Xem mẫu

  1. Phát triển nuôi cá sặc rằn ở Cà Mau Năm 2002, Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường Cà Mau, phối hợp với Phân viện Nghiên cứu thủy sản Minh Hải đầu tư dự án nuôi thử nghiệm cá sặc rằn mật độ cao trong 3 ao đất bằng thức ăn tự tạo, diện tích tổng cộng khoảng 5.000m2, đến nay đã có thể đánh giá là khá thành công, ước lượng có 2 ao sẽ đạt trên 1 tấn cá. Kết quả bước đầu này được đánh giá rất khả quan và mở ra một hướng mới cho vấn đề sản xuất ở vùng ngọt hóa. Hiện nay, đã có khá nhiều hộ ở Nông trường U Minh mạnh dạn đầu tư đào ao để thả nuôi cá sặc rằn mật độ cao theo hướng chuyên canh và thâm canh. Điều đáng chú ý hơn là, nhiều nông dân đã bắt đầu có suy nghĩ, so sánh những mặt lợi, mặt hại giữa cá sặc rằn với con tôm sú, và cho rằng sản xuất ngọt hóa theo mô hình trồng lúa - kết hợp với nuôi cá đồng sẽ bền vững hơn, mà cá sặc rằn là đối tượng nuôi quan trọng cho thu nhập không thua kém gì con tôm sú. [http://agriviet.com]> Tuy nhiên, để con cá sặc rằn trở thành đối tượng sản xuất có ý nghĩa trong vùng ngọt hóa, góp phần làm giảm tốc độ xâm lấn mặn và giữ nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, đa cây, đa con... tỉnh Cà Mau và các địa phương khác nên quy hoạch vùng trọng điểm nuôi cá sặc rằn có giới hạn diện tích vừa phải, hợp lý tránh tình trạng “chạy theo phong trào, nhà nhà cùng nuôi” sẽ khó tránh khỏi tình trạng rớt giá như các loại cây con khác. Trong tình hình giá cá khô thương phẩm tăng cao, nên sớm ban hành quy chế giữ giống và khuyến khích sản xuất giống để phục vụ nhân dân, đồng thời cần có giải pháp nghiêm khắc hơn để ngăn chặn hữu hiệu bọn săn bắt cá trộm. Tuy cá sặc rằn là đối tượng gần gũi lâu đời, nhưng đa số nông dân vẫn
  2. chưa nắm vững đặc tính sinh học, cũng như các kỹ thuật nuôi, vì thế ngành thủy sản cần tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp tài liệu có liên quan, đồng thời nên xác định mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả nhất để chuyển giao cho nông dân áp dụng. Cần tổ chức đầu tư nghiên cứu thêm về lãnh vực chế biến, đảm bảo vệ sinh, nâng cao chất lượng sản phẩm khô và tìm kiếm, quan hệ được nhiều đối tác để mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước. Có như vậy, thì con cá sặc rằn mới phát triển ổn định lâu dài được. Cuối cùng cũng cần có chính sách đầu tư và hỗ trợ tín dụng thỏa đáng cho các địa phương, cho nhân dân để phát triển loại cá này thành đặc sản của Cà Mau. KS NGUYỄN VĂN THƯỚC
nguon tai.lieu . vn