Xem mẫu

  1. Phim kinh dị từ A đến Z Từ buổi bình minh của điện ảnh, khán giả đã kéo đến rạp để có cơ hội bị doạ cho sợ hết hồn, cho dù đó là bằng việc né tránh cái chết từ một viên đạn hay một đoàn tàu đang chạy hết tốc lực, hoặc bằng việc chứng kiến một vụ giết người tàn bạo trong bàn tay một con ma cà rồng của Đức hay một thợ đào mỏ ở vùng Viễn Đông xa xôi. Trong khi hoàn chỉnh thể loại phim kinh dị, chúng ta có thể thấy một số xu hướng xuất hiện và rồi biến mất. Nếu chúng ta tin vào những bộ phim thì nước Mĩ những năm 50 của thế kỉ trước là mục tiêu của những cuộc xâm lăng cộng sản từ những vì sao và là cả một niêm giám về những con quái vật tuổi vị thành niên với đủ mọi hình dáng và kích cỡ. Trong lúc đó, nước Anh lại loay hoay trong việc làm những bộ phim phỏng đi phỏng lại từ các tác phẩm văn học của Bram Stoker và Mary Shelley cho tới khi việc đó hoàn toàn thất bại. Nếu chúng ta tin vào những bộ phim như The Exorcist, The Omen hay bất cứ một bộ phim nào bắt chước như thế thì thập niên 1970 quả không phải là một thời điểm thích hợp để trở thành một tu sĩ, trong khi đến thập niên 1980 chúng ta chứng kiến sự nổi dậy của những kẻ giết người hàng loạt như Freddie Krueger, Jason Vorhees và Michael Myers. I. Lịch sử vắn tắt về phim kinh dị Vào thập niên 1930, hãng phim trẻ mới nổi Universal muốn kiềm tiền nhanh nên đã dốc hết sức cho dòng phim kinh dị. Họ hầu như đã thâu tóm toàn bộ dòng phim này từ năm 1933 đến năm 1945 với một serie các bộ phim đã trở nên đồng nghĩa với phong cách của Universal, trong đó có cả bộ phim xuất sắc Frankenstein đã mang đến cho thế giới một trong những hình ảnh kinh khủng nhất về con quái vật đầu vuông của Boris Karloff do James Whale thủ diễn, và bộ phim The Mummy của Karl Fruend (cũng có sự hiện diện của Karloff). Bộ phim này có
  2. lẽ là đỉnh cao của cuộc hôn nhân giữa thành công về mặt thương mại và nghệ thuật cho những người theo chủ nghĩa biểu hiện (Expressionist). Đạo diễn người Pháp Jacques Tourneur và nhà sản xuất người Anh Val Lewton - người đã sản xuất một loạt những bộ phim tuyệt vời vào thập niên 1940 và 1950, đã mang đến cho chúng ta một kiểu làm phim hoàn toàn khác. Họ khởi đầu với bộ phim theo thuyết nam nữ bình quyền đầy ấn tượng Cat People (bộ phim này hay hơn nhiều với bản phim làm lại tồi tệ chỉ toàn máu và tình dục của Paul Schrader), Return of the Cat People với những hình trang trí kì lạ theo kiểu trẻ con, I Walked with a Zombie gây ấn tượng sâu sắc và lên tới đỉnh cao với The Night of the Demon - một ví dụ hoàn hảo về những gì ta có thể làm với một sự chỉ đạo chặt chẽ, kịch bản tuyệt vời và một kinh phí làm phim thấp. Trong lúc đó, tại nước Mĩ vẫn đang là cuộc Chiến tranh Lạnh, và những kẻ xâm lược thực sự đã có những hình dáng thật kì lạ. Invasion of the Body Snatchers và The Thing đều nói chúng ta phải dè chừng những kẻ thù đến từ bầu trời, và cả hai bộ phim đều đặt ra những tiêu chuẩn hoang tưởng mới cho việc nhận biết những người hàng xóm của chúng ta. Jack Arnold đã tới Nam Mĩ và khai quật được The Creature from the Black Lagoon - một bộ phim đã có ảnh hưởng to lớn đến chàng trai Steven Spielberg (đặc biệt là việc Arnold sử dụng máy quay tầm ngang mặt nước đã in đậm vào tâm trí Spielberg và sau này xuất hiện trong bộ phim Jaws). Trong lúc đó, công ty Hammer non trẻ của Anh quốc đã gắn bó với dòng phim kinh dị và toàn tâm toàn lực khai thác nó. Với một dàn gồm toàn những diễn viên nổi tiếng của Anh và thuật nhiếp ảnh màu trông thật khủng khiếp của Freddie Francis, Hammer đã nỗ lực tạo được con đường của riêng mình qua những chất liệu văn chương đã giúp Universal thống trị suốt 30 năm qua. Vào năm 1967, họ đã cho Michael Reeves (khi đó mới chỉ 23 tuổi) một cơ hội để làm phim Witchfinder General, và bộ phim đó bây giờ vẫn là một trong những thành tựu được đánh giá thấp nhất của nền điện ảnh Anh quốc.
  3. Cũng trong lúc đó, Roger Corman đã tìm được con đường của riêng mình để trở lại Mĩ, và học cách làm phim không tốn một xu mà vẫn có được những bộ phim tuyệt vời: The Fall of the House of Usher, Tomb of Lygeia (bộ phim này đã phần nào bị làm hỏng bởi mái tóc giả màu vàng lố bịch của Vincent Price), và nhất là The Masque of the Red Death. Khi thập niên 1960 tới gần, George Romero đã mang đến cho phim kinh dị một loạt phim không thể nào quên. Bộ phim kinh phí thấp Night of the Living Dead của ông đã đánh dấu sự bắt đầu của một thể loại phim kinh dị hoàn toàn mới mang nặng tính chính trị. Đó là bộ phim đầu tiên đương đầu với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Bộ phim thứ hai Dawn of the Dead thì chiến đấu với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, còn Day of the Dead, bộ phim thứ ba thì nói về mối liên hệ giữa khoa học và quân sự. Sự sợ hãi trong những bộ phim của Romero là việc nhận thức ra rằng chúng ta - những người sống sót có thể trở thành những con quái vật kinh khủng hơn cả những thây ma. Và sau đó là Dario Argento. Trí tưởng tượng méo mó của ông đã mang đến cho chúng ta Suspiria, Inferno và Tenebrae - những bộ phim đã gợi ra mối đe doạ và các âm mưu, nơi có những điều được thầm thì trong bóng tối và nói đến những điều nằm ngoài tầm hiểu biết của chúng ta. David Cronenberg khuyên chúng ta phải cảnh giác với chính cả cơ thể của mình, vì trong các bộ phim của ông, chúng sẵn sàng nổi dậy và phản bội chúng ta bất cứ lúc nào. Wes Craven mang đến những cơn ác mộng Nightmares có thể giết chết chúng ta và sự sợ hãi với logic của một giấc mơ. Sam Raimi nói với chúng ta rằng cách duy nhất để đối mặt với những nỗi sợ hãi là phải có thừa sức mạnh và những tiếng cười cuồng loạn. The Blair Witch Project một lần nữa lại cảnh giác chúng ta về điều chúng ta luôn luôn biết rằng có những nơi hoang dã trên trái đất mà chúng ta không nên đặt chân vào, nơi chúng ta không thể kiểm soát được mọi việc. The Ring chỉ cho chúng ta rằng những chương trình khoa học và công nghệ bất trị có thể phản pháo vào một lúc nào đó…
  4. Mỗi người trong họ đều giúp định hình tầm hiểu biết của chúng ta, không chỉ về việc làm phim mà còn cả về bản thân chúng ta - điều gì làm ta chú ý, điều gì làm ta phát bệnh. Vì vậy bây giờ chúng ta sẽ tiến vào các hầm mộ và quan sát những gì đã nói ở trên một cách tỉ mỉ hơn. II. Những nỗi sợ hãi nguyên thuỷ Tất cả những bộ phim kinh dị đều nhắc vào những nỗi sợ hãi sâu sắc và đen tối nhất của chúng ta. Vào những ngày đầu của nền điện ảnh, cái ý nghĩ về việc nhìn thấy những hình ảnh chuyển động trên một bức tường trống đã quá đủ sợ hãi đối với một số người. Bộ phim kinh dị đầu tiên chắc chắn là phim L’Arrivée d’un train à la Ciôtat (1896) của anh em nhà Lumière với một cảnh phim có hình ảnh chiếc tàu lao thẳng về phía máy quay đã gây tai tiếng vì những người đi xem ngày ấy cảm thấy rất kinh hãi. Với họ, con tàu vẫn còn là một phát minh tương đối hiện đại và họ vẫn còn thấy sợ một số vụ tai nạn tàu hoả được tuyên truyền rộng rãi vào thời điểm đó. Và kể từ điểm bắt đầu đó trở đi, những bộ phim đã đánh vào nỗi sợ nguyên thuỷ tối thượng của con người - cái chết. Khi những lời dẫn chuyện đã bứt kịp với hình ảnh trong phim, những bộ phim kinh dị lại chuyển sự chú ý của chúng sang nỗi sợ hãi bóng tối của chúng ta. Và ai có thể doạ nạt khán giả tốt hơn là ma cà rồng - “đứa con của bóng tối” chứ… Nosferatu Những người theo chủ nghĩa biểu hiện ở Đức hầu như đã tạo ra nỗi sợ hãi trong khoảng thời gian là hai thập kỉ giữa những năm 1920 và 1940, và họ đã tạo ra một vài trong số những bộ phim gây kinh ngạc nhất trong lịch sử - bộ phim The Cabinet of Dr Caligari của Robert Weine và có lẽ là cả bộ phim tuyệt vời gây ảo giác về sự sợ hãi Vampyre của nhà làm phim Đan Mạch Karl Dryer. Nhưng bộ phim gây ảnh hưởng và được xem rộng rãi nhất trong số này là bộ phim Nosferatu đầy ám ảnh của FW Murnau.
  5. Là một bản phóng tác dựa theo truyện "Dracula" của Bram Stoker, Nosferatu là một trong những bộ phim “kinh điển” đầu tiên của lịch sử điện ảnh. Ảnh hưởng của nó vẫn còn thấy trong những bộ phim được làm ngày nay; đạo diễn Francis Ford Coppolla đã dùng một số chất liệu trong phim cho bộ phim làm lại khá trung thành với nguyên tác Dracula của mình, và nó còn tạo cảm hứng cho bộ phim Schreck (not Shrek), một phim phóng tác từ Nosferatu với giả thiết rằng ngôi sao của bộ phim Max Schreck đúng là một con ma cà rồng trong đời thực!!! The Premature Burial Nỗi lo sợ mình bị giam giữ cũng là một nỗi sợ hãi nguyên thuỷ khác đã được nhắc đến trong một số bộ phim. Ví dụ, rất nhiều tập trong loạt phim Flash Gordon hay Buck Rogers in the 25th Century đã kết thúc với cảnh các bức tường đang tiến dần đến chỗ nhân vật chính đang đứng chết lặng của chúng ta. Ta có thể tìm thấy ví dụ tốt nhất về nỗi sợ này ở trong bộ phim kinh dị kinh điểm The Premature Burial được làm năm 1962 của Roger Corman, với diễn xuất của Ray Milland. Hãy thử nghĩ rằng bạn bị nhốt vào trong một cái hộp gỗ, và ở bên trong khi bạn đang bắt đầu chảy nước mắt, xé rách tấm vải sa tanh bọc ngoài để chạm vào một mặt gỗ cứng và nhẵn bóng thì bạn nghe được những tiếng xẻng nặng nề đang xúc đất đổ xuống quan tài của bạn. Không khí thì đang ngột ngạt dần và tâm trí của bạn đang tràn ngập nỗi sợ hãi. Bây giờ tim bạn đã đập thình thịch chưa? Freaks Những nhà phê bình văn học và các nhà tâm lí học đã chỉ ra rằng yếu tố chủ yếu để làm một bộ phim kinh dị là phải có một điều gì đó “không bình thường”. Nó có thể thực sự xấu xa như một con quái vật chẳng hạn, nó cũng có thể là một cái mà chúng ta nhận định là vô hại, nhưng trong hoàn cảnh đó nó lại trở nên hoàn toàn xa lạ với chúng ta, hoặc nó có thể làm chúng ta lo âu vì nó không hoàn toàn
  6. giống chúng ta. Họ chỉ đơn giản gọi yếu tố này là “khác”. “Khác” là một từ gọi tắt của “khác biệt” - nó không thực sự xấu, chỉ…khác biệt mà thôi. Một ví dụ cho điều này là Freaks, bộ phim được làm năm 1932 của Todd Browning. Ông đã mang đến cho thế giới một hình ảnh về Dracula được công nhận là rất ấn tượng trong vòng 30 năm sau. Do được đánh giá là không phù hợp với những “công dân khả kính”, bộ phim đã bị cấm chiếu ở Anh trong nhiều thập kỉ, và đây vẫn là một bộ phim kinh điển được chiếu một cách hiếm hoi, cho dù đó có là bản phim đã được biên tập và kiểm duyệt một cách kĩ càng. Freaks được làm trong thời kì mà những cuộc hội hè và những gánh xiếc rong thường có một tiết mục “freak show” bao gồm những người phụ nữ có râu, những cậu bé mặt chó, người đầu nhỏ, sinh vật lưỡng tính và những cặp song sinh người Xiêm. Bộ phim này là độc nhất vô nhị vì những nhân vật phản diện trong phim này lại là những người được cho là “bình thường” trên thế giới. Nói một cách tóm tắt thì cốt truyện xoay quanh một nghệ sĩ nhào lộn xinh đẹp ở đoàn xiếc đã lừa một anh lùn trong “freak show” để anh ta cưới mình, vì cô phát hiện ra rằng anh ta có một khoản tiền rất lớn. Khi cô ta và người tình của mình (chính là tên lực sĩ trong gánh xiếc) lên kế hoạch để giết anh lùn sau đám cưới, những người bạn của anh trong “freak show” đã bảo vệ anh và trả thù một cách tàn bạo lên những kẻ được gọi là con người. Freaks không phải là một bộ phim kinh dị bạo lực, nhưng nó làm cho chúng ta cảm thấy vô cùng xáo trộn và khó quên. Nó đã minh hoạ cho việc những điều rùng rợn ở mức độ căn bản nhất tạo hiệu quả như thế nào. Lí do vì sao mà nhiều nhân vật nam và nữ chính trong các bộ phim đều quá hoàn hảo và chính trực là đầu tiên nó giúp chúng ta nhận ra được chuyện mà chúng ta mong mỏi được thấy trong xã hội, trước khi chúng nói về những điều có thể làm rủi ro cho xã hội của chúng ta, cho dù đó là một nhà khoa học điên rồ tính khí thất thường tự phân thân thành bác sĩ Jekyll và ông Hyde, một sinh viên ngành giải phẫu cố gắng làm thay công việc của tạo hoá, một phiên bản kì cục của con người hay…thực sự là một
  7. nhà khoa học nào đó. Bạn sẽ có thể nghĩ rằng những nhà làm phim đang cố gắng nói với chúng ta rằng bản thân khoa học là rất xấu xa. Trong những thập niên hoang tưởng 1950 và 1960, với nỗi ám ảnh về những người cộng sản, cuộc nổi loạn của giới trẻ và năng lượng hạt nhân đã tự biểu hiện bản thân mình trong các bộ phim có nhắc đến những điều “khác biệt” như là một cái gì đó quái dị. Cho dù đó là những sinh vật ngoài không gian đội lốt người, thực vật nổi loạn ở Nam Cực hay là những giống kiến/nhện/cua bị đột biến thành khổng lồ, nó đều là kết quả của “phóng xạ” - cái phép màu đã làm những người chết hồi sinh và biến những cậu thanh thiếu niên trở thành những người anh hùng với những bàn tay có thể bám dính ở khắp mọi nơi. Lúc nào cũng vậy, người ta luôn đổ lỗi cho nước Nga. Phóng xạ của nước Nga đáng sợ hơn nhiều so với loại phóng xạ “sạch sẽ” của nước Mĩ. Nỗi lo sợ về bom chỉ bắt đầu xuất hiện từ sau thập niên 1960. Những hình ảnh theo thuyết vị lai (futuristic) của thập niên 1970 hoàn toàn trống trải và ảm đạm (bất cứ ai không phải là người da trắng chắc chắn sẽ thấy rằng hình ảnh chỉ theo góc nhìn của người da trắng được giới thiệu trong phim Logan’s Run chỉ hơi đáng lo một chút). Và thập niên 1980 đã sản xuất ra một khối lượng lớn những lo ngại về thảm hoạ ngày tận thế. Nó gần như đã đạt được đỉnh cao khi McCarthy dẫn dắt vào thập niên 1950. Loài người chúng ta đột nhiên cảm thấy vô cùng lo sợ về cái chết của chính mình trong những tình huống rất thật dưới bàn tay của những con người đặt lên nút phá huỷ thế giới… III. Kịch bản chuyển thể Ngành công nghiệp điện ảnh sẽ không bao giờ tự tạo ra một ý tưởng mới khi một ý tưởng tuyệt vời tương tự đang nằm trong một quyển sách để trên giá nào đó. Những tiểu thuyết kinh dị chính là một đề tài màu mỡ để đem ra thảo lận - nhưng, đáng buồn thay là chúng đành phải chờ đến một dịp khác. Nhưng thử nhìn
  8. vào một số đại văn hào, như là Lovecraft, Poe, Stoker và Shelley chẳng hạn, chúng ta sẽ nhận thấy ngay rằng nguồn gốc của rất nhiều bộ phim kinh dị tuyệt vời có thể tìm thấy trên những trang giấy. The Hunchback of Notre Dame Tác phẩm kinh điển của Victor Hugo đã được dựng thành phim rất nhiều lần - một bộ phim câm với diễn xuất của Lon Chaney, hay là một bộ phim hành động bi kịch lãng mạn, hay thậm chí là một bộ phim của Disney. Nhưng bản phim The Hunchback of Notre Dame được làm năm 1939 với diễn xuất của Charles Laughton là quá đủ để làm cho khán giả rời khỏi rạp trong sợ hãi với đôi mắt nhắm tịt. Điều làm họ sợ hãi là phần hoá trang, hay những cảnh hành động tàn ác? Sự thật thằng gù không thể nói được gì ngoài việc lẩm bẩm “The Bells, The Bells, The Bells have made me deaf” là thằng gù bị điếc thật hay nó chỉ “khác biệt” mà thôi? Có lẽ là vì tất cả những điều đó, và còn những điều khác nữa. Nhưng người ta có thể cho rằng đó là vì lối diễn xuất đau buồn của Laughton đã làm cho nhân vật thằng gù trong phim này được nhớ đến nhiều nhất trong tất cả những Quasimodo của nền điện ảnh. The Shining Tác giả có nhiều tác phẩm được dựng lên phim nhất có lẽ chính là Stephen King, công dân nổi tiếng của vùng Maine, New England. Với một vài ví dụ nhỏ như Carrie, Christine, Misery, Salem’s Lost, It và Cujo, kĩ năng viết tập trung vào những nỗi sợ hãi nguyên thuỷ, trong khi cũng tạ ra những nhân vật mà có thể chính là người hàng xóm của bạn, của ông thật là tuyệt vời. Một bộ phim thường ở trong top những phim kinh dị là The Shining. Người ta vẫn còn tranh cãi rằng đây có thể được gọi là “một bộ phim của Stephen King” không vì đạo diễn huyền thoại Stanley Kubrick đã có một số thay đổi quan trọng so với cốt truyện gốc, nên King đã tự mình sản xuất một serie phim truyền hình ngắn tập vài năm sau với vai trò tác giả kịch bản. Nhưng những gì còn lại của tiểu
  9. thuyết văn học đã đóng góp cho điện ảnh một bộ phim vẫn còn hấp dẫn rất nhiều người ở các cấp độ khác nhau. Bộ phim là câu chuyện về một nhà văn đã hoá điên ở một khách sạn bị cô lập trong khi người vợ và cậu con trai ngày càng trở nên sợ hãi chính anh ta. Trong phim vẫn là công thức làm phim kinh dị thường thấy - một nhân vật xấu xa truy đuổi nhân vật tốt trong một nơi tối tăm và rùng rợn, và sau đó lại đảo ngược lại. Điều xấu xa có vẻ như đến từ cả bên trong lẫn bên ngoài trong tâm lí của người có gia đình, phần cảnh dựng cũng không tối tăm và u ám lắm mà phần lớn là rất sáng sủa và trống rỗng. Bầu không khí của một sức mạnh phi thường hiện diện mơ hồ qua suốt bộ phim tràn ngập, thể hiện rằng nỗi sợ hãi ở ngay trong những câu hỏi không thể trả lời được về tâm thần học. Và mỗi lần xem lại bộ phim này, người xem lại phát hiện ra một điều gì đó mới mẻ. Khách sạn lấy bối cảnh trong phim đã cung cấp cho Kubrick một mê cung hành lang cho các cảnh phim (và nó đã báo hiệu một mê cung thực sự tại đỉnh điểm của bộ phim). Nhưng khách sạn đó không chỉ gây ra nỗi sợ hãi bị giam giữ - còn cả phần trang trí của nó nữa. Những mẫu vải kì quái đã phản ánh được tâm lí của nhân vật chính. Và việc Kubrick sử dụng máy quay lặng lẽ dõi theo cậu bé đi trên chiếc xe đạp ba bánh quanh những hành lang trong khách sạn đã đưa chúng ta đến rất gần tầm nhìn của cậu bé đó. Và hình dáng của những tấm thảm ở đó trông cũng rất nặng nề. Đây là bộ phim độc nhất vô nhị trong thể loại phim kinh dị với một đạo diễn hàng đầu (Kubrick), một dàn diễn viên tuyệt vời (Jack Nicholson và Shelley Duvall), và chỉ mất ít tiền cho việc phát triển kịch bản và sản xuất, nhưng kết quả thể hiện ở trong phim thì làm cho mọi người đều phải sợ hãi. Nhưng điều nguy hiểm trong việc chuyển thể từ một cuốn tiểu thuyết được giới phê bình đánh giá cao là: người ta luôn thích nguyên bản của nó hơn.
  10. IV. Những bộ phim làm tiếp phần 2 và những phim làm lại The Ring Điện ảnh Nhật Bản luôn tự hào với những khuôn hình gần như là đẹp nhất trên phim, những viễn cảnh kinh hoàng, ý nghĩa lịch sử, lòng kính trọng và sự kinh ngạc thường ít được bắt gặp trong những bộ phim của phương Tây. Dù vậy thì chúng cũng có thể làm ta khá lo âu. Một ví dụ mới gần đây đã thu hút được trí tưởng tượng của hàng triệu người trên thế giới là bộ phim Ringu (The Ring). Được làm lại từ bộ phim truyền hình Ringu: Kanzen-ban, cốt truyện nói về một bí ẩn trong thành phố xoay quanh một cuộn băng video chứa toàn những hình ảnh gần như là ngẫu nhiên. Truyền thuyết lan truyền rằng bất cứ ai đã từng xem cuộn băng đó đều chết trong những tình huống bí ẩn 7 ngày sau đó. Trong lúc điều tra về cái chết của cô cháu gái, một nữ nhà báo đã dần dần hé mở được một vòng tròn kinh hoàng xuất phát từ một cô bé kì lạ tên là Sadako. Tuy nghe có vẻ nhạt nhẽo như vậy nhưng liệu đây có phải là bộ phim gây kinh hoàng nhất mọi thời đại không? Ringu bất ngờ trở thành một thành công lớn tại quê hương của mình nên các nhà làm phim đã làm thêm 2 phần tiếp theo: Ringu 2 (1999) và Ringu 0: Baasudei (2000). Những nhà làm phim Mĩ cũng đã mua bản quyền để làm lại bộ phim này, cho dù cũng gặp một số trục trặc thông thường xảy ra với những bộ phim làm lại. Bộ phim làm lại vẫn là một thành công dù một số người nói rằng nó không hay bằng nguyên bản. Có lẽ các nhà làm phim đang tính đến chuyện làm tiếp phần 2 cho bản phim làm lại này. An American Werewolf in London Kể từ lúc hãng phim Universal lần đầu tiên nói đến huyền thoại người-hoá- sói, người sói đã được đặt lên ngang hàng với những con ma cà rồng và đã thay thế cho quái vật Frankenstein trong bảng xếp hạng những con quái vật ghê rợn nhất. Vào năm 1981, John Landis, người thường nổi tiếng với những bộ phim hài,
  11. đã mang đến cho khán giả một bộ phim có thể coi là đã đưa ra sự giải thích dứt khoát về người sói: bộ phim tuyệt vời An American Werewolf in London. Bên cạnh diễn xuất xuất sắc của các diễn viên ít tiếng tăm đến từ New York hoặc khu vực nhà hát ở West End, ngoại trừ Jenny Agutter nổi tiếng nhờ Railway Child, điều thực sự làm cho bạn chú ý chính là hiệu quả trong những cảnh phim dị thường lần đầu tiên trên màn ảnh đã mô tả đầy đủ sự đau đớn khi hoá sói. The Howling Bộ phim An American Werewolf in London đã dẫn đến một trào lưu về người sói. Đây là bộ phim đầu tiên đã cố gắng đưa một vài cảnh shock và những tiếng hét vào, cũng như sự đổi vai đầy bất ngờ của diễn viên Patrick Macnee, người trước đây đã đóng phim Avenger. Bộ phim cũng mang đậm chủ nghĩa chống hiện đại hoá với một số nhân vật đã được đặt tên theo những cái tên nổi tiếng trong lịch sử phim kinh dị và một số cảnh phim đã được chọn lựa kĩ càng trước khi cắt từ bộ phim The Wolfman với diễn viên Lon Chaney Junior (ông chính là con trai của người đầu tiên đã chuyển thể Phantom of the Opera và Hunchback of Notre Dame lên phim). V. Tôn giáo Cho dù đó là Rosemary’s Baby, The Omen hay một cái gì tương tự như vậy, tôn giáo và sự kinh hoàng vẫn cùng nắm tay nhau xuất hiện trong các bộ phim (nếu không thì vì sao đạo diễn Martin Scorsese lại đưa tác giả của Peeping Tom vào làm giọng nói của quỷ dữ trong bản phim The Last Temptation of Christ của ông?). Bộ phim ra mắt năm 2002 của đạo diễn M. Night Shyamalan đã đưa ra một cách giải thích hiện đại theo của khoa học viễn tưởng về sự xâm lăng của những người ngoài hành tinh. Mặt khác nó lại mang đến một chứng cứ rõ ràng về niềm tin cho những ai tin vào trật tự của tự nhiên. Và điều gì có thể khủng khiếp với
  12. những người theo Thiên Chúa giáo hơn là việc Mel Gibson mất niềm tin vào Chúa? Signs Phim kể về cuộc xâm lăng của người ngoài hành tinh qua con mắt của một gia đình nhà nông vẫn còn đang phải cố gắng đương đầu với cái chết dường như ngẫu nhiên của người mẹ. Những dấu hiệu dần dần sáng tỏ qua một cuộc cãi nhau có thể làm yên lòng bất cứ một ai đã từng tranh cãi về việc “mọi việc xảy ra đều phải có nguyên nhân”. Giấu TV vào trong tủ áo, đeo những lá thiếc để bảo vệ mình chống lại công nghệ đọc ý nghĩ và cuối cùng lại bị gắn chặt vào những bản tin trên TV nói về các sự kiện trên toàn thế giới khi chúng bắt đầu xảy ra ngay tại chính sân nhà họ, bộ phim cố gắng làm cho nỗi sợ hãi trở nên có tính người, để cho thấy hầu hết mọi người sẽ phản ứng thế nào trong một tình cảnh như vậy. Cho dù có một số cảnh khá gây shock - như khi Mel Gibson cầm lấy một con dao trong bếp để đi xem xét phía dưới một cánh cửa khoá chặt hay sự xuát hiện của một sinh vật ngoài hành tinh trong phòng khách gia đình - thì một số nhà phê bình vẫn nghĩ rằng những sự trùng hợp trong bộ phim không những khó tin mà còn hoàn toàn ngớ ngẩn. Nhưng có lẽ có một nguyên do tâm lí sâu xa vì sao mà chúng ta lại cảm thấy sợ hãi. Có thể đó chỉ là sự phấn chấn cho tính bài ngoài tiềm tàng, hay là sự hoài nghi vào những sinh thể sống khác có trí thông minh có thể đe doạ vị trí tối cao của chúng ta trong chuỗi thức ăn. Có lẽ việc những sinh vật màu xanh đáng sợ có thể lấy từng phần trên cơ thể của con cái chúng ta và ghép vào thân người chúng thực sự là kinh tởm với một số người. VI. Splatter! Một số bộ phim đã gạt những phép ẩn dụ rắc rối, những thông điệp chính trị sang một bên và mang đến những nỗi sợ hãi cơ bản nhất. “Splatter movie” là một
  13. thể loại phim phụ rất được những sinh viên điện ảnh yêu thích vì tất cả những gì nó cần là một người phụ nữ dễ bị kích động và vị trí tại một lò mổ địa phương. Những nhà làm phim như Roger Corman, Francis Ford Coppola và Peter Jackson có thể đã bắt đầu sự nghiệp của họ bằng phim kinh dị, nhưng phải là một nhà chuyên môn có kinh nghiệm và có một tinh thần vững vàng mới có thể chủ tâm vào dạng phim đặc biệt này trong suốt sự nghiệp của mình. George Romero đã đi tiên phong tạo ra rất nhiều thành phần chuẩn mực của thể loại splatter trong bộ ba phim Living Dead của mình, nhưng với những bữa tiệc máu thực sự khủng khiếp, có lẽ bạn phải đào sâu tìm kiếm hơn nữa trong cửa hàng video gần nhà mới mong thấy được. Điều thực sự phân biệt những bộ phim loại này với những phim thuộc những dạng ở trên là sự nương tựa hoàn toàn vào hài kịch châm biếm những thói hư tật xấu để tạo ra một ấn tượng gần như không thể quên được. Re-Animator, Basket Case và Brain Dead Re-animator (Stuart Gordon, 1985) được xem là một trong những bộ phim kinh dị hài hước nhất từ trước đến nay. Truyện phim được hiện đại hoá từ một truyện của H.P. Lovecraft xoay quanh sự rủi ro của một sinh viên y khoa trẻ tuổi tên là Herbert West (Jeffrey Combs đóng), người đã đến học ở Đại học Miskatonic sau một số cãi cọ trong một phòng thí nghiệm ở Thuỵ Sĩ, bao gồm cả về việc một cái đầu bị nổ tung. West bị ám ảnh về việc phát triển một loại huyết thanh có thể cải tử hoàn sinh (loại huyết thanh này có màu xanh huỳnh quang). Những thử nghiệm của anh nhanh chóng thu hút được anh bạn đồng học Dan Cain (Bruce Abbott). Bắt đầu với một con mèo chết và rồi tiến dần lên ăn trộm những xác người chết, đôi bạn nhanh chóng nhận ra rằng một mũi tiêm thứ thuốc đó thực sự có thể làm hồi sinh người chết, nhưng với tác dụng phụ là những xác chết sống dậy ấy (dù là người hay mèo) đều trở thành những kẻ sát nhân điên cuồng mà cần phải bị giết đi một lần nữa, thường là bằng một cách kinh khủng. Tuy vậy, cống hiến của West cho y học không cho phép anh bỏ mặc những thử nghiệm của mình, và mọi việc bắt đầu trở nên vô cùng tồi tệ…
  14. Vô cùng đẫm máu và hoàn toàn không thích hợp với những khán giả của thể loại phim kinh dị “tiêu chuẩn”, tuy vậy bộ phim này vẫn vô cùng hài hước từ đầu đến cuối (với điều kiện bạn phải có một óc hài hước “đen tối”). Phim có một số đoạn đối thoại ngốc nghếch một cách cố ý, và các diễn viên diễn xuất cường điệu nhưng chưa tới mức làm cho người ta bực mình. Cốt truyện đã tạo dựng những bước tiến triển ngay từ đầu với một số cảnh phim lấy từ những bộ phim kinh điển như cảnh một xác chết bị chặt đầu với chiếc đầu trong tay đang đe doạ West. Và nhân vật chính của chúng ta đã trả lời: “Ai mà lại đi tin một cái đầu biết nói cơ chứ? Hãy đi tìm việc ở mấy chương trình tạp kĩ ấy!” Nếu bạn thích sự tiếp cận kiểu đó thì có thể bạn cũng sẽ hoan nghênh Basket Case (Frank Henenlotter, 1982). Vị bá tước đẫm máu trong tác phẩm của Frank Henenlotter đã thất bại về một số mặt. Trong Brain Damage, một con sên kí sinh đã truyền một chất gây ảo giác vào trong não của một cậu bé vị thành niên và sau đó đã xoá sạch tất cả những kí ức về những người cậu biết. Bộ phim được đặt tên hay nhất của Frank là Frankenhooker, nó nói cho bạn hết tất cả nội dung phim chỉ trong cái tựa đề đó… Trong khi đó, những fan của Lord of the Rings có thể sẽ không muốn xem Braindead (Peter Jackson, 1992). Nói về một thầy tu biết Kung-fu có thể dựng những xác chết dậy với một cảnh quay cắt cỏ đẹp nhất từ trước đến nay, bộ phim là một bữa tiệc máu khủng khiếp nhất đã từng xuất hiện trên phim. Nếu bạn cảm thấy sự tưởng tượng của Jackson về những gì viết trong tác phẩm của Tolkien là chưa thoả đáng, bạn sẽ khó có thể chấp nhận được những gì xảy ra trong bộ phim này… Evil Dead Không một bản tóm tắt về phim kinh dị nào có thể hoàn chỉnh nếu không nhắc đến bộ ba phim Evil Dead của Sam Raimi. Trong ba phim này, bộ phim gây được ấn tượng nhất với khản giả có lẽ là bộ phim thứ hai, với sự kết hợp đồng đều một cách khó khăn giữa máu và những tiếng cười của nó. Có tất cả những gì mà
  15. một phim kinh dị rác rưởi cần phải có, bộ phim cũng kiêu hãnh về những cánh cổng, những cuốn sách cổ, thây ma, những nhân vật chính bị giết hết sạch, và còn nhiều, nhiều nữa… Trong phim, Bruce Campell đóng vai Ash, một người có vẻ rất thích hợp trong những tình huống anh hùng và hài hước, một con người như bao nhiêu con người khác trong cảnh phim về những sự kiện kì lạ cứ dần tăng lên, bắt đầu bằng một ngôi nhà cổ đáng sợ và kết thúc bằng việc thời gian đã quay trở về triều đình thời Trung Cổ nhờ một cuốn sách ma quỷ, những cái dây xích lừa bịp và những cây súng săn bị cưa mất phần cuối, có nhiều máu hơn bạn có thể tưởng tượng, và tất nhiên là một “bàn tay ma quỷ” luôn hiện diện trong phim. The Thing Được xem là một bộ phim kinh dị “nghiêm túc”, bản phim làm lại từ bộ phim Thing from Another World của những năm 1950 này là một kiệt tác của John Carpenter chắc chắn phải có ở trong cuộc chạy đua tranh giải phim hay nhất. Nỗi sợ hãi khi bị giam giữ, sự căng thẳng, sự ớn lạnh, chứng hoang tưởng và sự phù phiếm, một số giây phút trong phim mang tính chất tượng hình. Từ lúc khởi đầu với một con chó kéo xe trượt tuyết bị săn đuổi từ một chiếc máy bay trực thăng cho tới dáng người kéo lê ở cuối phim, đây là bộ phim có thể làm bạn thực sự cảm thấy sợ hãi. VII. Và một vài phim nữa có thể làm bạn thức cả đêm Dead of Night Một trong những bộ phim kinh dị hay nhất của điện ảnh Anh quốc phải là Dead of Night (1945) với diễn xuất của Mervyn Johns và Michael Redgrave. Đó là một trong những bộ phim kinh dị “kết hợp” đầu tiên, và trong phim đã chiếu một số câu chuyện (một trong số đó là tác phẩm của H.G. Wells). Tất cả đều có liên hệ tới một nhóm người ngồi trong một ngôi nhà tranh hẻo lánh và đang kể lại những
  16. câu chuyện ma, những sự trùng hợp kì lạ, những tấm gương ma quỷ và những con rối xấu xa. Bản thân những câu chuyện đó đã biến đổi từ hài kịch nhẹ nhàng đến những truyện kinh dị lạnh toát sống lưng, đặc biệt là câu chuyện cuối cùng nói về hình nhân của một người có tài nói tiếng bụng đã quấy nhiễu ông chủ của mình (Michael Redgrave). Phim hiện vẫn còn được lưu hành trên dạng băng VHS, và nếu bạn quan sát kĩ một chút, bạn có thể nhận ra một Peter Jones trẻ trung (lồng tiếng trong Hitchhiker’s Guide to the Galaxy) đóng vai người phục vụ ở quầy rượu. Eraserhead Thể loại phim kinh dị hiệu quả nhất đối với một số người không phải là sự sợ hãi được biểu hiện ra trên khuôn mặt mà là thể loại có thể đặt một quả bom hẹn giờ ở trong tiềm thức của bạn. Không nghi ngờ gì rằng ví dụ đầu tiên của thể loại này phải kể ra là Eraserhead của David Lynch. Nhân vật chính - một thanh niên hay bối rối do Jack Nance thủ vai, đã bị lạc vào trong một thành phố hoang vu, mà tổng quan ra thì đó chính là cuộc sống, nhưng đột nhiên ngừng lại khi bạn gái anh ta sinh ra một đứa trẻ dị dạng đáng tởm. Cô bạn gái rời bỏ anh ta; anh ta phải cư trú tại một căn phòng khách sạn như bị cầm tù, nơi anh ta chăm nom đứa trẻ quái vật và bắt đầu bị điên. The Blair Witch Project Cái sự hoàn toàn đơn giản và xác thực của The Blair Witch Project chính là thành công lớn nhất của nó. Lạc trong rừng, nghe thấy những tiếng động, mọi thứ chuyển động, và chỉ với một chiếc máy quay video xách tay làm bạn đồng hành, nhóm ba cô cậu sinh viên dẫn đường của chúng ta đã được giao đóng sao cho thật hết mức có thể trong phạm vi mà, ngay cả sau khi đã xem xong bộ phim, rất nhiều người vẫn còn nghi hoặc liệu bộ phim này có “thật” hay không. Được quay như một bộ phim tài liệu, suốt chiều dài phim không hề có một chút nhạc nền nào đã làm cho nó trở nên rất lạ, và hết sức thuyết phục. Alien, Aliens và rất nhiều Aliens nữa…
  17. Bạn đang ở trong một nơi mà bạn không thể thoát ra được - một phi thuyền không gian - với một thứ mà bạn không thể đánh hay loại trừ nó - một con quái vật muốn ăn tươi nuốt sống bạn - và nơi cứu trợ gần nhất cũng cách đó vài năm ánh sáng. Nếu đây là cơn ác mộng tồi tệ nhất của bạn, xin hãy nhớ rằng trong không gian, không ai có thể nghe tiếng bạn gào thét…hay khóc… Cái bầu không khí được tạo ra bởi những thiết kế của nhà cơ khí sinh học người Thuỵ Sĩ H.R. Giger phù hợp một cách hoàn hảo với bộ phim. Tất nhiên rằng đios là tất cả những gì chúng ta mong đợi từ những phi thuyền khoa học viễn tưởng - trắng bóc, sạch sẽ và lạnh lẽo - nhưng ngoài đó ra chỉ là một con tàu hàng không chạy theo tuyến đường nhất định. Và còn có những mưu đồ của công ty, những âm mưu trong nội bộ ban cán sự, và mưu đồ của đội quân muốn có tác phẩm này để làm vũ khí. Lật đổ những khuôn phép của phim kinh dị thường thấy bằng cách cho người sống sót cuối cùng là một phụ nữ - người đã từ chối không gào thét lên khi gặp nạn, Alien đã trở thành một trong những bộ phim khoa học viễn tưởng kinh dị gây được nhiều ảnh hưởng nhất vào cuối thế kỉ 20, sản sinh ra một loạt những phần phim tiếp theo, truyện tranh và những trang bị hiện đại đã không được thấy kể từ “thời kì hoàng kim” của những sinh vật do Universal chế tạo. VIII. Thậm chí chưa phải là kết thúc… …cho dù bài viết này phải dừng ở đây. Các bạn có thể tự do bình luận ở bên dưới, nhưng nhớ là đừng gặp ác mộng đấy nhé!
nguon tai.lieu . vn