Xem mẫu

  1. HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020 doi: 10.15625/vap.2020.0088 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGOẠI NGỮ, NGOẠI GIAO PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP SÂU RỘNG Trần Đình Vũ Hải Phòng Chính trị Kinh tế Đối ngoại, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh vuhaisnv@gmail.com TÓM TẮT: Hoạt động đối ngoại đã góp phần củng cố, làm sâu sắc và tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương, các nước láng giềng, các nước có quan hệ hữu nghị truyền thống, các nước đối tác chiến lược với Việt Nam; đồng thời, đóng góp thiết thực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của Thành phố. Bên cạnh những kết quả công tác đối ngoại đã đạt được, việc triển khai công tác đối ngoại tại Thành phố vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, đặc biệt là thiếu trầm trọng nguồn nhân lực ngoại ngữ phục vụ công tác đối ngoại ngày càng sôi động của Thành phố. Xuất phát từ thực tiễn trên, với vai trò là đầu mối giao lưu quốc tế của cả nước, Thành phố cần có biện pháp tăng cường trình độ, năng lực ngoại ngữ cho sinh viên tốt nghiệp, đội ngũ cán bộ công chức, từ đó đào tạo đội ngũ thông thạo ngoại ngữ triển khai hoạt động hợp tác quốc tế, đáp ứng việc hội nhập sâu rộng, công tác đối ngoại. Từ khóa: Nguồn nhân lực ngoại ngữ, công tác đối ngoại, xu thế, giải pháp. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương phát triển năng động nhất của cả nước, có vai trò là động lực và nền tảng quan trọng duy trì và thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho toàn bộ nền kinh tế nước nhà, do vậy, đồng thời cũng là trung tâm đối ngoại sôi nổi, nhộn nhịp, triển khai đường lối, chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước. Trong nỗ lực đẩy mạnh hội nhập quốc tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực ngoại ngữ, đối ngoại của Thành phố ngày càng được coi trọng, hết sức cấp bách trên tinh thần quán triệt tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Về đối tượng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, chúng ta ý thức sâu sắc rằng nguồn nhân lực ngoại ngữ, làm công tác đối ngoại tại Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là cán bộ chuyên trách tại các đơn vị ngoại giao, ngoại vụ, hợp tác quốc tế, đối ngoại tại sở, ban, ngành, quận huyện, mà bắt đầu từ lãnh đạo, người đứng đầu các cấp, cho đến cán bộ tham mưu và phụ trách và lan tỏa ra đến doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, học giả, giảng viên, sinh viên, học sinh … Chính vì thế, công tác phát triển nguồn nhân lực ngoại ngữ, ngoại giao hiện nay nỗ lực xác định đủ và đúng đối tượng tham dự để chuẩn bị nội dung các chương trình bồi dưỡng kiến thức và đào tạo kỹ năng, mở rộng hợp tác, tham gia công việc thực tế không chỉ đảm bảo yêu cầu chính trị, chuyên môn mà phải đáp ứng trúng và đúng nhu cầu, quan tâm đối ngoại, hợp tác quốc tế của xã hội, người dân, từ đó tạo nên nhiều nguồn lực, giá trị mới đóng góp chung cho phát triển kinh tế - xã hội Thành phố. Tình hình thế giới và khu vực có sự thay đổi nhanh chóng, công cuộc hội nhập quốc tế của đất nước đang diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng, đòi hỏi sự bắt tay, vào cuộc nhanh, đặc biệt là tính chủ động, sáng tạo, năng động của Thành phố, trong đó có nòng cốt là nguồn nhân lực ngoại ngữ, ngoại giao, cần được tiếp tục duy trì, đẩy mạnh và không ngừng được cải thiện. II. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH A. Bối cảnh thế giới hiện nay Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thế giới thay đổi toàn diện nhất, sâu sắc nhất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đặc biệt, sự xuất hiện và các diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) đã gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu với quy mô sâu rộng, chưa từng có tiền lệ và những hệ lụy toàn diện, trầm trọng. Mặc dù môi trường quốc tế phức tạp, song với tinh thần chủ động nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức, công tác đối ngoại của Đảng và ngoại giao Nhà nước ta luôn được triển khai đồng bộ, hiệu quả, góp phần duy trì môi trường hòa bình, thu hút các nguồn lực cho phát triển, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đồng thời không ngừng nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế. B. Công tác đối ngoại của Thành phố Hồ Chí Minh Về đối ngoại, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, tích cực triển khai toàn diện các hoạt động đối ngoại trên tất cả các kênh của Đảng, Chính quyền và nhân dân; trên tất cả các trụ cột: chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao nhân dân và công tác người Việt Nam ở nước ngoài, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế…
  2. Trần Đình Vũ Hải 239 Các hoạt động đối ngoại đã góp phần củng cố, làm sâu sắc và tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Thành phố với các địa phương, các nước láng giềng, các nước có quan hệ hữu nghị truyền thống, các nước đối tác chiến lược với Việt Nam; đồng thời, đóng góp thiết thực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của Thành phố. Năm 2019, Lãnh đạo Thành phố (cấp Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trở lên) đã dẫn đầu mười sáu đoàn đi công tác nước ngoài. Đồng thời, Thành phố đã đón tiếp trọng thị, chu đáo chín mươi tám đoàn khách quốc tế (cùng kỳ năm ngoái là một trăm mười đoàn), tiêu biểu là đoàn Ngoại trưởng Nga, Công chúa Kế vị Thụy Điển, Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp, Thứ trưởng Nghị sỹ Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Thống đốc tỉnh Nagano (Nhật Bản), Bộ trưởng Khoa học Công nghệ Cuba, Phó Thủ tướng Campuchia Men Sam An... Lãnh đạo Thành phố đã có gần ba trăm năm mươi cuộc tiếp khách đối ngoại với các nội dung đa dạng. Một số nội dung tiếp khách quan trọng là hợp tác kinh tế, thương mại, môi trường, đô thị thông minh, việc triển khai dự án trọng điểm của Thành phố, các cuộc Đại sứ, Tổng Lãnh sự các nước chào ra mắt, từ biệt… Các hoạt động đối ngoại góp phần quảng bá hình ảnh của Việt Nam và Thành phố tới cộng đồng quốc tế. Các sự kiện đối ngoại, tiêu biểu là Lễ hội Việt Nhật, Gặp mặt Lãnh sự đoàn đầu năm, Hội chợ Du lịch Quốc tế ITE - HCM 2019, Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh HEF – 2019, Quốc khánh các nước Trung Quốc, Hà Lan, Úc, Mỹ, Pháp, Nga, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Lào, Campuchia, Cuba… Trong năm 2020, do diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19 trên thế giới, nhằm tập trung vào công tác phòng, chống dịch, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tạm hoãn các đoàn đi công tác nước ngoài tại văn bản số 1774/VPCP- QHQT ngày 8/3/2020. Tại Thành phố, ngày 10/3/2020, Lãnh đạo Thành phố cũng đã yêu cầu tất cả cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố không được đi nước ngoài, cho đến khi có chủ trương mới. Bên cạnh đó, trong sáu tháng cuối năm 2020, Thành phố sẽ tập trung tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các cấp, hướng tới Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 – 2025 dự kiến diễn ra vào tháng 10/2020. Căn cứ vào thực tế khách quan trên, lãnh đạo Thành phố đã có Công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao về việc không tổ chức các đoàn ra của Lãnh đạo Thành phố trong năm 2020. Trong bối cảnh Thành phố đang khôi phục lại các hoạt động kinh tế - xã hội theo trạng thái “bình thường mới”, Thành phố chủ động thúc đẩy việc duy trì quan hệ hợp tác địa phương thông qua nền tảng số, internet giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương nước ngoài. Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ trì tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến giữa Bí thư Thành ủy và Thống đốc Thành phố Saint Peterburg nhân dịp kỷ niệm một trăm ba mươi năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, bảy mươi năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nga, hai mươi lăm năm thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Saint Petersburg vào ngày 19/5. Trong năm 2019, quan hệ hữu nghị hợp tác quốc tế của Thành phố tiếp tục mở rộng với mười một bản Thỏa thuận quốc tế được ký kết giữa Chính quyền và các Sở ngành Thành phố với các đối tác nước ngoài. Lãnh đạo Thành phố đã ký hai Bản Ghi nhớ về thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Bang New South Wales (Úc), Thành phố Frankfurt (Đức), nâng tổng số địa phương nước ngoài có quan hệ hợp tác hữu nghị với Thành phố lên năm mươi ba địa phương. Thành phố đang tích cực triển khai các hoạt động thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Thành phố đã lồng ghép các nội dung thúc đẩy hợp tác kinh tế, xúc tiến thương mại – đầu tư, du lịch trong các chuyến công tác nước ngoài của lãnh đạo Thành phố, cụ thể là thu xếp làm việc với các tập đoàn, công ty lớn của các nước sở tại trong khuôn khổ chuyến công tác, tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư nhằm giới thiệu môi trường kinh doanh của Thành phố, các dự án trọng điểm... Lãnh đạo Thành phố đã có nhiều buổi tiếp và làm việc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn của các nước là đối tác đầu tư quan trọng tại Thành phố như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU ... để tìm hiểu môi trường đầu tư, kinh doanh tại Thành phố, đồng thời lắng nghe, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp trong hoạt động, kinh doanh tại Thành phố. Lãnh đạo Thành phố đã chủ trì cuộc gặp gỡ thường niên giữa Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp FDI, làm việc với các nhà thầu tuyến Metro số 1, gặp gỡ với Eurocham, Amcham, Hội nghị bàn tròn Doanh nghiệp Nhật Bản (JCCH), đoàn các đại sứ EU, nhằm trao đổi các nội dung về quản lý đô thị, cơ sở hạ tầng giao thông.... Ở cấp Sở ngành, các sở ngành Thành phố đã chủ động tổ chức hơn hai trăm hoạt động xúc tiến xuất khẩu nhằm kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và doanh nghiệp nước ngoài (B2B); tổ chức các đoàn khảo sát thị trường, tổ chức các hội thảo cung cấp thông tin về thị trường xuất khẩu; tổ chức hội chợ và các đoàn doanh nghiệp tham dự các hội chợ quốc tế giúp doanh nghiệp Thành phố quảng bá, phát triển thị trường xuất khẩu, đặc biệt tập trung khai thác các thị trường thuộc các nước mà Việt Nam đã ký Hiệp định FTA, đặc biệt là Hiệp định CPTPP và EVFTA. Đặc biệt, Thành phố đã triển khai sáng kiến tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện đã được tổ chức hai lần (2018, 2019) nhằm giới thiệu với các nhà đầu tư về kế hoạch xây phát triển trung tâm tài chính cấp khu vực và quốc tế. Đây là dịp để Thành phố tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước và quốc tế về kế hoạch này và các biện pháp nhằm tăng cường sự gắn kết, tương tác giữa doanh nghiệp -
  3. 240 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGOẠI NGỮ, NGOẠI GIAO PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP SÂU RỘNG viện nghiên cứu - chính quyền trong quá trình xây dựng trung tâm tài chính. Diễn đàn lần này có sự tham dự và phát biểu của lãnh đạo cấp cao Chính phủ, các bộ, ban ngành Trung ương, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cùng hơn 800 chuyên gia, các nhà khoa học, trí thức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Năm 2020, tuy các cuộc tiếp của Lãnh đạo Thành phố với các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài bị hoãn do dịch bệnh, các hội nghị xúc tiến thương mại – đầu tư cũng không diễn ra theo kế hoạch nhưng Thành phố vẫn cố gắng duy trì các hoạt động ngoại giao kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau. Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hơn mười lăm hội nghị/hội thảo xúc tiến đầu tư cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước dưới hình thức đối thoại trực tuyến. Đặc biệt, trong khuôn khổ Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XII (dự kiến tổ chức vào tháng 10/2020), Thành phố đã đề ra bốn mươi sáu đề án/chuyên đề nhằm thực hiện thành công ba chương trình đột phá và một chương trình trọng điểm của Thành phố được nêu trong dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025. Trong đó, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh được giao chủ trì xây dựng “Đề án Thúc đẩy quan hệ với các địa phương trọng điểm thuộc các nước là đối tác chiến lược của Việt Nam phục vụ mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2025”. Khi Đề án được thông qua và đi vào triển khai sẽ góp phần hiệu quả và thiết thực thực hiện thành công các mục tiêu phát triển Thành phố. Về các dự án văn hóa cụ thể, Sở đang chủ trì và phối hợp triển khai Dự án tu bổ Khu di tích lịch sử Bác Hồ tại tỉnh Savanakhet (Lào), xin công nhận Di sản văn hóa Thế giới cho Khu Di tích Địa đạo Củ Chi, đặt tượng Mahatma Gandhi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các công tác đối ngoại khác của Thành phố được triển khai thường xuyên và đạt hiệu quả tốt, như lãnh sự, bảo hộ công dân, thông tin - tuyên truyền đối ngoại, người Việt Nam ở nước ngoài. Bên cạnh những kết quả công tác đối ngoại đã đạt được, việc triển khai công tác đối ngoại tại Thành phố vẫn còn một số hạn chế như quy định mức chi đón tiếp khách nước ngoài, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế và tiếp khách trong nước không phù hợp thực tế, bảo hộ công dân dàn trải, khó khăn, thông tin sai lệch, công tác thông tin đối ngoại còn lúng túng, đặc biệt là thiếu trầm trọng nguồn nhân lực ngoại ngữ phục vụ công tác đối ngoại ngày càng sôi động của Thành phố. III. CÁC XU THẾ CHÍNH CỦA CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác đối ngoại năm 2019 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2020 của Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh ngày 19/12/2020, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đánh giá các hoạt động đối ngoại có đóng góp quan trọng trong nhiều lĩnh vực của Thành phố Hồ Chí Minh: “Không có hợp tác quốc tế, 60% dự án của thành phố không thể hoạt động được” 1. Đầu năm 2020, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra các xu thế chính của công tác đối ngoại tại Thành phố Hồ Chí Minh trong Công trình Nghiên cứu khoa học cấp Thành phố của mình “Thực trạng và giải pháp nâng cao quan hệ hữu nghị hợp tác Thành phố Hồ Chí Minh” (do bà Phạm Trần Thanh Thảo, Phó Giám đốc, Chủ nhiệm) là: i) Học tập mô hình của một số địa phương kết nghĩa trong huy động nguồn lực xã hội để bổ sung, đồng thời đa dạng hóa, phong phú hóa nguồn lực, đối tượng đối ngoại; ii) Doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều vào triển khai cam kết trong khuôn khổ quan hệ hữu nghị hợp tác quốc tế cấp địa phương, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, người dân nhận thức, tích cực hợp tác quốc tế; iii) Đối tượng tham gia hưởng lợi từ hợp tác quốc tế, đối ngoại mở rộng từ cấp chính quyền sang các doanh nghiệp, cơ sở y tế, trường học, sinh viên, người dân, tạo điều kiện cho các hoạt động chuyên môn có sự tham dự tích cực của các thành phần này. Bên cạnh việc các Sở, Ban, ngành, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp của Thành phố triển khai công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế, đi công tác nước ngoài, các trường Đại học, Cao đẳng Trung học Phổ thông, bệnh viện tại địa bàn của Thành phố trong thời gian qua chủ động, thường xuyên tiếp đón và tổ chức các đoàn công tác, đại biểu nước ngoài đến thăm, làm việc, ký kết nhiều văn bản hợp tác, triển khai nhiều hoạt động hợp tác quốc tế cụ thể, sâu rộng trên các lĩnh vực liên quan đến giáo dục, đào tạo, y tế, y dược, sinh học, nghiên cứu… Xu thế doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều vào các đoàn ra do Lãnh đạo Thành phố dẫn đầu; ngày càng đa dạng hóa đối tác, dự án hợp tác tại các địa phương nước ngoài có quan hệ hữu nghị hợp tác với Thành phố Hồ Chí Minh, thành lập văn phòng, trung tâm đại diện. Doanh nghiệp góp phần tăng cường hoạt động đối ngoại, tham gia, là đơn vị chủ lực trong các dự án hợp tác cấp địa phương của Thành phố, đa dạng và mở rộng thị trường, đối tác làm ăn... Tổ công tác Đối ngoại và Hợp tác Quốc tế cấp Thành phố đang được xem xét thành lập sẽ tạo nên cơ chế hoạt động mới giúp hoạt động đối ngoại của Thành phố nâng cao chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, gia tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực nước ngoài góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của Thành phố giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong bối cảnh nguồn lực của Thành phố là có hạn, các xu thế hoạt động hoạt động đối ngoại của Thành phố theo hướng trên sẽ góp phần đa dạng hóa nguồn lực, khắc phục phần nào hạn chế, huy động được đông đảo nguồn lực từ các địa phương, tổ chức nước ngoài, đồng thời tạo điều kiện cho các nguồn lực khác từ doanh nghiệp, tổ chức xã hội, 1 https://tuoitre.vn/doi-ngoai-dong-vai-tro-quan-trong-trong-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-tphcm-2019121918011203.htm
  4. Trần Đình Vũ Hải 241 người dân phát huy, nâng cao vai trò chủ động, tích cực của mình trong mục tiêu chung phát triển kinh tế - xã hội Thành phố. Do vậy, nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ và nghiệp vụ đối ngoại là có thực và ngày càng cao. IV. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC NGOẠI NGỮ, NGOẠI GIAO CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH A. Tại Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh Tại Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh - cơ quan trực thuộc Bộ Ngoại giao phụ trách tham mưu và triển khai các hoạt động đối ngoại của Bộ và Thành phố tại địa bàn, khối lượng công việc chuyên môn trung bình một cán bộ chuyên trách công tác đối ngoại rất lớn. Phòng Chính trị Kinh tế Đối ngoại của Sở có mười hai biên chế chuyên trách theo dõi và thúc đẩy năm mươi ba quan hệ hữu nghị hợp tác quốc tế của Thành phố, cùng lúc đảm nhận các nhiệm vụ khác như biên phiên dịch, đề xuất nội dung phát biểu của lãnh đạo Thành phố khi tiếp xúc quốc tế, dự thảo các báo cáo đối ngoại định kỳ, tham mưu và tổ chức các đoàn công tác nước ngoài của lãnh đạo Thành phố, hỗ trợ các đoàn công tác nước ngoài của các sở, ban, ngành của Thành phố...). Nhân lực thông thạo ngoại ngữ, sử dụng được ngoại ngữ tại Sở cũng không nhiều, chỉ khoảng bốn mươi người tập trung ở bốn phòng chức năng (ngoài Phòng Chính trị Kinh tế Đối ngoại còn có Phòng Lễ tân, Lãnh sự, Văn hóa Thông tin Đối ngoại) và các đơn vị sự nghiệp Trung tâm Dịch vụ Đối ngoại & Hội nghị quốc tế (FSC), Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Kiến thức Ngoại giao & Ngoại ngữ (CEFALT), Viện trao đổi văn hóa với Pháp (IDECAF). Hiện nay, đội ngũ biên phiên dịch tại Sở ít, cùng lúc trang trải các công việc khác), chỉ tập trung các ngoại ngữ Anh, Trung, Pháp, chưa có các thứ tiếng quan trọng khác như Lào, Campuchia, Nhật, Hàn, Nga, Tây Ban Nha. Do vậy, thực tiễn nguồn nhân lực ngoại ngữ ngay tại cơ quan chuyên môn đối ngoại cũng chưa thể đáp ứng hết công tác có xu hướng càng ngày càng nhiều. Bên cạnh việc phụ trách công tác biên phiên dịch cho Lãnh đạo Thành phố tiếp khách quốc tế và triển các công tác đối ngoại thường xuyên khác có sử dụng ngoại ngữ theo chức năng, nhiệm vụ, nguồn nhân lực ngoại ngữ của Sở còn phải phối hợp, hỗ trợ các cơ quan, sở ngành, trường học Thành phố các sự vụ đối ngoại, dự án hợp tác, các vấn đề có yếu tố nước ngoài (trong đó có công tác ứng phó với những trường hợp khẩn cấp, đột xuất, bất ngờ như dịch bệnh Covid- 19…). B. Tại Thành phố Hồ Chí Minh “Thành phố cũng ý thức rằng chất lượng nguồn nhân lực là chìa khóa thành công cho công tác đối ngoại. Vì vậy, Thành phố quyết tâm xây dựng và triển khai hiệu quả Đề án bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại và ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2025. Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn, trong tương lai không xa, các cán bộ đối ngoại là những người am hiểu về quan hệ quốc tế và tự tin giao tiếp bằng ngoại ngữ” - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong kỳ vọng, yêu cầu tất cả lãnh đạo cấp sở ngành của Thành phố từ cấp Phòng/Phó Chủ tịch quận trở lên phải có trình độ tiếng Anh đủ để giao tiếp mà không cần phiên dịch tại Hội nghị về tình hình kinh tế - xã hội Thành phố tháng 10/2019 2. Từ thực tiễn công tác đối ngoại và dự báo xu thế trong thời kỳ hội nhập sâu rộng, ta thấy được nhằm triển khai khối lượng đồ sộ như trên không thể tách rời nguồn lực ngoại ngữ, ngoại giao. Tuy là đầu mối giao lưu quốc tế của cả nước nhưng Thành phố Hồ Chí Minh hầu như chưa có kế hoạch phổ cập kiến thức và kỹ năng đối ngoại cho đội ngũ cán bộ công chức Thành phố. Năng lực ngoại ngữ, đối ngoại của cán bộ công chức, bao gồm cả doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể, trường học có thể nói chưa đáp ứng yêu cầu. Hàng năm, cán bộ lãnh đạo quản lý Thành phố đều được yêu cầu học lớp cập nhật kiến thức và kỹ năng lãnh đạo nhưng trong nội dung đào tạo chưa có phần kiến thức, kỹ năng đối ngoại. Hầu như, sở ngành của Thành phố không có phòng hợp tác quốc tế hoặc nhân sự chuyên trách hợp tác quốc tế, việc triển khai các dự án chuyên môn hợp tác quốc tế được giao cho bộ phận Văn phòng theo dõi và làm đầu mối triển khai. Đội ngũ này có thể vững về chuyên môn nhưng do chưa được đào tạo về đối ngoại nên khả năng ngoại ngữ, kiến thức và kỹ năng đối ngoại còn hạn chế, dẫn đến việc đa số còn thụ động khi tương tác với nước ngoài 3. Mạng lưới cộng tác viên thông thạo ngoại ngữ của Thành phố đa phần là các cán bộ lớn tuổi đã nghỉ hưu công tác từ các ban ngành Thành phố như các thứ tiếng Tây Ban Nha, Lào, Campuchia, Nga từ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị (HUFO), các Hội Hữu nghị…, tiếng Hàn, Nhật đa số từ các trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, Trung tâm Ngoại ngữ …. Rất nhiều cơ quan, trường học tại địa bàn Thành phố khi tiếp khách, đàm phán, đi công tác nước ngoài đều liên hệ, đề nghị Sở hỗ trợ cung cấp phiên dịch, tư vấn ngoại giao, kết nối chương trình, hiệu đính văn bản ngoại ngữ. Các chuyến công tác nước ngoài của Lãnh đạo, Sở, Ban, ngành, doanh nghiệp, trường học, tổ chức, đoàn thể Thành phố thường thuê cán bộ phiên dịch tại chỗ hoặc do cơ quan ngoại giao, lãnh sự tại chỗ giới thiệu, ít có được phiên dịch chất lượng tháp tùng đoàn. Các cơ quan lãnh sự nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh, các trường học quốc tế, doanh nghiệp, hiệp hội thương mại, tổ chức quốc tế… tại địa bàn Thành phố, các đoàn công tác, đại biểu nước ngoài đến thăm, làm việc tại Thành phố đều có phiên dịch riêng của mình và phía ta trong nhiều trường hợp “mượn” 2 https://thanhuytphcm.vn/tin-tuc/can-bo-doi-ngoai-la-nhung-nguoi-am-hieu-ve-quan-he-quoc-te-va-tu-tin-giao-tiep- bang-ngoai-ngu-1491861799
  5. 242 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGOẠI NGỮ, NGOẠI GIAO PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP SÂU RỘNG phiên dịch của phía bạn trong khi tiếp xúc, đàm phán, các sự kiện, lễ ký kết, lễ tân - khánh tiết ... Số lượng cán bộ làm công tác đối ngoại và biên phiên dịch tại địa bàn Thành phố là mỏng (gần như là không có phiên dịch chuyên nghiệp) so với khối lượng công việc đối ngoại đồ sộ tại Thành phố. Thực tiễn từ Thành phố, Sở Ngoại vụ cho thấy, công tác phát triển nguồn nhân lực ngoại ngữ, ngoại giao tìm kiếm và xây dựng một đội ngũ biên phiên dịch thông thạo hiện nay và trong tương lai luôn cấp thiết và không bao giờ mất đi tính quan trọng. Tuy nhiên, nguồn nhân lực này có được, làm được vẫn chưa đủ, mang tính thời vụ, thiếu bền vững, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế của Thành phố hiện nay. Số lượng cán bộ, doanh nghiệp, sinh viên được cập nhật kiến thức đối ngoại thường xuyên trong Thành phố không nhiều. Việc xây dựng nguồn nhân lực ngoại ngữ, ngoại giao có chất lượng cao – không chỉ giỏi chuyên môn mà còn toàn diện, chuyên nghiệp về các kiến thức đối ngoại, kỹ năng mềm trở thành yêu cầu cần thiết khách quan trong xây dựng, bảo vệ và phát triển Thành phố trong thời kỳ hội nhập sâu rộng. Hiện nay, Thành phố đã triển khai một số chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhưng chưa có chương trình chuyên môn liên quan đến việc bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ, nghiệp vụ đối ngoại dành cho đối tượng đông đảo khác nhau. Ngoài ra, thực tiễn cũng cho thấy, cán bộ, viên chức sở, ngành, doanh nghiệp, kể cả sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ tại Thành phố tuy có trình độ ngoại ngữ nhất định nhưng vẫn còn tâm lí ngại giao tiếp với đối tác nước ngoài. Sở Ngoại vụ hàng năm đã nhận được nhiều yêu cầu tư vấn và tổ chức các khoá đào tạo kiến thức đối ngoại của một số sở ban ngành, địa phương, doanh nghiệp, trường học. Vì vậy, để triển khai thành công những mục tiêu hội nhập sâu rộng và phát triển kinh tế của Thành phố, các trường Đại học có thể xem xét cùng các cơ quan chính quyền, đoàn thể, Sở Ngoại vụ chú trọng công tác bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực ngoại ngữ một cách chuyên nghiệp, toàn diện, có hệ thống, từ đó nâng cao nội lực, góp phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển chung của cả Thành phố và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, lan tỏa ra cả nước. Về đối tượng nguồn nhân lực ngoại ngữ, ngoại giao, hội nhập quốc tế sâu rộng, Thành phố sắp tới tập trung chủ yếu vào ba nguồn là cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, trường học – sinh viên, người dân. Cụ thể, Nhóm một là nhóm cơ quan làm chính sách và tác chiến đối ngoại trực tiếp từ cán bộ đối ngoại tại các cơ quan chuyên môn và cơ quan hành chính nhà nước liên quan: cần thiết bổ sung, cập nhật kiến thức đối ngoại, tình hình quốc tế, hiệp định ký kết, hoạch định chính sách, xây dựng đề án, kế hoạch, chương trình… Nhóm hai là nhóm doanh nghiệp: cần nâng cao năng lực thích ứng hội nhập, xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường, kết nối đối tác, kỹ năng đàm phán… Nhóm ba là nhóm trường học – sinh viên, người dân: đối tượng thụ hưởng, đối ngoại nhân dân, hội nhập… V. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT A. Kiến nghị chung Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và hợp tác quốc tế của Thành phố ngày càng đa dạng, phong phú, do vậy, yêu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực ngoại ngữ cũng ngày càng bức thiết, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước và Thành phố ta trong thời kỳ mới. Về mặt Trung ương, xuất phát từ yêu cầu thực tế này, Bộ Ngoại giao đã chủ trì xây dựng Đề án “Bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại và ngoại ngữ, biên phiên dịch cho công chức, viên chức ngoại vụ địa phương giai đoạn 2021 – 2025” (trước đó theo từng giai đoạn 2011 – 2015, 2016 – 2020 và triển khai Đề án giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1275/QĐ-Ttg ngày 19/8/2020). Phạm vi đào tạo chính nâng cao trình độ chung và đào tạo biên phiên dịch nâng cao, chuyên sâu và cấp cao cho đối tượng thụ hưởng là công chức, viên chức và người lao động ngoại vụ chuyên nghiệp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhằm triển khai công tác hội nhập và hoạt động đối ngoại tại địa phương. Mục tiêu về trình độ ngoại ngữ 90 % lãnh đạo cơ quan ngoại vụ có trình độ ngoại ngữ đảm bảo yêu cầu công tác đối ngoại; mỗi địa phương có tối thiểu hai công chức, viên chức được bồi dưỡng kỹ năng biên phiên dịch cao cấp tiếng Anh, có ít nhất ba biên phiên dịch cao cấp của ba nước láng giềng là Trung, Lào, Khmer. Tất cả các bộ, ngành Trung ương, địa phương đều đánh giá đề án là cần thiết trước yêu cầu hội nhập sâu rộng của đất nước trong giai đoạn mới 4. Với vai trò là đầu mối giao lưu quốc tế của cả nước, Thành phố cần có biện pháp tăng cường trình độ, năng lực ngoại ngữ cho sinh viên tốt nghiệp, đội ngũ cán bộ công chức, từ đó đào tạo đội ngũ thông thạo ngoại ngữ triển khai hoạt động hợp tác quốc tế, đáp ứng việc hội nhập sâu rộng, công tác đối ngoại. Về ngắn hạn, Thành phố hiện đang tranh thủ các chương trình trao đổi công chức, giao lưu giảng viên – sinh viên – học sinh, đoàn thể, tổ chức, các khóa nâng cao trình độ ngoại ngữ…. do các địa phương đối tác hỗ trợ để giúp sinh viên, cán bộ công chức nâng cao năng lực và kỹ năng (như với Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore, New Zealand, Trung Quốc, Hàn Quốc...). Về dài hạn, Thành phố xem xét xây dựng khung tiêu chuẩn chung trình độ ngoại ngữ, kỹ năng và kiến thức đối ngoại áp dụng cho cán bộ công chức Thành phố, cũng như các trường Đại học có khung tiêu chuẩn tương ứng đối với sinh 4 Bộ Nội vụ có Đề án “Chương trình Quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019 – 2030” theo Quyết định 1659/QĐ-TTg ngày 19/11/2019 ghi rõ không áp dụng với đối tượng công tác trong hệ thống các cơ quan, đơn vị thuộc ngành ngoại giao, không ảnh hưởng đến Đề án của Bộ Ngoại giao.
  6. Trần Đình Vũ Hải 243 viên, giảng viên ngoại ngữ trên cơ sở tiêu chuẩn của Bộ Nội vụ, để đáp ứng nhu cầu của một trung tâm giao lưu quốc tế sôi nổi nhất cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Thành phố có Đề án, lộ trình đào tạo và bồi dưỡng về trình độ ngoại ngữ, năng lực đối ngoại cho cán bộ công chức Thành phố. Có thể xem xét đưa nội dung này vào các chương trình cập nhật kiến thức hàng năm cho cán bộ lãnh đạo quản lý, hoặc tổ chức các lớp chuyên sâu về kỹ năng đối ngoại (kỹ năng giao tiếp, lễ tân đối ngoại, kỹ năng đàm phán, tổ chức đoàn ra, soạn thảo văn bản đối ngoại…). Hiện nay, Sở Ngoại vụ đang được Ủy ban nhân dân Thành phố giao dự thảo Đề án đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng đối ngoại cho cán bộ công chức Thành phố giai đoạn 2019 - 2021, phối hợp với Sở Nội vụ và các sở ngành hữu quan triển khai từ giữa năm 2020, đồng thời triển khai nhiều chương trình hợp tác, đào tạo, bồi dưỡng ngoại giao - ngoại ngữ cho doanh nghiệp, công ty, trường học .… Trên cơ sở đó, các trường Đại học đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ tại địa bàn Thành phố thường xuyên nâng cao nhận thức của sinh viên, giảng viên ngoại ngữ nhằm cung cấp nguồn lực ngoại ngữ cho Thành phố, đa dạng hóa nguồn lực triển khai hợp tác đào tạo nguồn nhân lực ngoại ngữ. Một mô hình khác là việc kết hợp giữa nguồn lực nhà trường với nguồn lực bên ngoài trong việc triển khai hợp tác với các trường, hiệp hội, tổ chức nước ngoài. Nhiều trường Đại học tại tham gia hợp tác ngày càng nhiều trong khuôn khổ quan hệ hữu nghị hợp tác cấp địa phương của Thành phố. Tiêu biểu là Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều chương trình hợp tác đào tạo ngoại ngữ, trao đổi giảng viên và sinh viên, học bổng với rất nhiều trường Đại học các nước (Campuchia, Lào, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Mỹ, Úc…). Nhiều trường trung học của Thành phố chủ trì đón tiếp, trao đổi nhiều đoàn cán bộ, giáo viên và học sinh các nước. Năm 2020, các cơ sở tổ chức Đại hội Đảng các cấp hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Nhiều Dự thảo Báo cáo Chính trị Sở, Ban, ngành, quận, Tổng Công ty … gửi Sở đề nghị đóng góp ý kiến. Việc này cho thấy nhu cầu đối ngoại là có và càng ngày càng lớn, dẫn đến nhu cầu nhân lực, cán bộ đối ngoại biết ngoại ngữ, có nghiệp vụ là có tại các đơn vị này. B. Một số đề xuất cụ thể nhằm phát triển, nâng cao nhân lực ngoại ngữ, đối ngoại tại Thành phố và các trường Đại học tại địa bàn Thành phố Thứ nhất, thành lập cơ cấu Biên phiên dịch (hoặc Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực ngoại ngữ) tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm Biên phiên dịch Quốc gia trực thuộc Bộ Ngoại giao được thành lập từ tháng 6/2008 trên cơ sở nâng cấp Phòng Biên phiên dịch 5. Trong khi đó, hiện nay, tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam vẫn chưa có một cơ cấu đủ mạnh, đủ tầm về phát triển nguồn nhân lực ngoại ngữ, nghiệp vụ đối ngoại, biên phiên dịch, cung cấp cho nhu cầu thị trường và đáp ứng công tác đối ngoại, hội nhập sâu rộng, mặc dù đã có nhiều Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm Dịch vụ đối ngoại. Nguồn nhân lực tại chỗ của Trung tâm Biên phiên dịch cần được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, đồng thời xây dựng mạng lưới cộng tác viên rộng rãi đáp ứng tiêu chí 6. Trung tâm có thể xem xét hợp tác xây dựng các chương trình, đề án đào tạo, tham gia giảng dạy các lớp ngoại ngữ tại CEFALT của Sở Ngoại vụ 7. Thứ hai, các Khoa Ngoại ngữ, Quan hệ Quốc tế, Đông Phương, Quản trị Kinh doanh… bổ sung, cập nhật các sách đĩa, tư liệu chính trị, ngoại giao, tạo cơ chế cập nhật thông tin tư liệu cho các cán bộ làm công tác đối ngoại đọc và thiết lập cơ cấu nghiên cứu các nội dung giảng dạy phù hợp, xây dựng chương trình, giáo án dạy, các chuyên gia, giảng viên dạy học và làm nghiên cứu, bên cạnh việc liên kết với các cơ quan, tổ chức, trường học thường xuyên tổ chức Hội thảo, 5 Trung tâm Biên phiên dịch Quốc gia có đội ngũ chuyên gia biên phiên dịch ngoại giao chuyên trách tiếng Anh và tiếng Pháp, được tuyển dụng và bổ sung thường xuyên qua các đợt tuyển dụng công chức của Bộ Ngoại giao. Trung tâm đảm nhiệm các hoạt động dịch thuật bao gồm biên dịch (các văn kiện, thư tín quốc gia, tài liệu phục vụ các hoạt động xây dựng và thực hiện chính sách đối ngoại phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước) và phiên dịch (phục vụ dịch tháp tùng lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội tại các sự kiện chính trị đối ngoại trong nước, viếng thăm các nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam và tham dự các sự kiện quốc tế qui mô lớn; dịch cabin cho các hội nghị song phương và đa phương trong và ngoài nước). 6 Bộ Ngoại giao có Quyết định số 2222/QĐ-BNG ban hành “Quy chế cộng tác viên Biên phiên dịch của Bộ Ngoại giao” năm 2009, tạo cơ sở pháp lý khung hoạt động của mạng lưới cộng tác viên Biên phiên dịch. Trên cơ sở tham khảo các văn bản này, các Sở, ngành, trường học có thể quy định các tiêu chuẩn và điều kiện, quyền lợi, chế độ đãi ngộ và trách nhiệm, chế độ làm việc cũng như chính sách khen thưởng và kỷ luật đối với cộng tác viên. 7 Như một số nội dung về Cục diện quan hệ quốc tế và ngoại giao Việt Nam, công tác đối ngoại của Thành phố Hồ Chí Minh, Kỹ năng phương pháp chuyển dịch các dạng câu đặc thù trong ngoại ngữ và tiếng Việt, Kỹ năng biên phiên dịch ngoại giao, văn bản chính trị, kinh tế, các văn bản pháp quy, Những yếu tố cần thiết đối với phiên dịch chuyên nghiệp, Nghệ thuật nói trước công chúng, tác phong, y phục, Kỹ thuật ứng phó trong công tác biên phiên dịch … Xây dựng các chuyên đề: Dịch khẩu ngữ cao cấp, Dịch và giải thích các từ ngữ chuyên môn, Dịch thương mại và đàm phán thương mại … Cung cấp thông tin đối ngoại tổng hợp từ (BBC, CNN, CCTV, VOA, ARF, TV5, NHK, Ariang, Novosti, Hoàn Cầu, Phượng Hoàng, Tân Hoa Xã, Asia Channel …) theo yêu cầu; Xây dựng nguồn thông tin dịch tình hình nội trị, các nước, địa phương, tỉnh thành, tiểu sử, thông tin, dịch sách vở chính trị, xây dựng đại sự ký; Xây dựng tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn, biên soạn các bộ thuật ngữ đối chiếu ngoại ngữ theo chuyên đề chức vụ, địa danh, tên cơ quan, ngành thương mại, ngoại giao, giao thông vận tải, văn hóa văn nghệ …
  7. 244 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGOẠI NGỮ, NGOẠI GIAO PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP SÂU RỘNG hội nghị ngoại giao nâng cao hình ảnh quảng bá, khi cần thiết có thể chủ động tìm đối tác hợp tác giao lưu văn hóa, trong đó là mảng tiếng Anh, tiếp là mảng tiếng Trung, Pháp, tương lai mở rộng ra các loại ngoại ngữ khác. Thứ ba, xem xét kết nối, hợp tác, tham gia các nội dung đào tạo, bồi dưỡng ngoại giao – ngoại ngữ mà Sở Ngoại vụ vừa là chủ lực triển khai Đề án “Bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại và ngoại ngữ, biên phiên dịch cho công chức, viên chức ngoại vụ địa phương giai đoạn 2021 – 2025” của Bộ tại miền Nam (các lớp Ngoại ngữ chuyên ngành, lớp Kiến thức đối ngoại cập nhật kiến thức đối ngoại cụm…), vừa là đơn vị phối hợp triển khai Đề án Bồi dưỡng nghiệp vụ đối ngoại và ngoại ngữ cho cán bộ, công chức Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019 – 2025 do Sở Nội vụ chủ trì, đồng thời không chỉ địa phương, ngoại giao quan phương, chính thống mà còn các cơ quan, lực lượng vũ trang, Công an, Biên phòng, Bộ đội, doanh nghiệp, Bảo hiểm … ngày càng được mở rộng, không bó hẹp, thể hiện tính chất hội nhập sâu rộng. Các chương trình học được thiết kế dựa trên đặc thù phát triển của Thành phố, của đơn vị, bám sát nhu cầu đối ngoại thực tiễn tại cơ sở. Thứ tư, kí kết MOU hợp tác với cơ quan đối ngoại chuyên nghiệp - Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (CEFALT, FSC, IDECAF) bổ sung, thực tập, trợ giảng, đối ngoại, thị trường. Hiện nay, các Trung tâm, Viện của Sở đã ký kết thiết lập quan hệ hợp tác với nhiều đơn vị địa phương, trường Đại học, hiệp hội thương mại, tổ chức (như Sở Ngoại vụ các tỉnh, các Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh – HUBA, Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài - BAOOV, các trường Đại học Hồng Bàng, Kinh tế Tài chính, Nguyễn Tất Thành, Công nghệ …), xây dựng cơ chế phối hợp linh hoạt, triển khai các nội dung tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư, học tập, chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng chuyên đề, đoàn ra, workshop, tọa đàm, đối thoại, bàn tròn, hội thảo, đề án, nghiên cứu… Trung tâm Dịch vụ Đối ngoại & Hội nghị quốc tế (FSC), Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh tập trung vào nhóm đối tượng là cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, trường học – sinh viên, người dân đã xây dựng và triển khai các Chương trình xây dựng mạng lưới đội ngũ chuyên gia đồng hành cùng hoạt động hội nhập quốc tế của Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương phía Nam; Chương trình kết nối doanh nhân tiêu biểu đồng hành cùng hoạt động hội nhập quốc tế, ngoại giao kinh tế - văn hóa của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam giai đoạn 2020 - 2022 và Đề án bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng hội nhập quốc tế cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2024. Về nội dung bồi dưỡng, với bề dày nghiên cứu, đào tạo và cọ xát thực tế, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh có những bài giảng và chương trình sống động về tất cả các chủ đề các địa phương quan tâm: tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh; tình hình thế giới, khu vực và chính sách đối ngoại của Việt Nam; hội nhập quốc tế và ngoại giao kinh tế trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0; kinh nghiệm vận động ODA và FDI tại địa phương; công tác quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại tại địa phương; ngoại giao văn hóa - công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản tại địa phương; công tác đối ngoại nhân dân tại địa phương; công tác vận động, quản lý viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại địa phương; công tác người Việt Nam ở nước ngoài và vận động kiều bào; công tác biên giới lãnh thổ; công tác lãnh sự và bảo hộ công dân; lễ tân Ngoại giao; công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại... Về ngoại ngữ, với tiếng Anh, Trung, Pháp thực hành, có các lớp đào tạo về soạn thảo văn bản, văn kiện đối ngoại chuyên sâu cũng như tiếng Anh, Trung, Pháp giao tiếp đối ngoại, lớp biên phiên dịch ngoại giao tiếng Anh, Trung, Pháp ... theo yêu cầu cụ thể của trường học, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương… Thứ năm, liên kết xây dựng, cung cấp đội ngũ giảng viên là các cán bộ ngoại ngữ, đối ngoại có kinh nghiệm thực tiễn phong phú tại Cục, Vụ, Viện (hoặc tương đương) tại Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Bộ ban ngành Trung ương liên quan, Học viện Cán bộ, Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố…; giảng viên ngoại ngữ có kinh nghiệm lâu năm, giáo viên bản ngữ, hoặc là các biên phiên dịch trong ngành ngoại giao, các chuyên gia đầu ngành, các Đại sứ, nguyên Đại sứ, lãnh đạo Trung tâm Biên phiên dịch Quốc gia, các cơ quan nghiên cứu đối ngoại giàu kinh nghiệm; xây dựng mạng lưới gồm các giảng viên thỉnh giảng, cộng tác viên từ các trường Đại học, các cơ quan, ban, ngành đối ngoại khác. Thứ sáu, phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học viên, tự giác và hứng thú trong học tập; Tăng cường kết hợp với thực hành hoặc liên hệ với thực tiễn công tác, xử lý các tình huống, làm việc theo nhóm; Có thể tổ chức thực tập, dự thính các hoạt động đối ngoại thực tiễn của thành phố, tổ chức đi thực tế trong và ngoài nước. Nguồn kinh phí thực hiện từ cơ quan, đơn vị, trường học; đóng góp của học viên, sinh viên, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Thứ bảy, xem xét phối hợp, chủ động tiếp nhận hoặc đề xuất các hội nghị, cuộc gặp trực tuyến với đối tác nhằm giữ cầu và phát triển quan hệ. Chủ động theo dõi và kịp thời có các hoạt động thăm hỏi, thiệp mừng nhân dịp các sự kiện lớn của địa phương bạn và các dịp kỷ niệm năm chẵn, năm tròn quan hệ cấp quốc gia và địa phương. Tích cực tổ chức, tham gia các hoạt động, sự kiện trực tuyến về thúc đẩy thương mại, đầu tư, du lịch… Xây dựng và phát triển nền tảng công nghệ thông tin (ICT) phù hợp, đảm bảo đầy đủ số lượng và chất lượng các thiết bị hỗ trợ cho hoạt động kỹ thuật số. Thứ tám, thúc đẩy các hoạt động giao lưu, đối ngoại nhân dân giữa Thành phố và các đối tác, mở rộng quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, như mời các đoàn khách (công chức, nhà nghiên cứu, nhà báo…) tham quan, giới thiệu, tổ chức
  8. Trần Đình Vũ Hải 245 các cuộc thi tìm kiếm “Đại sứ”, “Tìm hiểu Kiến thức đối ngoại”, “Tìm hiểu quan hệ ngoại giao”, kiến thức về tổ chức, khu vực, các nước, “Nét đẹp quan hệ quốc tế”, “Ươm mầm cán bộ ngoại giao trên ghế nhà trường” …, thúc đẩy quan hệ giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các nước, các địa phương trọng điểm, hướng đến các bạn trẻ, sinh viên, công chúng, qua đó tăng cường quảng bá hình ảnh trường, thành phố. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt [1] Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng (2018). Tài liệu học tập các văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. [2] Bộ Ngoại giao (2002). Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. [3] Minh, P.B (2012). Cục diện thế giới đến 2020. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. [4] Quân, L.M (2006). Về một số xu hướng chính trị chủ yếu trên thế giới hiện nay & Tác động của chúng đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia. [5] Thảo, P.T.T (2020). Thực trạng và giải pháp nâng cao quan hệ hữu nghị hợp tác Thành phố Hồ Chí Minh (Công trình nghiên cứu khoa học cấp Thành phố, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh). Trung tâm thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (CESTI). [6] Tiến, T.N (2015). Hoạt động ngoại giao của Thành phố Hồ Chí Minh (1975 – 2015). Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Văn hóa – Văn nghệ. Trang Web [1] Bộ Ngoại giao (2011). Chính sách đối ngoại Việt Nam. Truy cập từ http://www.mofa.gov.vn/ vi/cs_doingoai/ns110901104725/view [2] Bộ Ngoại giao. Đại hội XII và những điểm mới về đường lối đối ngoại. Truy cập từ http:// www.mofa.gov.vn/vi/nr140319210702/ns160904093015/view [3] Bộ Ngoại giao. Đường lối đối ngoại Đại hội XI và những phát triển quan trọng trong tư duy đối ngoại của Đảng ta. Truy cập từ http://www. mofa.gov.vn/vi/cs_doingoai/ nr070523093001/ns110520170239/view [4] Chức năng, nhiệm vụ Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh. Trích Quyết định số 3663/QĐ-BNG ngày 19/12/2018 của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh. Truy cập từ http://www.mofahcm.gov.vn/ vi/gioithieu_snv/nr041216100909. [5] Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (2004). Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần VII (2000-2005). Truy cập từ https://www.hcmcpv.org.vn/tu-lieu/van-kien-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-tphcm-lan- thu-vii/bao-cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-dang-bo-thanh-pho-khoa-vi-tai-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-thanh-pho- 1076904882. [6] Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (2006). Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần VIII (2005-2010). Truy cập từ https://www.hcmcpv.org.vn/tu-lieu/van-kien-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-tphcm-lan- thu-viii/bao-cao-chinh-tri-1139305193. [7] Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (2010). Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần IX (2010-2015). Truy cập từ https://www.hcmcpv.org.vn/tu-lieu/van-kien-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-tphcm-lan- thu-ix/nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-thanh-pho-ho-chi-minh-lan-thu-ix-nhiem-ky-2010-2015-1291325652. [8] Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (2015). Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần X (2015-2020). Truy cập từ https://www.hcmcpv.org.vn/tu-lieu/van-kien-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-tphcm-lan- thu-x/nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-thanh-pho-ho-chi-minh-lan-thu-x-nhiem-ky-2015-2020-1450779786. [9] Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (1977). Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập từ https://www.hcmcpv.org.vn/tu-lieu/van- kien-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-tphcm-lan-thu-ii/nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-lan-thu-i-cua-dang-bo-dang-cong- san-viet-nam-thanh-pho-ho-chi-minh-tu-1079060298. [10] Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (1980). Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập từ https://www.hcmcpv.org.vn/tu-lieu/van- kien-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-tphcm-lan-thu-ii/nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-lan-thu-ii-cua-dang-bo-dang-cong- san-viet-nam-thanh-pho-ho-chi-minh-tu-1079060298. [11] Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (1983). Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập từ https://www.hcmcpv.org.vn/tu-lieu/van- kien-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-tphcm-lan-thu-iii/bao-cao-tinh-hinh-va-nhiem-vu-1078306256. [12] Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (1986). Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ IV của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập từ https://www.hcmcpv.org.vn/tu-lieu/van- kien-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-tphcm-lan-thu-iv/bao-cao-tinh-hinh-va-nhiem-vu-tai-dai-hoi-lan-thu-iv-cua-dang- bo-tphcm-1078992497. [13] Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (1991). Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ V của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập từ https://www.hcmcpv.org.vn/tu-lieu/van- kien-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-tphcm-lan-thu-v/bao-cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-dang-bo-dang-cong-san- viet-nam-thanh-pho-ho-chi-minh-khoa-iv-p-1078279619.
  9. 246 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGOẠI NGỮ, NGOẠI GIAO PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP SÂU RỘNG [14] Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (1996). Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập từ https://www.hcmcpv.org.vn/tu-lieu/van- kien-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-tphcm-lan-thu-vi/bao-cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-dang-bo-thanh-pho-khoa- v-tai-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-thanh-pho-1077245548. [15] Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (2000). Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VII của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập từ https://www.hcmcpv.org.vn/tu-lieu/van- kien-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-tphcm-lan-thu-vii/bao-cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-dang-bo-thanh-pho-khoa- vi-tai-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-thanh-pho-1076904882. [16] Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (2004). Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần VI (1996-2000). Truy cập từ https://www.hcmcpv.org.vn/tu-lieu/van-kien-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-tphcm-lan- thu-vi/bao-cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-dang-bo-thanh-pho-khoa-v-tai-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-thanh-pho- 1077245548. [17] Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (2005). Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập từ https://www.hcmcpv.org.vn/tu-lieu/van- kien-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-tphcm-lan-thu-viii/bao-cao-chinh-tri-1139305193. [18] Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (2010). Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập từ https://www.hcmcpv.org.vn/tu-lieu/van- kien-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-tphcm-lan-thu-ix/tiep-tuc-nang-cao-nang-luc-lanh-dao-suc-chien-dau-toan-dang- bo-phat-huy-dan-chu-tang-cuong-doan-k-1291325866. [19] Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (2015). Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ X của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập từ https://www.hcmcpv.org.vn/van-ban- van-kien/-van-kien-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-tphcm-lan-thu-x-1462530928. [20] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập từ http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/ NuocCHXHCNVietNam/ThongTinTongHop/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000715&articleId=10038 386. [21] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập từ http://tulieuvankien. dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xi/bao- cao-chinh-tri-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-x-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xi-cua-dang- 1526. [22] HCM City Web. Công tác đối ngoại Thành phố Hồ Chí Minh nâng cao chất lượng hội nhập quốc tế. Truy cập từ http://www.hochiminhcity.gov.vn/thongtinthanhpho/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx?List=5eb16142%2Df62d%2D4d 6e%2Da0c3%2D94b5fbf93d65&ID=59396&Web=47b63c10%2D8ed8%2D4592%2D97d8%2D1f436710fa9b. SOME SOLUTIONS TO IMPROVE TRAINING QUALITY TO MEET HUMAN RESOURCE DEMAND IN THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Tran Dinh Vu Hai ABSTRACT: The key aspect of this essay is discussing the development of foreign language human resources for foreign affairs of Ho Chi Minh City in the period of deep integration. External relations activities have contributed to deepening and strengthening the friendship and cooperation between Ho Chi Minh City with localities, neighboring countries, countries with traditional friendship and strategic partnership with Vietnam. In parallel, it also makes a practical contribution to the successful realization of the City's development goals. In addition to the results of foreign affairs achieved, the implementation of foreign affairs in the City still has a number of limitations and difficulties, especially the serious lack of foreign language human resources serving the city’s increasingly vibrant foreign affairs. Stemming from that reality, Ho Chi Minh City, which plays a role as the hub for international exchange of Vietnam, should take measures to increase foreign language skills and qualifications for civil servants and newly- graduated students. This is an important step to gradually build a team of proficient foreign languages for international cooperation, meeting the deep integration and foreign affairs.
nguon tai.lieu . vn