Xem mẫu

  1. 175 QUÁ TRÌNH THAM GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA NÔNG DÂN XÃ HÒA AN, THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA SV. Nguyễn Minh Kha ThS. Trần Kim Ngọc Tóm tắt. Bài viết trình bày khái quát về quá trình tham gia xây dựng nông thôn mới của nông dân xã Hòa An trên các lĩnh vực: Hiểu biết của người nông dân về nông thôn mới, tham gia của nông dân vào các dự án, đánh giá của nông dân về chương trình nông thôn mới,… thông qua đó tác giả nêu lên những thành tựu đã đạt được cùng với những khó khăn cần được khắc phục trong thời gian tới. Từ khóa: Nông thôn mới, nông dân, xã Hòa An. 1. Đặt vấn đề Nông thôn mới là một cuộc cách mạng, cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng nông thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được bảo đảm, thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao; xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010; Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Chương trình này được trển khai trên địa bàn nông thôn trên toàn quốc từ năm 2010 đến 2020. Qua đó, 11 xã được Ban Bí thư chọn thí điểm mô hình nông thôn mới của Trung ương, ngoài ra mỗi tỉnh chọn một số xã làm điểm nhân rộng ra nhiều xã khác”[2]. “Đối với tỉnh Đồng Tháp việc xây dựng mô hình xã nông thôn mới rất có hệ thống và có những thành tích đáng phấn khởi. Những nét nổi bật mà ai cũng thừa nhận ở Đồng Tháp là việc mở đường giao thông nông thôn, cơ giới hóa nông nghiệp, đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong nông nghiệp đạt năng suất và sản lượng cao nhất vùng”[3]. Ngày 13/5/2013 Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Quyết định số 425/QĐ-UBND-HC Ban hành Bộ tiêu chí về nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020; Quyết định số 308/QĐ-BCĐXDNTM ngày 17/4/2014 của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí về nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. “Theo đó, xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh, được tỉnh chọn là một trong 30 xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh Đồng Tháp”[1]. Qua 4 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Hòa An thuộc thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng cũng gặp phải không ít những khó khăn. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho đọc giả cái nhìn tổng quan về quá trình tham gia xây dựng nông thôn mới của nông dân xã Hòa An trong thời gian qua và những khó khăn cần được khắc phục trong thời gian tới.
  2. 176 2. Quá trình tham gia xây dựng nông thôn mới của nông dân 2.1. Hiểu biết của nông dân về nông thôn mới Trước đây, trong quá trình xây dựng nông thôn truyền thống, nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân thường quen với lối tư duy kinh nghiệm, chủ quan, tùy tiện, cá lẻ, manh mún nên nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, thiếu tính hệ thống và liên kết, cơ sở hạ tầng xuống cấp, sản xuất tự cung, tự cấp nên thiếu thốn, đời sống vật chất và tinh thần khó khăn, môi trường sinh thái ngày càng bị ô nhiểm, chất lượng giáo dục, trình độ dân trí, trình độ nghề nghiệp của nông dân thấp, cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị trình độ chính trị, chuyên môn còn nhiều hạn chế, bất cập...... Hiện nay, trong quá trình nhận thức và thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về xây dựng nông thôn mới, nhận thức, đặc biệt tư duy của nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở một số địa phương còn hạn chế: Cho rằng xây dựng nông thôn mới là dự án phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng, hoặc là biến đổi nông thôn thành thị trấn, thị tứ để đô thị hóa, hoặc xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của Nhà nước phải làm cho dân nên nảy sinh tâm lý trông chờ, thụ động, ỷ lại, ảo tưởng là sắp có nông thôn mới. Vì vậy, vấn đề đổi mới tư duy để nâng cao hiệu quả nhận thức, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân là hết sức cần thiết. Để xem xét hiểu biết của nông dân về nông thôn mới chúng ta tìm hiểu ở bảng sau: Bảng 1: Hiểu biết của nông dân về nông thôn mới Tỷ lệ STT Nội dung Số người (%) 1 Biết về chương trình nông thôn mới 40 80 2 Biết xã đang thực hiện chương trình nông thôn mới 36 72 Được nghe phổ biến về nội dung của chương trình 3 4 8 nông thôn mới 4 Biết các công trình được xã xây dựng trong 5 năm qua 45 90 (Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2015) Qua bảng trên ta có thể thấy, khi tìm hiểu về sự hiểu biết của nông dân về chương trình nông thôn mới thì có 40/50 nông dân trả lời là có biết, chiếm tỷ lệ 80% trên tổng số 100%.Cũng như vậy số nông dân biết xã mình đang thực hiện nông thôn mới cũng rất nhiều, có khoảng 36 nông dân, chiếm 72%, nhưng họ lại không được nghe phổ biến về chương trình nông thôn mới do các cấp tự quyết chứ không bàn bạc với nông dân, con số này chỉ chiếm 8%, do đó việc làm này của các ban ngành thật sự chưa được sử ủng hộ của nông dân. Do các công trình được xây dựng tràn lan trên địa bàn xã nên số nông dân biết đến các công trình được xây dựng trong 4 năm qua thì rất nhiều, khoảng 45 nông dân, chiếm 90%. Điều đó nói lên rằng, công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua còn một số tồn tại, hạn chế. Công tác tuyên truyền tuy sớm được triển khai nhưng chưa thực sự có chiều sâu và điểm nhấn. Nội dung tuyên truyền còn dừng lại ở việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, các thông tin khác vẫn
  3. 177 còn mang tính một chiều, chưa đáp ứng được các nhu cầu bức xúc của người nông dân. Thông tin tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa nhiều, chưa được liên tục, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người nông dân. Trong thời gian tới,cần tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền xây dựng nông thôn mới với nhiều hình thức đa dạng, phong phú hơn. Kịp thời tổng kết biểu dương, khen thưởng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa với việc biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Tăng cường học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh. Khi điều tra về việc tham gia của nông dân trong việc xây dựng nông thôn mới, tôi đã thu thập được một số thông tin như sau: 2.2. Tham gia của người dân vào các dự án Bảng 2: Tham gia của người dân vào các dự án Tỷ lệ Tỷ lệ không Hình thức STT Tên dự án tham gia tham gia tham gia Chương trình bê tông Làm công hưởng 1 nông thôn và bê tông hoá 35 15 lương kênh mương nội đồng Dự án ODA(Xây nhà văn Đóng góp sức lao 2 27 23 hoá xã) động hoặc bằng tiền Xây kè chống xói mòn Làm công hưởng 3 17 33 sông lương Thay trụ điện cao áp và 4 0 50 xây dựng trạm hạ thế Xây dựng trạm bơm nước 5 và nâng cấp bờ kè chống 12 38 Quyên góp tiền xói lở (Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2015) Qua bảng trên, ta cũng thấy được rằng tỷ lệ nông dân tham gia vào chương trình bê tông nông thôn và bê tông hoá kênh, mương nội đồng chiếm tỷ lệ nhiều nhất so với các dự án còn lại. Số nông dân được điều tra, phỏng vấn là 50 nông dân nhưng có đến 35 nông dân tham gia vào dự án này còn lại là không tham gia, những nông dân này hầu hết tham gia bằng hình thức làm công hưởng lương. Tương tự, Dự án ODA(Xây nhà văn hoá xã) có 27 nông dân tham gia và 23 nông dân thì không tham gia, dự án này có một số nông dân tham gia bằng cách đóng góp sức lao động, bên cạnh đó lại có một số tham gia bằng cách quyên góp tiền. Do điều kiện kinh tế của nông dân nơi đây còn hạn hẹp nên hầu hết hình thức tham gia của họ là quyên góp sức lao động, một số nhà khá giả hơn thì quyên góp tiền, như dự án xây kè chống xói mòn sôngcũng vậy và số nông dân tham gia chỉ 17/50 nông dân. Do dự án thay trụ điện cao áp và xây dựng trạm hạ thế được UBND xã giao cho bên quản lý điện nên dự án này không có nông dân nào tham gia cả. Còn dự án xây dựng trạm bơm nước và nâng cấp bờ kè chống xói lở cũng chỉ có 12 nông dân tham gia với hình thức là quyên góp tiền.
  4. 178 2.3. Đánh giá của nông dân về chương trình nông thôn mới Bảng 3: Đánh giá của nông dân về chương trình nông thôn mới Rất Không Rất Đồng Không đồng có ý không ý đồng ý Tiêu chí đánh giá ý kiến đồng ý Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ (%) (%) (%) (%) (%) Cán bộ thực hiện chương trình tạo điều 24 20 10 34 12 kiện cho nông dân đóng góp ý kiến Nông dân được quyền tham gia và đóng góp ý kiến vào các công việc liên quan 10 22 20 34 14 đến dự án Cán bộ địa phương thực sự có năng lực 8 36 10 40 6 trong việc quản lý xây dựng các dự án Hầu hết các cônng trình dự án được xây dựng trên địa bàn là do nông trong địa 10 32 24 14 20 phương thực hiện Các chương trình,dự án trên tạo điều 24 18 22 24 12 kiện cho nông dân có thêm việc làm Các công trình được xây dựng là những công trình được nông dân trông đợi,cần 40 18 16 14 12 thiết cho người nông dân Các chương trình,dự án giúp người nông dân có thêm kinh nghiệm và khả năng 6 16 24 38 16 sáng tạo Các công trình được xây dựng theo đúng 4 10 20 30 36 quy trình kỷ thuật,đảm bảo chất lượng (Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2015) Kết quả cho ta thấy, số lượng nông dân rất đồng ý cho tiêu chí Cán bộ thực hiện chương trìnhtạo điều kiện cho người nông dân đóng góp ý kiến là 12 nông dân chiếm tỷ lệ 24%, đồng ý là 20% và không đồng ý là 10% ngoài ra chưa tính đến những nông dân không đồng ý và rất không đồng ý. Tiêu chí các công trình được xây dựng là những công trình được người nông dân trông đợi, cần thiết cho người nông dân được đông đảo nông dân đồng ý nhiều nhất khoảng 20 nông dân chiếm đến 40% và tiêu chí cán bộ địa phương thực sự có năng lực trong việc quản lý xây dựng các dự án số lượng người nông dân không dồng ý cao nhất trong tất cả các tiêu chí, khoảng 20 nông dân chiếm 40%. 3. Những vấn đề đặt ra Xây dựng nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người nông dân, tạo động lực giúp cho họ chủ động phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thay đổi cơ sở vật chất và diện mạo đời sống văn hóa qua đó thu hẹp khoảng cách sống giữa nông thôn và thành thị. Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một trong những nội dung trọng tâm cần tập
  5. 179 trung lãnh đạo, chỉ đạo trong đường lối,chủ trương phát triển đất nước và của các địa phương trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Để xây dựng nông thôn mới mang lại hiệu quả cao cần tạo ra một phong trào với sự vào cuộc của nông dân địa phương và các cấp chính quyền liên quan, muốn vậy mô hình phát triển nông thôn mới phải sát với điều kiện thực tế. Bên cạnh đó cần tăng đầu tư cho nông nghiệp,nông dân, nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bồi dưỡng kiến thức quản lý cho cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác chủ trang trại,chuyển giao tiến bộ kỷ thuật, hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân. Xây dựng mô hình nông thôn mới cần phải căn cứ vào từng điều kiện cụ thể của vùng về tiềm năng, lợi thế, năng lực cán bộ và khả năng đóng góp của người nông dân, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm xây dựng mô hình nông thôn mới phù hợp. Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới như chuẩn hóa, sàng lọc, bồi dưỡng, ổn định và đưa đi đào tạo cán bộ cấp xã để đảm bảo đến năm 2015 cán bộ xã đều đạt trình độ văn hóa cấp 3 và được đào tạo một nghề chuyên môn trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chức danh được giao. - Thực hiện quy chế, kế hoạch triển khai thực hiện, điều hành dự án trên địa bàn. - Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỷ thuật sản xuất cho nông thôn. - Thử nghiệm một số hình thức tổ chức nghề phi nông nghiệp ngay tại xã để thuận tiện cho thanh niên xã có cơ hội và theo học. Nâng cao dân trí để người nông dân có thể nắm bắt được những tiến bộ khoa học mới vào sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng côn nghiện hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tăng cường sự tham gia của người nông dân trong xây dựng nông thôn mới. Sự tham gia của người nông dân và cộng đồng đóng một vai trò rất lớn trong xây dựng nnog6 thôn mới, vì vậy muốn xây dựng thành công và bền vững nông thôn mới phải làm cho họ tin tưởng vào chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước từ đó có thể phát huy được sự tham gia của người nông dân. Muốn vậy trước hết chúng ta phải xác định trọng tâm, trọng điểm của xây dựng nông thôn mới, giải quyết những khó khăn, bức xúc của người nông dân trong sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của họ. Kết hợp chương trình xây dựng nông thôn mới và phong trào xây dựng ấp văn hóa. Xây dựng ấp văn hóa đã đem lại hiệu quả xã hội rất tích cực và đã trở thành một nội dung quan trọng của xây dựng nông thôn mới, việc xây dựng ấp văn hóa, nhà văn hóa phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà nước và người nông dân, góp phần cho sự phát triển đồng bộ về tất cả mọi mặt kinh tế - chính trị - văn hóa – giáo dục – y tế. Xây dựng nông thôn mới gắn với quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường. Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thônđang ngày càng trở nên trầm trọng đã làm ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân, nguyên nhân do sự xuất hiện của các làng nghề, ý thúc của người nông dân chưa tốt đã gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước. Vì vậy địa phương cần chú ý xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý nước thải, tổ chức thu gom, xử lý rác thải tập trung, hệ thống cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh đến các hộ.
  6. 180 Mặt khác, cần có những chương trình, kế hoạch kể cả ngắn hạn và dài hạn trong công tác đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ.... ở khu vực nông thôn gắn với các chương trình phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới. 4. Thay lời kết Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế là một quá trình lâu dài, giải quyết đồng bộ và toàn diện với nhiều nội dung liên quan đến phát triển nền nông nghiệp hiện đại. Đối với Đồng Tháp nói chung và xã Hòa An nói riêng, nông thôn là địa bàn quan trọng không chỉ bảo đảm cho sự phát triển bền vững của người nông dân tại địa phương, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả nước. Vì vậy, xây dựng xã Hòa An trở thành xã nông thôn mới phát triển theo hướng bền vững là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Nhưng để đáp ứng được yêu cầu này, chính quyền địa phương cần có những quan tâm thích đáng, nhanh chóng khắc phục những vấn đề còn tồn tại. Công cuộc xây dựng nông thôn mới tuy khó khăn, song kết quả đạt được từ những năm qua không phải nhỏ, nhất là khi Xã được công nhận nông thôn mới, thành tựu bước đầu của xã sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu trong tiến trình xây dựng nông thôn mới cho các xã còn lại của Tỉnh./. Tài liệu tham khảo [1]. Trang Thông tin điện tử Nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp. [2]. http://nongthonmoi.gov.vn/vn/tintuc/Lists/vanhoaxahoi/View_Detail.aspx?ItemID= [3]. http://www.tuyengiao.vn/Home/MagazineContent?ID=1424
nguon tai.lieu . vn