Xem mẫu

  1. 118 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẠO LỰC CÁCH MẠNG TỔNG HỢP TRONG ĐƯỜNG LỐI CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (1954 – 1975) Vũ Thị Duyên Học viện Báo Chí và Tuyên truyền Tóm tắt: Thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả của nhiều nhân tố tạo lên sức mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam, nhân tố chính là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết hợp nhuần nhuyễn và thành công chủ nghĩa Mác – Lênin với sức mạnh tổng hợp của nhân dân ta. Thắng lợi đó là thắng lơi của đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập tự chủ sáng tao, Đảng đã tìm ra phương pháp đấu tranh đúng đắn thực hiện khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân, trong đó phương pháp sử dụng bạo lực cách mạng tổng hợp đóng vai trò quan trọng làm lên thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta trong kháng chiến chông Mỹ, cứu nước. Từ khóa: Sáng tạo, lịch sử Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, bạo lực, sức mạnh, chống Mỹ. Nhận bài ngày 19.7.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 26.8.2020 Liên hệ tác giả: Vũ Thị Duyên; Email: duyenvulsd@gmail.com 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã mở ra kỷ nguyên mới của cách mạng Việt Nam: Kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đảng ta đã sử dụng thành công phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của bạo lực cách mạng, bằng việc kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao, nhằm làm thay đổi cục diện chiến tranh có lợi cho ta. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã mở rộng trận địa của chủ nghĩa xã hội, tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của ba dòng thác cách mạng của thời đại, đem lại lòng tin và niềm phấn khởi của hàng triệu triệu người dân trên trái đất đang đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. 2. NỘI DUNG 2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về bạo lực cách mạng Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định: Bạo lực cách mạng là quy luật phổ biến của mọi cuộc cách mạng là bà đỡ của một chế độ xã hội cũ đang thai nghén trong lòng xã hội mới. Để giai
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 43/2020 119 cấp vô sản lật đổ nhà nước tư sản, giành và giữ vững chính quyền cách mạng tất yếu phải sử dụng bạo lực. Nhà nước tư bản bị thay thế bởi Nhà nước vô sản không thể bằng con đường “tiêu vong” được, mà chỉ chỉ có thể theo quy luật chung là bằng bạo lực cách mạng mà thôi. Song chủ nghĩa Mác - Lênin cũng khẳng định: về lý luận, cách mạng vẫn có thể xảy ra và giành thắng lợi bằng phương pháp hoà bình, nhưng nó hết sức hiếm và quý. Năm 1848 trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đã khẳng định: Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và sự thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau; Những người cộng sản... công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ xã hội hiện hành. Như vậy, C.Mác - Ph.Ăngghen không chỉ khẳng định sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản, mà cũng đề cập đến con đường, biện pháp, để giai cấp vô sản thực hiện sứ mệnh ấy, là dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, lật đổ chính quyền cũ, xây dựng chính quyền mới “bạo lực là công cụ mà sự vận động xã hội dùng để đánh thắng và đập tan tành những hình thức chính trị cứng đờ và chết”1. Thực tiễn đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc trong lịch sử cho thấy, bạo lực đã diễn ra với những hình thức khác nhau như: khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh cách mạng, sự kết hợp giữa chiến tranh và khởi nghĩa... Các ông cho rằng, bạo lực diễn ra dưới hình thức nào là tuỳ thuộc vào tình hình thực tiễn và sự vận dụng sáng tạo của những người cộng sản, chứ không có một khuôn mẫu để áp dụng ở mọi nơi, mọi thời điểm lịch sử. Dân tộc muốn giành độc lập cho mình thì không được tự giới hạn trong những phương thức tiến hành chiến tranh thông thường. Đặc biệt, C.Mác- Ph.Ăngghen đã phân tích một cách cụ thể và sâu sắc bạo lực cách mạng dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang. Khi tiến hành khởi nghĩa vũ trang phải quán triệt tư tưởng tiến công, tiến công liên tục và sáng tạo, quá trình tiến công cũng là quá trình tập hợp lực lượng, cô lập, bao vây kẻ thù, không cho kẻ thù kịp trở tay đối phó với khởi nghĩa vũ trang. Trong tác phẩm “Hai sách lược của Đảng dân chủ xã hội trong cách mạng dân chủ”, viết vào tháng 7 năm 1905, V.I.Lênin đã phát triển chủ nghĩa Mác về vấn đề khởi nghĩa vũ trang một cách sáng tạo. V.I.Lênin cho rằng, khởi nghĩa vũ trang là phương tiện để lật đổ chế độ chuyên chế và giành thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Người chỉ ra giai cấp phản động, những kẻ đầu tiên thường dùng đến bạo lực, “đặt lưỡi lê vào chương trình nghị sự”, gây ra nội chiến như Chính phủ Nga Hoàng, đi vào con đường trấn áp dân lành. Chính từ thực tiễn đó, đã đặt ra đối với Đảng Bôn-sê-vích là phải vũ trang giai cấp công nhân, tổ chức và đoàn kết các lực lượng cách mạng để tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Khi tiến hành khởi nghĩa vũ trang phải nắm vững thời cơ cách mạng, nghĩa là đội tiên phong và các tầng lớp nhân dân có một tinh thần triệt để cách mạng, khi mà kẻ thù cũng như lực lượng phản cách mạng yếu đuối, nửa vời và tỏ ra dao động đến tột đỉnh. Như vậy, một trong những điều kiện để khởi nghĩa vũ trang giành thắng lợi là phát huy sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân, với tinh thần mọi lực lượng, mọi tài nguyên của đất nước phải 1 Ph.Ăng-ghen, Chống Đuy-rinh, Nxb Sự thật, H, 1959, tr.308
  3. 120 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI được động viên cho cuộc cách mạng. Lực lượng toàn dân, nhưng phải tổ chức, kết hợp thành lực lượng chính trị và quân sự, kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự, giữa chiến tranh du kích và sự nổi dậy của quần chúng để giành chính quyền về tay nhân dân. 2.2. Sự sáng tạo của Đảng khi xác định phương pháp bạo lực cách mạng phát huy sức mạnh tổng hợp trong đường lối chống Mỹ, cứu nước Quan điểm cơ bản về bạo lực cách mạng, về khởi nghĩa vũ trang của C.Mác - Ph.Ăgghen, đã được V.I.Lênin tiếp thu một cách hệ thống và bổ sung, phát triển phù hợp với điều kiện thực tiễn của cách mạng Nga. Đây là cơ sở lý luận quan trọng, có tính chất quyết định để Hồ Chí Minh hình thành tư tưởng bạo lực cách mạng. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ, chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng Giành lại chính quyền và bảo vệ chính quyền”1. Vì mục đích duy nhất của việc sử dụng bạo lực cách mạng là “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” trong thực tế đất nước ta bị áp bức bởi chủ nghĩa đế quốc, thực dân các tầng lớp nhân dân lao động Việt Nam bị bóc lột đến tận xương tuỷ nếu không sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ bạo lực phản cách mạng thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn phải chịu kiếp ngựa trâu mà quyền lợi các bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được. Vậy bạo lực cách mạng là phương pháp tất yếu nhằm đạt đến mục đích giành lại độc lập dân tộc, để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới sớm xoá bỏ được cảnh áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, mới làm cho dân giàu nước mạnh đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc, sự bình đẳng cho mọi người dân Việt Nam. Thấm nhuần sâu sắc quan điểm bạo lực cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta đã sớm hình thành phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của bạo lực cách mạng phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn cách mạng Việt Nam, trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng trong cách mạng tháng Tám 1945, và trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). Trong Cương lĩnh đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam ta khẳng định: phương pháp cách mạng, sử dụng sức mạnh tổng hợp của quần chúng để lật đổ ách thống trị của đế quốc tay sai, khi Đảng đề ra được đường lối đúng thì phương pháp cách mạng giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nó là nhân tố quyết định sự thắng lợi của cách mạng; nhưng vấn đề xác định đúng phương pháp cách mạng có ý nghĩa to lớn đến việc sử dụng lực lượng thực hiện đúng nhiệm vụ, phương hướng, mục tiêu cách mạng trong từng thời gian cụ thể, đề ra phương pháp cách mạng cho phù hợp để lãnh đạo thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ đề ra. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hào hùng của dân tộc nhờ một trong những vấn đề cơ bản là: Nắm vững lý luận về phương pháp cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn của đất nước lúc bấy giờ Đảng ta từng bước hình thành và phát triển, sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng trong cuộc kháng chiến đầy hy sinh gian khổ để thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trong quá trình lãnh đạo cách 1 Hồ Chí Minh Toàn Tập, Tập 12 Nxb, CTQG, H 2211, tr.304
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 43/2020 121 mạng đảng đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để vận dụng vào giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng như trong công cuộc đổi mới hiện nay. Một là: Những vấn đề cơ bản về phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của bạo lực cách mạng, được Đảng ta xác định ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ và không ngừng hoàn chỉnh trong thực tiễn chỉ đạo chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc. Tháng 1-1959, Ban chấp hành Trung ương khoá II đã họp hội nghị lần thứ 15 tại Hà Nội ra nghị quyết cách mạng miền Nam. Tháng 5 năm 1959, văn bản chính thức của Nghị quyết được thông qua và phổ biến đến các đảng bộ miền Nam. Nghị quyết phân tích đặc điểm tình hình nước ta từ sau năm 1954, từ đó nêu ra hai mâu thuẩn của xã hội việt Nam lúc đó: Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc xâm lược, giai cấp địa chủ phong kiến, bọn tư bản mại bản quan liêu thống trị ở miền Nam với toàn thể dân tộc Việt Nam, mâu thuẫn giữa con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và con đường tư bản chủ nghĩa. Nghị quyết xác định cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và có hai nhiệm vụ chiến lược song song tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai nhiệm vụ đó tuy có tính chất khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau cùng tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng và tác động lẫn nhau. Hai nhiệm vụ đó đều có mục tiêu chung là “Giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước là mâu thuẫn giữa nhân dân ta và đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai của chúng”2. Giải phóng miền Nam là nhiệm vụ chung, vì lợi ích và yêu cầu chung của nhân dân cả nước; Về cách mạng miền Nam, Nghị quyết phân tích xã hội miền Nam sau năm 1954 có hai mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ xâm lược, và giữa nhân dân ta, trước hết là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. Trong đó mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc Mỹ xâm lược và tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm là mâu thuẫn chủ yếu; Động lực cách mạng miền Nam lúc này đảng xác định là giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản, lực lượng cách mạng gồm công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. Đối tượng của cách mạng là đế quốc Mỹ và giai cấp tư sản mại bản, địa chủ phong kiến. Nghị quyết phân tích thái độ của giai cấp và sự phân hoá trong nội bộ của các giai cấp, đồng thời chỉ rõ: về sách lược cần có sự phân biệt đối xử với từng bộ phận để cô lập cao độ với đế quốc Mỹ và tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm. Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là: Đoàn kết toàn dân đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, thành lập chính quyền liên hiệp dân tộc, dân chủ miền Nam, cải thiện đời sống nhân dân giữ vững hoà bình thực hiện thống nhất nước nhà, tích cực bảo vệ hoà bình ở đông Nam á và thế giới; Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân theo tình hình cụ thể và tình hình hiện nay của cách mạng thì con đường đó lấy sức mạnh của của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân. Đảng ta cũng nhận định cách mạng miền Nam có những đặc điểm cơ bản đó là: nhân dân ta đã giải phóng 2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đảng toàn tập, tập 21, NXb CTQG, H2002 tr 508
  5. 122 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI miền Bắc và đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, đồng bào miền Nam có tinh thần yêu nước nồng nàn, có tinh thần giác ngộ cao, có truyền thống đấu tranh cách mạng anh dũng; phe chủ nghĩa xã hội ngày càng mạnh hơn phe đế quốc chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, lực lượng hoà bình đang áp đảo thế lực chiến tranh. Nhưng đồng bào miền Nam còn nhiều khó khăn. Đế quốc Mỹ và Ngô Đình Diệm chúng cấu kết chặt chẽ với nhau chúng dùng mọi thủ đoạn thâm độc để chống phá cách mạng Việt Nam, chống phá sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta. Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam còn lâu dài, gian khổ “Nó không phải là một quá trình giản đơn, mà chính là một quá trình phức tạp, kết hợp nhiều hình thức đấu tranh linh hoạt từ thấp đến cao, hợp pháp và không hợp pháp và lấy việc xây dựng cũng cố phát triển xây dựng lực lượng cách mạng quần chúng làm cơ sở”2. Đồng thời trong quá trình ấy phải ra sức giáo dục cho các tầng lớp nhân dân miền Nam, trước hết là công nhân, nông dân, trí thức, phát huy cao độ tinh thần chiến đấu, tinh thần yêu nước của các từng lớp nhân dân tăng cường đoàn kết trong nhân dân tạo một sức mạnh to lớn, thường xuyên tăng cường công tác giáo dục cho nhân dân hiểu rõ bản chất xâm lược của đế quốc Mỹ và những âm mưu gian ác của chúng và bè lũ tay sai, đồng thời cô lập phân hoá các lực lượng phản động tranh thủ rộng rãi các lực lượng có thể tranh thủ được. Trên cơ sở phát triển lực lượng cách mạng to lớn của quần chúng và đoàn kết chặt chẽ với nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới đòi thực hiện hiệp định Giơnevơ. Nghị quyết cũng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất riêng cho miền Nam, có cương lĩnh phù hợp với tính chất, nhiệm vụ và thành phần của nó, nhằm tập hợp các lực lượng yêu nước và đấu tranh chống đế quốc và tay sai, cần nghiên cứu và chủ động sử dụng khuynh hướng hoà bình trung lập đang nảy nở trong tư sản dân tộc và trí thức lớp trên “Cần ra sức xây dựng khối công nông binh liên hợp, và thực hiện một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống Mỹ - Diệm lấy liên minh công nông làm cơ sở”3. Hai là, Đảng đã đề ra chủ trương đúng đắn, sáng tạo phản ánh đúng tình hình thực tế, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang sự dụng phương pháp đấu tranh là bạo lực cách mạng. Để không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp đảng bộ. Nhất là các chi bộ đối với sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ, thường xuyên bồi dưỡng bổ sung cán bộ, tuyệt đối giữ bí mật bảo vệ cơ quan đầu não, xây dựng các khu an toàn để hoạt động tránh sự đàn áp khủng bố của địch. Nghị quyết Trung ương 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa II có tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao trong sự phát triển cuả cách mạng miền Nam. Nghị quyết đã phản ánh đúng và kịp thời trong tình hình thực tế. Khẳng định: phương pháp đấu tranh là bạo lực cách mạng từ đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Nghị quyết đã đáp ứng nguyện vọng thiết tha của cán bộ chiến sĩ và đông đảo nhân 2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đảng toàn tập, tập 21, Nxb CTQG, H2002 tr 525 3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đảng toàn tập, tập 21, Nxb CTQG, H2002 tr 526
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 43/2020 123 dân miền Nam, và thực tiễn đã cho thấy nhân dân miền Nam đã nhất tề đứng lên tiến hành đồng khởi làm tan rã hàng loạt bộ máy kìm kẹp của chính quyền địch ở thôn xã, từng bước giành chính quyền làm chủ, tạo tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo của cách mạng miền Nam, thắng lợi của phong trào đó đã đánh dấu bước nhảy vọt đầu tiên của cách mạng miền Nam, từ giữ gìn lực lượng tiến lên thế tiến công cách mạng; đồng thời khẳng định Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 là một thành công điển hình của đảng về tiến hành phương pháp tiến hành bạo lực, về nghệ thuật chỉ đạo khởi đầu cuộc chiến tranh cách mạng một cách khéo léo với năng lực cách mạng của nhân dân miền Nam, với thời cơ lịch sử và với xu thế chung của tình hình thế giới lúc đó, đồng thời nó có ý nghĩa mở đường cho cách mạng miền Nam làm thay chuyển tình thế cách mạng miền Nam trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ và là một trong những yếu tố quan trọng làm cơ sở cho đảng ta đề ra sách lược, chiến lược để lãnh đạo những nhiệm vụ của cách mạng trong những giai đoạn tiếp theo. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960), Nghị quyết Bộ Chính trị (1- 1961) và (2-1962), cũng khẳng định bao hàm những nội dung cơ bản là: Kiên trì phương pháp bạo lực cách mạng dựa trên hai lực lượng cơ bản là lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang ba thứ quân; kết hợp các hình thức đấu tranh quân sự, chính trị với ngoại giao; trong đó chú trọng đưa đấu tranh quân sự lên song song với đấu tranh chính trị và được chuyển đổi linh hoạt trên ba vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị; kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy; kiên trì phương châm đánh lâu dài nhưng phải chủ động tiến công địch, nỗ lực tạo thời cơ, nắm vững thời cơ mở những trận tiến công chiến lược giành thắng lợi từng bước vững chắc,... Đảng ta đã phát triển phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp lên một trình độ mới cao hơn trong những năm tháng quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ, thể hiện ở các Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 18 (1-1970), lần thứ 21 (1-1973); đặc biệt là các Nghị quyết của Bộ Chính trị cuối năm 1974 đầu năm 1975 nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Đó là những quyết định đầy sáng tạo, dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến, trong đó phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của bạo lực cách mạng diễn ra bằng phương thức chiến tranh nhân dân, được Đảng ta hoàn chỉnh sâu sắc nhất, có giá trị chỉ đạo thực tiễn rộng lớn nhất và phát huy hiệu quả cao nhất. Có thể khái quát ở một số vấn đề cơ bản: Ba là, Đảng đã độc lập lập, tự chủ, sáng tạo về đường lối và sự phát triển phong phú bạo lực cách mạng tổng hợp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Độc lập tự chủ sáng tạo và tăng cường đoàn kết quốc tế hợp tác quốc tế là hai mặt thống nhất trong trong lối chiến lược nhất quán của đảng ta. Độc lập tự chủ không chỉ là truyền thống mà còn là nét nổi bật bản lĩnh chính trị của đảng, tinh thần độc lập tự chủ và sáng tạo được biểu hiện rõ nét trong những bước ngoặc lịch sử của cách mạng Việt Nam. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy độc lập ở đây độc lập về đường lối, khi nào không đề cao tinh thần độc lập về đường lối, tự chủ sáng tạo mà rập khuôn máy móc, không có phương pháp đúng thì cách mạng gặp sai lầm và tổn thất, trong thực tiễn cách mạng đảng ta tổng kết: “Kinh nghiệm cho
  7. 124 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI thấy phong trào cách mạng có khi dậm chân tại chỗ, thậm chí thất bại, không phải vì thiếu mục tiêu phương hướng rõ ràng mà chủ yếu thiếu phương pháp cách mạng thích hợp”1. Đây là một nội dung hết sức quan trọng, vì cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một đụng đầu lịch sử của dân tộc Việt Nam với một tên đế quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất phe đế quốc và lớn hơn ta gấp bội, chúng đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới hết sức thâm độc và tàn bạo. Thắng lợi của nhân dân ta trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước không những chứng minh đường lối chiến lược là đúng đắn mà còn chứng minh sự phát triển phong phú về phương pháp bạo lực tổng hợp, Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV(1976) đã tổng kết những vấn đề cơ bản về phương pháp tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam là: Sử dụng bạo lực cách mạng với hai lực lượng, lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân, tiến hành khởi nghĩa từng phần ở nông thôn và khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng; kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng; kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng nổi dậy và tiến công, tiến công và nổi dậy; đánh địch trên trên cả ba vùng chiến lược, rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị; đánh địch bằng ba mũi giáp công quân sự, chính trị, và binh vận; kết hợp đấu tranh chính trị quân sự và ngoại giao; kết hợp ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích; kết hợp đấu tranh du kích và đấu tranh chính quy, kết hợp đánh lớn đánh vừa và đánh nhỏ thực hiện làm chủ tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ; nắm vững phương châm chiến lược lâu dài đồng thời biết tạo thời cơ, mở những trận tiến công chiến lược làm thay đổi cục diện chiến tranh tiến lên thực hiện tổng tiến công và nổi dậy chiến thắng quân địch giành thắng lợi. Bốn là, sử dụng bạo lực cách mạng với sự kết hợp chặt chẽ hai lực lực lượng chính trị, quân sự và hai hình thức đấu tranh chính trị đấu tranh quân sự là nội dung cơ bản của phương thức bạo lực cách mạng mà Đảng ta sớm nhận thức và vận dụng nhuần nhuyễn sáng tạo trong quá trình tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trải qua đấu tranh lâu dài, đảng không những nhận thức và xác định rõ mối quan hệ có tính quy luật giữa hai lực lượng, hai hình thức đấu tranh cơ bản này mà còn giải quyết thành công trong thực tiễn mối quan hệ kết hợp ấy một cách linh hoạt sáng tạo trong từng thời kỳ và trên từng địa bàn chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam nước ta. Phát huy sức mạnh tổng hợp của bạo lực cách mạng dựa trên quá trình xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng quân sự vững chắc, làm cơ sở để duy trì sự kết hợp chặt chẽ hai hình thức đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang được chuyển đổi linh hoạt trên ba vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị đã phát huy lợi thế và điều kiện sẵn có của mỗi vùng phục vụ cho kháng chiến. Miền rừng núi, căn cứ địa bàn cách mạng và kháng chiến là nơi đóng quân và huấn luyện của bộ đội chủ lực, trên địa bàn rừng núi thế và lực của địch thường yếu hơn ta vì vậy ta lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, tuy vậy thường xuyên coi trọng xây dựng lực lượng 1 Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng. Nxb sự thật, H1975, tr. 34
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 43/2020 125 chính trị và kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị của quần chúng. Vùng nông thôn là vùng giữa ta và địch thường xuyên đấu tranh giành dật quyết liệt. Thế và lực của địch ở đây thường là yếu hơn ta, nhưng cũng có nơi chúng tập trung thế mạnh tạm thời. Để giữ vững địa bàn chiến lược này làm cơ sở hổ trợ trực tiếp cho việc xây dựng lực lượng và phát triển cho phong trào đấu tranh ở các thành phố thị xã do đó đảng ta đề ra phương châm tiến hành song song cả đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang tại chỗ. Thành thị là nơi địa bàn xung yếu, nơi địch thường tập trung lực lượng mạnh, tinh nhuệ, hoạt động đấu tranh, xây dựng cơ sở của ta tuy có khó khăn và phức tạp nhưng có tầm quan trọng về chiến lược, vì vậy phương châm của đảng lấy xây dựng cơ sở phát triển lực lượng và tiến hành đấu tranh chính trị là chủ yếu có kết hợp lực lượng vũ trang và và đấu tranh quân sự ở mức độ thích hợp. Khi chiến tranh xâm lược mọi quy mô khác nhau sức mạnh tổng hợp phải được cụ thể hoá phương thức tác chiến, trong tư tưởng chỉ đạo tác chiến khi nhân dân ta buộc phải tiến hành chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Trong lĩnh vực nào cũng đòi hỏi người cách mạng phải phát huy tính sáng sáng tạo phải có phương pháp cách mạng đúng đắn, vì thực tiễn luôn vận động và phát triển không ngừng có cả những điều thuận lợi đan xen những khó khăn thử thách khôn lường. Do đó nếu không có tinh thần sáng tạo thì cách mạng không thể thắng lợi. Thiếu một phương pháp cách mạng đúng cũng đồng nghĩa với sai lầm về đường lối. Mặt khác, khi hoạch định phương pháp cách mạng mà xa rời đường lối, mục tiêu chiến lược cũng không thể đưa cách mạng đến thành công, lập tức sẽ rơi vào chủ nghĩa cơ hội tệ hại nhất. Vì vậy, vấn đề cốt lõi của việc xác định và sử dụng phương pháp cách mạng là nhằm chiến thắng kẻ thù một cách có lợi nhất, hạn chế thấp nhất sự hy sinh của quần chúng, đưa cách mạng tới đích nhanh nhất. Thấm nhuần sâu sắc nội dung, yêu cầu, nguyên tắc của phương pháp cách mạng Mác - Lênin và vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam, Đảng ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Đặc biệt là sự lãnh đạo thực hiện phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của bạo lực cách mạng trong quá trình tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Năm là, nghệ thuật lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành sức mạnh tổng hợp của bạo lực cách mạng. Bao gồm sự kết hợp của các lực lượng, các hình thức đấu tranh, sự phối hợp hoạt động của các ngành, các cấp, các lĩnh vực xã hội, các vấn đề dân tộc và thời đại, chiến tranh và hoà bình,... theo một chủ trương nhất quán từ Trung ương đến địa phương, tạo nên sự đồng thuận cả ý chí và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cùng chung chí hướng đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà. Đồng thời, trong sử dụng sức mạnh tổng hợp của Đảng luôn được gắn chặt với kỷ luật chấp hành đường lối và tính sáng tạo của quần chúng. Trên cơ sở đường lối đúng và nghệ thuật sử dụng phương pháp cách mạng tài giỏi, Đảng đó động viên, hướng dẫn, cổ vũ các lực lượng cách mạng nỗ lực phát huy trớ thụng minh, lũng dũng cảm biến đường lối và ý Đảng thành hiện thực sinh động, giành thắng lợi ngày càng to lớn, làm cho kẻ thù dù có được trang bị vũ khí hiện đại đến đấu chăng nữa cũng không thể chống đỡ được sức mạnh vô địch của cách mạng. Điều đó được chứng minh sáng tỏ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đó là một mẫu mực điển hình về nghệ thuật
  9. 126 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI sử dụng phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp của một chính Đảng Mác xít Lênin nít chân chính, một cống hiện có giá trị sâu sắc vào kho tàng lý luận phương pháp cách mạng Mác - Lênin. Đồng thời, đó cũng là kinh nghiệm quý để chúng ta tiếp tục nghiên cứu, vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay. 3. KẾT LUẬN Phát huy sức mạnh tổng hợp là một sáng tạo có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn trong phương pháp cách mạng của Đảng, đó là quy luật phát huy sức mạnh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ý nghĩa lịch sử và giá trị hiện thực của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta được Đảng ta khẳng định: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính chất thời đại sâu sắc”1. Trải qua 21 năm chiến đấu, nhân dân ta đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới quy mô lớn, dài ngày nhất, ác liệt và giã man nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Đập tan âm mưu đen tối của đế quốc Mỹ muốn biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, và chia cắt đất nước ta lâu dài. Thắng lợi của nhân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị hơn 1 thế kỷ của chủ nghĩa đế quốc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng dân tộc và thống nhất nước nhà, đưa cả nước ta quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Với thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã chứng minh cho thế giới biết sự phá sản của thực dân kiểu mới, quân nguỵ Sài Gòn, quân đội tay sai mạnh nhất được Mỹ dồn sức lực, tiền của nuôi dưỡng đã bị tiêu diệt đã làm cho uy tín của Mỹ giảm đối với đồng minh của nó khắp năm châu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, làm nên thiên anh hùng ca vĩ đại nhất trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đưa Tổ quốc ta bước vào kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Sử dụng bạo lực trong trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến nay vẫn giữ nguyên giá trị trong quá trình đổi mới và CNH, HDH đất nước. Sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh của lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb. Sự thật, H. 1977, tr. 5-6
  10. TẠP CHÍ KHOA HỌC - SỐ 43/2020 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. C.Mác và Ph.Ăngghen (2002) Toàn tập, t.4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (1994): Toàn tập, t. 20 Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Lê Duẩn (1975), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, NXb. CTQG, Hà Nội. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977): Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb. Sự thật Hà Nội. 6. Hồ Chí Minh (2011) Toàn tập, tập 12, Nxb. CTQG, Hà Nội. 7. V.I. Lê-nin (1978) Toàn tập, t, 26. Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va. 8. V.I. Lê - nin (2005) Toàn tập, t, 11 Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật , Nxb CTQG, Hà Nội. 9. Nguyễn Bằng Tường (2000), Giới thiệu tác phẩm Chông Đuyrinh của Ph.Ăngghen, Nxb. CTQG Sự thật, Hà Nội. 10. Ph.Ăng-ghen (1952), Cách mạng và phản cách mạng Đức, đăng trên báo “New - York Daily Tribune”. 11. Ph.Ăng-ghen (1959), Chống Đuy-rinh, Nxb. Sự thật, Hà Nội. INDEPENDENT, AUTONOMOUS AND CREATIVE GUIDELINES OF THE COMMUNIST PARTY OF VIETNAM IN USING COMBINED REVOLUTIONARY VIOLENCE IN THE WAR AGAINST AMERICA (1954 – 1975) Abstract: The victory of the war against the US was the result of combining many factors that created the synthetic strength of the Vietnamese revolution, the key factor was the correct leadership of the Communist Party of Vietnam which combinated fluently and successfully Marxism-Leninism with the synthetic strength of our people. That victory was the victory of the political way, the independent and creative military policy. The Party has found a right method of fighting to implement the all-people insurrection and people's war, in which the method of using combined revolutionary violence played a significant role in making up the glorious victory of our people in the resistance war against the US. Keywords: Creative, our party, violence, power, against America.
nguon tai.lieu . vn