Xem mẫu

  1. Phỏng vấn: Những vấn đề không dễ nhìn ra Không dám đặt câu hỏi vì sợ bị cho là dốt. Không biết thì mới hỏi. Không biết thì phải hỏi. Đơn giản vậy thôi nhưng với rất nhiều người, đặt câu hỏi là điều khó khăn. Tiếng Anh có câu thành ngữ: "He who asks is a fool for five minutes. He who does not ask is a fool forever." - Ai hỏi thì chỉ ngu năm phút. Ai không hỏi thì ngu cả đời. Không biết rõ mình sẽ viết gì và không thể làm cho đối tượng hiểu rõ mục đích phỏng vấn. Bạn cần biết rõ góc độ
  2. mình sẽ viết gì trong bài khi bắt đầu phỏng vấn để giả sử đối tượng nói lan man liên miên thì mình cũng đưa họ về điểm mình cần hỏi dễ dàng. Thiếu sự nhiệt tình và không có bản tính tò mò về con người và thế giới nói chung. Hầu hết đối tượng phỏng vấn đều nhìn nhận ra nhanh ai là người thực sự quan tâm đến vấn đề họ đang tìm hiểu. Khi họ thấy phóng viên chả thể hiện sự quan tâm gì thì họ cũng khó nhiệt tình trả lời những câu hay ho được. “Tò mò” là một yếu tố quyết định sự thành công trong phỏng vấn. Người dẫn chương trình Barbara Walters, một trong 10 người phỏng vấn thành công nhất nước Mỹ, nói rằng, 3 yếu tố quan trọng cho một cuộc phỏng vấn thành công là: sự tò mò, lắng nghe, và tìm hiểu thông tin trước phỏng vấn.
  3. Không lắng nghe: Không có sự giao tiếp mắt – mắt, không có dáng vẻ điệu bộ tỏ ra quan tâm, ghi chép quá nhiều, tranh cãi quá nhiều, không biết hỏi câu hỏi tiếp theo câu trả lời. Nếu bạn nghe, và nghĩ khi phỏng vấn, bạn sẽ biết cách đặt câu hỏi tiếp theo dựa trên suy nghĩ ở thời điểm đấy. Không chuẩn bị: Bạn chỉ có thể trách bạn khi bạn cảm thấy lo lắng và sợ hãi trong một cuộc phỏng vấn vì bạn không chuẩn bị trước đó. Làm sao bạn biết mình nên hỏi gì? Chuẩn bị bao gồm:đọc trước tài liệu về đối tượng mà bạn sẽ phỏng vấn, phỏng vấn sơ qua những người biết đối tượng trước đó. Bạn cũng sẽ quyết định tìm hiểu thông tin gì và các câu hỏi cần hỏi để có thông tin đó.
  4. Các phóng viên có kinh nghiệm nói rằng câu hỏi hay nhất là câu mà người được hỏi không nghĩ rằng họ sẽ bị hỏi. Càng chuẩn bị kỹ, bạn càng dễ tìm ra những câu hỏi như vậy. Xuất hiện một cách cẩu thả: Quần jeans thủng lỗ chỗ, áo thun ba lỗ mát mẻ hay áo bằng vải sun sun? Mốt và trẻ trung đấy, nhưng có lẽ đi học thích hợp hơn. Bề ngoài không mốt quá, nhưng không lạc hậu quá là sự lựa chọn phù hợp. Có định kiến trước khi gặp mặt: Một số phóng viên có xu hướng có suy nghĩ, quan điểm, cách nhìn nhận trước khi gặp mặt đối tượng phỏng vấn. Một doanh nghiệp Mỹ nói rằng: Có hai loại phóng viên. Một là họ luôn có sẵn câu hỏi trước khi họ hỏi bạn và họ chỉ cần bạn gật đầu công nhận các câu hỏi này. Loại kia là
  5. những người thực sự biết lắng nghe. Những người này lượn lờ quanh vấn đề, tìm hiểu nó và muốn biết họ nên nói chuyện với ai nữa để hiểu hơn về vấn đề này. Lười biếng. Một số phóng viên – có thể là những người phàn nàn về các nguồn tin buồn tẻ – hy vọng nhận được những câu trả lời thông minh, hấp dẫn đối với những câu hỏi “chán như con gián” của họ. Thật là không công bằng với những người được phỏng vấn.
nguon tai.lieu . vn