Xem mẫu

  1. CHƯƠNG III CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC TRONG PHÒNG, CHỐNG VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI I- QUY ĐỊNH CHUNG Để phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, Nhà nước ta đã đề ra 5 nhóm chính sách1. 1. Chính sách đầu tư - Đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai trọng điểm và hỗ trợ địa phương xây dựng công trình phòng, chống thiên tai theo phân cấp của Chính phủ. - Đầu tư kết cấu hạ tầng vùng thường xuyên bị thiên tai; di dời dân sinh sống ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn. 2. Chính sách đào tạo Đào tạo, giáo dục, huấn luyện, tuyên truyền ____________ 1. Xem Điều 5, Điều 32 Luật phòng, chống thiên tai năm 2013. 133
  2. nâng cao nhận thức cộng đồng và người dân trong việc tuân thủ pháp luật và tham gia vào công tác phòng, chống thiên tai. 3. Chính sách ưu đãi - Ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm rủi ro thiên tai. - Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản đóng góp cho phòng, chống thiên tai. 4. Chính sách cứu trợ - Cứu trợ khẩn cấp được thực hiện trong và ngay sau khi thiên tai xảy ra, tập trung vào thực hiện hoạt động hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và nhu yếu phẩm thiết yếu khác để ổn định đời sống của người dân, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của thiên tai. - Đối tượng được cứu trợ bao gồm cá nhân bị thương, hộ gia đình có người bị chết; hộ gia đình, cá nhân bị mất nhà ở, không có lương thực, nước uống và nhu yếu phẩm khác có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng và sức khỏe, đặc biệt quan tâm tới đối tượng dễ bị tổn thương. - Nguồn lực cho cứu trợ khẩn cấp bao gồm lương thực, hàng hóa, thuốc chữa bệnh, hóa chất xử lý nước và môi trường thuộc dự trữ quốc gia; kinh phí dự phòng hằng năm từ ngân 134
  3. sách nhà nước; Quỹ phòng, chống thiên tai và đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân. 5. Chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai Chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai gồm: hỗ trợ về đời sống và sản xuất đối với đối tượng bị thiệt hại do thiên tai gây ra, ưu tiên vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, đối tượng dễ bị tổn thương; hỗ trợ đối với doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh ở vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về phòng, chống thiên tai. Chính sách hỗ trợ được thực hiện theo trung hạn và dài hạn. a) Hỗ trợ trung hạn - Hỗ trợ trung hạn được thực hiện tiếp theo cứu trợ khẩn cấp, tập trung vào hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu khác để phục hồi sản xuất; cung ứng vật tư, hàng hóa thiết yếu và thực hiện các biện pháp quản lý giá, bình ổn thị trường; sửa chữa, khôi phục trụ sở, công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, thông tin, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, 135
  4. điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng thiết yếu khác bị thiệt hại. - Đối tượng được hỗ trợ trung hạn bao gồm tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại; cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang; đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp có công trình quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 32 Luật phòng, chống thiên tai. - Nguồn lực cho hỗ trợ trung hạn bao gồm lương thực, hàng hóa dự trữ của Nhà nước; kinh phí dự phòng hằng năm từ ngân sách nhà nước; Quỹ phòng, chống thiên tai và đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân. b) Hỗ trợ dài hạn - Hỗ trợ dài hạn được thực hiện tiếp theo hỗ trợ trung hạn, tập trung vào việc sửa chữa, khôi phục, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, công trình hạ tầng công cộng; tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng về phòng, chống thiên tai. - Đối tượng được hỗ trợ dài hạn bao gồm tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp hoạt động công ích bị thiệt hại do thiên tai gây ra. - Nguồn lực cho hỗ trợ dài hạn bao gồm ngân sách nhà nước và đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân. 136
  5. II- CHÍNH SÁCH BỐ TRÍ ỔN ĐỊNH DÂN CƯ VÙNG THIÊN TAI Văn bản quy định chính sách: Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21-11-2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020 (sau đây viết tắt là Quyết định số 1776/QĐ-TTg) và Thông tư số 03/2014/TT-BNNPTNT ngày 25-1-2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1776/QĐ-TTg (sau đây gọi tắt là Thông tư số 03/2014/TT-BNNPTNT). 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng, nguyên tắc thực hiện Điểm a Khoản 2, 3 Điều 1 Quyết định số 1776/QĐ-TTg và Điểm a, Điểm b Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 03/2014/TT-BNNPTNT quy định: - Phạm vi áp dụng: Dự án thực hiện việc bố trí ổn định dân cư theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước tại các vùng thiên tai (sạt lở đất, sụt lún đất, lốc xoáy, lũ quét, lũ ống, ngập lũ, xâm nhập mặn, sóng thần, nước biển dâng) trên địa bàn cả nước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. 137
  6. - Đối tượng áp dụng: + Hộ gia đình, cá nhân bị mất nhà ở, đất ở, đất sản xuất do sạt lở, lũ quét, lũ ống, sụt lún đất, tố, lốc; hộ gia đình, cá nhân sinh sống ở vùng có nguy cơ bị sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, sụt lún đất, ngập lũ, tố, lốc, sóng thần, xâm nhập mặn, nước biển dâng được bố trí ổn định theo hình thức tái định cư tập trung1 xen ghép2 hoặc ổn định tại chỗ3 theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Cộng đồng dân cư nơi bố trí ổn định dân cư, bao gồm: Cộng đồng dân cư vùng tiếp nhận hộ tái định cư tập trung; cộng đồng dân cư vùng tiếp nhận hộ dân xen ghép; cộng đồng dân cư vùng bố trí ổn định dân cư tại chỗ. - Nguyên tắc thực hiện: + Bố trí dân cư phải phù hợp với Quy hoạch bố trí dân cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ____________ 1. Tái định cư tập trung: Là di chuyển các hộ gia đình, cá nhân đến điểm tái định cư tập trung để thành lập điểm dân cư mới. 2. Xen ghép: Là di chuyển các hộ gia đình, cá nhân xen ghép vào các điểm dân cư hiện có. 3. Ổn định tại chỗ: Là việc thực hiện bố trí ổn định các hộ gia đình, cá nhân tại nơi ở cũ thông qua việc hỗ trợ kết cấu hạ tầng, sản xuất theo quy định của pháp luật hiện hành. 138
  7. quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan. + Bố trí ổn định dân cư là mục tiêu nhưng đồng thời cũng là giải pháp để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Bố trí ổn định dân cư phải tập trung, có trọng điểm, bảo đảm kết cấu hạ tầng thiết yếu và phát triển sản xuất để người dân đến nơi ở mới có điều kiện sống ổn định lâu dài. + Bố trí ổn định dân cư là trách nhiệm của các ngành, các cấp chính quyền địa phương, ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu, kết hợp với ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn để thực hiện Chương trình bố trí dân cư. + Việc bố trí ổn định dân cư chủ yếu trên địa bàn trong xã, huyện, tỉnh. Trường hợp cần thiết có nhu cầu di dân đi ngoài tỉnh cần thống nhất tỉnh có dân đi và tỉnh có dân đến để bố trí theo quy hoạch. Thực hiện bố trí dân cư xen ghép là chủ yếu, kết hợp với di dân tập trung và ổn định tại chỗ. + Hộ gia đình bố trí ổn định theo quy hoạch, kế hoạch được Nhà nước hỗ trợ về di chuyển (nếu có), nhà ở, lương thực và các hỗ trợ khác; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, phát triển dịch vụ sản xuất tạo điều kiện ổn định đời sống, phát triển bền vững cộng đồng dân cư. 139
  8. + Bố trí ổn định dân cư phải hướng tới hình thành các điểm dân cư theo tiêu chí nông thôn mới, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, phù hợp với phong tục, tập quán, văn hóa của từng dân tộc. 2. Cơ chế, chính sách áp dụng Khoản 2 Điều 3 Quyết định số 1776/QĐ-TTg quy định cơ chế, chính sách áp dụng đối với hộ gia đình và cộng đồng dân cư tiếp nhận hộ tái định cư tập trung và xen ghép thuộc đối tượng của Dự án bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai như sau: 1- Chính sách đất đai - Căn cứ quy định Luật đất đai hiện hành, các địa phương có biện pháp thu hồi diện tích đất chưa sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả của các tổ chức, cá nhân hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để giao cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án bố trí ổn định dân cư; - Miễn giảm tiền sử dụng đất ở đối với hộ di dân ở vùng thiên tai như hộ dân làng chài, dân sống trên sông nước, đầm phá theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 48/2012/QĐ-TTg ngày 1-11-2012 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 204/2005/QĐ-TTg ngày 5-8-2005 của Thủ 140
  9. tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quyết định số 48/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ)1. 2- Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Ngân sách nhà nước hỗ trợ từ nguồn đầu tư phát triển để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu đối với vùng bố trí ổn định dân cư tập trung theo dự án được duyệt, bao gồm các hạng mục: Bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có); san lấp mặt bằng đất ở tại điểm tái định cư; khai hoang đất sản xuất (đối với khai hoang tập trung); đường giao thông (nội vùng dự án và đường nối điểm dân cư mới đến tuyến giao thông gần nhất); thủy lợi nhỏ, công trình cấp nước sinh hoạt và một số công trình thiết yếu khác. 3- Chính sách hỗ trợ trực tiếp hộ gia đình Ngân sách nhà nước (nguồn vốn sự nghiệp kinh tế) hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình thuộc đối tượng của Dự án bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai theo quy định tại Quyết định này, bao gồm: Di chuyển người và tài sản, khai hoang, nhà ở, lương thực (trong thời gian đầu tại nơi tái định cư, tối đa không quá 12 tháng), nước sinh hoạt (nơi không có ____________ 1. Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 48/2012/QĐ-TTg ngày 1-11-2012 được áp dụng thay thế cho quy định tại Điều 3 Quyết định số 33/2011/QĐ-TTg ngày 10-6-2011. 141
  10. điều kiện xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung); mức hỗ trợ cụ thể như sau: - Khai hoang đất sản xuất, trong đó hỗ trợ khai hoang đồng ruộng 15 triệu đồng/ha; khai hoang tạo nương cố định 8 triệu đồng/ha; - Hộ gia đình ở vùng có nguy cơ thiên tai, nếu di chuyển nội vùng dự án mức hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ; di chuyển trong tỉnh mức hỗ trợ 23 triệu đồng/hộ; di chuyển ngoài tỉnh mức hỗ trợ 25 triệu đồng/hộ. Trường hợp hộ gia đình bị mất nhà ở, đất ở, đất sản xuất do thiên tai được hỗ trợ thêm 12 tháng lương thực theo mức tương đương 30 kg gạo/người/tháng; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định cụ thể mức kinh phí cho từng nội dung hỗ trợ theo điều kiện thực tế tại địa phương. 4- Chính sách hỗ trợ cộng đồng bố trí dân cư xen ghép Nơi bố trí dân cư xen ghép theo chỉ tiêu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao thuộc đối tượng của Dự án bố trí ổn định dân cư được hỗ trợ 50 triệu đồng/hộ để thực hiện các việc: Điều chỉnh đất ở, đất sản xuất giao cho các hộ mới đến (khai hoang, bồi thường theo quy định khi thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất), xây mới hoặc nâng cấp một số công trình hạ tầng thiết yếu như lớp học, trạm xá, thủy lợi nội đồng, đường dân 142
  11. sinh, công trình cấp nước cộng đồng. Các hạng mục công trình được lựa chọn để nâng cấp hoặc đầu tư mới do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định theo thứ tự ưu tiên và phù hợp với thực tế của địa phương trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồng dân sở tại. 5- Hỗ trợ ổn định dân cư tại chỗ Hộ gia đình ở vùng có nguy cơ thiên tai nhưng không còn quỹ đất xây dựng khu tái định cư để di chuyển phải bố trí ổn định tại chỗ, mức hỗ trợ là 10 triệu đồng/hộ để nâng cấp nhà ở, mua thuyền, xuồng và vật dụng phòng, chống thiên tai khác. 6- Các chính sách khác - Nhà nước hỗ trợ: Đào tạo nghề cho lao động thuộc hộ gia đình được bố trí ổn định đến vùng dự án bố trí dân cư nhưng không bảo đảm quỹ đất sản xuất nông nghiệp để ổn định đời sống theo quy định tại Quyết định số 971/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; phát triển sản xuất thực hiện theo quy định của các chính sách hiện hành; - Ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng nội dung, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về quản lý, tổ chức thực hiện chương trình cho cán bộ làm công tác bố trí dân cư và bảo đảm kinh phí chỉ đạo thực hiện chương trình ở các cấp. 143
  12. Mức chi phí cụ thể theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. III- CHÍNH SÁCH CHO CÁC HỘ DÂN VÙNG NGẬP LŨ MUA CHẬM TRẢ NỀN NHÀ VÀ NHÀ Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Văn bản quy định chính sách: Quyết định số 204/2005/QĐ-TTg ngày 15-8-2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung đối tượng và cơ chế vay vốn xây dựng nhà ở thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long, Quyết định số 09/2012/QĐ-TTg ngày 10-2-2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số điều của Quyết định số 204/2005/QĐ-TTg (sau đây viết tắt là Quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung đối tượng và cơ chế vay vốn xây dựng nhà ở thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long); Quyết định số 48/2012/QĐ-TTg ngày 1-11-2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 204/2005/QĐ-TTg ngày 15-8-2005 của Thủ tướng Chính phủ. 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách Điều 1 Quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung đối 144
  13. tượng và cơ chế vay vốn xây dựng nhà ở thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long, quy định đối tượng áp dụng chính sách cho các hộ dân vùng ngập lũ mua trả chậm nền nhà và nhà ở trong các cụm, tuyến dân cư ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (bao gồm các tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ) như sau: Những hộ dân được xét duyệt mua trả chậm nền nhà và nhà ở là những hộ hiện đang sinh sống tại những khu vực không bảo đảm an toàn khi có lũ, phải di dời vào ở trong các cụm, tuyến dân cư và khu vực đắp bờ bao để bảo đảm có cuộc sống an toàn, ổn định lâu dài, gồm: - Những hộ dân thuộc đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định số 105/2002/QĐ-TTg ngày 2-8- 2002 của Thủ tướng Chính phủ; - Những hộ dân di cư từ nơi khác đến đang cư trú hợp pháp tại địa phương; - Những hộ dân đang sinh sống tại những nơi dễ xảy ra sạt lở, không bảo đảm an toàn khi bị tác động của lũ, lụt. 2. Điều kiện và cơ chế vay vốn Điều 2 Quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung đối tượng và cơ chế vay vốn xây dựng nhà ở thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà 145
  14. ở vùng thường xuyên ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long, quy định: 1- Đối với các hộ dân thuộc diện di dời vào ở trong các cụm, tuyến dân cư và bờ bao khu dân cư có sẵn có nhu cầu tự xây dựng nhà ở thì được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để xây dựng nhà ở với các điều kiện sau: a. Có tên trong danh sách các hộ dân thuộc đối tượng được vay vốn do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận. b. Có giấy đề nghị vay vốn theo mẫu do Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn. Hộ vay vốn sau khi đã hoàn tất các thủ tục, hồ sơ theo quy định được giải ngân lần đầu tối đa bằng 60% mức vay theo quy định, phần vốn còn lại được giải ngân sau khi hộ dân xuất trình giấy xác nhận nhà ở đã hoàn thành xây dựng phần thô của Ủy ban nhân dân cấp xã. Mức vay, thời hạn vay, lãi suất vay, chính sách khuyến khích trả nợ trước hạn và các điều kiện vay vốn khác thực hiện theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ về chính sách cho các hộ dân vùng ngập lũ mua trả chậm nền nhà và nhà ở trong các cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long và các văn bản pháp luật khác có liên quan. 146
  15. Đối với các hộ dân được xét duyệt vào ở trong các cụm, tuyến dân cư và bờ bao khu dân cư có sẵn không có nhu cầu vay vốn để tự xây dựng nhà ở thì vẫn thực hiện chính sách mua nhà ở trả chậm theo quy định tại Quyết định số 105/2002/QĐ-TTg ngày 2-8-2002 của Thủ tướng Chính phủ. 2- Điều chỉnh mức vay cho các hộ dân được xét duyệt vào ở trong các cụm, tuyến dân cư và bờ bao khu dân cư có sẵn mua trả chậm nhà ở hoặc vay vốn để tự xây dựng nhà ở như sau: a. Đối với những hộ được xét duyệt vào ở trong các cụm, tuyến dân cư và bờ bao khu dân cư có sẵn thuộc diện nghèo, quá khó khăn, không có khả năng để lo việc bao che và lát nền nhà ở thì được nâng mức vay từ 7 triệu đồng lên mức 9 triệu đồng/hộ (tăng 2 triệu đồng/hộ so với quy định tại Quyết định số 105/2002/QĐ-TTg ngày 2-8-2002 của Thủ tướng Chính phủ). Đối tượng được nâng mức vay trên là các hộ thuộc diện chuyển đến cụm, tuyến dân cư và bờ bao khu dân cư có sẵn sau khi Quyết định này có hiệu lực thi hành. b. Số hộ được nâng mức vay do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, thông qua việc bình xét từ cơ sở theo quy định. Các quy định trên đây chỉ áp dụng cho các hộ đến cụm, tuyến dân cư và bờ bao khu dân cư 147
  16. có sẵn kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành. 3. Quy định thu tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ đối với đất ở được giao để bố trí tái định cư hoặc giao cho các hộ gia đình, cá nhân trong các cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Điều 1 Quyết định số 48/2012/QĐ-TTg quy định: 1- Miễn tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ phải nộp ngân sách nhà nước đối với phần diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở để bố trí tái định cư hoặc giao cho các hộ gia đình, cá nhân trong các cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ. Đối với phần diện tích đất được giao vượt hạn mức (nếu có) phải nộp tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật. Ngoài tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ được miễn theo quy định tại Quyết định này, các chi phí giải phóng mặt bằng, tôn nền, đắp bờ bao, chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng và chi phí đầu tư xây dựng nhà không được miễn và tiếp tục thực hiện trả chậm theo quy định tại Quyết định số 204/2005/QĐ-TTg ngày 15-8-2005 của Thủ tướng Chính phủ; các hộ gia đình, cá nhân có quyền sở hữu về cơ sở hạ tầng và tài sản trên đất theo quy định của pháp luật. 148
  17. 2- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở được miễn tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định này trong thời hạn 10 (mười) năm kể từ ngày bàn giao đất, nhà để ở, hộ gia đình, cá nhân không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Sau 10 (mười) năm hộ gia đình, cá nhân có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất; khi chuyển nhượng phải nộp 50% tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ theo quy định tại thời điểm chuyển nhượng. 3- Trình tự, thủ tục và thẩm quyền quyết định miễn tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định này thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về phí, lệ phí. 4- Thời điểm miễn, thu tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ đối với đất ở được giao để bố trí tái định cư hoặc giao cho các hộ gia đình, cá nhân trong các cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Khoản 1 Điều 2 Quyết định số 48/2012/QĐ-TTg quy định thời điểm miễn, thu tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ đối với đất ở được giao để bố trí tái định cư hoặc giao cho các hộ gia đình, cá nhân trong các cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long được áp dụng từ ngày 1-1-2013. 149
  18. IV- CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯ DÂN KHẮC PHỤC RỦI RO TRÊN BIỂN Văn bản quy định chính sách: Quyết định số 118/2007/QĐ-TTg ngày 25-7-2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ ngư dân khắc phục rủi ro do thiên tai trên biển (sau đây viết tắt là Quyết định 118/2007/QĐ-TTg). 1. Đối tượng áp dụng chính sách Điều 1 Quyết định số 118/2007/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ được áp dụng cho các đối tượng là tổ chức, cá nhân khai thác, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển, ven biển khắc phục rủi ro do thiên tai gây ra như: bão, lốc, áp thấp nhiệt đới, sóng thần... xảy ra trên biển, ven biển, hải đảo (dưới đây gọi tắt là trên biển); hỗ trợ tổ chức, cá nhân không thuộc các lực lượng của Nhà nước tham gia cứu người và tài sản bị rủi ro do thiên tai trên biển. 2. Nội dung, mức hỗ trợ Điều 2, Điều 3 Quyết định số 118/2007/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ như sau: a) Hỗ trợ thiệt hại về người Ngoài các chính sách, chế độ trợ giúp theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21-10-2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ hỗ trợ bổ sung 150
  19. đối với các trường hợp thiệt hại về người bị rủi ro do thiên tai trên biển như sau: 1- Hỗ trợ 100% chi phí mua vé phương tiện về nơi cư trú đối với các trường hợp gặp rủi ro xa nơi cư trú (kể cả rủi ro ở ngoài vùng biển Việt Nam). 2- Hỗ trợ 100% các chi phí: vận chuyển cấp cứu người từ biển vào đất liền; bảo quản xác nạn nhân; thông tin tìm kiếm người mất tích trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 30 ngày. 3- Đối với người được huy động hoặc tự nguyện tham gia tìm kiếm, cứu nạn người và tàu, thuyền khác, ngoài các chính sách được hưởng như quy định nêu tại các khoản 1, 2 Điều này, được hưởng chế độ phụ cấp quy định tại Quyết định số 148 /2008/QĐ-TTg ngày 20-11-2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp đặc thù đi biển đối với công chức, viên chức, công nhân, nhân viên trên tàu tìm kiếm cứu nạn hàng hải và được xem xét, khen thưởng theo quy định pháp luật hiện hành. b) Hỗ trợ thiệt hại về tài sản 1- Được xem xét hỗ trợ thiệt hại đối với các phương tiện sản xuất (tàu, thuyền, ngư cụ, lồng bè) bị mất, bị hư hỏng nặng; hỗ trợ chi phí trục vớt phương tiện sản xuất (tàu, thuyền, ngư cụ, lồng bè) bị chìm hoặc bị trôi dạt; hỗ trợ con giống thủy 151
  20. sản đối với các diện tích nuôi thủy sản bị thiệt hại khi khôi phục sản xuất. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ hoàn cảnh thực tế, đối tượng, mức độ thiệt hại và khả năng ngân sách để quy định cụ thể mức hỗ trợ bổ sung. 2- Được xem xét miễn, giảm các loại thuế theo quy định pháp luật hiện hành. 3- Được hỗ trợ cấp máy thông tin liên lạc, 100% phao cứu sinh đối với tàu, thuyền đánh bắt xa bờ bị chìm, hư hỏng nặng, khi khôi phục sản xuất. 4- Hỗ trợ 100% chi phí nhiên liệu, chi phí sửa chữa (nếu tàu bị hư hỏng) đối với các tàu, thuyền được huy động hoặc tự nguyện tham gia cứu hộ, cứu nạn người và tàu, thuyền bị rủi ro do thiên tai trên biển. 3. Nguồn tài chính thực hiện chính sách hỗ trợ Điều 4 Quyết định số 118/2007/QĐ-TTg quy định: 1- Ngân sách Trung ương cấp bổ sung cho các địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. 2- Ngân sách địa phương dành một khoản thích hợp để chủ động chi cho việc thực hiện chính sách quy định tại Quyết định này. 3- Đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. 152
nguon tai.lieu . vn