Xem mẫu

  1. PHONG TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN GIỮA NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM Hoàng Đặng Minh Ngọc, Đoàn Mai Ngh a, Nguyễn Thị Ph ng, Lý Quốc Vinh, Nguyễn Nhƣ Diệu Nhân Khoa Nhật Bản học, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) T M TẮT Vốn d từ thời xa xưa, các nước như Việt Nam, Nhật Bản và cả Hàn được xem là “vệ tinh” của Trung Quốc vốn đã có nhiều sự tương đồng về ngôn ngữ, văn hóa, tín ngưỡng, Vì cùng bị ảnh hưởng từ nền văn minh lúa nước cho nên một số tín ngưỡng có tính đồng nhất, quan hệ chặt chẽ với nhau Trong đó tín ngưỡng thờ cúng tồ tiên là một loại hình tín ngưỡng cơ bản, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã trở thành một hệ thống và có ý ngh a sâu sắc của nó Việc thờ cúng tổ tiên có một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống gia đình và xã hội của chúng ta Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã trở thành một thứ giáo lý, tôn giáo độc đáo mà không phải bất cứ dân tộc nào trên thế giới cũng có thể có được Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã góp phần tạo nên những giá trị, triết lý đạo đức mang ý ngh a giáo dục sâu sắc như hiếu thảo, nhân ái, cộng đồng, truyền thống dân tộc, luôn song song cùng sự hình thành và phát triển của dân tộc Còn là một nhân tố góp phần để bảo tồn và duy trì văn hóa truyền thống, tập quán mang đậm nét văn hóa của dân tộc Từ khóa: Thờ cúng, tổ tiên, Nhật Bản, Việt Nam. 1. PHONG TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN “Thờ cúng tổ tiên” được hiểu theo 2 ngh a: – Một là ngh a hẹp: một trong những loại hình tín ngưỡng phổ biến phản ánh rõ nét đặc trưng của văn hóa dân gian, gợi nhắc con người về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, bằng các lễ nghi, cúng bái, thờ phụng ông bà đã khuất nhằm để thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn những người đã sinh thành, dưỡng dục mình Và cũng với niềm tin là những người đã chết đang che chở, bảo vệ và phù hộ con cháu đang sống. Các nghi lễ, đồ cúng bái nhằm cảm tạ công ơn người đã mất và bày tỏ những cầu xin cần được đỡ đần giúp đỡ, như là cầu mong bình an, may mắn, làm ăn phát đạt… – Hai là ngh a rộng: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ có thờ tổ tiên cùng huyết thống trong gia đình, thị tộc mà còn mở rộng ra thờ cả tổ tiên của làng xã (thành hoàng làng, tổ nghề ), đất nước (Vua hùng…) Cũng như nhiều quốc gia phương Đông, phong tục thờ cúng tổ tiên giữa Việt Nam và Nhật Bản đều tồn tại theo ba cấp độ: gia đình - làng xã - quốc gia. Cũng như nhiều dân tộc khác, người Việt cũng như người Nhật chịu ảnh hưởng từ nền văn minh lúa nước và phản ánh sự bất lực của con người trước sức mạnh của tự nhiên như thiên tai lũ lụt. Nên từ đó đã hình thành nhận thức “vạn vật hữu linh”- mọi vật đều có linh hồn, và bắt đầu từ tự nhiên xung quanh mình như là cây cối, núi rừng nên các thần núi, thần sông, thần cây, … cũng bắt đầu xuất hiện. Bằng cách huyền thoại hóa mà các vị thần của thiên nhiên đã được mang khôn mặt của con người ( hiền hậu hay dữ tợn), tâm lý của con người (vui mừng hay giận dữ) Đây cũng chính là giai đoạn con người bắt đầu khám phá về bản thân mình Đến một thời điểm nào đó, mối quan hệ giữa cái hữu hình và cái vô hình, giữa cái sống và cái chết đã làm cho con người bận tâm. Vì vậy từ đó họ tin rằng trong mỗi con người đều có phần “hồn” và “vía 902
  2. 2. TÌM HIỂU PHONG TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN GIỮA NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM 2.1. Thờ cúng ở Nhật Bản Cơ sở hình thành và tín ngưỡng của Nhật Bản đểu có điểm chung với các nước Châu Á trong khu vực là bắt nguồn từ đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện tấm lòng hiếu thảo, biết ơn đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Nhật Bản là một quốc gia đa tôn giáo với quốc giáo là Thần Đạo(神道) nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Nhật có những nét tương đồng cũng như khác biệt với các nước trong khu vực. Tuy vậy, nó vẫn luôn có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của người Nhật, luôn được quan tâm và gìn giữ. 2.1.1 Các nghi thức thờ cúng Bàn thờ gia tiên Trong mỗi gia đình truyền thống của người Nhật đều có 1 căn phòng là 仏壇 (Butsudan “phật đàn” ngh a là "án thờ Phật") bên trong có 1 chiếc tủ thờ làm bằng gỗ được chạm khắc tỉ mỉ vừa làm nơi thờ cúng tổ tiên vừa là nơi thờ Phật, tại đây người Nhật cũng đặt ảnh của những người quá cố trong gia đình được gọi là仏様 (Hotoke sama- Phật Tử), họ tộc trên án thờ để tưởng nhớ những người thân đã mất Người Nhật biểu đạt lòng tôn kính đối với tổ tiên và hình ảnh trên án thờ và tin rằng những người đã khất vẫn luôn có mặt, tham dự và luôn dõi theo những người thân còn sống. Lễ vật thờ cúng Trong các án thờ của người Nhật lễ vật thờ cúng được dâng lên Phật và tổ tiên thường đơn giản và không quá cầu kì. Trong các lễ cúng của người Nhật thường hội tụ đủ 5 yếu tố là香 “Hương” – tức nhan khói, 花 “Hoa”・灯明 “Đăng Minh” – ngh a là đèn thờ, 水 “Thủy” – nước, và飲食 “ m Thực” – những đồ ăn thức uống như hoa quả, bánh kẹo, đồ khô, trà,... 2.1.2 Những thời điểm thờ cúng tổ tiên Ở Nhật Bản do là một quốc gia đa tôn giáo nên những lễ cúng tổ tiên chỉ được thực hiện vào một số dịp nhất định trong năm Ngày giỗ (Meinichi): Ở Nhật Bản, ngày giỗ để tưởng niệm những người thân đã qua đời được gọi là Meinichi(命日)sự kết hợp giữa hai chữ “Mệnh” (命) trong “Vận Mệnh”(運命)và chữ “Nhật” (日) ngh a là “Ngày” Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Nhật Bản đã có từ lâu, nhưng thường được tiến hành khá đơn giản, không phức tạp.Vào thời gian đầu của tục thờ cúng tổ tiên hầu hết đều là các nghi thức, nghi lễ cúng tế của Thần đạo (神道‐Shinto). Ở Nhật Bản việc cúng giỗ trong gia đình rất đơn giản, nhưng cũng rất trang nghiêm. Vào ngày giỗ, mọi người trong gia đình phải tắm rửa sạch sẽ, làm lễ tẩy uế bằng cách vẩy nước (禊‐mishogi) hoặc khua một cành cây xanh (榊⁻sakagi) hoặc khua đũa thờ (musa). Ngày Tết (お正月-Oshogatsu): Trước đây, ngày tết cổ truyền của Nhật Bản diễn ra vào những ngày đầu thàng giêng âm lịch giống với các nước phương Đông như Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm Minh Trị thứ 6 (tức năm 1873) người Nhật bắt đầu chuyển sang ăn tết dương lịch theo các nước phương Tây Đây là dịp diễn ra lễ hội lớn nhất trong năm và quan trọng nhất với mỗi gia đình Nhật Bản, là dịp để các thành viên trong gia đình có điều kiện đoàn tụ, sum họp. Vào thời điểm trước Tết, tại các đền thờ Shinto, các vị thầy tu làm lễ thanh tẩy những uế tạp của năm cũ cho người dân Các gia đình thì dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa cho mới hơn Trong mỗi gia đình, người ta cũng làm lễ thanh tẩy nhưng mang tính chất tượng trưng Người Nhật thường trang trí cây thông (Kadomatsu-門松) trước cửa nhà, trước cửa hàng hay cổng công ty. Họ quan niệm cây thông này là nơi đón 年神様(Toshigamisama – vị thần linh đem lại sự thịnh vượng, may mắn) Ngoài ra người Nhật còn dùng các loại thừng bện bằng những dây rơm, dải giấy trắng treo trên lối đi vào nhà, tượng trưng cho những mong ước cho một năm mới tốt lành. 903
  3. Rằm tháng 7 (お盆‐Obon): Theo quan niệm của Phật giáo thì lễ Obon (お盆 ) là dịp xá tội vong nhân, là lúc cửa ngục âm phủ mở để các vong hồn được về thăm người thân nơi trần thế. Vì thế, ở những nơi chịu ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam người dân đều rất coi trọng việc tổ chức nghi lễ cúng vong hồn người đã khuất trong gia đình, dòng họ. Lễ Obon được tiến hành trong khoảng thời gian từ ngày 13-17 tháng 7 hàng năm Về cơ bản, lễ Obon cũng mang ý ngh a như lễ năm mới, cũng là thời gian mời thần, Phật và tổ tiên về nhà; là dịp chủ nhân tiến hành các nghi thức cúng tế và thết đãi của vị thần, tổ tiên. Tiết Thanh Minh (Lễ tảo mộ): Tiết thanh minh còn được gọi là Lễ Higan kéo dài khoảng 7 ngày từ 18 - 24/3 hằng năm Ở Nhật lễ higan được chia làm 2 này là “Haru Higan” (春彼岸) và “Aki higan” (秋彼岸) nó tương ứng với 2 ngày Xuân Phân và Thu Phân của Trung Quốc Higan mùa Xuân (Xuân phân) vào từ ngày 18-24 tháng 3 và Higan mùa Thu (Thu phân) từ ngày 20-26 tháng 9, Higan trong tiếng hán có ngh a là “Bỉ Ngạn”(彼岸), “Bỉ” (彼) ngh a là bên kia và “Ngạn” (岸) có ngh a là bờ phía bên Tây cực lạc Higan chính là cõi Niết bàn và còn gọi là "Cực lạc Tịnh độ" (極楽浄土, Phạn: buddhakṣetra) - vùng đất thanh tịnh, nơi Phật tử lúc nào cũng ước muốn được đi đến đó sau kiếp này Do đó mà lễ hội Higan của người Nhật cũng giống như tiết thanh minh ở các nước Châu Á, là dịp để những người đang sống hướng về tổ tiên, người thân đã khuất. 2.2 Thờ cúng ở Việt Nam 2.2.1 Các nghi thức thờ cúng tổ tiên Bàn thờ gia tiên: Bàn thờ là nơi tưởng nhớ, nó như một thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Chính giữa đặt bát hương (tượng trưng cho tinh tú) và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho trục vũ trụ) Thông thường sau bát hương thường có một cái đỉnh ba chân, nắp đỉnh được vẽ hình con lân với ý ngh a sức mạnh bề trên kiểm soát tinh thần con cháu khi đứng trước bàn thờ. Ở góc ngoài hai bên là hai cây đèn tượng trưng cho Mặt Trời, Mặt Trăng Khi cần giao tiếp với tổ tiên con cháu thường đốt nến (đèn dầu) và thắp hương Mọi nguyện cầu theo các vòng khói hương chuyển đến ông bà tổ tiên. Lễ vật thờ cúng: Lễ vật thờ cúng tổ tiên không có quy định bắt buộc nhưng cơ bản là những thứ đó phải thanh khiết và dành riêng cho ông bà. Lễ vật to hay nhỏ phụ thuộc vào tính chất ngày lễ và những thứ không được phép thiếu là nén hương, ngọn đèn, chén nước, bình hoa, đ a hoa quả Bình thường chỉ cần một chén nước trong, một nén hương thắp trên bàn thờ là đủ. Thời gian thờ cúng: Thời gian thờ cúng tổ tiên tại gia đình được tiến hành quanh năm, xuất phát từ quan niệm linh hồn tổ tiên vẫn luôn ở cạnh con cháu. Vì vậy việc cúng lễ không chỉ trong những dịp quan trọng như giỗ chạp, lễ tết,… việc thờ cúng tổ tiên được con cháu tiến hành khi trong nhà có công việc trọng đại. 2.2.2 Những thời điểm thờ cúng tổ tiên trong năm Ngày giỗ: Ngày giỗ là ngày lễ quan trọng để gia đình làm cỗ thờ cúng, thể hiện lòng hiếu thảo và tưởng nhớ về người thân trong gia đình đã mất Con cháu thường cúng giỗ tròn một năm ngày qua đời gọi là giỗ đầu (Tiểu tường), giỗ năm thứ hai là giỗ hết tang (Đại tường) và từ năm thứ ba trở đi là giỗ thường (Kỳ nhật) Vào các ngày này, gia đình thường cúng lớn để mời họ hàng láng giềng và luôn sắm đồ mã đốt cho người chết vì tin rằng đốt đồ mã là để trang bị những vật dụng cần thiết cho người đã mất. Các nghi thức ngày giỗ phụ thuộc vào từng địa phương, gia đình mà tổ chức khác nhau Đây cũng là một nét đạo lý làm người trong truyền thống văn hóa của người Việt. Tết cổ truyền: Trước tết, các gia đình lau chùi, quét dọn bàn thờ tổ tiên, đi thăm mồ mả tổ tiên như rẫy cỏ, đắp đất, trồng hoa,… cho mồ mả các cụ được gọn gàng mới mẻ đón năm mới Đến thời khắc cuối cùng của năm cũ, các gia đình đều làm cỗ cúng tất niên để cúng tổ tiên, mời ông bà về cùng ăn tết với gia đình. 904
  4. Tết Thanh Minh: Thanh Minh tuy không phải là cái tết lớn, nhưng mang ý ngh a cội nguồn, nhắc chúng ta không quên hướng về quê cha đất tổ và được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 âm lịch Dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày này cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ, để cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình Tết Vu Lan: Lễ Vu Lan chính thức được bắt nguồn từ một bản kinh ngắn của Phật Giáo Đại Thừa "Phật Thuyết Kinh Vu Lan Bồn", chữ Vu Lan, vốn phiên âm từ tiếng Sanscrit: Ullambana, Hán dịch là giải đảo huyền, có ngh a là “cứu nạn treo ngược” Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung. Ngày sóc, ngày vọng: Ngày mồng một là ngày trăng tròn đầu tiên bắt đầu của một tháng nên gọi là ngày Sóc. Ngày Rằm tức ngày trăng tròn giữa tháng gọi là ngày Vọng. Lễ cúng vào ngày Mồng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, trầu cau, quả, tiền vàng. Thờ cúng tổ tiên diễn ra quanh năm và có tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với văn hóa, tâm linh của người Việt. 3. SO SÁNH PHONG TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN GIỮA NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM Điểm giống nhau, ngoài ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa nên cả 2 đất nước đều có những tưởng nhớ và thờ cúng tổ tiên như ngày giỗ, Tết truyền thống, Tết thanh minh hay tục lệ thờ cúng linh hồn đã khuất. Ngày 15 tháng 7 âm lịch: được coi là ngày trở về của các linh hồn đã khuất. Ở Việt Nam, Nhật Bản gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày giỗ: cả nhật và việt đều chuẩn bị đồ cúng đặt trước bà thờ tổ tiên và tưởng nhớ về người thân đã khuất. Ngày Tết: trước tết đều dọn dẹp trang hoàng lại nhà cửa và sum họp gia đình với nhau đêm giao thừa, thờ cúng tổ tiên vào đêm giao thừa, đi chùa ngày đầu năm cầu mong gia đình bình an và năm mới thịnh vượng. Tết thanh minh: cả hai nước đều có tập tục ra thăm mộ phần của người thân đã khuất. Sửa sang, dọn dẹp trang hoàng lại phần mộ Dâng hương hoa lên cho phần mộ của thân. Điểm khác nhau ở Việt Nam thì ngày giỗ: Cỗ lình đình có thể là cỗ mặn hay cỗ chay nhưng phần nhiều là cỗ mặn, mời họ hàng tới dự,người việt thường đốt vàng mã mong cho người thân ở thế giới bên kia được no đủ như khi còn sống. Kết luận: Người Việt thường thờ cúng tổ tiên quanh năm, có thể cúng hằng ngày, cầu mong tổ tiên phù hộ, từ ốm đau bệnh tật, học hành, cưới xin. Cỗ cúng tùy theo lễ có thể là lễ chay hay lễ mặn, nhưng không thể thiếu nhang và vàng mã. Tại Nhật Bản Ngày giỗ: Người Nhật thường mời các thầy tu về để hành lễ. Lễ vật thờ cúng trong ngày giỗ đa phần người ta chỉ cúng bằng cơm, gạo, hoa quả, muối nước, Cũng có những nơi cúng bằng chim, gà, cá còn sống, đặc biệt là không sát sinh. Chỉ làm lễ cúng tết ông bà vào 1 ngày duy nhất. Xem mặt trời mọc vào ngày này là việc làm tốt nhất để chào đón một năm mới thịnh vượng, may mắn và tốt đẹp. Các gia đình Nhật Bản sẽ đặt trước cổng nhà hoặc công ty cây nêu hoặc cây Kadomatsu gồm những cành thông xếp vào những ống tre tươi vát chéo (Người Nhật quan niệm tre là chiếc thang để đón thần năm mới, còn thông mang lại sự may mắn và trường thọ). Chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa phương tây Chỉ cúng tổ tiên vào một ngày lễ nhất định. Thường cúng đồ chay. Không có tập tục đốt vàng mã. 4. KẾT LUẬN Do người Nhật có đặc trưng là cùng một lúc theo nhiều tôn giáo, nên trong cuộc đời của mỗi cá nhân, họ đều tham gia vào những hành vi tôn giáo khác nhau. Chẳng hạn, khi mới sinh ra, họ được cha mẹ đưa đến đền thờ Thần đạo làm lễ để hiến cho các vị thần; khi trưởng thành họ cũng làm lễ tại các đền thờ Thần đạo; khi thành hôn họ tổ chức theo nghi lễ Thần đạo, nhưng ngày cưới lại được chọn theo quan niệm của Đạo giáo; ứng xử giữa các thành viên trong gia đình lại theo quy tắc của Nho giáo; khi mất đi, họ tổ chức tang ma theo nghi thức của Phật giáo Người đã mất được đặt một pháp danh theo đạo Phật 905
  5. và được ghi trên bài vị được đặt ở gian Butsuda của mỗi gia đình Sau 49 ngày, gia đình làm lễ cử tang và từ lúc này, người vừa khuất được xếp vào hàng ngũ của các vị tổ tiên. Từ đó, người ta làm lễ giỗ hàng năm, cho đến lễ giỗ thứ 33 thì họ không thực hiện nghi thức cúng tế người đó nữa. Theo quan niệm của người Nhật, sau 33 lần giỗ, người chết đã đi vào cõi v nh hằng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Hữu Nghị - Lưu Ngọc Trịnh (1991), Văn Hóa Nhật Bản – Từ vựng, phong tục, quan niệm, NXB Thế Giới [2] Lương Thị Thoa – Đinh Văn Ngh a – Nguyễn Thị Kiều Trang – Trần Nam Trung (2015), Tín Ngưỡng Thờ Cúng Ở Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới Và Việt Nam, NXB Chính Trị Quốc Gia [3] Nguyễn Trường Tân (2011), Văn Hóa Nhật Bản, NXB Văn Hóa Thông Tin [4] Ph.D Lý Kim Hoa, Để Tìm Hiểu Văn Hóa Nhật Bản, NXB Văn Nghệ 906
nguon tai.lieu . vn