Xem mẫu

  1. Phóng viên là... "tướng" Công việc buổi sáng hôm đó là nhanh chóng đọc lại các báo và giỏng tai nghe đài, căng mắt xem truyền hình để thấy bản thân mình thực sự oai tới mức nào. Đúng là oai thật, vì phóng viên không chỉ chỉ đạo tơi bời công an hay ủy ban nhân dân của các địa phương mà còn đưa ra đủ loại yêu cầu, yêu sách với... các bộ trung ương. Xin trích dẫn một "khúc" điển hình: "Để tiếp tục ổn định giá thuốc, Bộ Y tế cần chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu cung ứng đủ thuốc đảm bảo về số
  2. lượng và chất lượng, chấn chỉnh việc cung ứng thuốc, đồng thời phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, sửa đổi chính xác thuế với một số mặt hàng thuốc. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cần nhanh chóng thành lập đoàn kiểm tra về công tác xuất nhập khẩu và quản lý giá thuốc tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về quản lý giá thuốc như đầu cơ, tích trữ gây hiện tượng khan hiếm giả tạo." (Giá thuốc tương đối ổn định trong tháng 4, Vnanet.vn, 29/3/2005) Nếu chỉ đọc mấy đoạn trên đây, có lẽ tưởng là phát biểu của... Thủ tướng vì bộ nào cũng bị điều hành tuốt, bị bảo phải làm thế này thế kia. Tự đoán đây có lẽ là kiến nghị của Tổ Điều hành thị
  3. trường nhưng tuyệt nhiên không có đoạn nào đề cập. Thế mới thấy rằng các cơ quan nhà nước cũng hiền, chẳng biết cửa quyền ở đâu chứ bị phóng viên nói như thế mà chẳng bao giờ thấy phản ứng gì. Mà có phải là chỉ ra lệnh cho nhà chức trách đâu. Các phóng viên còn tự cho mình cái quyền "phán" các sự việc, thậm chí cả các đường lối, chính sách là đúng hay sai, hành động này là tốt hay không tốt. Ví dụ: "Việc khai thác lợi thế của loại hình du lịch sinh thái miền núi, du lịch văn hóa gắn với tập quán sinh hoạt của đồng bào dân tộc ít người là một hướng đi đúng nhằm giúp bà con nơi đây bảo tồn được văn hóa dân tộc gắn với phát triển kinh tế, từng bước xóa
  4. đói giảm nghèo." (Đánh thức một tiềm năng du lịch, Vnanet.vn, 31/3/2005) Phóng viên nghĩa là người đưa tin (reporter), có sao nói vậy, nhưng phóng viên nhà ta rất hay quên chuyện này. Thấy hay thấy dở (theo cảm nhận cá nhân) là tống hết vào tin, trong khi về nguyên tắc là phải đi phỏng vấn ý kiến của người khác. Cũng có trường hợp phóng viên hỏi được ý kiến người này người nọ, nhưng khi đưa vào tin thì cứ như là ý kiến của mình. Chẳng hạn nếu cái ý kiến cho rằng Bộ Y tế nên chỉ đạo doanh nghiệp cung ứng đủ thuốc cho thị trường phát ra từ một quan chức bộ này hay của một nhà nghiên cứu thì có phải thuyết phục hơn không. Sự đúng đắn của việc khai thác loại hình du lịch sinh
  5. thái miền núi cũng thế. Phóng viên chỉ được đánh giá là giỏi hay không xét trên tiêu chí nhạy bén về tin tức (tất nhiên là đảm bảo đúng, nhanh, công bằng, cân bằng) chứ chưa ai khen phóng viên nói giỏi như nhà kinh tế, chính trị gia hay một... nhà hóa học. Mà kể cả khi nhà kinh tế chuyển sang làm phóng viên thì cũng phải gác những kiến thức của mình sang một bên. Đấy là chưa nói đến chuyện cảm nhận của phóng viên sai. Cứ thế mà phán như ông tướng rồi có ngày lại hố. Khi đó thì tướng không có đường mà trở lại làm lính nữa ấy chứ./.
nguon tai.lieu . vn