Xem mẫu

  1. Phát triển ngành hàng lúa gạo tại Việt Nam Đào Thị Bích Thủy Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN 1. MỞ ĐẦU Lúa gạo là ngành hàng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp và có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam. Sự phát triển của ngành lúa gạo một mặt góp phần cho đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và mặt khác đóng góp một tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu hàng hóa nông sản. Từ năm 1989 Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo và đến nay luôn duy trì là 1 trong 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Trong giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt chiếm từ 64-68%. Lúa gạo chiếm vị thế cao nhất trong ngành trồng trọt, với diện tích đất trồng lúa chiếm trên 50% tổng diện tích gieo trồng các loại cây. Ở Việt Nam, mặc dù diện tích đất trồng lúa có ở khắp các vùng miền trên cả nước song chủ yếu tập trung vào các khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Tùy thuộc theo điều kiện tự nhiên về khí hậu và đất đai, các vùng miền có thể canh tác từ 2 đến 3 vụ lúa trong một năm. Đồng bằng sông Hồng có hai vụ lúa chính là vụ lúa chiêm xuân và vụ lúa mùa. Khu vực đồng bằng ven biển Trung Bộ mỗi năm có ba vụ lúa chính là vụ Thu Hè, vụ Đông Xuân và vụ Mùa. Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu cận nhiệt đới rất thuận lợi, mỗi năm có hai vụ lúa chính là vụ Chiêm và vụ Mùa và ngoài ra còn có thêm một vụ lúa nữa là vụ Hè Thu (https://khogaomientay.com/co-bao-nhieu-vu-lua-mot-nam-va-thoi-gian- moi-vu-o-nuoc-ta.html). Thực trạng phát triển ngành sản xuất lúa gạo được đánh giá trên các góc độ về diện tích đất trồng, sản lượng, năng suất lúa và hiệu quả sử dụng đất trên cả nước và theo vùng miền. 2. THỰC TRẠNG TRÊN CẢ NƯỚC Tính trong giai đoạn 1995-2020, diện tích đất trồng lúa trên cả nước có gia tăng, mặc dù không đáng kể với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 0,31%. Quan sát diễn biến cụ thể hàng năm có thể thấy diện tích đất trồng 321
  2. biến động lên xuống theo 4 thời kỳ. Thời kỳ 1995-2000, diện tích đất trồng lúa tăng với tốc độ bình quân hàng năm ở mức 2,54%/năm; thời kỳ 2001- 2007 diện tích đất trồng giảm với tốc độ bình quân 0,9%/năm; thời kỳ 2008- 2013, diện tích đất trồng tăng với tốc độ bình quân 1,59%/năm và đạt đỉnh cao nhất ở mức 7,9 triệu ha vào năm 2013 và thời kỳ 2014-2020 diện tích đất trồng giảm với tốc độ bình quân 1,16%/năm. Năm 2020 diện tích đất trồng lúa của cả mước là 7,28 triệu ha và được dự tính tiếp tục giảm. Lý giải cho sự sụt giảm mạnh diện tích đất trồng lúa trong những năm gần đây là bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan. Thứ nhất là do biến đổi khí hậu và nước biển dâng (https://2075.com.vn/giai-phap-khoa-hoc-cong- nghe-trong-hoat-dong-san-xuat-lua-gao). Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng cao không những gây ra ngập lụt mà còn làm mất đất trồng lúa ở các vựa lúa quan trọng như Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh duyên hải miền Trung. Bên cạnh đó, nước biển dâng còn gây ra sự nhiễm mặn, làm giảm hệ số sử dụng đất và ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng và chất lượng lúa. Biến đổi khi hậu đi kèm với sự gia tăng nhiệt độ kéo dài làm giảm độ ẩm của đất, gây hạn hán làm giảm diện tích đất trồng. Một số vùng ở miền núi phía Bắc và duyên hải miền Trung là những vùng chịu tác động nặng nề nhất của hạn hán. Thứ hai là cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đất trồng lúa ngày càng giảm do phải dành diện tích cho phát triển công nghiệp, kết cấu hạ tầng và đô thị hóa (http://agro.gov.vn/vn/tID15248_Moi-nam-dien-tich-trong-lua-cua-Viet- Nam-bi-thu-hep-59000ha.html). Thứ ba là do sự chuyển đổi đất trồng khi một phần đất trồng lúa kém hiệu quả được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản và cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Hình 1. Diện tích đất trồng lúa trên cả nước giai đoạn 1995-2020 (Đơn vị: nghìn ha) (Nguồn: Tổng cục Thống kê) 322
  3. Trong giai đoạn 1995-2020, sản lượng lúa của cả nước tăng với tốc độ bình quân hàng năm là 2,23%. Năm 1995, sản lượng lúa của cả nước chỉ là 24,96 triệu tấn nhưng đến năm 2015 đã đạt mức cao nhất là 45,09 triệu tấn. Năm 2020 sản lượng lúa đạt mức 42,76 triệu tấn. Tăng trưởng trong sản lượng lúa được quyết định bởi sự gia tăng trong diện tích đất trồng và gia tăng trong năng suất lúa (được tính theo giá trị sản lượng lúa trên một đơn vị diện tích đất trồng). Trong giai đoạn này năng suất lúa được ghi nhận tăng với tốc độ bình quân hàng năm ở mức 1,9%. Với sự tăng trưởng trong năng suất lúa cao hơn gấp 6,1 lần so với tốc độ tăng trưởng của diện tích đất trồng, năng suất lúa đã trở thành yếu tố chủ chốt quyết định tăng trưởng của sản lượng lúa. Nhìn chung, tăng trưởng trong năng suất lúa đóng góp khoảng 86% và tăng trưởng trong diện tích đất trồng đóng góp khoảng 14% vào tăng trưởng trong sản lượng lúa trong giai đoạn này. Hình 2. Sản lượng lúa trên cả nước giai đoạn 1995-2020 (Đơn vị: nghìn tấn) (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Diện tích đất trồng là có giới hạn, do vậy tăng trưởng bền vững trong sản lượng lúa hoàn toàn phụ thuộc vào sự gia tăng trong năng suất lúa. Năng suất lúa trải nghiệm gia tăng theo thời gian và đến năm 2020, năng suất lúa đạt mức 58,7 tạ/ha, bằng 1,6 lần so với năm 1995. Tính đặc thù của việc trồng lúa phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết với những năm có thời tiết thuận lợi đạt được năng suất cao trong khi những năm có thiên tai, hạn hán hay lũ lụt gây ra mất mùa và sụt giảm trong năng suất. Tuy nhiên chiều hướng gia tăng rõ ràng của năng suất lúa trong giai đoạn này là thành quả 323
  4. của việc ứng dụng khoa học công nghệ và những tiến bộ trong sản xuất lúa. Ngành nông nghiệp khuyến khích cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ vào quá trình sản xuất từ khâu làm đất, chăm sóc, thu hoạch đến bảo quản và chế biến nông sản. Theo Bộ NN & PTNT, mức độ cơ giới hóa trong nông nghiệp ngày càng cao ở các khâu trước và sau thu hoạch. Tại thời điểm năm 2020, tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất cây nông nghiệp đạt 94%, khâu gieo, trồng đạt 42%, khâu chăm sóc đạt 77%, khâu thu hoạch lúa đạt 65% (http://consosukien.vn/day-manh-co-gioi-hoa-nong-nghiep.htm). Hình 3. Năng suất lúa trên cả nước giai đoạn 1995-2020 (Đơn vị: tạ/ha) (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Để tạo thuận lợi cho các hộ canh tác, áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp, chính sách dồn điền đổi thửa được thực hiện. Dồn điền đổi thửa cho phép các hộ nông dân dồn ruộng đất từ các ô thửa nhỏ thành các thửa ruộng lớn. Điều này thay đổi nền sản xuất nông nghiệp manh mún, từ đó tạo tiền đề phát triển việc sản xuất thống nhất, quy mô lớn. Bên cạnh đó các chính sách tập trung đất đai nhằm xây dựng và phát triển các vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao được đẩy mạnh. Đầu tư vào kết cấu hạ tầng nông nghiệp, đặc biệt vào thủy lợi được chú trọng. Đáng chú ý nhất là các hoạt động nghiên cứu giống cây trồng mới được thực hiện đã góp phần xây dựng và phát triển bộ cơ cấu giống lúa gồm các giống đạt năng suất, chất lượng cao, phù hợp với từng điều kiện sản xuất, thời tiết để làm căn cứ cho các địa phương lựa chọn, đưa vào gieo trồng. Bênh cạnh những chính sách chung của cả nước, một số các địa phương đã xây dựng 324
  5. cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng và qua đó đã khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chọn tạo, phát triển sản xuất và kinh doanh giống cây trồng nhằm tạo ra bộ giống đa dạng áp dụng vào sản xuất (https://baothanhhoa.vn/kinh-te/khuyen- khich-cac-thanh-phan-kinh-te-dau-tu-san-xuat-giong-cay- trong/139760.htm). Phân tích theo 4 thời kỳ của biến động diện tích đất trồng lúa có thể thấy tốc độ tăng trưởng của sản lượng lúa bình quân hàng năm tương ứng là 5,43%, 1,48%, 3,48% và -0,39%. Như vậy trong 3 thời kỳ đầu sản lượng lúa gia tăng nhưng trong thời kỳ cuối thì sản lượng lúa có xu hướng giảm. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của năng suất lúa trong 4 thời kỳ tương ứng là 2,82%, 2,38%, 1,87% và 0,78%. Có ba nhận xét được rút ra ở đây. Thứ nhất, một điểm đáng quan ngại là tốc độ tăng trưởng của năng suất lúa đang có xu hướng giảm theo thời gian, thể hiện ở sự sụt giảm liên tục qua 4 thời kỳ. Thứ hai, trong hai thời kỳ có diện tích đất trồng giảm thì ở thời kỳ 2001-2007, do năng suất lúa tăng mạnh hơn so với tốc độ giảm của diện tích đất trồng nên đã giúp sản lượng lúa vẫn tăng. Tuy nhiên ở thời kỳ 2014-2020, tốc độ tăng trưởng của năng suất lúa đã giảm so với trước trong khi diện tích đất trồng giảm mạnh hơn làm cho sản lượng lúa giảm. Thứ ba, đóng góp của tăng trưởng năng suất lúa đến tăng trưởng sản lượng lúa là mạnh nhất vào các thời kỳ có diện tích đất trồng giảm. Khi đó để giữ cho sản lượng gia tăng hoặc không bị giảm sâu thì tăng trưởng của năng suất đóng vai trò quyết định. Bảng 1. Tăng trưởng và đóng góp vào tăng trưởng sản lượng lúa trên cả nước giai đoạn 1995-2020 (Đơn vị: %) Thời kỳ Tăng Tăng Tăng Đóng góp vào tăng trưởng trưởng trưởng trưởng sản lượng lúa của sản của diện của năng Diện tích Năng lượng lúa tích đất suất lúa đất trồng suất lúa trồng 1995-2000 5,45 2,54 2,82 47 52 2001-2007 1,48 -0,90 2,38 -61 161 2008-2013 3,48 1,59 1,87 46 54 2014-2020 -0,39 -1,16 0,78 -297 200 (Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng cục Thống kê) 325
  6. 3. THỰC TRẠNG THEO VÙNG MIỀN Theo cơ cấu vùng miền, Đồng bằng sông Cửu Long được coi là vựa lúa lớn nhất của cả nước, chiếm tỷ trọng 52,3% diện tích đất trồng lúa và đóng góp 53,4% sản lượng lúa của cả nước. Tiếp đến, mặc dù chỉ đứng thứ 3 trong diện tích đất trồng (tỷ trọng 15,6%), song Đồng bằng sông Hồng đứng thứ 2 về đóng góp sản lượng lúa của cả nước với tỷ trọng 17,7%. Kế tiếp là các vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Giai đoạn 1995-2020 chứng kiến những biến động trong diện tích đất trồng với những vùng miền có sự gia tăng song cũng có những vùng miền có sự sụt giảm. Trong số những vùng miền có sự gia tăng trong diện tích đất trồng, Tây Nguyên trải nghiệm tăng trưởng mạnh nhất với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 1,5%. Tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long với tốc độ 0,92% bình quân hàng năm và ở Trung du và miền núi phía Bắc tốc độ tăng bình quân hàng năm là 0,34%. Vùng có diện tích đất trồng giảm mạnh nhất là Đông Nam Bộ với tốc độ giảm bình quân là 1,11%/năm. Trong khi đó vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có sự sụt giảm trong diện tích đất trồng với tốc độ giảm bình quân hàng năm tương ứng là 0,91% và 0,12%. Mặc dù có biến động về diện tích đất trồng song tất cả các vùng miền trên cả nước đều ghi nhận tăng trưởng trong sản lượng lúa ở các mức độ khác nhau. Với tốc độ tăng bình quân hàng năm ở mức 5,23%, Tây Nguyên đạt tăng trưởng về sản lượng cao nhất, tiếp đến là Trung du và miền núi phía Bắc (2,92%/ năm), Đồng bằng sông Cửu Long (2,62%/năm), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (2,32%/năm), Đông Nam Bộ (1,71%/năm) và cuối cùng là Đồng bằng sông Hồng (0,67%/năm). 326
  7. (a) (b) Hình 4. Cơ cấu diện tích sử dụng đất (a) và cơ cấu sản lượng (b) lúa gạo theo vùng miền giai đoạn 1995-2020 (Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng cục Thống kê) Diễn biến về năng suất lúa giữa các vùng miền qua các năm được trình bày trong Bảng 2. Có thể rút ra hai quan sát từ số liệu này. Thứ nhất, hai vựa lúa chính của cả nước là Đông bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng thuộc tốp đầu về năng suất lúa. Trong giai đoạn 1995-2020, với mức bình quân hàng năm là 55,89 tạ/ha, Đồng bằng Sông Hồng có năng suất lúa cao nhất của cả nước. Đứng thứ hai là Đồng bằng sông Cửu Long với mức 50,83 tạ/ha, và thứ ba là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với mức 48,03 tạ/ha. Kế tiếp là Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên với mức tương ứng là 42,69 tạ/ha và 42,42 tạ/ha và cuối cùng là Đông Nam Bộ với mức 40,67 tạ/ha. Thứ hai, mặc dù tất cả các vùng miền đều trải nghiệm tăng trưởng dương về năng suất lúa, song có sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng giữa các vùng miền với những vùng miền thuộc tốp dưới về năng suất lúa có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với những vùng miền thuộc tốp có năng suất lúa cao. Ở tốp đầu Tây Nguyên đạt tốc độ tăng trưởng trong năng suất lúa cao nhất ở mức bình quân 3,62%/năm. Ở tốp 327
  8. giữa, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tương ứng là 2,87%, 2,57% và 2,4%. Ở tốp cuối Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tương ứng là 1,67% và 1,59%. Có thể nhận thấy những vùng miền có năng suất lúa càng thấp thì trải nghiệm tăng trưởng về năng suất lúa càng cao. Đây là một bằng chứng cho thấy sự bắt kịp về năng suất lúa giữa các vùng miền và là tín hiệu cho thấy có sự thu hẹp dần về lợi thế cạnh tranh trong sản xuất lúa giữa các vùng miền. Những khác biệt trong điều kiện tự nhiên như khí hậu, thổ nhưỡng đã dần được khắc phục bởi ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như chọn giống cây trồng. Điển hình nhất là Tây Nguyên. Xuất phát điểm năm 1995, Tây Nguyên có năng suất lúa thấp nhất ở mức 24,8 tạ/ha chỉ bằng 0,59 lần so với năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng về năng suất lúa cao nhất, Tây Nguyên đang thu hẹp dần khoảng cách với vùng miền có năng suất lúa cao. Năm 2020, năng suất lúa của Tây Nguyên đã bằng 0,93 lần so với năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng. Tăng trưởng diện tích đất trồng và năng suất lúa quyết định tăng trưởng sản lượng lúa. Trong giai đoạn 1995-2020, khu vực Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích đất trồng lúa bị thu hẹp song sản lượng lúa vẫn tăng do tăng trưởng của năng suất lúa đem lại. Đây cũng là các khu vực có tỷ trọng đóng góp của tăng trưởng năng suất lúa vào tăng trưởng sản lượng lúa cao nhất của cả nước. Tiếp đến là các khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và cuối cùng là Đồng bằng sông Cửu Long. 328
  9. Bảng 2. Năng suất lúa gạo theo vùng miền Năm Đồng bằng sông Trung du và miền Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Hồng núi phía Bắc Duyên hải miền Cửu Long Trung Giá trị Tốc độ Giá trị Tốc độ Giá trị Tốc độ Giá trị Tốc độ Giá trị Tốc độ Giá trị Tốc độ tạ/ha tăng % tạ/ha tăng % tạ/ha tăng % tạ/ha tăng % tạ/ha tăng % tạ/ha tăng % 1995 42,1 27,3 32,4 24,8 26,6 40,2 1996 44,9 6,7 29,1 6,6 32,5 0,3 27,4 10,5 26,6 0 40,1 -0,3 1997 46,5 3,6 31 6,5 36,4 12 28,6 4,4 28,6 7,5 39,8 -0,8 1998 49 5,4 31,4 1,3 35,4 -2,8 26,5 -7,3 28,8 0,7 40,7 2,3 1999 52,4 6,9 34,2 8,9 38,7 9,3 30,9 16,6 28,9 0,4 40,9 0,5 2000 53,6 2,3 35,9 5,0 40 3,4 33,2 7,4 30,3 4,8 42,3 3,4 2001 52,8 -1,5 38,6 7,5 41,5 3,8 35,7 7,5 31,7 4,6 42,2 -0,2 2002 55,8 5,7 40,3 4,4 43,8 5,5 32,5 -9,0 33,1 4,4 46,2 9,5 2003 54,4 -2,5 41,9 4,0 45,7 4,3 38,6 18,8 35,1 6,0 46,3 0,2 2004 57,2 5,2 42,8 2,2 47,8 4,6 39,5 2,3 36,2 3,1 48,7 5,2 2005 53,9 -5,8 43,3 1,2 46,7 -2,3 37,3 -5,6 38 5,0 50,4 3,5 2006 57,4 6,5 43,9 1,4 49,3 5,6 42,6 14,2 38 0 48,3 -4,2 2007 56,1 -2,3 43 -2,1 48,5 -1,6 42,2 -0,9 41,3 8,7 50,7 5,0 2008 58,9 5,0 44,1 2,6 50,5 4,1 44,3 5,0 42,8 3,6 53,6 5,7 2009 58,8 -0,2 45,5 3,2 51,1 1,2 46,3 4,5 43,8 2,3 53 -1,1 2010 59,2 0,7 46,3 1,8 50,7 -0,8 47,8 3,2 44,8 2,3 54,7 3,2 2011 60,9 2,9 47,7 3,0 53,2 4,9 47,6 -0,4 46,4 3,6 56,8 3,8 329
  10. 2012 60,4 -0,8 48,2 1,05 54,4 2,3 49,6 4,2 47,5 2,4 58,1 2,3 2013 58,9 -2,5 47,4 -1,7 53,6 -1,5 49,5 -0,2 48 1,1 57,6 -0,9 2014 60,2 2,2 48,5 2,3 56,6 5,6 52,4 5,9 49,4 2,9 59,4 3,1 2015 60,6 0,7 48,8 0,6 56,2 -0,7 50,9 -2,9 50,4 2,0 59,5 0,2 2016 59,8 -1,3 49,9 2,3 56,3 0,2 50,3 -1,2 50,6 0,4 56,2 -5,6 2017 56,8 -5,0 49,1 -1,6 55,8 -0,9 54,1 7,6 51,4 1,6 56,4 0,4 2018 60,5 6,5 50,3 2,4 57,2 2,5 56,2 3,9 52,5 2,1 59,7 5,9 2019 60,6 0,2 50,4 0,2 56,8 -0,7 56,9 1,3 53 1,0 59,7 0 2020 61,4 1,3 51 1,2 57,8 1,8 57,3 0,7 53,7 1,3 60,1 0,7 Bình 55,89 1,59 42,69 2,57 48,03 2,4 42,42 3,62 40,67 2,87 50,83 1,67 quân (Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng cục Thống kê) 330
  11. Bảng 3. Tăng trưởng và đóng góp vào tăng trưởng sản lượng lúa theo vùng miền giai đoạn 1995-2020 (Đơn vị: %) Tăng trưởng Tăng trưởng Tăng trưởng Đóng góp vào tăng Vùng miền của sản của diện tích của năng trưởng sản lượng lượng lúa đất trồng suất lúa lúa Diện tích Năng đất trồng suất lúa Đồng bằng 0,67 -0,91 1,59 -136 237 sông Hồng Trung du và 2,92 0,34 2,57 12 88 miền núi phía Bắc Bắc Trung Bộ 2,32 -0,12 2,40 -5 103 và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên 5,23 1,50 3,62 29 69 Đông Nam Bộ 1,71 -1,11 2,87 -65 168 Đồng bằng 2,62 0,92 1,67 35 64 sông Cửu Long (Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng cục Thống kê) 4. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA Sản lượng lúa phụ thuộc vào yếu tố đầu vào chính là diện tích đất trồng. Hiệu quả sử dụng đất trồng được đo bằng hệ số co dãn của sản lượng lúa theo diện tích đất trồng theo công thức = (%∆ )/(%∆ ) (1) Trong đó: Y là sản lượng và X là diện tích đất trồng. Hệ số E sẽ cho thấy 1% tăng trong diện tích đất trồng dẫn đến bao nhiêu % tăng trong sản lượng. Hệ số E có giá trị càng cao thì hiệu quả của việc sử dụng đất trồng càng lớn. Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng lúa giữa các vùng miền, nghiên cứu định lượng được thực hiện ở cấp độ địa phương với 63 tỉnh/thành của cả nước trong thời kỳ từ 1995 đến 2020. Phương trình hồi quy được xác định , = + , + , + , + , 331
  12. + , + , + + + , (2) Trong đó: chỉ số i chỉ đến tỉnh/thành và t chỉ đến thời gian tính bằng năm. Biến phụ thuộc Sản lượng lúa LNY: được tính bằng logarit tự nhiên của sản lượng lúa. Số liệu cho sản lượng lúa của từng tỉnh/thành qua các năm được lấy từ dữ liệu của Tổng cục Thống kê. Biến độc lập Diện tích đất trồng LNX: được tính bằng logarit tự nhiên của diện tích đất trồng. Số liệu cho diện tích đất trồng của từng tỉnh thành qua các năm được lấy từ dữ liệu của Tổng cục Thống kê. Hệ số mô tả hiệu quả sử dụng đất khi cho thấy nếu diện tích đất trồng tăng 1% thì sẽ dẫn đến % tăng trong sản lượng. Các biến giả được đưa vào mô hình để tính đến sự khác biệt giữa các vùng miền Biến giả DUMSH có giá trị bằng 1 nếu là Đồng bằng sông Hồng và bằng 0 nếu là khu vực khác. Biến giả DUMNB có giá trị bằng 1 nếu là Trung du và miền núi phía Bắc và bằng 0 nếu là khu vực khác. Biến giả DUMMT có giá trị bằng 1 nếu là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và bằng 0 nếu là khu vực khác. Biến giả DUMDN có giá trị bằng 1 nếu là Đông Nam Bộ và bằng 0 nếu là khu vực khác. Biến giả DUMCL có giá trị bằng 1 nếu là Đồng bằng sông Cửu Long và bằng 0 nếu là khu vực khác. Dữ liệu của 63 tỉnh được thu thập trong cùng thời kỳ, tạo nên dữ liệu bảng cân đối mạnh. Phân tích hồi quy dữ liệu bảng được thực hiện với chương trình Stata. Hai mô hình tác động cố định (fixed efect) và tác động ngẫu nhiên (random efect) được thử nghiệm và kiểm định Hausman cho 332
  13. thấy hệ số Chi-square là 180,73 (p-value = 0.000) hay có nghĩa mô hình tác động cố định là thích hợp hơn. Bước tiếp theo các kiểm định chẩn đoán cho thấy số liệu bảng có hiện tượng tương quan đồng thời (phụ thuộc chéo của sai số), khác biệt phương sai và tương quan chuỗi (tự tương quan của sai số). Để khắc phục các hiện tượng này, Torres-Reyna (2007) đề xuất sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát. Kết quả hồi quy được trình bày trong Bảng 4. Bảng 4. Hiệu quả sử dụng đất trồng đến sản lượng lúa theo vùng miền (Biến phụ thuộc: LNY: Sản lượng lúa) Biến độc lập Hệ số p-value LNX: Diện tích đất trồng 1.053 0.000 DUMSH 0.058 0.000 DUMNB 0.005 0.184 DUMMT 0.032 0.000 DUMDN -0.023 0.000 DUMCL 0.017 0.000 CONSTANT 0.843 0.000 Số lượng quan sát: 1611 (Nguồn: Tính toán của tác giả từ kết quả hồi quy) Bảng kết quả hồi quy cho thấy ngoại trừ biến giả DUMNB, tất cả các biến độc lập đều có tác động đến biến phụ thuộc. Từ kết quả này ta có thể thấy Đồng bằng sông Hồng có hiệu quả sử dụng đất cao nhất với 1% tăng trong diện tích đất trồng dẫn đến 1,11% tăng trong sản lượng lúa. Tiếp đến là khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung khi sản lượng lúa tăng 1,08% từ 1% tăng trong diện tích đất trồng. Đứng thứ ba là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với hệ số hiệu quả sử dụng đất trồng là 1,07. Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên có hệ số hiệu quả sử dụng đất trồng như nhau ở mức 1,05. Cuối cùng khu vực Đông Nam Bộ có hiệu quả sử dụng đất trồng thấp nhất khi 1% tăng trong diện tích đất trồng chỉ đem lại 1,03% tăng trong sản lượng lúa. 333
  14. Hình 6. Hiệu quả sử dụng đất trồng đến sản lượng lúa giữa các vùng miền (Nguồn: Kết quả hồi quy) KẾT LUẬN Giai đoạn 1995-2020 ghi nhận sự gia tăng trong cả diện tích đất trồng, sản lượng và năng suất lúa trên cả nước. Tuy nhiên, với sự gia tăng không đáng kể trong diện tích đất trồng, gia tăng mạnh trong sản lượng lúa chủ yếu là do sự đóng góp của gia tăng trong năng suất lúa. Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp và thủy lơi, xây dựng và phát triển các vùng thâm canh lúa năng suất và đặc biệt ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc lai tạo và phát triển các giống lúa phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng địa phương đã đem lại thành tựu trong tăng trưởng năng suất lúa. Trong giai đoạn này tất cả các vùng miền đều trải nghiệm gia tăng trong năng suất lúa mặc dù với tốc độ khác nhau. Điểm đặc biệt là những vùng miền có năng suất lúa thấp trải nghiệm tốc độ tăng trưởng trong năng suất cao hơn những vùng miền có năng suất lúa cao, và do vậy đang thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch trong năng suất lúa giữa các vùng miền. Điều này cho thấy việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sẽ làm giảm lợi thế so sánh trong sản xuất lúa có được từ sự khác biệt trong điều kiện tự nhiên về khí hậu và thổ nhưỡng giữa các vùng miền. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả sử dụng đất trồng (được đo bằng hệ số co dãn của sản lượng theo diện tích đất trồng) là khác nhau giữa các vùng miền. Những vùng miền có năng suất lúa cao cũng là những vùng miền có hiệu quả sử dụng đất trồng cao. Tốp đầu về năng suất lúa bao gồm Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung cũng thuộc tốp đầu về hiệu quả sử dụng đất trồng. 334
  15. Nhóm có năng suất lúa thấp hơn bao gồm Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cũng thuộc tốp có hiệu quả sử dụng đất trồng thấp hơn. Trong giai đoạn tiếp theo, diện tích đất trồng lúa trên cả nước được dự báo tiếp tục giảm. Tăng trưởng trong sản lượng lúa do vậy sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào tăng trưởng trong năng suất lúa và đây sẽ là yếu tố quyết định tăng trưởng bền vững trong ngành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, 2. Có bao nhiêu vụ lúa một năm và thời gian mỗi vụ ở nước ta, 3. Giải pháp khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất lúa gạo, 4. Mỗi năm diện tích trồng lúa của Việt Nam bị thu hẹp 59.000 ha, 5. Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, 6. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất giống cây trồng, Tổng cục Thống kê Việt Nam Torres-Reyna, O., “Panel data analysis fixed and random effects using Stata”, 335
nguon tai.lieu . vn