Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ở TRƯỜNG MẦM NON THEO HƯỚNG LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Trần Thị Hoàng Yến Trường Đại học Vinh yen.gdth@gmail.com Tóm tắt: Bài viết trình bày các vấn đề về năng lực sư phạm của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Đồng thời, bài viết đề xuất một số biện pháp nâng cao năng lực tổ chức hoạt động này cho giáo viên mầm non, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Từ khóa: Phát triển năng lực; phát triển ngôn ngữ; lấy trẻ làm trung tâm. 1. MỞ ĐẦU Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ quan trọng trong bất kỳ chương trình giáo dục dành cho lứa tuổi mầm non nào và giáo viên đóng vai trò trọng yếu thúc trong thực hiện nhiệm vụ đó. Trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, giáo viên mầm non là người phát hiện nhu cầu, khả năng ngôn ngữ của trẻ, giúp trẻ có khả năng nghe, hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Với cách tiếp cận tích hợp và lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ, cơ hội, điều kiện để trẻ tiến nhanh và hoàn thiện các kỹ năng ngôn ngữ sẽ thuận lợi và hiệu quả nhất. Cách tiếp cận này được thể hiện bằng hình thức, phương pháp khác nhau. Việc nâng cao năng lực tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ chính là sự huy động, vận dụng một cách linh hoạt, có hệ thống nhưng sáng tạo từ những kiến thức, kỹ năng và thái độ tình cảm của giáo viên mầm non, giúp cho quá trình giáo dục ngôn ngữ của trẻ diễn ra sinh động, linh hoạt như chính đặc trưng hành chức của ngôn ngữ vậy. 2. NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ THEO HƯỚNG LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng được xem người thầy “tổng thể” có ảnh hưởng rất quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, nhằm trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết của hành trình hoàn thiện nhân cách. Với nhiệm vụ chuyên môn của mình, người giáo viên phải có những năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu của một quá trình dạy học liên tục phát triển và được hoàn thiện không ngừng. Quan điểm giáo dục trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ nói riêng đều phải phù hợp với trẻ, hướng đến trẻ, có nghĩa là giáo viên phải trả lời được câu hỏi: Trẻ biết những gì? Trẻ muốn biết thêm như thế? Trẻ có thể học thêm như thế nào nữa? Cơ sở khoa học cho những câu trả lời đúng đắn này là dựa trên những kết quả nghiên cứu về sự phát triển và sự học của trẻ trong thực tiễn. Và điều này cũng đồng nghĩa với việc giáo viên mầm non phải xác định rõ năng lực của mình để minh định cho việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục tương ứng. Sau đây là những năng lực sư phạm cần có của giáo viên mầm non đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. 2.1. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Lập kế hoạch chính là dự kiến những công việc phải làm, những mục tiêu phải đạt và phương án (biện pháp) để thực hiện mục tiêu. Từ đó, chúng ta có thể hiểu: lập kế hoạch phát triển 287
  2. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ngôn ngữ cho trẻ là dự kiến các mục tiêu cần đạt trên trẻ, xác định và lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức phát triển ngôn ngữ để thực hiện trong khoảng thời gian nhất định và lập kế hoạch đánh giá việc thực hiện nội dung chương trình trong khoảng thời gian đó. Nguyên tắc của việc xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm là: (1) Bám sát mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo từng độ tuổi; (2) Đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn; (3) Đảm bảo tính toàn diện; (4) Đảm bảo tính pháp lệnh của kế hoạch. Trên cơ sở này, quá trình thực lập kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giáo viên mầm non cần có những năng lực sau: - Giáo viên phải lựa chọn đúng mục tiêu, nội dung và hoạt động đối với lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ, phải phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ của trẻ ở từng độ tuổi. Mặt khác, họ phải xác định được đặc điểm ngôn ngữ của trẻ ở từng nhóm lớp mình phụ trách để từ đó lập kế hoạch sát với tình hình thực tế của nhóm lớp. - Giáo viên xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ mong muốn trẻ có thể đạt được ở các lĩnh vực phát triển ngôn ngữ trên cơ sở bám sát mục tiêu cuối độ tuổi và kết quả mong đợi. - Giáo viên phải tích hợp thiết kế các nội dung giáo dục và được thể hiện ở mọi thời điểm trong ngày; đa dạng hoạt động và xen kẽ giữa hoạt động động và hoạt động tĩnh. Đồng thời, tính đến khối luợng thời gian trẻ cần có để tiến hành các hoạt động và sử dụng một số thủ thuật, trò chơi đề lôi cuốn trẻ vào hoạt động phát triển ngôn ngữ. 2.2. Xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ được hiểu là tổ hợp các điều kiện tự nhiên và xã hội cần thiết và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ và hiệu quả của hoạt động này nhằm góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ hình thành và rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, tiền đọc - viết. Việc xây dựng môi trường giáo dục nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như “người giáo viên thứ hai” trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói riêng và phát triển toàn diện trẻ nói chung. Việc giáo viên cần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ theo độ tuổi là cơ sở thuận lợi, thúc đẩy nhu cầu giao tiếp ngôn ngữ của trẻ một cách tối đa. Về môi trường cơ sở vật chất: xây dựng môi trường ngôn ngữ tại lớp học với nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, hấp dẫn trẻ. Xây dựng thư viện của nhà trường, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả nhất... Về môi trường phát triển ngôn ngữ: trước hết, môi trường giao tiếp ngôn ngữ phải thực hiện trong bầu không khí học tập hiệu quả. Nhằm tạo được bầu không khí đó, giáo viên mầm non cần: tìm hiểu để có hiểu biết trẻ; xây dựng để tạo mối quan hệ thân thiết với trẻ, công nhận trẻ đang đạt được khả năng nghe, hiểu, nói như thế nào; động não ý tưởng cùng trẻ; và khuyến khích trẻ cùng tham gia hoạt động giao tiếp với nhiều nhóm bạn bè khác nhau. Thứ hai: nhà trường và giáo viên cần tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, khuyến khích trẻ tham gia các cùng các cô giáo và các bạn. Môi trường hoạt động phong phú đa dạng, phù hợp với nội dung, chủ đề, chủ điểm sẽ giúp cho giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ một cách linh động, sáng tạo và có hiệu quả (Nguyễn Thị Oanh, 2003). Như vậy, với yêu cầu này đòi hỏi hỏi giáo viên phải luôn trau dồi, nâng cao nhận thức, kỹ năng về việc thiết kế đồ dùng đồ chơi phuc vụ môi trường chơi - học của trẻ ở trong và ngoài lớp học; tìm hiểu, học hỏi từ nhiều kênh thông tin khác nhau về kinh nghiệm tổ chức các hoạt 288
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 động giáo dục, trải nghiệm, giao lưu để giúp trẻ có cơ hội giao tiếp, bày tỏ, sẻ chia nhu cầu, nguyện vọng của trước người khác bằng ngôn ngữ chủ động của bản thân. Cũng vậy, giáo viên trau dồi ngôn ngữ nói của mình một cách chủ động, linh hoạt nhưng phù hợp với khả năng tiếp nhận, lĩnh hội và phản ứng của trẻ trong các tình huống giao tiếp khác nhau. Đồng thời, giáo viên phải nắm vững khả năng, nhu cầu sử dụng ngôn ngữ của trẻ để khích lệ ưu điểm hoặc hạn chế việc diễn đạt của trẻ. Và một năng lực cần thiết để giúp quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ diễn ra liên lục, đó là giáo viên cần đánh giá hiệu quả sử dụng môi trường giáo dục ngôn ngữ cho trẻ để từ đó có những điều chỉnh phù hợp, phát huy tối đa tính hiệu quả của môi trường giáo dục này. 2.3. Thiết kế và tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Thiết kế hoạt động phát triển ngôn ngữ là việc giáo viên đưa ra các hoạt động giáo dục thuộc lĩnh vực phát triển ngôn ngữ giúp trẻ phát triển một cách hiệu quả nhất. Khi lựa chọn các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giáo viên dựa vào nhu cầu, hứng thú của trẻ, dựa vào các hoạt động gợi ý của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ trong trong các tài liệu Chương trình Giáo dục Mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017) và Hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non hoặc các sách tham khảo khác, sưu tầm, bổ sung các hoạt động phù hợp ở địa phương (UNICEF và Trường CĐSP TW Hà Nội, 2017). Các hoạt động phát triển ngôn ngữ được thiết kế phải phù hợp với các điều kiện tự nhiên, điều kiện văn hóa xã hội của từng vùng, miền và phù hợp với thực trạng của trường mầm non, của lứa tuổi. Giáo viên có thể tận dụng những hoàn cảnh thực tế và điều kiện có sẵn của địa phương, của trường lớp: sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có để giúp trẻ tiếp xúc tìm hiểu, gần gũi và hứng thú bày tỏ hiểu biết, nhu cầu bằng chính khả năng ngôn ngữ của bản thân. Tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ là hiện thực hóa các mục tiêu giáo dục ngôn ngữ cho trẻ bằng kiến thức và năng lực sư phạm cá nhân mềm dẻo, phát huy tối đa tiềm năng của trẻ và vai trò chủ đạo của mình. Một hoạt động giáo dục ngôn ngữ cho trẻ có đạt mục tiêu hay không phụ thuộc rất lớn bởi phương pháp, hình thức tổ chức của giáo viên. Giáo viên phải có khả năng tổ chức hoạt động bằng phương pháp dạy học linh hoạt, sáng tạo. Theo mức độ phát triển của trẻ, đối với trẻ nhà trẻ, giáo viên cần tiếp nhận, khuyến khích trẻ nói, làm gương, hướng dẫn, làm mẫu. Đối với trẻ mẫu giáo, giáo viên hướng dẫn gián tiếp như hỗ trợ, giúp đỡ, hợp tác cùng với hành động giảng dạy phi mệnh lệnh (Nguyễn Thị Oanh, 2003). Theo nhận thức và niềm tin giáo dục của giáo viên, nếu giáo viên ủng hộ quan điểm chủ nghĩa nghĩa chín muồi, hành động giáo dục phi mệnh lệnh như tiếp nhận, khuyến khích trẻ nói, làm gương được sử dụng chủ yếu. Ví dụ: đặt câu hỏi khuyến khích trẻ nói, giáo viên thể hiện thái độ nghe, văn hóa giao tiếp nghiêm túc để trẻ bắt chước một cách tự do (Nguyễn Thị Oanh, 2003). Đối với quan điểm chủ nghĩa hành vi, hành vi giáo dục chỉ thị/mệnh lệnh như làm mẫu, chỉ dẫn được sử dụng chủ yếu. Ví dụ: giáo viên đọc - kể mẫu, trẻ phát âm. Đối với quan điểm chủ nghĩa kiến tạo, phương pháp giáo dục ngôn ngữ gián tiếp như hỗ trợ, tham gia, giúp đỡ, hợp tác được sử dụng chủ yếu (Nguyễn Thị Oanh, 2003). Và quá trình tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ hướng theo quan điểm hướng đến trẻ thì các hình thức học tập cá nhân, học tập khám phá, học tập phát triển, học tập thảo luận, thì giáo viên chủ yếu cung cấp kinh nghiệm, làm mẫu gián tiếp, giúp đỡ, tham gia. Như vậy, thiết kế và tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm sẽ là công việc cần nhiều thời gian của giáo viên mầm non. Giáo viên cần quan tâm đến sự khác 289
  4. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA biệt cá nhân trẻ, đặc điểm phát triển ngôn ngữ, nhận thức của trẻ… Việc thiết kế và tổ chức hoạt động cần theo hướng mở và linh hoạt để duy trì hứng thú, và mở rộng cơ hội cho trẻ thể hiện ngôn ngữ của mình bằng nhiều cách khác nhau. 2.4. Đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non Đánh giá sự phát triển của trẻ nói chung và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nói riêng là vấn đề cơ bản nhất để xác định việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ đạt mục tiêu như thế nào. Việc đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ được thực hiện trong suốt quá trình giáo dục trẻ, sau mỗi giai đoạn hay sau mỗi chủ đề, khi kết thúc năm học sẽ giúp giáo viên mầm non nhìn nhận về sự tác động của chương trình và việc thực hiện chương trình phát triển ngôn ngữ đối với sự phát triển, tiến bộ của trẻ. Từ đó có những điều chỉnh việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ sao cho phù hợp, hiệu quả. Đánh giá khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ, giáo viên mầm non tự đánh giá dựa trên những biểu hiện của trẻ, và thông qua các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Thực hiện nhiệm vụ này, giáo viên mầm non cần có những kỹ năng sau: Kỹ năng quan sát: đây là kỹ năng đầu tiên rất cần thiết cho việc đánh giá các biểu hiện ngôn ngữ của trẻ qua các hoạt động giao tiếp, chơi - học. Quá trình quan sát đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, phải bao quát được mọi hoạt động của trẻ, từ đó mới thấy được các biểu hiện ngôn ngữ của trẻ về các mặt và đồng thời giúp cho giáo viên rút ra những nhận xét, kết luận của được quá trình tổ chức hoạt động của mình đã phù hợp, hiệu quả hay chưa. Để quan sát kỹ năng ngôn ngữ của trẻ, giáo viên cần thực hiện các công việc sau: lập kế hoạch và nội dung quan sát, thực hiện quan sát. Thực hiện quan sát được tiến hành qua các hoạt động, qua nét mặt, cử chỉ, cảm xúc của trẻ; việc quan sát cũng cần thực hiện toàn bộ trẻ trong lớp, đồng thời kết hợp quan sát nhóm trẻ, từng cá nhân trẻ. Và cần quan tâm đặc biệt hơn những trẻ/nhóm trẻ hạn chế về kỹ năng ngôn ngữ. Trong quá trình quan sát, gái viên sử dụng những phương pháp linh hoạt, như: trò chuyện, đàm thoại, cho trẻ đọc thơ, kể chuyện, hát, chơi trò chơi phân vai, trò chơi tự dọ, trò chơi đóng kịch... Kỹ năng nhận xét: Trong bất cứ một hoạt động giáo dục nào giáo viên phải biết nhận xét những ưu điểm, hạn chế của trẻ để từ đó thúc đẩy, tạo động lực trẻ chơi - học hiệu quả. Thực ra, nhận xét khen chê trẻ không khó nhưng vấn đề là phải khen chê đúng điều trẻ có, đúng ưu điểm, sự vượt trội hay hạn chế khó khăn của trẻ, để giúp trẻ nhìn ra được những triển vọng và hạn chế của bản thân, từ đó để có sự hỗ trợ cần thiết trong quá trình phát triển kỹ năng ngôn ngữ của mình. 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO GIÁO VIÊN MẦM NON THEO HƯỚNG LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM 3.1. Thường xuyên tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ một cách hệ thống, khoa học Mục đích: giáo viên chỉ có thể thực hiện tốt việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ khi thật sự hiểu hết về lĩnh vực này. Việc tập huấn giáo viên thực hiện lĩnh vực phát triển ngôn ngữ sẽ giúp giáo viên hiểu các kiến thức và kỹ năng cần hình thành cho trẻ mẫu giáo trong hoạt động nghe, nói, đọc, đồng thời biết cách tổ chức các giờ học phù hợp với cách học của trẻ. Nội dung: cán bộ quản lý tổ chức các buổi học tập chuyên môn hoặc lồng ghép các nội dung tập huấn vào các buổi họp chuyên môn của nhà trường. Nội dung tập huấn vừa được truyền đạt bằng lời nói, vừa được chuyển tải bằng các câu hỏi và bài tập để giáo viên thực hành theo 290
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 nhóm hoặc cá nhân. Điều kiện vận dụng: cần trang bị đầy đủ tài liệu tập huấn cho giáo viên, nội dung tập huấn cần được cô đọng lại và trình chiếu để giáo viên dễ nhớ. Thời điểm tổ chức tập huấn phải phù hợp. Thời gian tổ chức tập huấn phải phù hợp (không quá ngắn hoặc quá dài). Cần tạo không khí vui tươi, thu hút được sự quan tâm và hợp tác của giáo viên trong quá trình tập huấn. 3.2. Hỗ trợ giáo viên về kỹ năng thực hiện nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mục đích: giáo viên cần có các kỹ năng lựa chọn các phương pháp và hoạt động phát triển ngôn ngữ theo hướng tiếp cận “lấy trẻ làm trung tâm” thì hiệu quả của mục tiêu này sẽ cao. Đồng thời, giáo viên cần biết vận dụng các phương pháp phát triển ngôn ngữ vào việc khuyến khích trẻ phát triển kỹ năng khác, như giải quyết vấn đề hay khả năng tư duy của trẻ. Chính vì vậy, việc hỗ trợ giáo viên về kỹ năng thực hiện lĩnh vực phát triển ngôn ngữ là hết sức cần thiết để giúp giáo viên thực hiện lĩnh vực này một cách có hiệu quả. Nội dung: tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, xây dựng các chuyên đề cấp trường, đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động thao giảng, khuyến khích giáo viên đăng ký tiết học tốt. Cách tiến hành: cán bộ quản lý hoặc tổ trưởng chuyên môn lựa chọn các nội dung phát triển ngôn ngữ mà giáo viên quan tâm để xây dựng các buổi sinh hoạt, chẳng hạn: Xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ, thiết kế không gian và bố trí góc khám phá, kích thích nhu cầu thể hiện năng lực ngôn ngữ cho trẻ, tổ chức hoạt động chơi - học gắn với nhiệm vụ rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, tiền đọc - viết cho trẻ... Điều kiện vận dụng: Nội dung chuyên đề phải đi vào vấn đề được giáo viên quan tâm. Xây dựng chuyên đề phải mang tính thiết thực, giúp giáo viên có thể áp dụng trong thực tế làm việc, không mang tính hình thức. 3.3. Nâng cao ý thức xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ Hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường chữ phong phú để tạo cơ hội cho trẻ tự học. Điển hình với một số hoạt động cụ thể sau: - Thông điệp của bé: dành hẳn một mảng tường lớn phủ mặt giấy trắng của những tờ lịch cũ. Khuyến khích trẻ “viết” lên đó những thông điệp mà chúng thích (UNICEF và Trường CĐSP TW Hà Nội, 2017). - Hòm thư: lập một hòm thư trong lớp và khu vực ngồi “viết thư”. - Bức tường của lớp: tạo các bức tranh tường đồ vật mà trẻ sưu tầm (UNICEF và Trường CĐSP TW Hà Nội, 2017) - Ghi tên của các đồ vật, góc chơi trong lớp, phòng chức năng, cây-hoa trong vườn, hướng dẫn lối đi trong trường… Ghi tên trẻ ở các kệ tủ đồ dùng cá nhân (đối với trẻ 3-4 tuổi nên kèm hình của trẻ bên cạnh tên bằng chữ to)... (UNICEF và Trường CĐSP TW Hà Nội, 2017) Đổi mới việc xây dựng môi trường ngoài lớp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, cần chú ý hướng dẫn giáo viên thực hiện khu vực tuyên truyền ngoài lớp học của trẻ là nơi không những tạo môi trường chữ cho trẻ mà còn mang tính tuyên truyền với cha mẹ. Chú trọng tạo môi trường giao tiếp, môi trường chữ viết phong phú để trẻ được tắm mình trong môi trường ngôn ngữ. Chú ý môi trường chữ trong cả khuôn viên trường chứ không chỉ trong lớp học (khẩu hiệu, bảng biểu, thông báo,… cho người lớn) vì trẻ có thể quan sát chữ bất cứ ở đâu và lúc nào. Quan tâm hướng trẻ chú ý quan sát chữ viết xung quanh cuộc sống. Khi cha mẹ mua bất cứ đồ 291
  6. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA dùng nào (thường có chữ trên đó), hãy đọc cho trẻ nghe và chỉ cho trẻ xem chữ. Giáo viên tạo thêm nhiều sân khấu rối lưu động ở sân, ở sảnh để trẻ có thể đóng kịch, diễn rối, chơi rối cùng nhau giúp trẻ phát triển tốt hơn về ngôn ngữ. 3.4. Tôn trọng sự tự do trong ý tưởng, trong cách làm của mỗi giáo viên Mục đích: Tôn trọng ý tưởng, cách làm của mỗi giáo viên để học tận tâm với công việc và nảy sinh ý tưởng sáng tạo. Đồng thời, khen thưởng là nguồn động viên tinh thần lớn đối với giáo viên. Cách tiến hành: Đưa nội dung thực hiện lĩnh vực phát triển ngôn ngữ vào trong tiêu chuẩn thi đua hàng tháng của giáo viên. Đồng thời có hình thức tuyên dương, khen thưởng kịp thời những giáo viên có sự đầu tư, sáng tạo, có cách thực hiện tốt trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Điều kiện vận dụng: Tôn trọng sự tự do trong ý tưởng và cách làm của mỗi giáo viên nhưng không được xa rời nội dung chương trình Giáo dục mầm non. Phải công bằng, khách quan, kịp thời trong khen thưởng giáo viên. 4. KẾT LUẬN Năng lực sư phạm là khả năng thực hiện các hoạt động dạy học với chất lượng cao. Năng lực sư phạm của người giáo viên mầm non quyết định tính hiệu quả của quá trình giáo dục trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói riêng. Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ trọng tâm, song hành với các nhiệm vụ giáo dục khác ở trường mầm non. Quan điểm giáo dục ngôn ngữ cho trẻ đã được thể hiện, trình bày bởi nhiều nhà nghiên cứu, nhà sư phạm trong nước và trên thế giới. Tuy nhiên, hướng đến trẻ, lấy trẻ làm trung tâm là quan điểm giáo dục đúng đắn và thuyết phục nhất. Giáo viên mầm non cần được bồi dưỡng, nâng cao năng lực tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ để hướng quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ diễn ra trong các tình huống giao tiếp, tương tác có ý nghĩa thông qua kinh nghiệm ngôn ngữ của trẻ được hình thành ngay trong cuộc sống hàng ngày. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017). Chương trình Giáo dục mầm non (dành cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non), NXB Giáo dục Việt Nam. [2] Trần Nguyễn Nguyên Hân (2017). Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mầm non, NXB Văn hóa - Văn nghệ TP Hồ Chí Minh. [3] Nguyễn Thị Oanh (2003). Cơ sở của việc tác động sư phạm đến sự phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non, Luận án Tiến sĩ. [4] Unicef, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương (2017). Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia: Tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng phương pháp Montesssori trong thực hiện chương trình Giáo dục mầm non, Hà Nội. Title: DEVELOPING CAPACITY ORGANIZING THE LANGUAGE DEVELOPMENT ACTIVITY IN KINDERGARTEN TOWARDS CHILD-CENTERED APPROACH Tran Thi Hoang Yen Vinh University yen.gdth@gmail.com Abstract: The paper presents issues of teachers' pedagogical competencies in organizing language development activities in kindergarten towards child-centered approach. At the same time, the article proposes some measures to improve this capacity for preschool teachers, contributing to improving the quality of preschool education. Keywords: Developing capacity, language development, child-centered approach. 292
nguon tai.lieu . vn