Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2016 ĐINH THỊ HOÀNG PHƯƠNG Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt: Trên cơ sở phát triển nhận thức về lý luận và thực tiễn nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng được điều chỉnh, bổ sung và phát triển cho phù hợp với tình hình đất nước qua các thời kỳ lịch sử khác nhau. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc, cả nước bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) đã đánh dấu những bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Qua những thành tựu to lớn của hơn 30 năm đổi mới đất nước đã chứng tỏ đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài viết này đi sâu tìm hiểu quá trình hình thành, bổ sung và phát triển đường lối Đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam qua 30 năm đổi mới từ năm 1986 đến năm 2016 để thấy được sự lãnh đạo đúng đắn và kịp thời của Đảng trước những thúc bách, đòi hỏi của thực tiễn đất nước. Từ khóa: Đường lối đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam, ba mươi năm, Đại hội VI, Đại hội XII. 1. MỞ ĐẦU Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tiếp theo của cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) là bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH). Từ xuất phát điểm là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh kéo dài tàn phá nặng nề, Việt Nam đi lên CNXH với muôn vàn khó khăn thử thách. Với việc lựa chọn mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam trong khoảng 10 năm từ 1976 đến 1986 đã chứng tỏ sự không phù hợp của mô hình phát triển kiểu Xô viết. Sự khủng hoảng kinh tế - xã hội bên trong, sự bao vây, cấm vận từ bên ngoài đã đặt dân tộc Việt Nam trước yêu cầu bức bách là phải tiến hành đổi mới đất nước. Với thực tiễn đó, đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) đã mở ra con đường xây dựng đất nước đúng đắn, cách mạng, khoa học và kịp thời. Qua hơn ba mươi năm đổi mới đất nước, với những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam là phù hợp với thực tiễn của đất nước và xu thế phát triển của thời đại. Nếu Đại hội VI là kỳ đại hội mở đường cho công cuộc đổi mới đất nước, thì các kỳ đại hội sau là sự bổ sung và phát triển đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm đáp ứng những yêu cầu, những đòi hỏi đặt ra cả về lý luận lẫn thực tiễn. Có thể nói, cho đến Đại hội XII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã cơ bản hình thành được một hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 2. NỘI DUNG 2.1. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) - Đại hội mở đường cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam Sau khi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cả dân tộc bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Với việc 202
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 lựa chọn mô hình CNXH kiểu Xô viết, trong mười năm đầu sau khi thống nhất đất nước (1976- 1986), bên cạnh những thành tựu căn bản đạt được, Việt Nam đứng trước nhiều thử thách cam go. Khủng hoảng của Việt Nam trước đổi mới bắt đầu từ các nhân tố từ bên trong. Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ áp đặt chính sách cấm vận đối với Việt Nam. Hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam với Pol Pot Campuchia và Tây Bắc với Trung Quốc cùng sự cắt giảm nguồn viện trợ từ Liên Xô và các nước XHCN đã đẩy Việt Nam lún sâu vào những khó khăn chồng chất. Từ góc độ thể chế, việc phủ nhận sạch trơn những yếu tố tích cực của nền kinh tế thị trường, coi nhẹ vai trò của kinh tế tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước cùng việc áp đặt mô hình kinh tế tập trung, quản lý bằng cơ chế mệnh lệnh hành chính đã thủ tiêu mọi động lực của nền kinh tế, đẩy đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng. Trước tình hình đó, đồng chí Trường Chinh nhận định: trong lúc này chúng ta chỉ có hai khả năng để lựa chọn: đổi mới để tiến lên hoặc đi theo con đường cũ để chết [6]. Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong sự thúc bách của thời cuộc là phải đổi mới toàn diện đất nước để đưa nước ta vượt qua khủng hoảng và tiếp tục phát triển.Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương đổi mới đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đại hội khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng và khoa học. Đảng khẳng định: “Thái độ của Đảng ta trong việc đánh giá tình hình là nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật. Cùng với việc đánh giá đúng những thành tích đã đạt được, ở Đại hội này, chúng ta chú trọng kiểm điểm những mặt yếu kém, phân tích sâu sắc những sai lầm và khuyết điểm, vạch rõ nguyên nhân, nêu ra biện pháp khắc phục, xác định nhiệm vụ và mục tiêu phấn đấu cho những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ” [3]. Nhìn chung, chúng ta “chưa thực hiện được mục tiêu tổng quát do Đại hội lần thứ V đề ra là về cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân” [3]. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đất nước, tự phê bình về những sai lầm khuyết điểm, đổi mới tư duy lý luận trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm từ thực tiễn, Đảng ta đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, thể hiện tập trung ở một số vấn đề lớn như sau: Về quan niệm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Đảng coi đó là một quá trình lâu dài, gồm nhiều thời kỳ, giai đoạn kế tiếp nhau. Mỗi thời kỳ, giai đoạn có mục tiêu, bước đi, quy mô, tốc độ, biện pháp thích hợp, khác nhau, từ thấp đến cao, không được nôn nóng duy ý chí đốt cháy giai đoạn mà phải theo đúng quy luật từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Từ nhận thức đó, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nước ta đang ở chặng đường đầu, giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Về mục tiêu, nhiệm vụ: Đảng cho rằng do nước ta đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ nên nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường này là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo. Mục tiêu cụ thể của chặng đường này là: Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy; bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất; xây dựng, hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ lực lượng sản xuất; tạo ra chuyển biến tốt về mặt xã hội; bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh. Về nhiệm vụ, giải pháp: Đảng ta chủ trương đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, đối ngoại, nhưng chủ yếu là kinh tế, tập trung đổi mới kinh tế trên cơ sở đó mà từng bước đổi mới về chính trị và các lĩnh vực khác. Để đổi mới kinh tế cần thực hiện mười giải pháp mà tập trung là bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư theo hướng coi 203
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 trọng nông nghiệp, tập trung thực hiện ba chương trình kinh tế lớn (lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu); xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế, coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ ở nước ta; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, theo cơ chế thị trường,… Tư tưởng chủ đạo của đường lối đổi mới là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi tiềm năng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của quốc tế để phát triển lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Đảng, Nhà nước tạo điều kiện, cơ chế cho nhân dân làm, không làm thay nhân dân. 2.2. Sự bổ sung, phát triển đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII năm 2016 - Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991) Trước câu hỏi lớn mang tính lịch sử, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta xác định tiếp tục kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tại đại hội này, Đảng thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó xác định quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường. Đây là lần đầu tiên Đảng xây dựng và cụ thể hóa quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, trong đó chỉ ra mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam gồm 6 đặc trưng cơ bản: 1/ Do nhân dân lao động làm chủ; 2/ Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; 3/ Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; 4/ Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; 5/ Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; 6/ Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới. Như vậy, điểm nổi bật về đường lối của Đại hội VII là thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vạch ra quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta với 6 đặc trưng và 7 phương hướng cơ bản, tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đề ra ở Đại hội VI. - Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) Đến năm 1996, công cuộc đổi mới đã tiến hành được 10 năm và đạt được nhiều thành tựu quan trọng về mọi mặt. Tình hình thế giới và thực tiễn công cuộc đổi mới đặt ra cho Đảng ta những nhiệm vụ và bước đi mới. Đại hội kiểm điểm, đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII; tổng kết 10 năm đổi mới, đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới, mà nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng ta khẳng định: “Sau mười năm thực hiện đường lối đổi mới và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, đất nước đã vượt qua giai đoạn thử thách gay go. Công cuộc đổi mới thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ do Đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991-1995 được hoàn thành về cơ bản. Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị những tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn” [4]. Như vậy, Đại hội VIII tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới đúng đắn qua 10 năm thực hiện, chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị những tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ 204
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; xem đổi mới kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; làm rõ hơn định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; tiếp tục khẳng định xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; nhấn mạnh phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu. - Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (năm 2001) Chủ đề của Đại hội IX là: “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đại hội IX của Đảng đã đánh giá về chặng đường 71 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, 15 năm đổi mới, 10 năm thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội, rút ra những bài học kinh nghiệm của công cuộc đổi mới, từ đó phát triển và hoàn thiện đường lối, định ra chiến lược phát triển đất nước trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Đại hội xác định mục tiêu chung của cách mạng nước ta trong giai đoạn hiện tại là “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (điểm mới trong mục tiêu chung này có thêm từ “dân chủ”); đánh giá sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, toàn diện hơn vị trí, vai trò tư tưởng Hồ Chí Minh; khẳng định mô hình kinh tế tổng quát của cả thời kỳ quá độ là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển phát triển kinh tế tư nhân. Bên cạnh việc kế thừa đường lối đổi mới qua các Đại hội VI, VII, VIII, Đại hội bổ sung một số vấn đề trong tình hình mới: công tác dân tộc, công tác tôn giáo,… - Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (năm 2006) Chủ đề của Đại hội là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”. Đặc điểm nổi bật của Đại hội X là không chỉ nhìn lại 5 năm sau Đại hội IX mà còn tổng kết cả 20 năm thực hiện đường lối đổi mới về mọi mặt. Đại hội chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Một trong những quan điểm mới của Đảng tại đại hội lần này là Đảng viên làm kinh tế tư nhân không giới hạn về quy mô. Việc Đại hội ra Nghị quyết cho phép Đảng viên của Đảng được làm kinh tế tư nhân, kể cả kinh tế tư bản tư nhân là bước tiến quan trọng trong nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam sau 20 năm đổi mới, thể hiện bước đột phá trong thay đổi tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội cũng đã rút ra 5 bài học lớn và cho rằng nhận thức về chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng đã ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản. - Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (năm 2011) Chủ đề của Đại hội là: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta diễn ra trong một thời điểm có ý nghĩa rất quan trọng. Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước đã trải qua 25 năm. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã được thực hiện 20 năm. Ban Chấp hành Trung ương đã nhất 205
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 trí thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), trong đó, đặc biệt nhấn mạnh mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Từ nay đến giữa thế kỷ thứ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, Cương lĩnh cũng đưa ra những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,... Ban Chấp hành Trung ương khẳng định: “Cương lĩnh này là ngọn cờ chiến đấu vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng hiện nay và trong những thập kỷ tới. Thực hiện thắng lợi Cương lĩnh này, nước nhà nhất định trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh” [1]. - Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (năm 2016) Chủ đề Đại hội XII của Đảng là: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Đại hội cho rằng, 30 đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta: “Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; đồng thời cũng còn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần phải tập trung giải quyết, khắc phục để tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn” [2]. Về nội dung, nhìn tổng quát thì Đại hội kế thừa và tiếp tục khẳng định những tư tưởng cơ bản mà Đảng ta đã xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nghị quyết Đại hội XI và các Đại hội trước của Đảng ta. Điểm mới là Đại hội XII tuy vẫn kiên trì mục tiêu “phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, nhưng không xác định mốc thời gian “đến năm 2020” như Đại hội XI xác định. Sau hơn ba mươi năm đổi mới kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI, Việt Nam từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, khủng hoảng kinh tế - xã hội toàn diện, đã vươn lên trở thành một nước đang phát triển ở tốc độ trung. Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Văn hóa - giáo dục đạt nhiều thành tựu nổi bật, xoá đói giảm nghèo đạt nhiều thành tựu ấn tượng, được quốc tế đánh giá cao; dân chủ, pháp luật được xây dựng và phát triển; kinh tế tăng trưởng liên tục và ổn định, thu nhập bình quân đầu người không ngừng được tăng lên; ổn định kinh tế vĩ mô; đẩy mạnh quan hệ đối ngoại với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới; trở thành thành viên tích cực trong các diễn đàn hợp tác khu vực và quốc tế; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được tăng lên… Những thành tựu to lớn vừa kể trên chính là kết quả của quá trình đổi mới kịp thời và sáng tạo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hơn ba mươi năm qua. Những kết quả đó cũng chứng tỏ quá trình không ngừng bổ sung, phát triển nhận thức và đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo công cuộc xây dựng đất nước nhằm hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 3. KẾT LUẬN Tóm lại, đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 (Đại hội VI) đến năm 2016 (Đại hội XII) đã diễn ra từng bước dựa trên sự nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, từ yêu cầu của 206
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 thực tiễn công cuộc đổi mới. Ðại hội VI (1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện, được coi là Ðại hội mở đầu thời kỳ đổi mới. Ðại hội VII (1991) là Ðại hội của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ðại hội VIII (1996) đánh dấu sự chấm dứt hơn 15 năm khủng hoảng kinh tế - xã hội và mở ra thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ðại hội IX (2001) đề ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010, theo đó trong 10 năm đầu thế kỷ XXI, phấn đấu đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020, trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đại hội X (2006), đã rút ra 5 bài học lớn và cho rằng nhận thức về chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng đã ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản, xác định mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam có 8 đặc trưng. Đại hội XI (2011) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011). Đại hội lần thứ XII (2016) nhìn lại 30 năm đổi mới, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đó là những quan điểm chủ đạo vừa có tính kế thừa, vừa có sự đổi mới sáng tạo, mở ra giai đoạn phát triển nhanh và bền vững cho công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2015). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), 26/08/2019, http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu- /cuong-linh-xay-dung-dat-nuoc-trong-thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-bo-sung-phat- trien-nam-2011-1528. [2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, 26/08/2019, http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu- xii/nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xii-1596. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2017). Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, 26/08/2019, http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu- vi/bao-cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-v-trinh-tai-dai-hoi-dai-bieu- toan-quoc-lan-thu-vi-cua-1491. [4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2017). Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, 26/08/2019, http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu- viii/bao-cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-vii-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan- quoc-lan-thu-viii-cua-dang-1549. [5] Đảng Cộng sản Việt Nam (2017). Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, 26/08/2019, http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu- vi/nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-vi-cua-dang-1493. [6] https://tuoitre.vn/dai-hoi-giua-long-khung-hoang-1040488.htm truy cập ngày 10/8/2019 [7] http://ussh.vnu.edu.vn/d6/vi-VN/news/Su-bo-sung-phat-trien-duong-loi-doi-moi-cua-Dang- trong-thoi-ky-doi-moi-1986-2016-1-490-14946 truy cập ngày 10/8/2019 [8] Francis Fukuyama (1989). The End of History?, The National Interest, No. 16 (Summer), pp.3-18. 207
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 Tille: THE PROCESS OF FORMATION AND DEVELOPMENT OF THE INNOVATION PATH OF THE COMMUNIST PARTY OF VIETNAM FROM 1986 TO 2016 Abstracts: On the basis of developing the awareness of the theory and tasks of the Vietnamese Revolution, the leadership of the Communist Party of Vietnam has also been adjusted, supplemented and developed to suit the country's situation through different historical periods. After fulfilling the revolutionary task of national liberation, the whole country entered the task of building socialism. The renovation policy of the Communist Party of Vietnam set out from the 6th National Party Congress (December 1986) marked an important turning point in the cause of building socialism in our country. Through the great achievements of more than 30 years of national renewal, it has proved the right leadership of the Communist Party of Vietnam. This article explores the process of formation, supplement and development the Innovation Path of the Communist Party of Vietnam through 30 years from 1986 to 2016 to see the right and timely leadership of the Party. Party before the urges, demands of the country. Keywords: The way of renewal, The Vietnamese communist party, thirty years, The Congress VI, The Congress XII. 208
nguon tai.lieu . vn