Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO ĐÁP ỨNG CÁC NHU CẦU NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ Nguyễn Lê Đình Quý* TÓM TẮT Con người hay nguồn nhân lực luôn được xem là nhân tố then chốt, có tính quyết định đến mọi quá trình đổi mới và phát triển. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là hết sức cần thiết cho đất nước và đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh ngành kinh doanh nông nghiệp ngày càng phát triển thì nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao càng trở nên cấp bách. Bài viết phân tích tổng quan thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra các dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành kinh doanh nông nghiệp. Từ khóa: Nguồn nhân lực chất lượng cao, ngành kinh doanh nông nghiệp, nhu cầu doanh nghiệp, Việt Nam. 1. Tổng quan thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam Ở nước ta, thuật ngữ “nguồn nhân lực chất lượng cao” xuất hiện lần đầu tiên là trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X năm 2006. Trong Văn kiện khẳng định: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành”. Quan điểm này được cụ thể hóa thành những điểm mới trong Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, trong đó tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xem đó là bước đột phá nhằm sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, đồng thời tạo sự phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế. Trong cuốn sách “Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, GS.TS. Phạm Minh Hạc chú trọng đến “trình độ” và “năng lực” khi đưa ra quan niệm nguồn nhân lực chất lượng cao là: Đội ngũ nhân lực có trình độ và năng lực cao, là lực lượng xung kích tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng vào điều kiện nước ta, là hạt nhân đưa lĩnh vực của mình đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa được mở rộng theo kiểu “vết dầu loang”, bằng cách dẫn dắt những bộ phận có trình độ và năng lực thấp hơn đi lên với tốc độ nhanh. Còn theo GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn trong công trình “Nghiên cứu văn hóa con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI” đưa ra khái niệm “một nguồn nhân lực mới” * Trường Đại học FPT, Email: quynld@fe.edu.vn 65
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI để chỉ “lực lượng lao động có học vấn, có trình độ chuyên môn cao và nhất là có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất”. Ở đây, tác giả chỉ chú trọng đến học vấn và chuyên môn. Như vậy, khái niệm “nguồn nhân lực chất lượng cao” tại Việt Nam đã được nhiều học giả đưa ra và hiểu dưới nhiều góc độ tùy theo nhưng tiêu chí cụ thể đặt ra. Ở góc độ tổng hợp nhất, ta có thể hiểu như sau: Nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận lao động có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao hay có kỹ năng lao động giỏi, có năng lực sáng tạo, đồng thời phải có tác phong công nghiệp và đạo đức trong nghề nghiệp. Trong đó, hai đặc điểm chínhphản ánh chất lượng của nguồn nhân lực chính là trình độ đào tạo chuyên môn và nghề nghiệp. Trong Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 theo Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/04/2011, Chính phủ đã đặt ra các chỉ tiêu chủ yếu phát triển nhân lực thời kỳ 2011 - 2020 như sau: Bảng 1. Một số chỉ tiêu chủ yếu phát triển nhân lực thời kỳ 2011 - 2020 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 I. Nâng cao trí lực và kỹ năng lao động 1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 40 55 70 2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề (%) 25 40 55 3. Số sinh viên đại học, cao đẳng trên 10.000 dân (sinh viên) 200 300 400 4. Số trường dạy nghề đạt đẳng cấp quốc tế (trường) - 5 >10 5. Số trường đại học xuất sắc đạt trình độ quốc tế (trường) - - >4 6. Nhân lực có trình độ cao trong các lĩnh vực đột phá (người) - Quản lý nhà nước, hoạch định chính sách và luật quốc tế (người) 15.000 18.000 20.000 - Giảng viên đại học, cao đẳng 77.500 100.000 160.000 - Khoa học - công nghệ 40.000 60.000 100.000 - Y tế, chăm sóc sức khỏe 60.000 70.000 80.000 - Tài chính - ngân hang 70.000 100.000 120.000 - Công nghệ thông tin 180.000 350.000 550.000 II. Nâng cao thể lực 1. Tuổi thọ trung bình (năm) 73 74 75 2. Chiều cao trung bình thanh niên (mét) > 1,61 > 1,63 > 1,65 3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (%) 17,5 < 10
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Thống kê nguồn nhân lực của Việt Nam qua đào tạo và phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cho thấy điểm chung là tỷ lệ lao động qua đào tạo mặc dù có xu hướng tăng lên, nhưng hiện vẫn chiếm một tỷ lệ khá thấp, xấp xỉ 20% lực lượng lao động. Bảng 2. Thống kê tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật từ 2012 - 2016 Đơn vị tính: % Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Trình độ Chưa đào tạo 83,4 82,1 81,8 80,1 79,4 Đã đào tạo 16,6 17,9 18,2 19,9 20,6 Trong đó: - Dạy nghề 4,7 5,3 4,9 5,0 5,0 - Trung cấp 3,6 3,7 3,7 3,9 3,9 - Cao đẳng 1,9 2,0 2,1 2,5 2,7 - Đại học trở lên 6,4 6,9 7,6 8,5 9,0 Nguồn: Tổng cục Thống kê Bảng 2 cho thấy, người lao động Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ rất lớn (hơn 80%), mặc dù tỷ lệ này đang có xu hướng giảm qua các năm trong giai đoạn 2012 - 2016. Điều này phản ánh thực trạng đáng báo động của nguồn nhân lực tuy đông đảo nhưng lại yếu kém về chuyên môn. Đây thực sự là trở ngại lớn cho lao động Việt Nam khi tham gia vào thị trường lao động chung của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Bên cạnh đó, trong cơ cấu trình độ qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, lực lượng lao động qua đào tạo của Việt Nam ở trình độ Đại học trở lên lại chiếm tỷ lệ cao so với lao động dạy nghề, trung cấp hoặc cao đẳng. Điều này dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” đồng thời còn gây ra sự lãng phí nguồn lực xã hội cho đào tạo cũng như tạo ra sự phi hiệu quả trong sử dụng nguồn nhân lực. Trong bối cảnh đó, ngành kinh doanh nông nghiệp được định nghĩa là bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến sản xuất và phân phối đầu vào nông nghiệp, quá trình sản xuất, chế biến và tổ chức tiêu thụ. Ngành kinh doanh nông nghiệp đang có nhiều dấu hiệu tích cực với đà tăng trưởng tốt và đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển bền vững tại Việt Nam. Do vậy, sinh viên ngành này sau khi tốt nghiệp sẽ cần có được hệ thống kiến thức tổng quát từ sản xuất đến tiêu thụ, góp phần giải quyết thực trạng hiện naycủa nền nông nghiệp Việt Nam nói chung, của Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng nói riêng. 67
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 2. Định hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành kinh doanh nông nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 2.1. Định hướng chiến lược phát triển Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021, ban hành kèm theo Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ, đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu cần tập trung chỉ đạo điều hành, trong đó có nhiệm vụ Tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Chính phủ phải quyết liệt thực hiện tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế và tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực theo hướng tăng cường đổi mới, sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh; xây dựng nền kinh tế năng động, hiệu quả, hội nhập sâu rộng vào quá trình toàn cầu hóa. Một số giải pháp cụ thể được Chính phủ đưa ra bao gồm: đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp và xây dựng, từng bước tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ. Trong Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 (Quyết định 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014), Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển, gồm: (i) ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo; (ii) ngành Điện tử và viễn thông; và (iii) ngành Năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Đồng thời, Chiến lược cũng định hướng quy hoạch không gian theo các cùng lãnh thổ sẽ bao gồm vùng công nghiệp lõi và vùng công nghiệp đệm, trong đó các địa phương thuộc vùng lõi  gồm 4 vùng kinh tế trọng điểm và 5 khu kinh tế biển được ưu tiên phát triển. 2.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao a) Nhóm giải pháp về cơ chế, thể chế Hệ thống cơ chế, chính sách đóng vai trò rất quan trọng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, tạo động lực thúc đẩy hoặc tạo lực cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng. Trên thực tế, những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách mới có tác động tích cực đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các chính sách đó đã bộc lộ không ít những hạn chế, bất cập, dẫn đến hiệu quả mang lại chưa tương xứng. Do đó, để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có hiệu quả đòi hỏi Chính phủ cần phải thường xuyên điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi 68
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI cho việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo động lực cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải được thực hiện đồng bộ trên nhiều phương diện, như: giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, môi trường làm việc, chính sách việc làm, thu nhập, an sinh xã hội, bảo hiểm, bảo trợ xã hội, chăm sóc sức khỏe, chính sách phát triển thị trường lao động, các điều kiện nhà ở, sinh sống, định cư,... Trong đó, trước hết cần coi trọng việc tạo lập các cơ chế, chính sách thu hút, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc đổi mới chính sách tuyển dụng, bố trí sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao cần phải được triển khai theo hướng công khai, công tâm, khách quan, chính xác, dựa trên cơ sở phẩm chất và năng lực thực chất. Đặc biệt, các nhà lãnh đạo, quản lý cần mạnh dạn sử dụng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao; lôi cuốn họ nỗ lực thực hành những kiến thức, chuyên môn đã được tích lũy, được đào tạo thông qua những chính sách sử dụng hợp lý. Các cơ chế, chính sách được ban hành cần phải: (i) tạo sự đột phá về đãi ngộ, tôn vinh nguồn nhân lực chất lượng cao, thực hiện chính sách tiền lương linh hoạt theo tiêu chí tài năng và hiệu quả đóng góp, đồng thời tạo dựng môi trường làm việc thuận lợi và cơ hội thăng tiến để tạo động lực, kích thích, khuyến khích họ lao động sáng tạo và hiệu quả; (ii) bảo đảm đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện làm việc, nghiên cứu cho những nhà khoa học, những tài năng trẻ; (iii) thường xuyên tôn vinh nhân tài đi kèm với cơ chế khuyến khích về lợi ích vật chất đối với những người có cống hiến mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Mặt khác, Nhà nước cần tiếp tục đổi mới thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý từ Trung ương đến địa phương nhằm tạo môi trường thuận lợi phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích phát triển thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao; thị trường và sản phẩm khoa học - công nghệ theo hướng hội nhập, xây dựng môi trường pháp lý cho phát triển các ngành, nghề kinh doanh mới ở Việt Nam đang bắt đầu nảy sinh từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Đảng ta đã xác định: “Hoàn thiện thể chế về phát triển, ứng dụng khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao”. b) Nhóm giải pháp về giáo dục và đào tạo Đây là nhiệm vụ then chốt, giải pháp trọng yếu để xây dựng, phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành kinh doanh nông nghiệp nói riêng đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nói chung và trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 nói riêng. Theo đó, Chính phủ cần tập trung xây dựng các nhóm giải pháp về giáo dục và đào tạo cụ thể như sau: 69
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI - Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng mở, hội nhập, thúc đẩy phân tầng, phân luồng, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống giáo dục, nhất là giáo dục đại học và dạy nghề; khắc phục các bất hợp lý về quy mô đào tạo, cơ cấu trình độ ngành, nghề và cơ cấu vùng, miền; gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ; chú trọng hơn nữa phát triển ngành tự động hóa, đầu tư cho các nhóm nghiên cứu sâu về các lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, thông tin vệ tinh, số hóa, năng lượng mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học và sự tích hợp giữa chúng.  - Xác định đúng khả năng và nhu cầu đào tạo, tăng cường chất lượng công tác lập kế hoạch, dự báo thường xuyên và cung cấp thông tin về nhu cầu nhân lực của xã hội, nhất là nhu cầu của các doanh nghiệp, các địa phương,... nhằm điều tiết quy mô, cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo cho phù hợp; thực hiện tốt cơ chế, chính sách, pháp luật về phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ; coi trọng đào tạo đại học và trên đại học, cao đẳng và dạy nghề theo chuẩn khu vực và quốc tế; tạo chuyển biến nhanh và rõ nét trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành kinh doanh nông nghiệp đang có tiềm năng, lợi thế; đẩy mạnh xã hội hóa, giao quyền tự chủ cho các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề công lập, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề. - Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp, hình thức dạy học bậc đại học, nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ giảng viên đại học; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có tài năng và kinh nghiệm của nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, tiếp tục gửi sinh viên Việt Nam ra nước ngoài học tập, đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện kết hợp giữa chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước với huy động các nguồn lực xã hội, đồng thời kêu gọi đầu tư nước ngoài, thu hút các trường đại học và chương trình đào tạo quốc tế ngành kinh doanh nông nghiệp vào Việt Nam hoạt động. 70
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Trinh, Nguyễn Thế Chinh, Nguyễn Hoàng Trí, Nguyễn Văn Minh, Dương Mạnh Hùng, (2001), Mô hình Input-Output và những ứng dụng cụ thế trong phân tích, dự bảo kinh tế và môi trường, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 2. Chính phủ, (2011), Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực giai đoạn 2011 - 2020. 3. Chính phủ, (2014), Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 về phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. 4. Chính phủ, (2016), Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 18/11/2016 về việc Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021. 5. Cục Việc làm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, (2016), Dự báo xu hướng việc làm năm 2016. 6. Cục Việc làm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, (2015). Báo cáo xu hướng việc làm Việt Nam 2012 - 2015 7. Đinh Văn Ân, Nguyễn Thị Tuệ Anh Tăng, (2006), Tăng trưởng năng suất lao động Việt Nam 16 năm (1991 - 2006) từ góc độ đóng góp của các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành. 8. http://laodongxahoi.net/mot-so-giai-phap-nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc- viet-nam-trong-boi-canh-hoi-nhap-1304507.html 9. http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2018/50924/Phat- trien-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-o-nuoc-ta-truoc.aspx 10. Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO, (2010), Mô hình Kinh tế lượng về những xu hướng: Điểm lại phương pháp luận. (Geneva, ILO, 2010). http://www.ilo.org/trends. 11. Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân, (2003), Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động Vỉêt Nam, Sách tham khảo, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. 12. Nguyễn Thị Lan Hương, (2002), Thị trường lao động Việt Nam: Định hướng và phát triển, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội. 13. Phạm Đức Tiến, (2016), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình Việt Nam hội nhập quốc tế, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 14. Phạm Minh Hạc, (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 71
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 15. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), (2015). Cộng đồng ASEAN 2015 quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn. 16. Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO, (2014), Xu hướng việc làm toàn cầu 2014. 17. Tổng cục Thống kê, (2015), Báo cáo Điều tra lao động việc làm 2012 - 2015. 18. Tổng cục thống kê, (2015), Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội năm 2012- 2015. 19. Viện Khoa học Lao động và Xã hội, (2009), Lao động - Việc làm trong thời kỳ hội nhập, Nhà xuất bản Lao động Xã hội. 20. Viện Khoa học Lao động và Xã hội, (2010), Dự báo quan hệ giữa đầu tư tăng trưởng với việc làm, năng suất lao động và thu nhập của người lao động đến năm 2020, Hà Nội. 72
nguon tai.lieu . vn