Xem mẫu

  1. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ThS Lê Đức Thọ* TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại thành phố Đà Nẵng. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động sâu sắc đến nguồn nhân lực, nhất là đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong những năm qua, nguồn nhân lực tại Đà Nẵng có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0. Bài viết cũng đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại thành phố Đà Nẵng hiện nay. Từ khóa: Nguồn nhân lực; phát triển nguồn nhân lực; thu hút nhân tài; Đà Nẵng. 1. Mở đầu Trong quá trình xây dựng và phát triển, thành phố Đà Nẵng đã luôn chú trọng và xây dựng các cơ chế chính sách thu hút và đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, xác định đây là nguồn lực quan trọng, góp phần tạo chuyển biến về chất lượng đội ngũ cán bộ. Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045, trong đó xác định phát triển 3 trụ cột: du lịch, công nghiệp công nghệ cao, kinh tế biển và chú trọng phát triển 5 lĩnh vực mũi nhọn; cho phép Đà Nẵng thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền. Điều này sẽ tạo cơ hội, động lực phát triển Đà Nẵng theo hướng đô thị sinh thái, hiện đại, thông minh, mang tầm quốc tế và có bản sắc riêng; phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Căn cứ Nghị quyết 43-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng “đến năm 2030, tầm nhìn 2045 thì nhu cầu lao động tăng thêm của thành phố đến năm 2025 là hơn 250.000 và năm 2030 là 450.000” (Anh Tuấn, 2019). Tuy nhiên, công tác phát triển nguồn nhân lực tại thành phố Đà Nẵng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế cần khắc phục về thị trường lao động, thất nghiệp, giải quyết việc làm. Đà Nẵng còn nhiều bất cập giữa các yếu tố thị trường như mất công bằng về cung – cầu lao động dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động, chuyển dịch cơ cấu còn chưa phù hợp. Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại thành phố Đà Nẵng là việc làm cần thiết. Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng. * - 129
  2. 2. Thực trạng nguồn nhân lực tại thành phố Đà Nẵng Thế giới đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp và đang trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0. Nếu như cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy lực và hơi nước, thì cách mạng công nghiệp lần thứ hai sử dụng động cơ điện và dây chuyền lắp đặp, sản xuất hàng loạt, tiếp đến là kỷ nguyên máy tính và tự động hóa trong cách mạng công nghiệp lần thứ ba, và hiện nay là các hệ thống liên kết thế giới thực và ảo của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bên cạnh những tác động to lớn mà cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại thì cũng có nhiều thách thức được đặt ra đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu lao động và thị trường lao động. Trong những năm qua Đà Nẵng đã có nhiều sự quan tâm đầu tư, nhằm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học dựa trên thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 và hướng tới xây dựng thành phố thông minh trong tương lai. Thành phố đã có những hoạch định cụ thể và triển khai thực hiện nghiên cứu, ứng dụng thông tin khoa học và công nghệ nhằm tăng cường năng lực tiếp cận với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, tiếp tới xây dựng thành phố thông minh. Để thích ứng được với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, thì phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đống vai trò quyết định. – Về chính sách thu hút nhân tài của thành phồ Đà Nẵng Từ năm 1997, sau khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng thiếu hụt nguồn nhân lực, nhất là ở khu vực công. Đà Nẵng đã triển khai đồng bộ công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; thực hiện chính sách thu hút, tuyển dụng cán bộ có trình độ cao, tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi vào làm việc; đào tạo nhân lực theo Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo thống kê của Sở Nội vụ Đà Nẵng, trong giai đoạn 1998-2014, sau 16 năm thực hiện, Thành phố đã tiếp nhận và bố trí công tác cho 1.269 người tốt nghiệp đại học công lập, chính quy trở lên (bảng 1) và 102 người tốt nghiệp ở nước ngoài. Bảng 1. Số lượng và trình độ của nhân lực được Đà Nẵng tiếp nhận giai đoạn 1998 – 2014 STT Trình độ Số lượng Tỷ lệ 1 Đại học 961 75.73 2 Thạc sĩ 283 22.3 3 Tiến sĩ 25 1.97 Tổng cộng 1.269 100 Nguồn: Số liệu của Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng 130 -
  3. Việc thu hút các đối tượng này đã bổ sung một lực lượng lao động trẻ, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thành phố đã bố trí tại cơ quan hành chính 591 người, trong đó tại các sở, ban, ngành là 387 người, chiếm 30,5%; tại quận, huyện là 76 người, chiếm 6%; phường, xã là 128 người, chiếm 10,1% và bố trí về đơn vị sự nghiệp 678 người, chiếm 53,4% (Anh Cao, 2020). 2% 12% Xã hội 26% Y tế 9% Giáo dục Công nghệ và xây dựng 8% Luật-hành chính và quản lý Kế toàn-Tài chính 17% 10% CNTT và viễn thông Các ngành khác 16% Biểu đồ 1. Cơ cấu ngành nghề của nhân lực được Đà Nẵng tiếp nhận giai đoạn 1998 – 2014 Nguồn: Số liệu của Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng Nhiều cán bộ thu hút đã trưởng thành sau thời gian công tác tại Đà Nẵng, hiện nay số người được bố trí, đảm đương các chức vụ lãnh đạo quản lý: có 145 người được bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng trở lên (chiếm 11,42% tổng số đối tượng thu hút); trong đó, lãnh đạo phường, xã: 16 người; lãnh đạo cấp phòng và tương đương: 114 người (cấp thành phố: 97; quận, huyện 17 người); 15 người giữ chức vụ lãnh đạo tiện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý (Anh Cao, 2020). Nhìn chung, nguồn nhân lực từ chính sách thu hút và đào tạo đóng góp tỉ lệ khá lớn về số lượng nhân lực có trình độ đào tạo bài bản, chính quy từ các cơ sở đào tạo uy tín trong nước và nước ngoài; góp phần trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; bổ sung nguồn nhân lực có khả năng tiếp cận nhanh kiến thức khoa học, công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến, năng động, có tư duy đổi mới, ý tưởng sáng tạo. Các đối tượng đào tạo ở nước ngoài đã thể hiện sự năng động, tự tin trong các quan hệ giao tiếp quốc tế và thể hiện năng lực phản biện trong tham mưu đề xuất. - 131
  4. – Về cơ cấu nguồn nhân lực tại thành phố Đà Nẵng hiện nay Đà Nẵng có một nguồn nhân lực khá dồi dào, theo Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, tính đến năm 2019, tổng số dân là 1.134.310 người, với lực lượng trong độ tuổi lao động chiếm hơn 55%. Trong năm 2018, Đà Nẵng đã giải quyết việc làm mới cho 24.500 lao động, tỷ lệ qua đào tạo nghề đạt 51%. Bảng 2. Lực lượng lao động tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 – 2020 Tỷ lệ LLLĐ tham gia LLLĐ Thành thị Nông thôn DS trong tuổi Năm so với DS trong tuổi (người) (người) (người) lao động (người) (%) 2016 503.529 405.193 98.533 685.700 73.43 2017 516.941 415.987 100.955 707.740 73.04 2018 530.279 426.720 103.559 730.500 72.59 2019 540.83 435.210 105.620 754.00 71.72 2020 551.681 443.942 107.739 778.260 70.88 Nguồn: Số liệu của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng Theo đó, nhóm ngành dịch vụ đến năm 2025 tăng hơn 160 nghìn lao động (riêng ngành Dịch vụ du lịch tăng khoảng 40 nghìn lao động) và đến năm 2030 tăng 330 nghìn lao động (riêng ngành dịch vụ du lịch có thể đạt tăng 70 nghìn lao động); nhóm ngành Công nghiệp – xây dựng đến năm 2025 tăng khoảng 67 nghìn lao động (riêng ngành công nghệ thông tin tăng khoảng 22 nghìn lao động), đến năm 2030 tăng khoảng 130 nghìn lao động (Anh Tuấn, 2019). Hiện nay cung sức lao động tăng rất lớn, trong những năm gần đây, Đà Nẵng tăng 4,0% đến 4,2% (cả nước tăng 3,2% đến 3,5%). Mỗi năm, thành phố có khoảng 20 nghìn đến 25 nghìn người đến tuổi lao động và lao động nhập cư vào thành phố (cả nước 1,3 triệu đến 1,5 triệu người). Lao động thất nghiệp ở thành phố cuối năm 2015 vẫn còn 4% (Đỗ Văn Tính, 2020). – Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại thành phố Đà Nẵng Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có khoảng 32 trường đại học, cao đẳng tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho thành phố Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung Tây Nguyên nói chung. Chính quyền thành phố đã ban hành nhiều chính sách để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, định hướng cho các cơ sở đào tạo và trường học đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo. Hằng năm trên địa bàn thành phố “có khoảng 15 nghìn học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường; đào tạo nghề có bằng cấp khoảng gần 5 nghìn và hàng chục nghìn lao động được đào tạo ngắn hạn và đào tạo lại. Tỷ lệ lao động qua đào tạo hơn 55% (cả nước 51%) qua đào tạo nghề 45% (toàn quốc 38%)” (Đỗ Văn Tính, 2020). 132 -
  5. Đến cuối năm 2020, Thành phố đã cử 613 người đi học theo chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó có 338 học viên bậc đại học, 120 học viên bậc sau đại học, 155 học viên theo kế hoạch tuyển chọn, đào tạo bác sĩ, bác sĩ nội trú. Ngoài các lớp đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức pháp luật, lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, Đà Nẵng rất chú trọng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo vị trí việc làm và năng lực lãnh đạo, quản lý. Bên cạnh đó, thành phố đã cấp kinh phí cho các cơ quan, đơn vị để tổ chức 167 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành với 7.605 lượt người tham gia (Thu Trang, 2017). Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cũng thường xuyên làm cầu nối trong việc mời chuyên gia nước ngoài sang bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và chuyên môn về các lĩnh vực sử dụng và phát triển nhân lực, phát triển bền vững, quản lý chính quyền địa phương, du lịch, y tế, an toàn – an ninh thông tin. Đà Nẵng đã triển khai ứng dụng Cổng đào tạo trực tuyến công ích thành phố (E-learning) trên nền tảng Hệ thống thông tin chính quyền điện tử. Thành phố đang hướng đến việc xây dựng chương trình đào tạo trực tuyến E-Learning cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp quản lý theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá”. Các cơ quan, đơn vị sẽ xây dựng các khóa đào tạo trực tuyến vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng hằng năm và chủ động triển khai các khóa này trên Hệ thống E-learning. Các đối tượng được cử hoặc cho phép tham gia học trực tuyến sẽ sử dụng tài khoản trên Hệ thống thông tin chính quyền điện tử của thành phố và kết quả đánh giá khóa học sẽ được lưu vào Hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức trên Phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức của thành phố. Như vậy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được xác định là một nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn của các cơ quan, đơn vị. – Những tồn tại, hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực tại thành phố Đà Nẵng Thứ nhất, việc thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong những năm qua vẫn còn một số hạn chế. Một số cơ quan, đơn vị chưa thật sự quan tâm trong việc tiếp nhận, sử dụng, bố trí việc làm; tính chủ động trong việc tiếp nhận, sử dụng các đối tượng thu hút của các đơn vị chưa cao, còn tình trạng đăng ký nhu cầu nhưng không đồng ý tiếp nhận đối tượng thu hút khi cơ quan có thẩm quyền phân bổ công tác về đơn vị. Một số trường hợp sau khi tiếp nhận, bố trí công tác lại ngại khó, chưa thật sự gắn bó với công việc, có tâm lý thăm dò, thử việc, đôi lúc còn so sánh mức lương và chưa thực sự an tâm công tác nên xin thôi việc hoặc chuyển công tác đến cơ quan khác có cơ hội thăng tiến hơn. Điều kiện và môi trường làm việc đối với một số ngành còn khó khăn; chưa đáp ứng được yêu cầu, nên một số sinh viên chưa phát huy được kiến thức - 133
  6. chuyên môn đã được đào tạo (các Trung tâm thí nghiệm, phòng nghiên cứu đặc thù). Việc phối hợp quản lý và thực hiện chính sách, chế độ đối với các đối tượng được thu hút chưa thực sự đồng bộ, chặt chẽ. Thứ hai, công tác đào tạo nguồn nhân lực còn hiều hạn chế. Khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động ngày càng lớn, lao động mới tốt nghiệp đa số chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của cơ quan, doanh nghiệp. Các ngành đào tạo trong nhà trường chưa bắt kịp xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp, chưa chú trọng vào đào tạo chuyên sâu, lý thuyết chưa gắn với thực tiễn nhu cầu của doanh nghiệp nên doanh nghiệp vẫn thiếu lao động, trong khi sinh viên ra trường vẫn không có việc làm. Với thực tế đào tạo hiện nay, những kỹ sư, công nhân kỹ thuật mới tốt nghiệp tại Đà Nẵng khó lòng đáp ứng hoàn hảo nhu cầu lao động kỹ thuật cao cho các doanh nghiệp,... Mặc khác, liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp vẫn còn lỏng lẻo trong việc xây dựng một chương trình đào tạo thực tế và thiết thực, để học viên được thực tập và trải nghiệm môi trường làm việc. Thứ tư, vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn, bất cập trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực của Đà Nẵng. Chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn nhiều hạn chế; trong đó tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập. Ngoài ra, hệ thống thông tin thị trường lao động chưa phản ánh khách quan, kịp thời, chưa dự báo được các biến động của thị trường. Thứ năm, nguồn lao động tại Đà Nẵng dồi dào nhưng thiếu nhân lực về quản lý điều hành, chuyên gia cao cấp. Nhân lực trong lĩnh vực du lịch, công nghệ thông tin còn thiếu lao động có tay nghề cao; các ngành công nghệ cao thành phố đang kêu gọi đầu tư có nhiều ngành mới dẫn đến khó khăn trong tuyển dụng của nhà đầu tư. Thống kê về nguồn nhân lực phục vụ trong các cơ quan hành chính và ngành nghề, có thể thấy đối tượng và cơ cấu ngành nghề thu hút đã phản ánh thực trạng thu hút hầu hết là sinh viên mới tốt nghiệp bậc đại học (961/1.269, chiếm 75,73%) mà chưa thu hút được nhiều người có chuyên môn cao hoặc dày dặn kinh nghiệm quản lý; cơ cấu ngành nghề tập trung nhiều các nhóm ngành xã hội, chưa thu hút được nhiều nhân lực có trình độ khoa học – công nghệ để đảm trách những công việc đòi hỏi hàm lượng kỹ thuật, chất xám cao. Tóm lại, Đà Nẵng đang rất thiếu hụt nguồn nhân lực để đáp ứng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chính vì vậy, việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại thành phố Đà Nẵng là cần thiết. 134 -
  7. 3. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0 tại thành phố Đà Nẵng hiện nay – Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối công tác phát triển nguồn nhân lực. Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị – xã hội trong việc thực hiện hướng đột phá phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao – coi đây là một trong những điều kiện thực hiện thắng lợi các hướng đột phá chiến lược về phát triển kinh tế – xã hội mà Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXII đề ra. Đà Nẵng cần có cơ chế, chính sách đẩy mạnh thu hút các chuyên gia, đặc biệt là chuyên gia đầu ngành, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước để tham gia các dự án hoạch nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của thành phố. Quan tâm xây dựng cơ sở dữ liệu về người tài, chuyên gia đầu ngành; đồng thời, xây dựng cơ chế đãi ngộ thích hợp để thu hút người tài. Hiện nay, lĩnh vực tư nhân với môi trường làm việc năng động, linh hoạt và chế độ tiền lương hấp dẫn… đang thu hút ngày càng nhiều nhân lực chất lượng cao từ khu vực công; trong đó, có cả những trường hợp là đối tượng thu hút. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho khu vực công trong việc thu hút, giữ chân người tài. Để việc thu hút nhân tài chất lượng cao phát huy hiệu quả tích cực trên thực tế, trong thời gian đến, bên cạnh việc triển khai thu hút theo quy định tại Nghị định số 140/2017/ NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ. Đà Nẵng cần mở rộng hình thức, đối tượng thu hút. Bên cạnh việc thu hút đối tượng đến làm việc lâu dài, hành phố Đà Nẵng bổ sung thu hút đối tượng chuyên gia có uy tín đến làm việc ngắn hạn hoặc bán thời gian tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc thành phố Đà Nẵng, nhằm tạo cơ chế cho các cơ quan, đơn vị chủ động trong việc đăng ký tiếp nhận đối tượng thu hút làm việc ngắn hạn hoặc bán thời gian phục vụ các chương trình, dự án nghiên cứu cụ thể của thành phố. Công tác thu hút người đến làm việc lâu dài được thực hiện cẩn trọng, có chọn lọc, chọn người có năng lực, có kinh nghiệm. – Nâng cao hiệu quả đào tạo của các trường đại học, cao đẳng Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội. Chú trọng xây dựng, triển khai sắp xếp mạng lưới đào tạo nguồn nhân, cả hai hệ thống đào tạo đại học và đào tạo nghề nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục chuyên nghiệp. Phối hợp với Đại học Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ, thủ tục đầu tư, xây dựng khu đô thị Đại học Đà Nẵng theo quy hoạch đã được phê duyệt; xúc tiến việc thành lập Trường Đại học Quốc tế thuộc Đại học Đà Nẵng và đề xuất thành lập Đại học Quốc gia Đà Nẵng. Ngoài ra, Đà Nẵng là thành phố có hệ thống giáo dục nghề nghiệp khá phát triển với 66 cơ - 135
  8. sở giáo dục nghề nghiệp đã góp phần nâng cao nguồn nhân lực cho thành phố và các địa phương trong cả nước (Lê Đức Thọ, Nguyễn Đoàn Quang Thọ, 2018). Vì vậy, Đà Nẵng cần chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Đẩy mạnh liên kết hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Đây là mối quan hệ hữu cơ, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển bền vững của cả hai bên. Chúng tôi mong muốn doanh nghiệp đồng hành với Nhà trường ngay từ khâu thiết kế chương trình, mở ngành đào tạo mới, đầu tư cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, cử chuyên gia hướng dẫn sinh viên thực hành để sớm tiếp cận công nghệ mới ngay trên giảng đường, rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và thực tiễn, giảm bớt thời gian, chi phí đào tạo lại để sinh viên khi ra trường có thể hòa nhập, thích ứng nhanh với môi trường sản xuất, kinh doanh hiện đại, chuyên nghiệp. Đẩy mạnh gắn kết hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ của các trường với việc phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp, trang bị được những kiến thức, kỹ năng thiết thực cho sinh viên, thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo, nghiên cứu và yêu cầu thực tiễn, đảm bảo nguồn nhân lực tại chỗ và đổi mới chính sách thu hút nhân lực, tạo động lực thu hút đầu tư, phát triển kinh tế tại địa phương. Khuyến khích các cơ sở đào tạo đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường liên kết đào tạo, đặc biệt là liên kết đào tạo cới các trường có chất lượng nước ngoài, các tập đoàn vừa đào tạo, vừa thực hành ở nước ngoài. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng ngắn hạn và chuyên sâu mang tính ứng dụng cao và giải quyết các vấn đề thực tiễn của Thành phố. Đối với bậc sau đại học, chỉ cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo sau đại học tại nước ngoài với điều kiện ngành nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố và yêu cầu quy hoạch đào tạo cán bộ. – Tập trung thống kê, dự báo thông tin thị trường lao động nhất là các ngành kinh tế mũi nhọn Rà soát lại các đề án phát triển nguồn nhân lực của thành phố để có sự điều chỉnh cho phù hợp; đồng thời triển khai tốt các đề án có tính chiến lược mới ban hành. Kiện toàn tổ chức của các cơ quan tham mưu cho thành phố về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, theo hướng chuyên nghiệp, tập trung về một đầu mối để triển khai đồng bộ xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng, đảm bảo vừa làm tốt công tác phát triển với sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây dựng đề án đào tạo cung ứng nhân lực ưu tiên trong các lĩnh vực mũi nhọn, tại địa chỉ có nhu cầu, như: Khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, các dự án đầu tư trọng điểm,… Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao khu vực công thành phố. Rà soát, điều chỉnh, bố trí lại những trường hợp có vị trí công tác chưa phù hợp với ngành nghề đào tạo, năng lực và sở trường. Phân luồng đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử 136 -
  9. dụng cán bộ để phát triển thành những chuyên gia, cán bộ đầu ngành trong tương lai. Xây dựng cơ chế đánh giá thành tích trên cơ sở hiệu quả công việc, vị trí việc làm để tạo động lực, khích lệ sức sáng tạo của đối tượng thu hút và học viên đào tạo. Khuyến khích nghiên cứu khoa học trong đội ngũ cán bộ. Trong quá trình phát triển của thành phố rất cần có những ý tưởng sáng tạo, những đóng góp xác đáng của các tầng lớp nhân dân, nhất là của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn đầu ngành, của các trí thức trên tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh. Như vậy, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại thành phố Đà Nẵng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài, cần có sự quan tâm đầu tư thích hợp, đặc biệt trong các lĩnh vực trọng tâm phát triển như công nghệ thông tin, công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao. Do đó, Đà Nẵng muốn trở thành một thành phố phát triển trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế thì phải phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Thời gian tới, Đà Nẵng cần xây dựng và triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0, tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn của thành phố. Thành phố cũng rà soát, hoàn thiện các chính sách nhập cư bảo đảm hài hòa, nhân văn; nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học đạt chuẩn quốc tế; cũng như thực hiện liên thông, minh bạch về thị trường lao động. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban Chấp hành Trung ương (2019). Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Hà Nội. Anh Cao (2020). Thành phố Đà Nẵng: Thực tiễn thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài trong khu vực công. https://www.moha.gov.vn Anh Tuấn (2019). Đà Nẵng tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. https://dangcongsan.vn. Cập nhật ngày 30/03/2019. Lê Đức Thọ & Nguyễn Huy Hợi (2019). Cách mạng công nghiệp 4.0 với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Lê Đức Thọ & Nguyễn Đoàn Quang Thọ (2019). Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở Đà Nẵng trong bối cảnh đổi mới và hội nhập. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia. Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông. Thu Trang (2017). Đà Nẵng – đổi mới đào tạo nguồn nhân lực để phát triển. https://tcnn.vn. Cập nhật ngày 17/06/2017. Đỗ Văn Tính (2020). Thị trường lao động và việc làm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. https:// tapchicongthuong.vn. Cập nhật ngày 03/10/2020. - 137
nguon tai.lieu . vn