Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 NGUYỄN THỊ HOÀN THIỆN*, HỒ THỊ SEN Khoa Giáo dục Chính trị *Email: nthoanthien1504@gmail.com Tóm tắt: Trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 10, việc sử dụng phương pháp dạy học dự án là rất cần thiết nhằm phát huy tính tích cực, chủ động giải quyết nhiệm vụ học tập của học sinh, nâng cao khả năng vận dụng bài học vào thực tiễn đời sống xã hội. Sử dụng phương pháp dạy học dự án sẽ đáp ứng yêu cầu nội dung tri thức môn giáo dục công dân lớp 10, phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy – học. Bài viết nghiên cứu, đánh giá, phân tích phương pháp dạy học dự án trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 10. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi sử dụng phương pháp. Từ khóa: Dạy học dự án, giáo dục công dân lớp 10. 1. MỞ ĐẦU Vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh đã được đặt ra từ những năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, việc dạy và học trong nhiều trường phổ thông vẫn còn chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử, “chạy theo thành tích” học để thi, dạy để thi. Nếu việc dạy học chỉ thiên về lý thuyết mà xa rời thực tiễn thì học sinh sẽ không phát huy được tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Vì vậy, phải ứng dụng phương pháp dạy học vào môn học nhằm phát huy tính chủ động, gây hứng thú cho học sinh, đặc biệt là môn giáo dục công dân lớp 10. Đặc trưng của môn học trang bị cho học sinh những vấn đề cơ bản, sâu sắc về thế giới quan, các giá trị đạo đức đối với cá nhân và mối quan hệ giữa cá nhân với gia đình, cộng đồng, xã hội, đồng thời thể hiện mối quan hệ liên môn sâu rộng. Tính liên môn và thực tiễn là hai yêu cầu không thể thiếu trong phương pháp dạy học dự án. Vì vậy, nội dung, chương trình giáo dục công dân lớp 10 là địa chỉ phù hợp, ngược lại, dạy học dự án sẽ tạo điều kiện thể hiện tốt đặc trưng khoa học của môn học, giúp hoàn thành hiệu quả mục tiêu cụ thể trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục công dân 10. Xuất phát từ yêu cầu đó, bài viết phương pháp dạy học dự án trong dạy học môn giáo dục công dân lớp 10 nghiên cứu tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm, mô tả cụ thể các bước tiến hành phương pháp dạy học dự án, cũng như đánh giá việc sử dụng phương pháp và đưa ra những đề xuất góp phần phát triển phương pháp dạy học dự án trong môn giáo dục công dân lớp 10. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm phương pháp dạy học dự án Theo Nguyễn Thị Diệu Thảo (2009), dạy học dự án là “một hình thức tổ chức dạy học, trong đó người học dưới sự chỉ đạo của giáo viên thực hiện một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp với hình thức làm việc nhóm là chủ yếu. Nhiệm vụ này được thực hiện với tính tự lực cao trong quá trình học tập, tạo ra những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu” [1, tr. 23]. Theo tôi: Dạy học dự án là một phương pháp dạy học, trong đó, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí luận với thực tiễn, giữa lí thuyết với thực hành nhằm tìm kiếm giả thuyết, thu thập tài liệu hoặc xác định, chứng minh một vấn đề có liên quan đến nội dung bài học. 111
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 2.2. Đặc điểm của phương pháp dạy học dự án trong môn giáo dục công dân lớp 10 Dạy học dự án là phương pháp dạy học có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, dạy học dự án liên quan đến chuyên môn: thực tiễn cuộc sống hoặc tác động xã hội tích cực. Nội dung tri thức trong môn giáo dục công dân 10 không chỉ giúp học sinh hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học mà còn trang bị cho học sinh hiểu biết về phạm trù đạo đức, vì vậy, khi thực hiện dạy học dự án sẽ tạo mối liên hệ với thực tiễn cuộc sống, hình thành ở học sinh khả năng giải quyết những vấn đề xã hội tích cực. Thứ hai, nội dung dạy học dự án mang tính tích hợp nhiều lĩnh vực trong một môn hay nhiều môn học khác nhau. Một số bài học trong môn giáo dục công dân 10 tích hợp nhiều môn học khác như lịch sử, địa lý… Để khai thác có hiệu quả nội dung tri thức môn học thì mối quan hệ liên môn phải sâu rộng, đa chiều. Thứ ba, hoạt động trong dạy học dự án xuất phát từ nhu cầu kinh nghiệm, sự quan tâm, hứng thú của học sinh và vừa sức giải quyết vấn đề theo khả năng của người học. Đối với trình độ hiểu biết của học sinh lớp 10 thì giáo viên khi giao những nhiệm vụ học tập phức hợp cho học sinh cần đảm bảo tính vừa sức, kích thích sự năng động, sáng tạo khi giải quyết vấn đề trong thực tiễn. Đặc biệt, môn giáo dục công dân 10 với một số nội dung tri thức khó nên giáo viên cần liên hệ bài học với các vấn đề xuất phát từ thực tiễn mà học sinh quan tâm. Thứ tư, hoạt động trong dạy học dự án là giáo viên và các chuyên gia, nhóm cộng tác đóng vai trò tư vấn, giúp đỡ học sinh hoặc nhóm học sinh tự tổ chức công việc, khuyến khích các thành viên tham gia tích cực trong các giai đoạn của dự án. Do đặc thù tri thức môn giáo dục công dân lớp 10 có nội dung tri thức đa dạng, liên môn nên các dự án cần có sự phối hợp giữa các thành viên, cùng nhau thảo luận để tìm ra phương hướng giải quyết nhiệm vụ học tập do giáo viên đề ra. Bên cạnh đó, giáo viên cần định hướng để học sinh nắm vững các bước tiến hành để dạy học dự án được thực hiện hiệu quả. Thứ năm, kết quả của dạy học dự án là sản phẩm được tạo ra (lý thuyết hoặc thực hành) có giá trị sử dụng mang tính khách thể hoặc chủ thể, được công bố giới thiệu. Sản phẩm của dạy học dự án được tạo ra đối với môn giáo dục công dân phải đáp ứng yêu cầu thực tiễn cuộc sống hoặc giải quyết vấn đề đặt ra. Sản phẩm sẽ được giới thiệu, trình bày để giáo viên và các thành viên quan tâm khác đánh giá. Ví dụ như bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại, sản phẩm của dự án về môi trường phải giải quyết được vấn đề về môi trường và tìm ra biện pháp khắc phục. Khi hoàn thành sản phẩm thì nhóm được giao nhiệm vụ sẽ báo cáo kết quả làm việc nhóm. 2.3. Các bước tiến hành phương pháp dạy học dự án trong môn GDCD lớp 10 Vận dụng các lý luận về các bước dạy học dự án, các bước được tiến hành thực hiện đối với môn giáo dục công dân như sau: Bước 1: Chọn chủ đề cho dự án môn giáo dục công dân và chia nhóm Đây là giai đoạn quan trọng và khó khăn trong quá trình thực hiện dạy học dự án. Đầu tiên, giáo viên sẽ tiến hành chọn bài học có khả năng thực hiện dự án. Dựa trên nội dung của các bài học môn giáo dục công dân, tôi tiến hành lựa chọn các bài để tiến hành thử nghiệm hình thức dạy học dự án dựa trên các tiêu chí sau: - Bài học gần gũi, có tính thực tiễn cao. - Bài học phù hợp với năng lực của học sinh trường trung học phổ thông. 112
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 - Nội dung bài học có thể sử dụng kiến thức tích hợp liên môn. - Ứng dụng bài học tùy thuộc vào địa điểm có thể sử dụng phương pháp dạy học dự án. Tiếp theo, giáo viên sẽ gợi ý một số vấn đề của bài học liên quan đến thực tiễn và kích thích sự tò mò của học trò. Sau đó, giáo viên và nhóm học sinh sẽ cùng nhau thảo luận vấn đề và lựa chọn ý tưởng có liên quan đến nội dung của bài học. Một ý tưởng tốt sẽ dẫn đến một dự án tốt. Giáo viên cũng cần xây dựng bộ câu hỏi định hướng để thu hút học sinh bao gồm các câu hỏi khái quát, câu hỏi bài học và câu hỏi nội dung. Từ những tiêu chí đó, tôi lựa chọn một số bài sau để tiến hành dạy học dự án, địa điểm ứng dụng phương pháp dạy học dự án là Tỉnh Thừa Thiên Huế, gợi ý một số dự án sau: + Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Dự án 1: Người dân Tỉnh Thừa Thiên Huế đã khai thác sử dụng nguồn nguyên thủy sản để phát triển kinh tế có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Những thuận lợi và khó khăn. Dự án 2: Nguồn gốc của hiện tượng một bộ phận người lao động ở Thừa Thiên Huế đang thiếu việc làm. Biện pháp khắc phục. + Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình. Dự án 1: Ảnh hưởng của việc yêu đương quá sớm đối với lứa tuổi học sinh lớp 10. Liên hệ bản thân. Dự án 2: Tình hình nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên tại Tỉnh Thừa Thiên Huế. Thực trạng và giải pháp. + Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại. Dự án 1: Ô nhiễm môi trường tại Cảng cá Thuận An. Thực trạng và giải pháp. Dự án 2: Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước tại Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu Phú Song Hường đối với người dân thôn Tân Thượng, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Giải pháp khắc phục. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm khoảng 5 – 7 học sinh), căn cứ vào những thế mạnh của từng học sinh để cùng nhóm phân việc cho hợp lý. Bước 2: Xây dựng đề cương dự án Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định mục tiêu, nhiệm vụ, cách thức tiến hành, kế hoạch thực hiện, những công việc cần làm, nguồn kinh phí thực hiện… Đây là công việc hết sức quan trọng vì nó mang tính định hướng hành động cho toàn bộ quá trình thực hiện, kết quả thu thập và đánh giá dự án. Ngoài ra, giáo viên cần chuẩn bị cho học sinh những tài liệu cần thiết để hỗ trợ trong quá trình thực hiện dự án như các tài liệu kỹ thuật số, tài liệu giấy, các nguồn tài liệu tham khảo. Bước 3: Thực hiện dự án Đối với giáo viên: Thực hiện theo dõi quá trình thực hiện của học sinh như tìm kiếm thông tin, phân tích những thông tin đúng và giải quyết những câu hỏi mà học sinh gặp phải trong quá trình thực hiện, hỗ trợ những kiến thức có liên quan đến đề tài. Đối với học sinh: Các nhóm phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên và các thành viên thực hiện kế hoạch đã đề ra. Học sinh sẽ tiến hành thu thập, xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau rồi tổng hợp, tích lũy kiến thức. 113
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 Bước 4: Thu thập kết quả và trình bày dự án Đây chính là giai đoạn các nhóm học sinh đã hoàn thành dự án của mình và có thể đem ra sử dụng. Kết quả thực hiện dự án có thể viết dưới dạng ấn phẩm (bản tin, áp phích, thu hoạch, báo cáo…) và có thể được trình bày trên powerpoint, thiết kế trang website… Các nhóm học sinh cần được tạo điều kiện để trình bày kết quả cùng với kiến thức mới mà họ đã tích lũy thông qua dự án. Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm trong lớp, giáo viên hướng dẫn, giáo viên trong tổ bộ môn và ban giám hiệu. Bước 5: Đánh giá dự án, rút kinh nghiệm Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm được rút ra cho việc thực hiện các dự án tiếp theo. Việc đánh giá có thể gồm đánh giá của giáo viên, các sản phẩm của dự án, bài kiểm tra. Đối với giáo viên, cần tổ chức cho học sinh trình bày kết quả và tổ chức cho các nhóm trao đổi ý kiến, đặt các câu hỏi yêu cầu nhóm dự án giải trình, góp ý cho nhóm thực hiện hoàn thiện dự án cho học sinh. Đối với học sinh, cần phải bảo vệ có sức thuyết phục dự án của mình, giải trình lý do lựa chọn dự án, tính khả thi và khả năng áp dụng vào cuộc sống của dự án. Ví dụ minh họa. Đây là một trong số rất nhiều những ví dụ về dạy học dự án. Dự án “Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước tại Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu Phú Song Hường đối với người dân thôn Tân Thượng, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Giải pháp khắc phục”. (Ứng dụng trong bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại). Thời gian qua, hàng chục hộ dân của thôn Tân Thượng, xã Phú Thượng, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế đã rất bức xúc khi phải sống chung với mùi hôi thối phát ra từ Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản Phú Song Hường đóng trên địa bàn. Dù một thời gian dài người dân đã “kêu cứu” lên cơ quan chức năng nhưng đến nay công tác xử lý vẫn chưa dứt điểm. Theo phản ánh của Ý tưởng dự án người dân, từ khi công ty Phú Song Hường (nằm dưới chân cầu Chợ Dinh, giáp Sông Hương) chính thức đi vào vận hành, cuộc sống của hàng chục hộ dân thuộc thôn Tân Thượng, xã Phú Thượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do trong quá trình hoạt động công ty đã xả nước thải ra bên ngoài, gây ô nhiễm môi trường. Cần làm gì để giải quyết vấn đề ô nhiễm. Dự án này gắn liền với nội dung bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của Vị trí nhân loại. Tập trung rõ ở phần ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân của dự án trong việc bảo vệ môi trường. Trong dự án này sẽ tập trung nghiên cứu khái niệm môi trường, trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. Dự án dự kiến thực hiện ở lớp 10, học kì 2 và được triển khai vào thời điểm học sinh đã học xong phần ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc Dự kiến bảo vệ môi trường trong bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân thực hiện loại. Thời gian dự kiến để thực hiện: 2 tuần Dự kiến báo cáo: Đầu tháng 5 Xây dựng bộ câu hỏi định hướng 114
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 Việc gây ô nhiễm môi trường nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu Câu hỏi thủy sản Phú Song Hường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các hộ khái quát dân khu vực xung quanh như thế nào? Câu hỏi Cần làm gì để bảo vệ môi trường nước tại khu vực công ty trách nhiệm hữu hạn bài học xuất nhập khẩu thủy sản Phú Song Hường? 1. Giai đoạn công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản Phú Song Hường xả thải ra môi trường vào khi nào? 2. Tại sao công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản Phú Song Hường xả thải ra môi trường gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân sống xung quanh nhưng lại chậm được xử lý? Câu hỏi 3. Hiện nay, các cơ quan chức năng đã có những biện pháp gì để xử lý hành vi xả nội dung thải trái phép của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản Phú Song Hường? 4. Từ việc bảo vệ môi trường tại công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản Phú Song Hường, bài học dành cho các công ty khác trong việc bảo vệ môi trường? Xác định mục tiêu: Mục tiêu cơ bản của dự án là hình thành và phát triển ở học sinh năng lực vận dụng kiến thức trong những tình huống thực tiễn, năng lực giải quyết vấn đề, cụ thể là: Về kiến thức: Nêu được những dạng ô nhiễm môi trường cơ bản, khái niệm ô nhiễm môi trường, học sinh còn hiểu được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là ở những khu vực xung quanh công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu Phú Song Hường đối với những hộ dân của thôn Tân Thượng. Xây dựng Về kỹ năng: Phân tích vấn đề, phát hiện nguyên nhân, thu thập và xử lý thông tin đề cương dự án có liên quan đến hành vi xả thải ra môi trường của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản Phú Song Hường đến người dân thôn Tân Thượng. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quay phim để phỏng vấn ý kiến của người dân tại khu vực thôn Tân Thượng (Xã Phú Thượng, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế), làm báo cáo về hành vi sai phạm của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản Phú Song Hường, trình bày ý kiến của bản thân, thu thập thêm những chứng cứ sai phạm của công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thủy sản Phú Song Hường. Giáo viên cần chuẩn bị: Phòng học có máy chiếu hoặc bảng tương tác, hệ thống âm thanh, các phiếu đánh giá, theo dõi dự án. Ngoài ra, giáo viên có thể tham khảo về chuyên môn của tổ chuyên môn, giáo viên tổ khác có liên quan, ý kiến chuyên gia. Học sinh cần chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ thực hiện dự án như máy vi tính, máy Chuẩn bị ảnh, máy quay phim. điều kiện Nguồn tài liệu hỗ trợ: Sách giáo khoa giáo dục công dân 10, các tài liệu hỗ trợ giáo thực hiện viên và do giáo viên cung cấp, các nguồn Internet như: dự án - TS. Phạm Văn Hùng, Tài liệu giáo dục địa phương Thừa Thiên Huế môn Lịch sử, Giáo dục công dân lớp 10, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2012. - Luật bảo vệ môi trường, Nhà xuất bản Lao động. - Một số tài liệu trên website Học sinh làm việc theo nhóm đã lựa chọn theo kế hoạch và trong thời gian 2 tuần, ngoài giờ lên lớp, giáo viên theo dõi, hỗ trợ nhóm qua điện thoại, email, facebook cá nhân và mỗi tuần đến mỗi nhóm để điều chỉnh. Thực hiện Trong tuần 1: Thu thập thông tin dự án Giáo viên: Hướng dẫn học sinh thu thập thông tin từ nguồn website, phỏng vấn học sinh, thầy cô, người dân và chuyên gia để hoàn thiện về nội dung. Học sinh: Tìm đọc những tài liệu liên quan đến dự án, nghiên cứu kiến thức bài học, tìm hiểu thực tiễn việc ảnh hưởng đến môi trường của công ty trách nhiệm hữu 115
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 hạn xuất nhập khẩu thủy sản Phú Song Hường đối với người dân thôn Tân Thượng (Xã Phú Thượng, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế) phỏng vấn trực tiếp để tập hợp, lựa chọn nội dung phù hợp. Tuần 2: Xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm của dự án Giáo viên: Hướng dẫn học sinh thực hiện xây dựng các sản phẩm của dự án như bài báo cáo trên powerpoint, poster giới thiệu buổi báo cáo, thiết kế website cập nhật thông tin về dự án và những bước thực hiện báo cáo quá trình thực hiện dự án, trình bày sản phẩm của nhóm trước lớp, giáo viên và những thành viên quan tâm. Học sinh: Triển khai việc thiết kế sản phẩm của dự án, trao đổi với giáo viên theo lịch để được góp ý chỉnh sửa. Bên cạnh đó, học sinh báo cáo với giáo viên về quá trình thực hiện dự án và chuẩn bị công việc, phân công nhiệm vụ trong buổi báo cáo như báo cáo viên, người hỗ trợ, người đọc tài liệu để trả lời câu hỏi từ phía nhóm khác, giáo viên và những thành viên quan tâm. Giáo viên và nhóm dự án thống nhất 1 tiết lên lớp để nhóm dự án báo cáo quá trình thực hiện dự án và công bố sản phẩm thực hiện. Giáo viên: Tổ chức cho nhóm dự án lên báo cáo và trình bày sản phẩm của dự án, Báo cáo và đặt câu hỏi cho nhóm dự án về những vấn đề có liên quan đến dự án. trình bày Học sinh: Nhóm dự án báo cáo quá trình thực hiện dự án bằng bản trình chiếu sản phẩm powerpoint, video phỏng vấn trực tiếp cho các nhóm dự án khác, giáo viên và những thành viên khác theo dõi. Nhóm dự án cũng phải trả lời và giải trình các câu hỏi có liên quan đến dự án mà nhóm thực hiện. Sau khi nhóm dự án báo cáo và trình bày sản phẩm của mình, giáo viên và nhóm dự án, các nhóm dự án khác sẽ tiến hành đánh giá dự án thông qua nhận xét, đánh giá bằng phiếu đánh giá, phiếu quan sát. Học sinh: Tiến hành việc tự đánh giá công tác làm việc của nhóm cũng như từng Đánh giá dự án thành viên trong nhóm về sự phối hợp khi làm việc nhóm. Giáo viên: Hướng dẫn cho học sinh kỹ năng tự đánh giá và đánh giá nhóm dự án dựa vào các mục tiêu đề ra, các tiêu chí của sản phẩm dự án, phiếu đánh giá để đánh giá các nhóm và từng cá nhân. 2.4. Đánh giá phương pháp dạy học dự án trong môn GDCD lớp 10 2.4.1. Ưu điểm Phương pháp dạy học dự án trong môn giáo dục công dân 10 có những ưu điểm sau: Thứ nhất, dạy học dự án giúp gắn nội dung tri thức của bài dạy với thực tiễn cuộc sống, đặc biệt môn giáo dục công dân lớp 10 có nội dung gần gũi với cuộc sống nên dạy học dự án khai thác tối đa các chủ đề liên quan đến thực tiễn như tình yêu, hôn nhân, gia đình, một số phạm trù của đạo đức… Thứ hai, dạy học dự án kích thích được sự say mê, hứng thú học tập của học sinh khi học môn giáo dục công dân. Học sinh không chỉ tìm hiểu kiến thức từ sách vở mà sẽ có cơ hội tìm hiểu kiến thức trong cuộc sống để liên hệ vào bài học từ đó nâng cao sự chủ động, tích cực tham gia trong giải quyết các nhiệm vụ học tập, cảm thấy yêu thích môn học hơn. Chẳng hạn như bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình, khi giáo viên tổ chức các nhiệm vụ học tập liên quan đến vấn đề tình yêu trong lứa tuổi học sinh thì sẽ kích thích hứng thú từ phía học sinh vì độ tuổi của học sinh lớp 10 còn đang hình thành nhận thức về tình cảm nên đây là vấn đề mới mẻ. Thứ ba, thông qua quá trình thực hiện các dự án, nội dung tri thức của bài dạy môn giáo dục công dân lớp 10 được khắc sâu và củng cố bởi các minh chứng từ thực tiễn. Ví dụ như, bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học, các em sẽ hiểu hơn về nhân phẩm và danh dự khi được giáo viên tổ chức các nhiệm vụ học tập liên quan đến cách ứng xử thường ngày, và để trở 116
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 thành người có danh dự và nhân phẩm thì cần cư xử như thế nào. Từ nhiệm vụ học tập này sẽ giúp học sinh có cái nhìn khách quan hơn về danh dự và nhân phẩm trong thực tiễn. Thứ tư, dạy học dự án trong môn giáo dục công dân lớp 10 phát huy tính tự lực, tinh thần trách nhiệm; phát triển khả năng sáng tạo, rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn, kĩ năng hợp tác, năng lực đánh giá và hoạt động thực tiễn của học sinh. Từ việc được giao các nhiệm vụ học tập, học sinh lớp 10 sẽ tự lực giải quyết vấn đề mà nhiệm vụ học tập đặt ra. Chẳng hạn như bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại, khi được giáo viên giao nhiệm vụ học tập liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường thì nhóm học sinh phải đến địa điểm cụ thể đó để khảo sát tình hình, phân tích thực trạng ô nhiễm, phỏng vấn để lấy ý kiến từ phía người dân, thiết kế báo cáo… sau đó cùng nhau thảo luận để đưa ra phương hướng trình bày sản phẩm. Khi đã hoàn thành sản phẩm thì giới thiệu, trình bày sản phẩm, và tự đánh giá về sản phẩm của nhóm cũng như tinh thần tham gia làm việc nhóm của cá nhân. 2.4.2. Nhược điểm Phương pháp dạy học dự án trong môn giáo dục công dân 10 có một số nhược điểm sau: Thứ nhất, nếu tổ chức dạy học dự án sẽ tốn nhiều thời gian cho việc tổ chức nhiệm vụ học tập, học sinh cũng tốn nhiều thời gian để tìm hiểu vấn đề, thảo luận tìm ra phương hướng giải quyết, trình bày sản phẩm. Ví dụ như đối với một dự án tìm hiểu về ô nhiễm môi trường trong bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại, học sinh mất 2 tuần để hoàn thành sản phẩm. Thứ hai, điều kiện cơ sở vật chất một số trường trung học phổ thông chưa đáp ứng đủ cho việc dạy học dự án. Với đặc thù các dự án môn giáo dục công dân lớp 10 đòi hỏi liên hệ thực tiễn cuộc sống nhiều, chính vì vậy cần có các thiết bị hỗ trợ để học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập như máy ảnh, máy quay phim…Ví dụ như dự án về vấn đề yêu đương quá sớm trong bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình thì đòi hỏi cần có máy quay phim để phỏng vấn ý kiến của các bạn học sinh lớp 10, nếu không có máy quay phim thì sẽ khó khăn cho việc thực hiện dự án, thiếu đi những video cụ thể, sinh động. Thứ ba, một số học sinh còn hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học dự án. Môn giáo dục công dân 10 yêu cầu liên hệ tri thức từ thực tiễn cuộc sống, nếu học sinh không biết ứng dụng công nghệ thông tin vào dự án học tập thì sản phẩm sẽ khó đạt được hiệu quả. Chẳng hạn như, dự án bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội, để giải quyết dự án liên quan đến tình hình người lao động đang thiếu việc làm thì học sinh cần ứng dụng công nghệ thông tin để tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng người lao động thiếu việc làm. 3. KẾT LUẬN Dạy học dự án là một lựa chọn tối ưu, đảm bảo được sự thống nhất toàn diện từ đổi mới phương pháp dạy học đến kiểm tra đánh giá môn giáo dục công dân lớp 10 theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Giáo viên sẽ tùy theo điều kiện của nhà trường và bản thân mà lựa chọn mô hình thích hợp. Việc thực hiện các dự án trong dạy học Giáo dục công dân lớp 10 phát huy tính tự giác, sáng tạo, phát triển năng lực của học sinh, đảm bảo chất lượng dạy học bộ môn. Đồng thời giáo viên cũng được phát triển năng lực nghiệp vụ và chuyên môn thông qua thiết kế các dự án và qua việc song hành cùng học sinh trong suốt quá trình thực hiện. Qua đây, tác giả đưa ra một số đề xuất: Đối với giáo viên, cần lựa chọn dự án phù hợp với năng lực của học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên cần thường xuyên trao đổi, định hướng cho học sinh trong suốt quá trình thực hiện dự án. Giáo viên phải chọn chủ đề dự án thu hút sự quan tâm của học sinh. Trong đánh giá sản phẩm dự án của học sinh, giáo viên nên tạo nhiều cơ hội như đánh giá khả năng, thái độ làm việc nhóm, sự tiến bộ của từng học sinh. Đối với học sinh, cần trao dồi 117
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng làm việc nhóm, cũng như khả năng phân tích, giải quyết tình huống, trình bày ý kiến cá nhân để góp phần thực hiện sản phẩm của dự án tốt hơn. Bài viết hy vọng góp phần cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho giáo viên, học sinh để đề ra kế hoạch nâng cao hiệu quả, khắc phục hạn chế khi sử dụng phương pháp dự án trong dạy học nói chung, dạy học môn giáo dục công dân lớp 10 nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Diệu Thảo (2009). Dạy học theo dự án và vận dụng trong đào tạo giáo viên Trung học cơ sở môn công nghệ, luận án Tiến sĩ giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội. [2] Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng (2010). Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [3] Phan Trọng Ngọ (2005). Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [4] Trần Quốc Cảnh, Vũ Đình Bảy (2005). Đổi mới phương pháp dạy học giáo dục công dân ở Trung học phổ thông - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán môn GDCD các tỉnh Quảng Bình, Quảng Ngãi, Trường Đại học Sư phạm Huế. [5] Luật Giáo dục năm 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [6] Hà Nhật Thăng (2004). Nhập môn giáo dục công dân, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [7] Vương Tất Đạt (1994). Phương pháp giảng dạy môn giáo dục công dân (dùng cho THPT), NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. [8] Đinh Văn Đức, Dương Thị Thúy Nga (2009). Phương pháp dạy học bộ môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 118
nguon tai.lieu . vn