. 1. QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐÂNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Phát triển kinh tế tư nhân là chủ trương đúng đắn của Đảng, phù hợp với thực tiễn cũng như đòi hỏi của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Việc nhìn lại một cách khái quát quá trình phát triển tư duy của Đảng đối với thành phần kinh tế tư nhân giúp chúng ta thấy rõ hơn vai trò, vị trí cũng như tầm quan trọng của thành phần kinh tế này về mặt lý luận, từ đó có hướng vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của thành phố Hải Phòng.
  2. 414 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Trước đổi mới, nền kinh tế Việt Nam là kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, có hai hình thức sở hữu, hai loại hình kinh tế chủ yếu là xí nghiệp quốc doanh và tập thể, chỉ có một ít là loại hình kinh tế cá thể, chưa có kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn nước ngoài. Tuy nhiên, mô hình kinh tế trên là không phù hợp với thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ giữa những năm 1970, đất nước đã rơi vào khủng hoảng. Với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, các nước tư bản đã có những điều chỉnh thích nghi mạnh mẽ, nhất là về quan hệ sản xuất. Các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu bước vào cải tổ, Trung Quốc tiến hành cải cách. Còn đối với Việt Nam, từ năm 1979 đến cuối năm 1986, chúng ta thực hiện đổi mới từng phần. Tuy nhiên, đất nước vẫn trong tình trạng hết sức khó khăn và khủng hoảng trầm trọng. Với bản lĩnh, trí tuệ và tinh thần sáng tạo của một Đảng cầm quyền đã trải qua nhiều thử thách, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12-1986) đã “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, đề ra đường lối đổi mới toàn diện. Sự kiện này đã tạo ra bước ngoặt đối với đất nước nói chung và với nền kinh tế Việt Nam cũng như kinh tế tư nhân nói riêng. Từ khi tiến hành đổi mới đến nay, qua hơn 30 năm, quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân ngày càng được hoàn thiện. Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã khẳng định: Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN. Thành phần kinh tế này được phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Kinh tế tư nhân là các thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Cả hai thành phần kinh tế trên thuộc cùng chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; tuy nhiên, quy mô sở hữu là khác nhau. Từ khi bước vào thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn có chủ trương nhất quán là phát triển kinh tế nhiều thành phần. Đảng ta đã khẳng định: Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. Các quan điểm của Đảng về kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân thể hiện tập trung trong các cương lĩnh xây dựng đất nước, văn kiện đại hội Đảng, nghị quyết của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương và trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội toàn quốc lần thứ VI (12-1986), Đảng ta đã chính thức thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần. Ngoài các thành phần kinh tế XHCN (bao gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể, cùng bộ phận kinh tế gia đình gắn với thành phần đó) đã có những thành phần ngoài quốc doanh như: Kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức, mà hình thức cao là công tư hợp doanh; kinh tế tự nhiên tự cấp, tự túc của bộ phận dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và các vùng núi cao khác.
  3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 415 Văn kiện Đại hội VI nhấn mạnh “Cần sửa đổi, bổ sung và công bố rộng rãi chính sách nhất quán đối với các thành phần kinh tế... Xóa bỏ những thành kiến thiên lệch trong sự đánh giá và đối xử với người lao động thuộc các thành phần kinh tế khác nhau… tạo nên môi trường tâm lí xã hội thuận lợi cho việc thực hiện chính sách sử dụng và cải tạo nền kinh tế nhiều thành phần”[2, tr.58]. Cũng trong văn kiện này, cùng với việc chỉ ra sự cần thiết củng cố thành phần kinh tế XHCN bao gồm cả khu vực quốc doanh và khu vực tập thể một cách toàn diện, Đảng ta cũng đã khẳng định sự cần thiết phát huy khả năng của các thành phần kinh tế, đó là: “Bằng những biện pháp thích hợp, sử dụng mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác trong sự liên kết chặt chẽ và dưới sự chỉ đạo của thành phần kinh tế XHCN”[1, tr.53]. Quan điểm này cho thấy các thành phần kinh tế phi XHCN được thừa nhận sự và hoạt động dưới sự chỉ đạo, dẫn dắt của thành phần kinh tế XHCN. Tuy vậy, thực tế ở thời điểm bước vào đổi mới, Đảng ta vẫn khá thận trọng với thành phần kinh tế tư nhân nói riêng, các thành phần kinh tế phi XHCN nói chung, coi đây là đối tượng phải “cải tạo”, bằng những hình thức và bước đi thích hợp, tránh chủ quan nóng vội. Trên đà đổi mới, sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã từng bước làm rõ hơn về vai trò, sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân qua nhiều nghị quyết khác nhau. Nghị quyết số 16-NQ/TW (7-1988) của Bộ Chính trị khóa VI và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa VI khẳng định đường lối đổi mới, nhất quán thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, khẳng định kinh tế tư nhân được phát triển trong những ngành có lợi cho quốc kế dân sinh. Nghị quyết số 10-NQ/TW (ngày 05-4-1988) của Bộ Chính trị khóa VI xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, từ đó đổi mới cơ bản cách thức quản lý hợp tác xã nông nghiệp, tạo động lực cho kinh tế tư nhân trong nông nghiệp hồi phục và phát triển năng động, bước đầu chuyển sang sản xuất hàng hóa. Có thể coi những điểm mới này là bước khởi đầu quan trọng đối với kinh tế tư nhân nước ta, mở đường cho những bước tiến mạnh mẽ hơn trong những giai đoạn tiếp theo. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6-1991), trên cơ sở kế thừa quan điểm của Đại hội VI, Đảng ta đưa ra quan điểm rõ ràng hơn về việc khuyến khích và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển. Từ việc coi kinh tế tư bản tư nhân là một thành phần kinh tế “tàn dư” của chế độ xã hội cũ, cần “cải tạo” bằng những bước đi thích hợp, Đảng đã có bước tiến trong nhận thức khi xác định kinh tế tư nhân là một thành phần độc lập, có tiềm năng phát triển và đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước. Văn kiện Đại hội VII chỉ rõ: Kinh tế tư nhân được phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước, mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp. Kinh tế tư bản tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành, nghề mà luật pháp không cấm; khuyến khích mọi người tăng thu nhập, làm giàu dựa vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế… Phát triển quan điểm Đại hội Đảng lần thứ VII, Hội nghị Trung ương 2 khóa VII đã nhấn mạnh cần phải “Bổ sung và sửa đổi thể chế nhằm bảo đảm cho tập thể, cá thể và tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những lĩnh vực
  4. 416 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP mà pháp luật không cấm; được tự lựa chọn hình thức kinh doanh, kể cả liên doanh với nước ngoài theo những điều kiện do luật định”[1, tr.542]. Sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, chính sách kinh tế nhiều thành phần đã góp phần to lớn giải phóng và phát triển sức sản xuất, đưa đến những thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng. Nước ta đã thoát ra khỏi khủng hoảng và bước vào thực hiện công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa. Từ những thành tựu chung của nền kinh tế đất nước, mà trong đó có sự đóng góp hết sức quan trọng của kinh tế tư nhân, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6-1996) khẳng định cần phải đối xử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế, đồng thời cần tạo điều kiện kinh tế và pháp lý thuận lợi để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm đầu tư làm ăn lâu dài. Văn kiện Đại hội VII chỉ rõ: Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách này, khuyến khích mọi doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước khai thác các tiềm năng, ra sức đầu tư phát triển, yên tâm làm ăn lâu dài, hợp pháp, có lợi cho quốc kế dân sinh, đối xử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế trước pháp luật, không phân biệt sở hữu và hình thức tổ chức kinh doanh. Đại hội VIII cũng khẳng định kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí quan trọng lâu dài, Nhà nước cần giúp đỡ cá thể, tiểu chủ giải quyết các khó khăn về vốn, khoa học, công nghệ, về thị trường tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích tư bản tư nhân đầu tư vào sản xuất, yên tâm làm ăn… Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (1-2001) tiếp tục đánh dấu bước phát triển mới trong nhận thức của Đảng ta về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân. Từ chỗ cho rằng tư bản tư nhân được kinh doanh trong những ngành có lợi cho quốc kế dân sinh do luật pháp quy định, Đảng ta đã chủ trương cần phải tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động; liên doanh liên kết với nhau với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước. Đảng ta khẳng định kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế có vị trí quan trọng lâu dài trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, được khuyến khích phát triển không hạn chế về quy mô trong những ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn mà pháp luật không cấm. Đại hội IX đề ra nhiệm vụ: Sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm sự bình đẳng về cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế. Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử, bảo đảm cơ hội và khả năng lựa chọn bình đẳng của các thành phần kinh tế trong tiếp cận về vốn, đất đai, lao động, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và xuất, nhập khẩu... tiến tới xây dựng một luật áp dụng thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau thuộc các thành phần kinh tế. Tiếp tục cụ thể hóa quan điểm của Đại hội IX, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (năm 2002) thông qua Nghị quyết “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”. Có thể thấy, kể từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, đây là lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương có một nghị quyết chuyên đề về về vấn đề kinh tế tư nhân. Điều này cho thấy Đảng đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân. Nghị quyết tiếp tục khẳng định kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Phát triển
  5. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 417 kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX đã đưa ra những đánh giá công bằng, khách quan về những đóng góp quan trọng của kinh tế tư nhân trong việc phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Nghị quyết cũng chỉ ra rằng, cùng với các thành phần kinh tế khác, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, Nghị quyết cũng nêu rõ những hạn chế của kinh tế tư nhân nước ta như: Phần lớn có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu, ít đầu tư vào lĩnh vực sản xuất; còn có nhiều khó khăn, vướng mắc về vốn, về mặt bằng sản xuất, kinh doanh, về môi trường pháp lý và môi trường tâm lý xã hội. Trên cơ sở đánh giá đúng đắn về thực trạng kinh tế tư nhân, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX xác định chủ trương và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý và tâm lý xã hội để các doanh nghiệp của tư nhân phát triển rộng rãi trong những ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm, không hạn chế về quy mô, nhất là trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước. Đại hội X (4-2006) của Đảng tiếp tục xác định vị trí và định hướng phát triển các thành phần kinh tế chủ yếu. Văn kiện Đại hội Đảng X cũng chỉ rõ thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế đất nước, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển. Về kinh tế tư nhân, Đại hội khẳng định đây là thành phần có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế, tuy nhiên kinh tế tư nhân chưa được tạo đủ điều kiện thuận lợi để phát triển, quy mô còn nhỏ, sức cạnh tranh còn yếu và chưa được quản lý tốt. Cũng trong Đại hội này, lần đầu tiên, Đảng ta chính thức cho phép đảng viên được làm kinh tế tư nhân với những quy định cụ thể. Đây là quan điểm mới nhằm huy động, phát huy tiềm năng của mọi người dân, trong đó có đội ngũ đảng viên, tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp nối tinh thần của các kỳ đại hội trước, Đại hội XI (1-2011) khẳng định các thành phần kinh tế ở nước ta đều bình đẳng trước pháp luật, đều là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, tồn tại lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế; khuyến khích phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân. Đại hội XI cũng đề ra nhiệm vụ “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế”[3, tr.101]; “thúc đẩy hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân, khuyến khích tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước”[3, tr.110]; “Phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch và quy định của pháp luật”[3, tr.209]. Đến Đại hội XII (1-2016), Đảng ta khẳng định một cách mạnh mẽ khi coi kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Văn kiện Đại hội XII nhấn mạnh việc: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.
  6. 418 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước”[4, tr.107]. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 4, Trung ương 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân xác định phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Với Nghị quyết 10- NQ/TW (6-2017) về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”, khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam được tiếp thêm sức mạnh để gánh vác sứ mệnh là động lực quan trọng để phát triển đất nước. Như vậy, từ Đại hội Đảng VI đến Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ năm khóa XII là một chặng đường tương đối dài của quá trình phát triển đất nước theo con đường XHCN, đồng thời cũng phản ánh bước tiến không ngừng trong nhận thức của Đảng ta về kinh tế tư nhân, thể hiện sự tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế của Đảng để phù hợp với thực tiễn phát triển của nền kinh tế sau hơn 30 năm đổi mới. 2. TIỀM NĂNG VÀ THẾ MÄNH CỦA THÀNH PHỐ HÂI PHÒNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII xác định các mục tiêu cụ thể, trong đó nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân, phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp. Với vị thế là một thành phố trực thuộc Trung ương, năng động, phát triển, được Đảng, Nhà nước quan tâm dành cho cơ chế đặc thù, Hải Phòng phải là một trong những địa phương đi đầu để góp phần hoàn thành các chỉ tiêu trên. 2.1. Về tự nhiên, xã hội Hải Phòng là một thành phố được hình thành từ rất sớm (năm 1888) và có rất nhiều lợi thế phát triển thành trung tâm của vùng duyên hải Bắc Bộ. Là một trong không nhiều địa phương có đủ 5 dạng hình giao thông là đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không với hệ thống hải cảng lớn nhất miền Bắc, có cảng hàng không quốc tế, hệ thống đường cao tốc đồng bộ, hiện đại và nhiều cửa sông lớn, có thể kết nối thuận lợi tới các địa phương ở vùng Bắc Bộ cũng như cả nước. Đặc biệt, Hải Phòng có tiềm năng và lợi thế rất lớn về biển với 2 huyện đảo; 5 quận, huyện giáp biển; đường bờ biển kéo dài hơn hơn 125km; vùng biển có diện tích khoảng 4.000km2, có gần 400 đảo lớn nhỏ… Đảo Cát Bà là một trong 3 đảo lớn nhất nước, có hệ sinh thái rừng nhiệt đới với tính đa dạng sinh học cao. Đảo Bạch Long Vĩ là đảo xa bờ nhất của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ, là "đảo tiền tiêu", có vị trí chiến lược, tầm quan trọng đặc biệt trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh. Cùng với đó, các công trình đã và đang được xây dựng như: Cảng cửa
  7. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 419 ngõ quốc tế Lạch Huyện, cầu Tân Vũ - Cát Hải, cầu Bạch Đằng nối Hải Phòng và Quảng Ninh, đường cao tốc ven biển nối Hải Phòng và Thanh Hóa, khu du lịch đảo Vũ Yên, khu đô thị du lịch đảo Cát Bà, khu nghỉ dưỡng cao cấp Hòn Dấu, khu công nghiệp Đình Vũ - Cát Hải… Trong tương lai không xa, Hải Phòng sẽ là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện Chiến lược biển theo tinh thần Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Theo đó, Hải Phòng có điều kiện thuận lợi để khai thác, phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương ven biển, biến thành nguồn lực thực tế để phát triển kinh tế hàng hải (bao gồm cảng biển, dịch vụ cảng biển, vận tải, logistics..); du lịch và dịch vụ biển; nuôi trồng và khai thác hải sản; công nghiệp ven biển gắn với phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh biển đảo. Ngoài ra, Hải Phòng còn sở hữu nhiều lợi thế và “sức mạnh mềm” khác, đó là những di sản thiên nhiên và văn hóa đặc sắc, nó không chỉ góp phần nuôi dưỡng, hun đúc con người thành phố cảng mà còn là những yếu tố thu hút, lôi cuốn các doanh nghiệp và nhân dân đến với Hải Phòng. Thành phố có đội ngũ cán bộ có trình độ cao đông đảo, có nhiều trường đại học, cao đẳng… Cùng với đó, Hải Phòng là thành phố cảng lâu đời; Người Hải Phòng có tư duy năng động, sáng tạo, đã tạo nên một dấu ấn rất riêng. Thời kỳ Pháp thuộc, nơi đây đã phát triển thành một trung tâm tài chính, công nghiệp của khu vực Đông Dương, trong đó có nhiều doanh nhân tên tuổi người Việt như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Đoàn Đức Ban… Hải Phòng cũng là một trong những nơi xuất hiện nhân tố tạo tiền đề cho công cuộc đổi mới, nói như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “Hải Phòng đã đặt những viên gạch đầu tiên cho công cuộc đổi mới của Đảng”. Đây chính là những yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên những tư duy mới trong phát triển kinh tế nói chung và kinh tế tư nhân Hải Phòng nói riêng. 2. 2. Về cơ chế, chính sách Nhìn nhận rõ tầm quan trọng và tiềm năng của thành phố Hải Phòng, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có nhiều chủ trương nhằm đưa Hải Phòng “cất cánh” trở thành thành phố công nghiệp, năng động của đất nước. Cách đây 16 năm, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 32-NQ/TW (8-2003) về “Xây dựng và phát triển Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước” với mục tiêu đưa Hải Phòng trở thành một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp văn minh hiện đại trước năm 2020. Chủ trương này một lần nữa được khẳng định trong Kết luận 72-KL/TW (10-2013) của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 32-NQ/TW. Gần đây, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Nghị quyết 45-NQ/TW (1-2019) về “Xây dựng và phát triển Hải Phòng đến 2030, tầm nhìn đến 2045”. Theo đó, năm 2025 Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa; năm 2030 trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á; năm 2045, trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới. Có thể coi
  8. 420 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP đây là sự quan tâm đặc biệt, sự tin tưởng mạnh mẽ của Trung ương dành cho Hải Phòng, tạo nên dấu ấn vô cùng quan trọng, mở ra trang mới cho công cuộc phát triển của Hải Phòng, đưa thành phố cảng vươn tới những tầm cao mới. Tuy nhiên, chủ trương đó cũng đòi hỏi thành phố phải có những chủ trương, chính sách phù hợp thu hút, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn nữa nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã xác định. Thực tế, những năm qua, Hải Phòng đã có những bước tăng trưởng nhanh chóng. Theo số liệu tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 32-NQ/TW, kinh tế Hải Phòng tăng trưởng khá cao, bình quân gấp 1,68 lần mức tăng chung của cả nước. Năm 2017, quy mô kinh tế gấp 4,27 lần so với năm 2003; giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người đạt 3.964 USD, gấp 1,54 lần bình quân cả nước, tăng 5,43 lần so với năm 2003. Thu hút vốn đầu tư giai đoạn 2003-2017 đạt gần 488.000 tỷ đồng, tăng bình quân 16,58%/năm, thu hút nhiều dự án đầu tư của các tập đoàn, công ty lớn của thế giới và Việt Nam. Riêng về kinh tế tư nhân, Hải Phòng đã có bước bứt phá trong việc thu hút đầu tư trong nước với nhiều dự án lớn do các tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư như dự án khu vui chơi giải trí, nhà ở, công viên sinh thái đảo Vũ Yên với hàng trăm nghìn tỷ đồng của tập đoàn VinGroup, khu nông nghiệp kỹ thuật cao Vineco ở huyện Vĩnh Bảo, khu nhà ở cao cấp ở quận Hồng Bàng, bệnh viện Vinmec ở quận Lê Chân và tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast ở huyện Cát Hải; dự án SunGroup với hàng chục nghìn tỷ đồng cho dự án phát triển du lịch Cát Hải; dự án phát triển khu du lịch ở Đồ Sơn với hơn 5 nghìn tỷ đồng của tập đoàn Mường Thanh… Theo số liệu thống kê, 3 năm 2016-2018, các doanh nghiệp tư nhân trong nước đã đầu tư ở Hải Phòng với số vốn gần 100.000 tỷ đồng, cao gấp nhiều lần so với cả chục năm trước cộng lại. Đến năm 2019, Hải Phòng có hơn 20.000 doanh nghiệp tư nhân. Cơ cấu thành phần kinh tế đã chuyển dịch tích cực, thành phần kinh tế tư nhân tăng từ 28,44% lên 49,98% GRDP (tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào tổng sản phẩm trên địa bàn). Theo quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, năm 2020, Hải Phòng sẽ có trên 33.000 doanh nghiệp hoạt động, năm 2025 có trên 42.000 doanh nghiệp, năm 2030 có trên 53.000 doanh nghiệp; tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào tổng sản phẩm trên địa bàn đến năm 2020 đạt từ 51-53%, năm 2025 đạt từ 55-56%, năm 2030 đạt 60-65%. Với những cơ chế đặc thù được áp dụng, Hải Phòng sẽ có thêm nhiều lợi thế từ nguồn lực đầu tư, tạo điểm nhấn cho việc phát triển Hải Phòng thành “đầu tàu” của khu vực duyên hải Bắc Bộ, là điểm cực của tam giác kinh tế trọng điểm (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), đồng thời là đầu mối trong chiến lược phát triển hai hành lang - một vành đai kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cùng với những thuận lợi, kinh tế tư nhân Hải Phòng cũng gặp nhiều khó khăn. Thực tế, kinh tế Hải Phòng phát triển chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng, lợi thế đã và đang có, chưa phát huy rõ nét là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Quảng Ninh, liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội chưa sâu, kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ, một số dự án, công trình tiến độ triển khai còn chậm, quy hoạch và quản lí
  9. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 421 đô thị chưa theo kịp yêu cầu phát triển của thành phố; còn chịu nhiều thách thức bởi nguy cơ về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng,… Những yếu tố đó có tác động trực tiếp đến sự phát triển của kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố. Trong những năm qua, các doanh nghiệp tư nhân Hải Phòng bộc lộ những hạn chế như: Trình độ công nghệ của đa số các doanh nghiệp còn lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực thành phố nhìn chung còn thấp về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý. Cơ cấu nhân lực theo ngành nghề chưa hợp lý, thiếu cán bộ đầu tàu, chuyên gia giỏi trong lĩnh vực công nghệ cao. Công tác quy hoạch vẫn bộc lộ bất cập chưa theo kịp yêu cầu phát triển, sản phẩm còn thiếu tính cạnh tranh... Đây thực sự là thách thức đối với Hải Phòng. 3. MỘT SỐ GIÂI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở THÀNH PHỐ HÂI PHÒNG Từ quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về kinh tế tư nhân và thực trạng, tiềm năng phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố cần có những chủ trương, giải pháp phù hợp, đồng bộ để thúc đẩy khu vực kinh tế này phát triển. Trước hết, cần quán triệt, nắm vững các nghị quyết của Đảng, kịp thời đề ra những chủ trương, kế hoạch nhằm phát triển kinh tế tư nhân phù hợp với điều kiện cụ thể của thành phố. Xóa bỏ những nhận thức, định kiến chưa đúng về kinh tế tư nhân. Nhận thức đúng vai trò là động lực quan trọng của nền kinh tế, phát triển kinh tế tư nhân nhưng bảo đảm kinh tế nhà nước có vai trò chủ đạo. Ban hành các chỉ thị, nghị quyết chỉ đạo, đồng thời xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm phát triển kinh tế tư nhân. Tập trung quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chương trình hành động số 44-Ctr/TU (9-2017) của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 98/NQ-CP (10-2017) của Chính phủ… để kinh tế tư nhân thực sự là động lực quan trọng, đột phá phát triển của Hải Phòng. Cần ban hành khung pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm cụ thể hóa định hướng chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII và Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cần gắn phát triển kinh tế tư nhân với trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp tư nhân, với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh… Tích cực hoàn thiện thể chế, chính sách bảo đảm quyền cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn của Nhà nước. Cần có hệ thống luật, chính sách bảo đảm sự bình đẳng giữa thành phần kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác, tuy nhiên, đi đôi với đó là cần có giải pháp chống hiện tượng thâu tóm, “lợi ích nhóm”, làm ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh, phát triển. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp để đảm bảo chính sách hỗ trợ kinh tế tư nhân thông qua các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các doanh nghiệp tư nhân. Tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ và các giải pháp tài chính, tín dụng; Thực hiện công khai minh bạch các quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy liên kết tích cực giữa các ngành kinh tế, các chủ thể kinh tế và các không gian
  10. 422 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP kinh tế, khắc phục tình trạng bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, nhất là giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, bộ, ngành và chính quyền địa phương theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân. Cải thiện việc tiếp cận các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh. Giảm thời gian, chi phí các thủ tục về thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, xây dựng. Rút ngắn thời gian đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị. Kinh tế tư nhân có vai trò to lớn đối với sự phát triển của đất nước nói chung và Hải Phòng nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay, thành phần kinh tế này phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Do vậy, cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc, sáng tạo chủ trương của Đảng để kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, góp phần đưa Hải Phòng phát triển thành thành phố cảng xanh, văn minh, hiện đại./. TÀI LIỆU THAM KHÂO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đảng toàn tập, t.51, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), Phần I, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Văn phòng Trung ương Đảng (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Hà Nội.
nguon tai.lieu . vn