Xem mẫu

  1. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 QUÁ TRÌNH DI DÂN TỰ DO CỦA NGƯỜI H’MÔNG ĐẾN XÃ RÔ MEN, HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2017 Nguyễn Thị Lệ Xuân - 1412333 Nguyễn Viết Thuận - 1412312 Lê Thúy Mận - 1412294 Lớp LSK38, Khoa Lịch sử Di dân tự do là một hiện tượng xã hội phổ biến trong lịch sử phát triển của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, những năm gần đây hiện tượng di dân tự do nói chung và di dân tự do của các dân tộc thiểu số nói riêng đang tái diễn với quy mô ngày càng lớn, ảnh hưởng đến nền kinh tế – xã hội của đất nước. Người H’Mông là một trong những tộc người có hiện tượng di dân rất phức tạp. Vì vậy, nghiên cứu về quá trình di dân tự do của người H’Mông đến xã Rô Men, huyện Đam Rông mang tính cấp thiết cho xã hội. Để thực hiện nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình người H’Mông tại xã Rô Men để thu thập thông tin về quá trình di dân tự do. Qua đó, chúng ta phác họa được bức tranh di dân tự do của người H’Mông đến xã Rô Men, huyện Đam Rông. Đồng thời, tìm hiểu được những yếu tố tác động đến quyết định di dân của người H’Mông. Mặc khác, nghiên cứu đời sống của người H’Mông sau khi di dân đến xã Rô Men và đưa ra các đề xuất kiến nghị giúp ổn định đời sống kinh tế và sinh hoạt của người H’Mông ở xã Rô Men, huyện Đam Rông. Các yếu tố nêu trên chính là nội dung cơ bản của báo cáo khoa học này. 1. MỞ ĐẦU Quá trình di dân của người H’Mông các tỉnh phía Bắc vào các tỉnh Tây Nguyên hiện nay đang là vấn đề nóng trong việc phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên. Đặc biệt vấn đề di dân của người H’Mông đến xã Rô Men, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng có những chuyển biến vô cùng phức tạp. Trong giai đoạn 2001 – 2017, người H’Mông đã liên tục di dân vào khu vực này để sinh sống. Số lượng người di dân đến xã Rô Men ngày càng đông, mật độ dân số cao, khiến việc quản lý dân số, kinh tế, xã hội xã Rô Men gặp nhiều khó khăn, gây nhiều ảnh hưởng đến các dân cư tại chỗ. Việc tìm hiểu về đời sống kinh tế, văn hóa xã hội cũng như sự giao thoa tiếp biến văn hóa truyền thống của người H’Mông khi sống ở xã Rô Men, huyện Đam Rông và tác động của người H’Mông đến môi trường, kinh tế xã hội ở Đam Rông là rất cần thiết. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic; đồng thời kết hợp với các phương pháp liên ngành, cụ thể là: phương pháp quan sát tham dự, phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp điều tra xã hội học. 181
  2. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Quá trình di dân của người H’Mông đến xã Rô Men từ năm 2001 đến năm 2017 Quá trình di dân của người H’Mông đến xã Rô Men, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn1 từ năm 2000 – 2006 là khoảng thời gian người H’Mông di dân đến xã Rô Men đông nhất. Luồng di dân đến xã Rô Men trong giai đoạn đầu chủ yếu là nam nữ trong độ tuổi lao động. Giai đoạn 2 từ 2007 – 2011, người H’Mông di dân đến xã Rô Men chiếm 16% trong đó so với giai đoạn 1. Trong giai đoạn này, số lượng người di dân đã giảm dần, giai đoạn này, một số hộ gia đình đi đến xã Rô Men theo họ hàng, vợ /chồng thông qua sự giới thiệu, hay di dân để đoàn tụ cùng gia đình; người H’Mông di chuyển vẫn chủ yếu là nam nữ và có độ tuổi dưới 30 tuổi. Giai đoạn 3 từ năm 2012 – 2017, người H’Mông di dân đến xã Rô Men là 10% trong đó so với hai giai đoạn 1 và 2. Trong giai đoạn 3, người H’Mông di dân đến xã Rô Men đã bước vào giai đoạn ổn định chỗ ở, tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống xã hội. 3.2. Những tác động đến quyết định di dân của người H’Mông đến xã Rô Men, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng Vận dụng mô hình lý thuyết di dân “lực hút - đẩy” của Everett S. Lee, chúng tôi xin trình bày hai nhóm tác động ảnh hưởng đến quyết định di dân của người H’Mông đến xã Rô Men. Nhóm tác động lực đẩy bao gồm: do địa bàn xuất cư của người H’Mông chủ yếu là từ các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái, Thanh Hóa, Lai Châu, Điện Biên… Đây là các tỉnh có điều kiện tự nhiên ở nơi cư trú cũ khắc nghiệt, địa hình phức tạp, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội quá khó khăn. Môi trường sản xuất, canh tác chủ yếu trên đất dốc, dễ rửa trôi, bạc màu, năng suất lao động thấp, thiếu đất sản xuất, nước sinh hoạt, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều yếu kém dẫn đến đời sống kinh tế khó khăn. Ở nơi cư trú cũ, người H’Mông không có đất sản xuất, không có việc làm, dẫn đến đời sống kinh tế khó khăn nên họ phải di dân đến xã Rô Men. Ngoài ra, rừng ở Tây Bắc đã bị phá để trồng trọt, nên điều kiện sinh kế của họ khó khăn. Đây là những lực đẩy làm cho người H’Mông di cư đến xã Rô Men sinh sống. Nhóm tác động lực hút, đầu tiên là, với xã Rô Men, đây là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đất đai màu mỡ, khí hậu, nguồn nước dồi dào phục vụ tưới tiêu, phù hợp với tập quán canh tác của người H’Mông cho nên đã thu hút họ di dân tới đây. Mặt khác, ý thức cộng đồng, ý thức dòng họ cũng là yếu tố quan trọng dẫn đến quyết định di dân của người H’Mông. Và tôn giáo cũng là một trong những tác động quan trọng ảnh hưởng đến quyết định di dân của người H’Mông đến xã Rô Men. Cuối cùng là về đời sống sinh hoạt ở nơi mới so với nơi cũ, đa số người H’Mông đều cho rằng các vấn đề như: việc làm, thu nhập, hoạt động sản xuất, các mối quan hệ xã hội, điều kiện nhà ở, môi trường sống của họ bây giờ so với trước kia đều tốt hơn. 3.3. Đời sống của di dân tự do người H’Mông ở xã Rô Men Từ khi di dân đến xã Rô Men, huyện Đam Rông đời sống người H’Mông đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ đời sống người dân được ổn định các hộ gia đình đã có xe máy, máy xay 182
  3. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 xát cà phê, máy bơm nước và điện thoại di động. Nguồn thu nhập chính của người H’ Mông khi đến đây cung là nông nghiệp tròng trọt, tuy nhiên đất ở Đam Rông là đất đỏ bazan phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày như cây cà phê, bơ, tiêu,.. Cải thiện đời sống kinh tế người dân một cách rõ rệt. Điện lưới quốc gia đã vào đến tận xã, hệ thống giao thông đường bộ cũng đang dần được xây dựng và hoàn thiện. Cư dân người H’Mông ở xã Rô Men, huyện Đam Rông đã và đang có những cơ hội lớn để phát triển kinh tế. Hầu hết các thôn đều có các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, cả xã có một trạm y tế để khám chữa bệnh cho người dân. Nhưng bên cạnh đó, khi mới đến đây đời sống người H’Mông cũng gặp không ít khó khăn như không được cấp đất chiếm 20.6%, khó khăn về chỗ ở 18.8 %, không có việc làm 14.3 %, không có nguồn thu nhập 14.8 %,… Các loại hình dịch dụ còn kém phát triển như: cơ sở khám chữa bệnh còn đơn giản, các thiết bị khám chữa bệnh còn thiếu, trình độ chuyên môn củ các y bác sĩ còn kém. Nền văn hóa truyền thồng của người H’Mông cũng đang ngày càng bị mai một, tiêu biểu như phong tục lễ cưới đã bị kinh hóa,.. các lễ hội truyền thống được thay thế bằng các lễ họi tôn giáo.những thách thức mới cũng được đặt ra trong quá trình phát triển, trong đó có vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người. 3.4. Tác động của quá trình di dân tự do người H’Mông đến xã Rô Men Có thể nói, quá trình di dân tự do của người H’Mông đã tác động rất lớn đến xã Rô Men, huyện Đam Rông, bao gồm cả tiêu cực và tích cực (tiêu cực là chủ yếu); trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường sinh thái,…đến địa bàn nhập cư đến xã Rô Men, huyên Đam Rông. Trước tình hình trên, chính quyền địa phương đã đề ra các giải pháp như: chuyển đổi diện tích đất lâm nghiệp, lập các dự án xây dựng các điểm định canh định cư, ở nơi có dân xuất cư, tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, quản lý chặt chẻ công tác hộ khẩu, hộ tịch để ngăn chặn tình trạng dân di cư tư do nơi đi... Ngoài ra, nhóm tác giả cũng đề ra các giải pháp như đối với địa phương có dân đi cần chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tại địa phương, phát triển y tế cơ sở vùng cao, vùng biên giới đảm bảo tốt chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người nghèo và người dân các xã đặc biệt khó khăn…; đối với địa phương có dân đến thì hỗ trợ trồng trọt, chăn nuôi, hoàn thành việc giao đất, cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân, lồng ghép các chương trình dự án, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động thuyết phục đồng bào còn tập quán du canh du cư để họ định cư ổn định… Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề di dân của người H’Mông triệt để nhất, giải pháp tối ưu là địa phương nơi có dân đi cần có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế như: hỗ trợ cải tạo đất sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng nâng cao đời sống kinh tế của người dân ở đây. Tăng cường đầu tư phát triển kinh tế- xã hội cho vùng dân tộc H’Mông theo chương trình 134, 135, xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt chú ý đến các dự án trồng rừng, thủy lợi, trồng lúa nước. Đây là những khó khăn mà các hộ gia đình người H’Mông đang mặc phải. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Tóm lại, quá trình di dân của người H’Mông đến xã Rô Men, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2001- 2017 được chia làm 3 đợt: 2001-2006, 2007 – 2011, 2011 - 2017. Những lí do như: nhóm tác động lực đẩy (khó khăn ở nơi cũ) và nhóm tác động lực hút (Sự phong phú tài nguyên rừng và đất của xã Rô Men, huyện Đam Rông nói riêng và khu vực Tây 183
  4. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 Nguyên nói chung. Ý thức cộng đồng, ý thức dòng họ cũng là yếu tố quan trọng dẫn đến quyết định di dân của người H’Mông và những điều kiện thuận lợi ở nơi ở mới) đã tác động mạnh mẽ tới quyết định di dân của người H’Mông. Sau khi di dân đến đây đời sống của người H’Mông đã có những chuyển biến tích cực về đời sống kinh tế – xã hội. Theo khảo sát, có 94% người H’Mông đều có dự định gắn bó ở đây lâu dài và có 3% người H’Mông muốn quay về nơi cũ, chuyển đi nơi khác sống và 3% còn phân vân. Như vậy. việc ổn định dân di cư tự do của các cấp chính quyền sẽ dễ dàng hơn. Vấn đề di dân tự do của người H’Mông đến xã Rô Men, huyện Đam Rông trong tương lai có chiều hướng giảm và cũng chưa xuất hiện xu hướng tiếp tục di cư tự do đến nơi khác. Nhằm hướng tới sự phát triển của dòng di dân tự do của người H’Mông đến xã Rô Men nói riêng, huyện Đam Rông nói chung, trong tương lai, cần có những chính sách làm gia tăng sự phát triển kinh tế, xã hội; bảo tồn và phát huy những giá trị về văn hóa của người H’Mông khi di dân đến các vùng khác sinh sống. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng, N. A (2000), Di dân và quản lý dân cư trong giai đoạn phát triển mới, Tạp chí Xã hội học, (số 3 &4), tr.10-11. 2. Đặng, N. A (2006), “Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở các tỉnh miền núi”, NXB Thế giới, Hà Nội. 3. Trần, N. B (2008), “Văn hóa các dân tộc Việt Nam”, NXB Thanh niên. 4. Phan, H. D, “Góp phần nghiên cứu dân tộc học Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia. 5. Bế, V. Đ (1996), “Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế xã hội ở miền núi”, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 6. Nguyễn, K. Đ (2013), Về một số đặc điểm của Tin Lành trong vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, (số 8), tr53-58. 7. Nguyễn, V. H (1997), “Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam”, NXB Giáo dục. 8. Lee, E. S. (1966), “A theory of migration”, Demography, Vol 3(1), pp.49-50. 9. Đậu, T. N (2009), “Di dân tự do của người Hmông ở miền tây Thanh Hóa và Nghệ An hiện nay”, Luận án tiến sĩ lịch sử, Hà Nội. 10. Đậu, T. N (2009), “Di cư của người Hmông từ đổi mới đến nay”, NXB Chính trị quốc gia. 11. Chu, T. S (2005), “Người Hmông”, NXB Trẻ. 12. Hoàng, T. T (2016), “Khảo cứu cộng đồng người H’Mông theo đạo Tin lành qua một số nghi lễ”, Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 13. UBND huyện Đam Rông (2016), Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ và Thông báo 333/TB- VPCP của Văn phòng Chính phủ trong thời gian qua, giai đoạn 2014-2016 trên địa bàn huyện Đam Rông. 14. UBND huyện Đam Rông (2017), Báo cáo tình hình thực hiện chính sách ổn định dân di cư tự do trên địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. 15. UBND huyện Đam Rông (2017), Báo cáo tình hình dân di cư tự do trên địa bàn huyện Đam Rông. 16. UBND xã Rô Men (2017), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT – XH – QPAN năm 2017 và kế hoạch phát triển KT – XH – QPAN năm 2018. 17. Cư, V. V (1994), “Dân tộc Mông ở Việt Nam”, NXB Văn hóa dân tộc. 184
  5. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 18. Viện dân tộc học (1978), “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc)”, NXB Khoa học xã hội Hà Nội. 19. Viện Dân Tộc Học, Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam (2005), “Người Hmông ở Việt Nam”, NXB Thông Tấn- Hà Nội. 185
nguon tai.lieu . vn