Xem mẫu

  1. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA HÀN QUỐC HIỆU QUẢ BẰNG K-DRAMA Đinh Lan Hƣơng Trƣờng Đại học Ngoại ngữ- Tin học TP.HCM Tóm tắt Sử dụng phim ảnh hoặc âm nhạc vào phƣơng pháp giảng dạy ngoại ngữ, từ lâu trên thế giới đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đánh giá cao về tính hiệu quả trong việc hƣớng dẫn ngƣời học nắm bắt nhiều kỹ năng tích hợp trong buổi học một cách hứng thú và dễ hiểu nhất. Tại Việt Nam, số ngƣời học tiếng Hàn đang tăng mạnh trong những năm gần đây do yêu thích văn hóa Hàn Quốc, đặc biệt là phim truyền hình (K-Drama) và âm nhạc Hàn Quốc (K-POP). Dạo gần đây, giáo dục tiếng Hàn tại nhiều nƣớc trên thế giới đang có xu hƣớng kết hợp các mảng thuộc Hàn lƣu vào trong bài giảng vì tính hiệu quả cao trong giáo dục của nó. Ngƣời viết muốn đề xuất thực hành phƣơng pháp dạy tiếng Hàn bằng phim truyền hình dựa trên kết quả hƣớng dẫn những ngƣời học tiếng Hàn trình độ sơ và trung cấp sử dụng phim truyền hình Hàn Quốc dành cho sinh viên chuyên ngành Hàn Quốc học nhằm làm tăng hiệu quả năng lực ngôn ngữ cũng nhƣ năng lực hiểu biết về văn hóa của đất nƣớc mà mình đang học ngôn ngữ của quốc gia đó bởi vì học ngoại ngữ ngày nay cần định hƣớng nhƣ là học giao tiếp bằng ngoại ngữ. Từ khóa phim truyền hình, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Phƣơng pháp giảng dạy tiếng Hàn, Giáo dục tích hợp 1. Mở đầu Làn sóng Hàn Quốc (한류- Hàn lƣu) đƣợc bắt đầu tại khu vực Châu á thông qua các bộ phim truyền hình tình cảm lãng mạn vào thập niên 90. Lịch sử Hàn lƣu tại Việt Nam cũng xuất phát từ phim truyền hình Hàn Quốc (K-Drama). Từ bƣớc đầu này, những nội dung Hàn lƣu khác nhƣ âm nhạc K-POP, ẩm thực (K-Cook), thời trang (K-Fashion)...cũng đƣợc biết đến không chỉ giới hạn ở các quốc gia Châu á, mà hiện nay đã trở thành một hiện tƣợng mang tính toàn cầu. Hàn lƣu có vai trò đóng góp trong việc tạo động lực cho ngƣời tiếp cận văn hóa Hàn Quốc thêm quan tâm đến ngôn ngữ Hàn. Do đó, cùng với sự gia tăng số ngƣời yêu mến văn hóa Hàn Quốc và học tiếng Hàn dẫn đến việc các nhà giáo dục tiếng Hàn tích cực nghiên cứu phát triển các phƣơng pháp giảng dạy và tài liệu giảng dạy hiệu quả. Ngày càng nhiều phƣơng pháp ứng dụng K-Drama và K-Pop là hai mảng lớn của Hàn lƣu vào bài giảng tiếng Hàn đem lại hiệu quả thiết thực trong việc giao tiếp và hiểu về văn hóa Hàn Quốc cho ngƣời học tiếng Hàn. Khi mới đƣợc phát minh, điện ảnh chỉ đƣợc coi là các bộ phim ghi lại cảnh sinh hoạt đời thƣờng, nhƣng chỉ ít lâu sau, các bộ phim đã đƣợc tạo ra với những ý đồ văn hóa nhất định và nhanh chóng trở thành một loại hình nghệ thuật quan trọng. Điện ảnh cũng trở thành một hình thức giải trí không thể thiếu trong đời sống thƣờng nhật, đôi khi còn phát triển thành những 414
  2. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI hiện tƣợng văn hóa hoặc đƣợc sử dụng nhƣ các phƣơng tiện tuyên truyền27. Phƣơng pháp giảng dạy tiếng Hàn bằng việc sử dụng phim truyền hình là một phƣơng pháp giảng dạy tích hợp đƣợc nhiều kỹ năng trong bài giảng: nghe- nói; nghe- viết, đọc (kịch bản). Không chỉ những môn học tiếng thuộc chuyên ngành ngôn ngữ Hàn Quốc mà còn phù hợp với các môn học thuộc chuyên ngành Hàn Quốc học nhƣ văn hóa Hàn Quốc, lịch sử Hàn Quốc, tiếng Hàn thƣơng mại và văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc...Thông qua cách tiếp cận gần gũi nhất, ngƣời học có cách thể thấm nhuần ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc một cách lý thú và tự nhiên. Bài viết này, ngƣời viết muốn đề xuất thực hành phƣơng pháp dạy tiếng Hàn bằng phim truyền hình. Nó dựa trên kết quả hƣớng dẫn cho sinh viên ngành Hàn Quốc học ở trình độ sơ cấp, trung cấp sử dụng phim truyền hình Hàn Quốc trong các giờ học tiếng Hàn trên nền tảng những nghiên cứu về ƣu điểm trong ý nghĩa của phƣơng pháp giảng dạy ngoại ngữ ứng dụng phim ảnh, ngƣời viết giới thiệu sau đây. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Giá trị giáo dục của phim truyền hình đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao, nhƣ Geraldime Siks (1959) cho rằng giá trị giáo dục của phim truyền hình mang tính triết học của cuộc sống, là sự quân bình giữa tình cảm và lý trí, là mối quan hệ với ứng xử xã hội tích cực, là năng lực và sự tự tin thể hiện sáng tạo28. Còn J.W.Stewig.C. Buege (1994) thì cho rằng phim truyền hình cung cấp cách thức thể hiện tình cảm lành mạnh, tăng cƣờng tính hợp tác, phát triển tính sáng tạo, phát triển năng lực ngôn ngữ (từ vựng, âm sắc) và phi ngôn ngữ (biểu cảm), phát triển năng lực giao tiếp. Theo S.Phillip (2000)29, giá trị giáo dục của phim truyền hình đƣợc chia làm chín giá trị. Phim truyền hình tạo sự hứng thú, và duy trì động lực động lực; Là một phần của cuộc sống nhƣ những trò chơi từ thuở ấu thơ; Bằng việc đóng vai nhân vật sẽ giúp ngƣời học thoát khỏi những đè nén về mặt tâm lý, lột tả chân thật thực thể đời thƣờng; Bằng việc làm việc nhóm, thành viên trong nhóm sẽ lắng nghe ý kiến của nhau, cùng thảo luận và tăng tính hợp tác; Quá trình học tập sẽ đạt đƣợc nhiều thông tin bằng các phƣơng thức đa dạng nhƣ nghe, nhìn, nói, và ngôn ngữ hình thể; Trong việc nghe và đọc lời thoại của phim, giúp ngƣời học làm giàu hơn tình cảm và nhân cách, từ đó lựa chọn cho mình cách sử dụng phù hợp với bản thân. Phim truyền hình buộc ngƣời học phải suy đoán ý nghĩa của loại ngôn ngữ mới trong hệ thống ý nghĩa rõ ràng của phim; Sử dụng phim truyền hình để giảng dạy sẽ giúp cho lớp học diễn ra sinh động và thú vị hơn. 27 Wikipedia, tìm kiếm ngày 10.9.2020 28 J.W.Stewig.C. Buege (1994), Hwang Jeong Hyun dịch, (2004), Dùng phƣơng pháp đóng kịch để giáo dục ngôn ngữ toàn diện, NXB Pyeongmin, p.38 29 S.Phillip (2000), Won Myong Ock dịch, (2001), Giảng dạy tiếng Anh tiểu học bằng phim truyền hình, NXB Pyommun 415
  3. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI Ở một nghiên cứu khác của Kim Eun A, Kim Eun Young, Shin Hye Won (2006)30 về ý nghĩa của phƣơng pháp giảng dạy tiếng Hàn bằng phim truyền hình Hàn Quốc (K-Drama). Thứ nhất, K-Drama giúp cho ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Hàn, vốn là những ngƣời khó có cơ hội đƣợc giao tiếp trực tiếp với ngƣời bản xứ, có cơ hội tiếp cận với những tình huống giao tiếp tiếng Hàn một cách gián tiếp. Không những vậy, trong những giờ học sử dụng K-Drama có thể làm cho ngƣời học hứng thú hơn với việc học, tạo động lực cho họ hơn. Đặc biệt, đối với ngƣời tìm đến với lớp học tiếng Hàn bắt đầu bằng sự yêu thích K-Drama từ ảnh hƣởng của Hàn lƣu thì mục đích trƣớc tiên của họ là có thể giao tiếp, nghe nói thông thạo một cách tự nhiên với ngƣời Hàn Quốc. Vì vậy, việc giảng dạy tiếng Hàn bằng phim truyền hình không những tạo đƣợc sự hứng thú cho ngƣời học, mà còn đáp ứng đƣợc mục tiêu học tập giao tiếp bằng những tình huống thực tế. Thứ hai, K-Drama giúp ngƣời dạy có thể học đƣợc ngôn ngữ sử dụng thực tế của ngƣời Hàn. Trong lớp học, đôi khi ngƣời dạy sẽ bị hạn chế trong phƣơng pháp truyền đạt kiến thức bởi cấu trúc câu, quy tắc ngữ pháp với những tình huống đã đƣợc định sẵn trong giáo trình, ngƣợc với đó, trong lời thoại của phim truyền hình thì những yếu tố nhƣ trợ từ, chia đuôi động từ sẽ đƣợc lƣợc bỏ khá nhiều bằng hình thái khẩu ngữ có thể thay đổi một cách tự do, tự nhiên nhƣ trong tình huống giao tiếp đời thực của ngƣời bản xứ. Bên cạnh đó, bằng nhiều tình huống đa dạng trong phim, sẽ giúp cho ngƣời dạy hƣớng dẫn cho ngƣời học hiểu đƣợc cách phân biệt sử dụng ngôn ngữ phù hợp với từng đối tƣợng theo độ tuổi, giới tính, mối quan hệ của nhân vật. Thứ ba, K-Drama còn có thể trở thành nguồn tài liệu giảng dạy văn hóa Hàn Quốc bổ ích và phong phú. Phim truyền hình Hàn Quốc còn hữu ích trong việc giảng dạy và học tập những điều nhỏ từ hành động đến giá trị quan của ngƣời Hàn trong nhiều ngữ cảnh, trong cách giải quyết mâu thuẫn, trong cách đối nhân xử thế thông qua bối cảnh đa dạng trên phim. Hơn nữa, việc đƣa K-Drama vào giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc có thể tạo nên lớp học tích hợp nhiều kỹ năng. Cụ thể, thông qua quá trình xem phim, ngƣời học nâng cao đƣợc khả năng nghe. Ngƣời học có cơ hội kiểm tra và ứng dụng những điểm ngữ pháp đã học trên lớp qua lời thoại của diễn viên trong phim. Kết hợp vào đó, ngƣời học có thể học cách viết lại những gì đã nghe đƣợc trong phim, hoặc xem phim và viết cảm nhận, hoặc nâng cao khả năng nói thông qua việc tái hiện lại những cảnh phim đã xem. 2.2. Mục đích nghiên cứu Bài viết đề xuất phƣơng pháp giảng dạy sử dụng phim truyền hình với mục đích tạo nên một lớp học tích hợp nhiều kỹ năng. Mặc dù đặt mục tiêu cho bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đồng đều nhau nhƣng với đặc tính của phim truyền hình, thì phƣơng pháp này vẫn nổi trội hơn ở kỹ năng nghe, nói. Đặc biệt, điểm nổi bật nhất ở ngƣời học từ phƣơng pháp này là có thể nói một cách tự nhiên bằng văn phong nói. Tiếng Hàn cũng giống nhƣ tiếng Việt, cần phân biệt văn nói và văn viết theo hoàn cảnh giao tiếp. Đối với những sinh viên học giỏi ngữ pháp, họ sẽ viết rất tốt theo những mẫu câu đƣợc học theo đúng tính chất học thuật, nhƣng thƣờng họ sẽ bị yếu kỹ năng nói một cách tự nhiên nhƣ ngƣời Hàn giao tiếp với nhau. Vì vậy, việc học qua phim ảnh sẽ giúp cho họ nâng cao năng lực nói, giao tiếp một cách mềm mại hơn. Hơn nữa, ngƣời học thƣờng có khuynh hƣớng quen với giọng nói của giáo viên giảng 30 Kim Eun A, Kim Eun Young, Shin Hye Won (2006), Phát triển nguồn tài liệu giảng dạy tiếng Hàn bằng phim truyền hình TV, Trung tâm giáo dục tiếng Hàn, Viện nghiên cứu ngôn ngữ, Đại học Quốc gia Seoul. 416
  4. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI dạy trực tiếp của mình, nên khi giao tiếp với ngƣời Hàn, không phải là giáo viên của mình thì họ sẽ rất lúng túng vì không nghe quen phát âm của ngƣời mà mình ít tiếp xúc. Phƣơng pháp giảng dạy bằng phim truyền hình sẽ giúp cho ngƣời học nâng cao khả năng nghe nhiều âm giọng phát âm khác thông qua các giọng nói của các diễn viên trong phim. Đặc trƣng của tiếng Hàn là cần phân biệt cách chia đuôi ngữ pháp và từ vựng tùy từng ngữ cảnh và đối tƣợng giao tiếp. Với ngƣời học bằng phƣơng pháp sử dụng phim truyền hình sẽ dễ dàng phân biệt đƣợc điều này một cách rất tự nhiên qua mỗi cảnh phim. Điểm nổi bật của phƣơng pháp giảng dạy này là giúp ngƣời học nhanh chóng phân biệt đƣợc một cách rõ ràng đâu là tiếng lóng, đâu là phƣơng ngữ hay ngôn ngữ chuẩn. Để tránh việc ngƣời học có thể sử dụng lẫn lộn giữa ngôn ngữ chuẩn và ngôn ngữ không chuẩn thì ngƣời dạy cần phải chú ý hƣớng dẫn kỹ lƣỡng. Điều này thƣờng gặp ở những trƣờng hợp ngƣời học tự xem phim và tự học. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Với tính chất chƣơng trình đào tạo riêng của ngành Hàn Quốc học, Khoa Đông Phƣơng, HUFLIT, dựa trên thực tế thời gian hạn hẹp của buổi học (100 phút/2 tiết/môn), nên việc chọn phim nào để thích hợp với lƣợng thời gian và kiến thức thì không phải việc dễ dàng. Chọn một bộ phim dài tập xuyên suốt cho một học kỳ là không phù hợp vì còn phụ thuộc vào mục tiêu mỗi tuần học. Sau khi tham khảo nhiều chƣơng trình học của các cơ quan giáo dục của Hàn Quốc nhƣ Quỹ Sejong (www.sejonghakdang.org), Viện quốc ngữ quốc gia Hàn Quốc (www.korea.or.kr), ngƣời viết đã chọn chƣơng trình ―Tiếng Hàn Dugun Dugun‖ (두근두근 한국어) của Viện quốc ngữ quốc gia Hàn Quốc, bởi mỗi clip bài học đƣợc thiết kế khá gãy gọn ở những đoạn phim ngắn đa dạng và kèm nhạc phim trong vòng 10 phút. Chuẩn đầu ra của học phần, ngƣời viết thiết lập hai mục tiêu chính tích hợp với bốn kỹ năng: Nghe- thực hành viết & Đọc- nói (luyện phát âm.) 3.1. Hoạt động của ngƣời dạy- ngƣời học 3.1.1. Khởi động: GV giới thiệu, hướng dẫn về mục tiêu học phần, mục tiêu giờ học dựa trên nền tảng bài học trong giáo trình. Mục tiêu môn học, không dựa trên kịch bản phim mà phải đƣợc chọn dựa trên nội dung giáo trình mà ngƣời dạy muốn truyền tải đến sinh viên. Cách khởi động tốt nhất là ngƣời dạy chỉ cần thuyết giảng sơ qua về nội dung sẽ học bằng những mẫu câu xuất hiện trong giáo trình mà không cần phải giải thích kỹ về ngữ pháp, cách sử dụng hay cách xƣng hô. Ngƣời học sẽ đƣợc tự mình kiểm tra kiến thức mà GV đã giới thiệu trƣớc đó bằng K-Drama mà GV cho xem. Bằng cách nghe, nhìn vào những tình huống thực tế trong phim mà ngƣời học có thể nắm bắt nội dung đƣợc học. Với đối tƣợng ngƣời học trình độ sơ cấp thì những nội dung cơ bản nhƣ tự giới thiệu, chào hỏi, xin lỗi, cám ơn thì sử dụng K-Drama vào giảng dạy, sẽ giúp sinh viên tiếp thu kiến thức và văn hóa Hàn Quốc nhanh nhất. Với giảng dạy ngữ pháp cũng vậy, không cần phân biệt trình độ năng lực tiếng Hàn, ngƣời dạy chỉ cần giới thiệu mẫu câu của bài học, thuyết giảng ngắn gọn để khơi gợi về chủ đề của bài học buổi học đó. 417
  5. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 3.1.2. Nội dung chính: Kiểm tra những nội dung buổi học được GV giới thiệu bằng việc xem phim Sau khi giới thiệu và hƣớng dẫn mục tiêu buổi học, thì GV sẽ tìm bộ phim thích hợp với nội dung muốn giới thiệu và cho ngƣời học xem. Thông qua hƣớng dẫn của GV, ngƣời học sẽ xem và tìm kiếm nội dung cần học trong phim. Nhƣ vậy, ngƣời học không những đƣợc nâng cao khả năng nghe tiếng Hàn mà còn đƣợc tiếp cận với các cách sử dụng ngữ pháp tiếng Hàn trong nhiều tình huống thực tế. 3.1.3. Nắm bắt mục tiêu môn học Sau khi cho ngƣời học xem phim, tìm ra những mẫu câu theo mục tiêu buổi học xuất hiện trong đó thì GV sẽ cho sinh viên luyện tập theo cặp. Nếu có thể, thì việc luyện tập này, GV nên sắp xếp sao cho tất cả ngƣời học trong lớp đều thực hiện đƣợc. Đối với ngƣời học trình độ sơ cấp, GV chỉ cần đƣa ra những câu hỏi đơn giản để ngƣời học trả lời, trao cho họ cơ hội để luyện nói theo nhân vật trong phim, hiểu đƣợc cách sử dụng câu theo hoàn cảnh và đối tƣợng giao tiếp. Với ngƣời học trình độ trung cấp, GV chọn một cảnh trong phim để ngƣời học tái hiện lại trong cách đóng vai. Nếu là trình độ cao cấp, GV có thể đƣa ra một tình huống, yêu cầu ngƣời học viết kịch bản cho tình huống đó, sau đó ngƣời học sẽ luyện nói bằng chính kịch bản mà mình đã viết. 3.1.4. Luyện tập mục tiêu môn học bằng phim Ngày nay, với sự phát triển của internet, chỉ cần GV cung cấp đƣờng dẫn để xem phim thì sinh viên có thể xem ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào bằng máy tính hoặc điện thoại thông minh để có thể tự luyện tập sau giờ học trên lớp. 3.1.5. Trước mỗi buổi học mới, GV cho ôn lại những nội dung đã học trong phim ở tuần trước. Cách học ngoại ngữ hiệu quả, đơn giản chỉ là việc lặp đi lặp lại nhiều lần nội dung đã học. Vì vậy mà việc GV cho sinh viên ôn lại kiến thức của bài học của tuần trƣớc là cần thiết. Việc ôn lại này chỉ cần thực hiện trong khoảng từ 5~10 phút đầu giờ, để tránh bị thiếu thời gian cho nội dung chính của buổi học. 3.2. Cấu tạo của một lớp học tiếng Hàn sử dụng K-Drama (chọn một trƣờng hợp cụ thể). - Học liệu: 두근두근 한국어 1 (Pit-A-Pat Korean 1) episode 12, phim 미안하다, 사랑한다 ('I'm Sorry, I Love You'). - Mục tiêu bài học: Cách nhờ vả. + Cấu trúc ngữ pháp cần nắm: ―부탁‖ + ―아/어/여 주세요‖ (Xin hãy làm gì đó giúp tôi) + Nghe- nói: Nghe hiểu, nghe và lặp lại; thực hành nói đƣợc câu sử dụng cấu trúc ngữ pháp của bài học. + Đọc: Đọc và hiểu đƣợc nội dung kịch bản của đoạn phim hoặc nội dung liên quan trong giáo trình của bài học. 418
  6. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI + Viết: Viết đƣợc câu sử dụng ngữ pháp của bài học theo yêu cầu của giáo viên. + Văn hóa: Hiểu văn hóa nhờ vả của ngƣời Hàn Quốc, so sánh với văn hóa Việt Nam. Giai Hoạt động Nội dung Hoạt động dạy- học Thời gian Ghi chú đoạn hƣớng dẫn Ngƣời dạy Ngƣời học (phút) Khởi Thuyết giảng - Giới thiệu về bộ -Hiểu yêu cầu 5 -Ghi trên động và đặt câu hỏi -Dẫn nhập phim sẽ xuất hiện của bài học và bảng trong bài học (hỏi bài tập. -Chiếu ngƣời học về một -Ghi chú PPT vài thông tin của bộ -Giáo - Kích thích sự phim). trình tò mò; tạo động - Giới thiệu sơ lƣợc lực về hiệu quả của phƣơng pháp dạy- - Ngƣời học hào học bằng phim hứng tự do trao truyền hình cho đổi về bộ phim. - Nêu mục tiêu ngƣời học biết. bài học. - Giới thiệu cấu trúc - Cùng nhau đọc bài học sẽ đƣợc to về chủ đề của thực hiện qua việc buổi học tích hợp kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Triển Hoạt động cá Nghe và thực Phát giấy test nội Xem clip, nghe 10 Video khai nhân hoặc hành viết nghe, mở clip cho và điền từ vào clip, bài nhóm nghe 2 lần (điền từ chỗ trống trong đọc, bài vào chỗ trống/trả lời giấy bài nghe. đánh giá câu hỏi). kỹ năng nghe Đọc và nói - Đọc bài/đọc kịch Mỗi nhóm làm 10 bản. việc theo yêu - Chia nhóm và đƣa cầu của GV. yêu cầu về chủ đề ―nhờ vả‖ cần luyện (đóng vai). Văn hóa Yêu cầu SV vừa Chú ý xem phim. xem clip, vừa quan sát bối cảnh để hiểu về văn hóa nhờ vả của ngƣời Hàn Feedback Nghe và viết GV cho nghe lại và - Ghi chú 10 chỉnh sửa (chọn bài - Đặt câu hỏi của một nhóm đại (nếu có) diện). Đọc và Thực -Nghe sv đọc và sửa - Nghe giảng, lặp 10 hành nói phát âm (chọn lại để luyện phát nhóm sv đại diện). âm theo đoạn -Thuyết giảng: từ phim. vựng, cấu trúc câu xuất hiện trong đoạn phim, và phát âm. Văn hóa -Lắng nghe và cùng -Mỗi nhóm phát 5 thảo luận về nét văn biểu cảm nhận hóa trong bài học: và sự hiểu biết Tùy theo đối tƣợng, của mình về nét 419
  7. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI tình huống thì nhờ văn hóa của bài vả nhƣ thế nào. học. - Thảo luận, so sánh -Cá nhân tự do với văn hóa nhờ vả trình bày ý kiến của ngƣời Việt của mình. Nam. Tổng kết Tổng hợp lại - Từ vựng - Nhắc lại nội dung - Lắng nghe & toàn bộ nội - Phát âm đã học. ghi chú dung bài học. - Ngữ pháp - Nhận xét quá trình - Tình huống sử làm việc của sinh - Đặt câu hỏi dụng, cách dùng viên (nếu có thắc của ngữ pháp - Nhận xét kết quả mắc) bài học tùy đối lớp học đã đạt đƣợc tƣợng, hoàn và điểm cần khắc cảnh phục. - Hiểu về văn - Giao bài tập/chuẩn hóa Hàn Quốc. bị cho bài học mới. 3.3. Tiêu chí và cách đánh giá 3.3.1. Tiêu chí đánh giá 3.3.1.1 Kỹ năng nói: Ngƣời học phân biệt đƣợc tình huống giao tiếp trong phim. Nói đƣợc dựa trên tình huống giả định giống trong phim. 3.3.1.2. Kỹ năng nghe: Xem, nghe nội dung phim. 3.3.1.3 Kỹ năng đọc: Đọc nội dung kịch bản, hiểu nội dung phim và luyện phát âm. 3.3.1.4 Kỹ năng viết: Viết đƣợc cảm nhận, suy nghĩ, quan điểm của bản thân về vấn đề cần giải quyết. 3.3.1.5 Hiểu văn hóa: Hiểu rõ văn hóa Hàn Quốc, có thể so sánh điểm giống và khác của văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc qua từng tình huống phim. 3.3.2. Cách đánh giá 3.3.2.1 Kỹ năng nói: Đƣa tình huống giả định để ngƣời học áp dụng những mẫu câu đã đƣợc học. Kiểm tra xem ngƣời học phân biệt đƣợc tình huống và đối tƣợng giao tiếp để áp dụng câu đúng hay không. Luyện nói- phát âm. 3.3.2.2 Kỹ năng nghe: Chuẩn bị nội dung bài test dạng điền từ vựng vào chỗ trống hoặc dạng trả lời câu hỏi. 3.3.2.3 Kỹ năng đọc: Chuẩn bị đoạn kịch bản ngắn cho đọc- phát âm; đọc-dịch hoặc đọc- trả lời câu hỏi. 3.3.2.4 Kỹ năng viết: Đƣa ra chủ đề viết tƣơng ứng với nội dung phim và mục tiêu bài học. Ngƣời học sẽ dùng vốn từ vựng và mẫu ngữ pháp đã đƣợc học để viết cảm nhận, suy nghĩ của mình về chủ đề đó. Hoặc yêu cầu ngƣời học tạo dựng lại một đoạn kịch bản ngắn. 3.3.2.5 Hiểu văn hóa: Hiểu rõ văn hóa Hàn Quốc, có thể phân tích hoặc so sánh điểm tƣơng đồng và khác giữa văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc qua từng tình huống phim. 420
  8. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 3.4. Điểm cần lƣu ý khi chọn K-Drama sử dụng trong giờ học tiếng Hàn. Khi chọn phim dùng để giảng dạy, ngƣời dạy cần phải chú ý các điểm sau đây. Trƣớc tiên, phải chọn bộ phim tạo đƣợc sự hứng thú với ngƣời học, đó có thể là bộ phim mới gần đây, có thể là bộ phim đƣợc giới trẻ yêu thích bởi sự xuất hiện của những diễn viên đang đƣợc yêu thích, hay bộ phim có nhạc phim đang đƣợc nhiều ngƣời nghe. Thứ hai là phải chọn tác phẩm phù hợp với mục tiêu, nội dung cần học. Thứ ba, nên chọn tác phẩm có thể kết hợp dạy và học nhiều kỹ năng nhƣ nghe- nói, nghe- viết, đọc- nói bởi vì trong giáo dục ngoại ngữ, không phải chỉ tách riêng từng kỹ năng mà là sự tích hợp với nhau một cách tự nhiên. Tiếp theo, nên chọn một bộ phim mà trong đó các nhân vật chính phải nói giọng chuẩn, những vai phụ của phim có thể nói giọng địa phƣơng nhƣng vì ngƣời học sẽ theo dõi nhân vật chính xuyên suốt, thƣờng xuyên nên cần ngƣời diễn viên chính nói chính xác, nói chuẩn. Những từ vựng xuất hiện trong phim cần phù hợp với trình độ của ngƣời học cũng là điều cần chú trọng. Không nên chọn những bộ phim có nhiều từ chuyên môn trong các lĩnh vực chuyên ngành nhƣ ngành y, luật… làm khó cho ngƣời học, gây phản tác dụng trong hiệu quả giảng dạy. Những bộ phim có tính kích động, bạo lực, gây sốc hoặc có tính phân biệt chủng tộc, tranh chấp giữa các quốc gia cũng cần tránh. Để đạt hiệu quả trong giáo dục văn hóa Hàn Quốc một cách đúng đắn, cần chọn bộ phim nổi bật về nhân sinh quan phổ biến của ngƣời Hàn. 3.5. Điểm hạn chế trong việc sử dụng K-Dram trong giảng dạy tiếng Hàn. Không thể phủ nhận rằng, với việc đầu tƣ vào quảng bá mạnh mẽ của chính phủ Hàn Quốc, làn sóng Hanlyu đang làm cho số ngƣời quan tâm và học tiếng Hàn ngày càng gia tăng ở nhiều quốc gia. Với những phân tích về ý nghĩa giáo dục tích cực của việc sử dụng K- Drama vào giảng dạy tiếng Hàn nhƣ trên thì rõ ràng K-Drama đang có nhiều ƣu thế trong phƣơng pháp giảng dạy tiếng Hàn hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà phƣơng pháp này hoàn toàn thuận lợi trong quá trình giảng dạy và học tập của cả ngƣời dạy và ngƣời học. Trƣớc hết, đó là sự khó khăn trong việc lựa chọn bộ phim phù hợp với nội dung giảng dạy, với mục tiêu học phần. Ngƣời dạy cần biết thêm kỹ thuật để cắt ghép nội dung video clip sao cho phù hợp với nội dung và thời gian lớp học31. Giáo trình tiếng Hàn Dugun Dugun (두근두근 한국어) của Viện Quốc ngữ Quốc gia Hàn Quốc (국립국어원) là một ví dụ điển hình về việc sử dụng kỹ thuật để biên tập tài liệu giảng dạy rất kỹ lƣỡng phần tích hợp nhiều đoạn phim, đoạn nhạc để tƣơng thích với nội dung bài học đƣợc giới thiệu mà không phải cá nhân ngƣời dạy nào cũng có thể làm đƣợc. Điểm khó khăn thứ hai đó là vấn đề bản quyền. Sẽ không dễ để ngƣời dạy có thể tìm đƣợc những kịch bản phim mới, hoặc phải trả phí để mua quyền truy cập xem phim. 4. Kết quả nghiên cứu Với mục đích tích hợp nhiều kỹ năng trong môn học cho ngƣời học, bài viết đƣa ra kết quả của 15 tuần học (30 tiết) dành cho sinh viên ngành Hàn Quốc trình độ từ sơ cấp đến tiền 31 Lee Il Soo, Ju Jin Oh (2014), Hội thảo quốc tế ICCC 2014, Hiệp hội Korea Content, Hƣớng phát triển nội dung, ý tƣởng (content) trong giáo dục tiếng Hàn thông qua phim truyền hình. 421
  9. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI trung cấp bằng phƣơng pháp kết hợp sử dụng phim K-Drama vào tiết học. Hiệu quả đạt đƣợc của buổi học qua từng kỹ năng nhƣ sau: Với 05 phút khởi động đầu giờ, ngƣời học sẽ hào hứng với bài học khi đƣợc nghe nhìn, học tập với nguồn học liệu sinh động. Ngƣời học có thể phát huy đƣợc tính chủ động, mạnh dạn thể hiện sự hiểu biết, cũng nhƣ quan điểm của cá nhân về bộ phim, về nội dung mình sẽ đƣợc học trong buổi học đó. Ở kỹ năng nghe, sinh viên sẽ phân biệt đƣợc cách sử dụng cấu trúc nhờ vả tùy vào đối tƣợng giao tiếp một cách tự nhiên nhất. Và việc đƣợc trực tiếp nghe ngữ điệu giọng nói của diễn viên trong nhiều tình huống đa dạng của hai diễn viên nam, nữ chính của đoạn phim. Ngƣời học có thể phân biệt đƣợc sự khác biệt trong âm điệu của nam và nữ, nhƣ vậy họ có thể làm quen với cách thể hiện phi chuẩn mực nhƣ cách giao tiếp trong thực tế thƣờng dùng. Điều này cho thấy ý nghĩa của phƣơng pháp dạy-học này giúp cho ngƣời học dù không có cơ hội sử dụng những câu thông dụng trong tình huống giao tiếp thực tế mà trong sách không dạy thì khi nghe những câu dạng này ở đâu đó, họ vẫn có thể hiểu đƣợc. Và hiệu quả mà phim ảnh đƣa lại trong phƣơng pháp giảng dạy này là ngƣời học có thể so sánh một cách rõ ràng trong việc phân biệt ngôn ngữ chuẩn mực và phi chuẩn mực, khi không có nhiều cơ hội để tiếp xúc với những từ vựng nhƣ thế này, vì trong sách thƣờng chỉ dạy những từ chuẩn mực mà thôi. Thông qua việc đọc kịch bản của đoạn phim mà GV chuẩn bị có thể giúp sinh viên nâng cao năng lực đọc, luyện phát âm, phân tích nội dung, cộng với việc hoạt động nhóm giữa các cá nhân sẽ giúp cho ngƣời học phát huy khả năng nói suy nghĩ của mình, sắp xếp quan điểm của bản thân trong chủ đề đƣợc đƣa ra, cụ thể ở đây là tình huống đƣa ra lời nhờ ai đó giúp mình việc gì. Khác với phƣơng thức giải quyết vấn đề của giáo trình là giải thích về một tình huống nào đó đƣợc chỉ định, sau đó yêu cầu ngƣời học thảo luận về nó thì với phƣơng pháp sử dụng K-Drama sẽ giúp cho sinh viên có cơ hội luyện nói theo cách mà mình nghĩ sau khi xem tình huống trong phim. Chính điều đó tạo hiệu quả học tập cho ngƣời học tiếng Hàn có thể thể hiện quan điểm, suy nghĩ của mình một cách đa dạng và tự nhiên hơn rất nhiều. Về hiệu quả trong việc giảng dạy văn hóa, thì K-Drama sẽ cho ngƣời học cơ hội trực tiếp hiểu cách nhờ vả của ngƣời Hàn Quốc và thấy đƣợc điểm tƣơng đồng hoặc khác biệt với văn hóa nhờ vả của Việt Nam. Điều này góp phần quan trọng trong việc ngƣời học sẽ phải biết sử dụng đúng cách nhờ vả bằng tiếng Hàn với ngƣời mà mình định nhờ là ai, mối quan hệ thế nào, tuổi tác, địa vị, giới tính…để tránh gây ra sự xung đột về văn hóa khi giao tiếp. Với một lớp học thực tế, sinh viên đông (35-40 sinh viên) thì việc chia nhóm, cặp, phân vai theo tình huống của phim là cần thiết. Thông qua phƣơng pháp giảng dạy bằng phim truyền hình, ngƣời viết không chỉ đề xuất những hoạt động học tập các kỹ năng tiếng Hàn, mà lồng ghép vào đó còn là những kỹ năng làm việc nhóm, thảo luận, trao đổi ý kiến, kỹ năng đóng vai, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng giải quyết vấn đề… Thông qua phƣơng pháp giảng dạy này, những ngƣời học tiếng Hàn theo phong cách học thuật (chuẩn ngữ pháp) đã có thể nói chuyện theo phong cách thông tục đời thƣờng. Ngoài ra, những ngƣời học tiếng Hàn cho biết, điều tuyệt vời nhất của phƣơng pháp giảng dạy 422
  10. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI này là tham gia vào các giờ học tiếng Hàn một cách rất hứng thú. Có ý kiến cho rằng họ có thể hiểu cách sử dụng các thuật ngữ kính ngữ mà họ chỉ đƣợc học từ giáo trình. Ngữ điệu và âm sắc của giọng nói không thể học đƣợc trong sách vở, tuy nhiên, việc cá nhân hóa những điểm này thông qua việc học nghe nhìn bằng cách sử dụng các bộ phim truyền hình là điểm đáng khen của phƣơng pháp giảng dạy này. Thông qua các bộ phim truyền hình Hàn Quốc, ngƣời học có thể học cách áp dụng các điểm ngữ pháp mà họ đã học từ sơ cấp đến trung cấp trong các cuộc trò chuyện thực tế. 5. Thảo luận và Đề xuất hoặc Kiến nghị Bài viết giới thiệu phƣơng pháp giảng dạy tiếng Hàn bằng cách sử dụng phim truyền hình Hàn Quốc (K-Drama). Có thể nói rằng, trong giáo dục tiếng Hàn thì đây là một trong những phƣơng pháp giảng dạy rất hiệu quả dành cho đối tƣợng ngƣời học ở mọi trình độ. Giống với việc học ngoại ngữ là tiếng Anh, loại ngoại ngữ phổ biến gần nhƣ là điều kiện bắt buộc với nhiều ngƣời ở nhiều quốc gia hiện nay, để học tiếng Anh tốt thì ngoài việc tiếp xúc nhiều với ngƣời nƣớc ngoài nói tiếng Anh thì việc nghe nhạc hay xem phim cũng là một phƣơng pháp học đƣợc khuyến khích. Chính vì vậy mà ngƣời viết muốn đề xuất cách làm này đối với việc dạy và học tiếng Hàn. Năng lực nghe của ngƣời học ở trình độ trung cấp đòi hỏi cần nghe đƣợc những cấu trúc khẩu ngữ ở tình huống thực tế thì phƣơng pháp giảng dạy sử dụng phim truyền hình sẽ giúp đạt hiệu quả mong muốn cao. Thêm một ƣu điểm của phƣơng pháp này là hội thoại trong mỗi cảnh của phim không bị hạn chế và đƣợc phân định rất rõ ràng ở các mối quan hệ giữa các nhân vật trong phim nên ngƣời học cùng lúc có thể nhận đƣợc nhiều thông tin hơn so với với giáo trình. Âm sắc, ngữ điệu là phần làm cho ngƣời học khó phân biệt bằng nội dung sách vở, nhƣng với phim truyền hình bằng việc nghe, nhìn sẽ giúp cho ngƣời học dễ dàng tìm ra sự khác biệt và luyện tập cùng nó. Do có hạn chế trong việc truyền tải hết nội dung trọng tâm của bộ phim chỉ bằng một tập nên phải cần thêm phƣơng án bổ trợ. Và phƣơng án bổ trợ tốt nhất là dùng phần nhạc của phim (OST- Original Sound Track). Gọi là phƣơng pháp giảng dạy và học tập bằng phim truyền hình thì không thể nào chỉ nhắc đến kịch bản mà bỏ qua phần nhạc phim. Cũng có nhiều trƣờng hợp, nhạc phim đƣợc sản xuất dƣới dạng phim ngắn hợp nhất bài hát với hình ảnh dƣới dạng video nhạc (MV-Music video). Ngƣời dạy có thể cho sinh viên xem đoạn MV này và giới thiệu tóm lƣợc nội dung phim cũng là cách giúp cho ngƣời học nắm bài học tốt. Bằng nhạc phim, lớp học sẽ trở nên sinh động hơn, sinh viên hào hứng hơn, dễ nhớ từ vựng và câu văn một cách tự nhiên, không gò ép. Bài viết đã đề cập sâu hơn về giá trị mang tính giáo dục của phƣơng pháp giảng dạy tiếng Hàn hiệu quả bằng K-Drama. Thực tế, tại Việt Nam hiện chƣa có nhiều những nghiên cứu về phƣơng pháp này mà chỉ mới đƣợc giới thiệu bởi các giáo sƣ Hàn Quốc trong các khóa tập huấn về phƣơng pháp sƣ phạm tiếng Hàn dành cho giảng viên các trƣờng đại học. Theo đó, kết quả bài viết nhấn mạnh lần nữa về hiệu quả của phƣơng pháp giảng dạy này, đề xuất áp dụng thực hiện trong các giờ học thực tế nhiều hơn. 423
  11. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI 6. Kết luận Với những chính sách phát triển giáo dục tiếng Hàn dành cho khu vực Châu Á, đặc biệt là các nƣớc Đông Nam Á của chính phủ Hàn Quốc và với những ƣu thế về sự tƣơng đồng về văn hóa, Việt Nam đã và đang tiếp cận với giáo dục tiếng Hàn và văn hóa Hàn Quốc có phần dễ dàng và nhanh chóng hơn so với một số quốc gia lân cận khác. Hiện nay, ngƣời học tiếng Hàn của Việt Nam cũng đã đƣợc tiếp cận với nguồn giáo trình, tài liệu tham khảo và các học liệu đa phƣơng tiện tiếng Hàn đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Và K-Drama cũng là một trong những kênh học liệu nhƣ thế. Nếu ngƣời dạy biết cách tận dụng khai thác cho môn học bằng nguồn học liệu này thì chắc chắn sẽ tạo ra đƣợc nhiều phƣơng pháp giảng dạy thú vị và hiệu quả. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật công nghệ, internet, ngƣời dạy và ngƣời học lại càng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm, trao đổi học liệu nhanh chóng. Chúng ta đều biết rằng học ngoại ngữ không đơn thuần chỉ là học một ngôn ngữ, mà còn phải sử dụng ngôn ngữ đó để tìm hiểu về đất nƣớc, con ngƣời và các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Vì vậy mà việc kết hợp K-Drama vào bài giảng, sẽ là một cách để ngƣời học có thể hiểu rõ về văn hóa Hàn Quốc trong những tình huống thực tế, đem lại đƣợc hiệu quả hiểu thẩm thấu hơn. Tuy nhiên, nhƣ ngƣời viết đã phân tích bên trên về nhƣợc điểm của phƣơng pháp này thì phải thấy rằng việc ngƣời dạy đầu tƣ về kế hoạch và thời gian cho môn học là khá nhiều. Thêm vào đó, trình độ chênh lệch của ngƣời học trong một lớp cũng là một vấn đề mà ngƣời dạy cần phải xem xét, tính toán kỹ lƣỡng về nội dung phim đƣa vào giảng dạy. Tài liệu tham khảo J.W.Stewig.C. Buege (1994), Hwang Jeong Hyun dịch, (2004). Dùng phương pháp đóng kịch để giáo dục ngôn ngữ toàn diện. NXB Pyeongmin. Kim Eun A, Kim Eun Young, & Shin Hye Won (2006). Phát triển nguồn tài liệu giảng dạy tiếng Hàn bằng phim truyền hình TV. Trung tâm giáo dục tiếng Hàn, Viện nghiên cứu ngôn ngữ, Đại học Quốc gia Seoul. Kim Ha Young, Lee Ji Hye, & Cho Jeong Min (2014). Lớp học tiếng Hàn ứng dụng K-Pop và K- Drama. Trƣờng đại học nữ Ehwa (Hàn Quốc). Lee Il Soo, Ju Jin Oh (2014). Hƣớng phát triển nội dung, ý tƣởng (content) trong giáo dục tiếng Hàn thông qua phim truyền hình. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế ICCC 2014, Hiệp hội Korea Content. Lim Ji Young (2019). Phát triển tài liệu và phƣơng pháp giảng dạy tiếng Hàn dành cho ngƣời học yêu thích tiếng Hàn từ ảnh hƣởng làn sóng Hàn Quốc. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế dành cho các nhà giáo dục tiếng Hàn tại nước ngoài của Bộ giáo dục Hàn Quốc - Phương hướng mở rộng và phát triển giáo dục tiếng Hàn tại các cơ quan đào tạo chính quy ở nước ngoài. Na Jeong Seon (2002). Phƣơng pháp giảng dạy văn hóa Hàn Quốc trong lớp học tiếng Hàn bằng phim. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng đại học Danguk. S.Phillip (2000), Won Myong Ock dịch, (2001). Giảng dạy tiếng Anh tiểu học bằng phim truyền hình. NXB Pyommun. Viện quốc ngữ quốc gia Hàn Quốc (국립국어원) www.korean.go.kr 424
  12. Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn ngữ lần thứ VI THE EFFECTIVE TEACHING METHOD FOR KOREAN LANGUAGE AND CULTURE BY K-DRAMA Abstract Using movies or music in foreign language teaching methods has been confirmed to be effective by many educational researchers around the world in guiding students to learn many integrated skills in a session in an interesting way. The amount of people learning Korean in Vietnam is increasing drammatically recently due to the love of Korean culture, especially television drama (K-drama) and Korean music (K-pop). Recently, Korean language education in many countries around the world is tending to incorporate Korean aspects (Hanlyu) into lectures because of its high effectiveness in education. The writer wants to propose the practice of teaching Korean language with dramas based on the results of guiding elementary and intermediate Korean learners to use Korean dramas for their studying of this language, from which increasing the language capacity as well as the understanding of its culture, since learning a foreign language nowadays needs to be considered as learning to communicate in foreign language. Keywords television dramma, Korean language, teaching method of Korean language, intergrated education 425
nguon tai.lieu . vn