Xem mẫu

  1. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HƯỚNG DẪN THỰC TẾ THIÊN NHIÊN CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG CỦA GIÁO VIÊN SINH HỌC ĐÁP ỨNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC NGUYỄN TẤN LÊ Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng Tóm tắt: Trong những năng lực nghề nghiệp của người giáo viên sinh học ở bậc phổ thông, năng lực hướng dẫn thực tế thiên nhiên cho học sinh vô cùng cần thiết, là yêu cầu đối với người giáo viên sinh học, giúp học sinh liên hệ được những kiến thức lý thuyết với thực tiễn và góp phần giúp cho học sinh thực hiện trải nghiệm sáng tạo. Những phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về việc phát triển năng lực hướng dẫn thực tế thiên nhiên cho học sinh phổ thông của người giáo viên sinh học góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục ở nước ta trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: năng lực hướng dẫn thực tế thiên nhiên, giáo viên sinh học, đổi mới giáo dục. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên, năng lực bản thân có vai trò vô cùng quan trọng. Đó là khả năng thực hiện có hiệu quả hoạt động dạy học trên cơ sở am hiểu một cách sâu sắc kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo về nội dung và phương pháp giáo dục, rèn luyện và phát huy năng lực cho học sinh [8]. Năng lực của người giáo viên được quy định trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên, là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; trong đó có năng lực dạy học và năng lực giáo dục [1]. Mặt khác, theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), kiến thức sinh học sẽ được tích hợp trong môn Khoa học tự nhiên và nằm trong nội dung của Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở cả hai bậc học Trung học cơ sở và Trung học phổ thông hoặc là môn học tự chọn độc lập ở bậc học Trung học phổ thông [3]. Từ đó có thể mô tả các năng lực chuyên biệt cần thiết có liên quan đến lĩnh vực chuyên sâu của người giáo viên sinh học ở trường phổ thông, bao gồm: năng lực giáo dục (năng lực giáo dục qua giảng dạy sinh học, năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường phổ thông), năng lực dạy học (các môn nền tảng, cơ sở, chuyên ngành, dạy học phân hóa, dạy học tích hợp) [4]. Sinh học là khoa học gắn với sự sống; thực tiễn thiên nhiên có vai trò quan trọng: vừa là nguồn gốc của kiến thức sinh học, vừa là môi trường minh họa cho người học tiếp thu tốt kiến thức sinh học. Từ đó cho thấy để dạy tốt kiến thức sinh học, đáp ứng tốt việc đổi mới chương trình đào tạo phổ thông, người giáo viên cần phải được trang bị các kỹ năng phù hợp với việc hướng dẫn học sinh thâm nhập thực tế thiên nhiên. Đây 304
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 cũng là năng lực nghề nghiệp cần thiết cần cung cấp cho sinh viên ngành sư phạm sinh học ở các trường sư phạm. 2. NHỮNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN VỀ LĨNH VỰC SINH HỌC CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN SINH HỌC [1], [5] Căn cứ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và Chuẩn đầu ra ngành sư phạm sinh học, những năng lực chuyên môn về lĩnh vực sinh học của người giáo viên sinh học được xác định như Bảng 1: Bảng 1. Yêu cầu về năng lực chuyên môn về lĩnh vực sinh học của người giáo viên sinh học Chuẩn nghề nghiệp Chuẩn đầu ra ngành Năng lực chuyên môn giáo viên trung học sư phạm sinh học sinh học Năng lực giáo dục Năng lực giáo dục Giáo dục qua môn học Năng lực giáo dục qua giảng Phương pháp giảng dạy sinh học dạy môn học Giáo dục qua các hoạt động Năng lực tổ chức hoạt động Tổ chức hoạt động trải nghiệm giáo dục. Giáo dục qua các trải nghiệm sáng tạo ở trường sáng tạo gắn với sinh học hoạt động trong cộng đồng. phổ thông (gồm hoạt động Vận dụng các nguyên tắc, giáo dục qua môn học và giáo phương pháp, hình thức tổ dục ngoài giờ lên lớp) chức giáo dục Năng lực dạy học Năng lực dạy học Đảm bảo kiến thức môn Kiến thức, kỹ năng các khoa Hóa sinh học, Sinh học phân học. Đảm bảo chương trình học liên môn, bổ trợ, nền tảng tử; Tế bào học, Vi sinh vật môn học học, Thực vật học, Động vật học, Sinh lý học thực vật, Sinh lý người và động vật, Di truyền học, Di truyền quần thể, Cơ sở di truyền chọn giống, Sinh thái học và đa dạng sinh học, Biến đổi khí hậu, Thực tập nghiên cứu thiên nhiên, Tiến hóa học, Sinh học ứng dụng trong chăn nuôi, Sinh học ứng dụng trong trồng trọt, Công nghệ sinh học, Công nghệ tế bào thực vật, Công nghệ tế bào và phôi động vật, Độc tố học, Tập tính học động vật, Sinh học phát triển cá thể động vật, Sinh trưởng và phát triển thực vật. Vận dụng các phương pháp Kiến thức, kỹ năng môn học Đại cương phương pháp dạy dạy học. Sử dụng các sẽ dạy ở phổ thông học và phát triển chương trình phương tiện dạy họ dạy học Sinh học, Phương 305
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 pháp dạy học Sinh học. Kỹ thuật dạy học sinh học, Phương tiện dạy học Sinh học, Tin học ứng dụng trong dạy học Sinh học, Phương pháp dạy học tích hợp và phân hóa, Dạy học hợp tác - nhóm trong dạy học Sinh học, Dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học Sinh học. Năng lực phát triển Năng lực phát triển nghề nghiệp nghề nghiệp Phát hiện và giải quyết vấn Năng lực nghiên cứu khoa Phương pháp nghiên cứu sinh đề nảy sinh trong thực tiễn học học giáo dục Nội dung trình bày ở Bảng 1 cho thấy người giáo viên sinh học cần được trang bị năng lực hướng dẫn thực tế thiên nhiên cho học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cũng như yêu cầu về Chuẩn đầu ra của ngành sư phạm sinh học về năng lực giáo dục, năng lực dạy học, năng lực phát triển nghề nghiệp. 3. DẠY SINH HỌC LÀ DẠY KIẾN THỨC VỀ SỰ SỐNG NÊN CẦN PHẢI GẮN VỚI THIÊN NHIÊN Thiên nhiên là môi trường sống của sinh vật. Tìm hiểu thế giới sinh vật bao hàm việc phát hiện, mô tả hình dạng, cấu tạo cơ thể và tất cả các hoạt động của các loài sinh vật trong môi trường sống của chúng ở các cấp độ cá thể, quần thể và quần xã. Theo quan điểm liên ngành, sự sinh trưởng phát triển, sự tồn tại của sinh vật luôn bao hàm và phụ thuộc nhiều yếu tố diễn biến trong tự nhiên như điều kiện khí hậu và thời tiết, lý hóa, thổ nhưỡng… Điều này cho thấy mối liên hệ tương hỗ khăng khít trong dạy học sinh học và thực tế thiên nhiên sinh động: dạy học sinh học bắt buộc phải gắn với thiên nhiên. Hơn nữa môi trường thiên nhiên hầu hết là nơi sống của hầu hết là sinh vật hoang dã, nhiều khi còn khá lạ lẫm. Đáp ứng minh họa kiến thức lý thuyết về sinh học đã học Thực tế thiên nhiên Đáp ứng hướng dẫn học sinh trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo Hình 1. Vai trò của thực tế thiên nhiên Mặt khác, trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo, thiên nhiên còn là môi trường ươm tạo, đề ra cho học sinh nhiều vấn đề cần tìm hiểu. 306
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Đây là một thử thách lớn và là vấn đề đặt ra cho đội ngũ giáo viên sinh học là phải được đào tạo và rèn luyện năng lực hướng dẫn thực tế thiên nhiên cho học sinh; đòi hỏi người thầy phải am hiểu tường tận không những kiến thức lý thuyết, đồng thời phải nắm rõ địa bàn hướng dẫn thực tế và kỹ năng hướng dẫn thực tế có hiệu quả. 4. YÊU CẦU NĂNG LỰC HƯỚNG DẪN THỰC TẾ THIÊN NHIÊN CHO HỌC SINH Từ những phân tích ở trên khi trang bị năng lực nghề nghiệp cho người giáo viên sinh học, cần đáp ứng các yêu cầu về năng lực hướng dẫn thực tế thiên nhiên cho học sinh. Các điều kiện cần thiết để tổ chức thành công đợt thực tế thiên nhiên cho học sinh bao gồm: - Xây dựng chủ đề học tập trong đợt thực tế thiên nhiên cần hướng dẫn phù hợp với mức độ nhận thức của từng đối tượng học sinh. Đối với học sinh phổ thông cần xây dựng chủ đề đơn giản, gắn với chương trình sinh học của từng cấp lớp. Ngoài việc sử dụng môi trường thiên nhiên là yếu tố để minh họa cho các bài giảng sinh học ở lớp; đây cũng là điều kiện tốt giúp học sinh phát hiện, khám phá các vấn đề đặt ra từ thiên nhiên sinh động, có thể giúp các em xây dựng ý tưởng tìm hiểu, tập dượt nghiên cứu khoa học, phục vụ tốt cho việc trải nghiệm sáng tạo. - Sự đa dạng sinh học và môi trường ở địa bàn thực tập phù hợp, đảm bảo cho việc triển khai thực hiện chủ đề học tập, giúp quá trình dạy học khai thác được đầy đủ các yếu tố ngoài thiên nhiên. - Xác định thời gian thực hiện đủ để hoàn thành nội dung thực tế thiên nhiên. - Dự kiến đầy đủ các yêu cầu về kinh phí, phương tiện đi lại, ăn ở, lưu trú, thời gian biểu cụ thể, sự đảm bảo an toàn cho chuyến đi. - Giáo án thực hiện đợt thực tế thiên nhiên. Đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh về kiến thức, thái độ và kỹ năng thực hiện. Để thực hiện có hiệu quả tốt kế hoạch, người giáo viên cần phải lưu ý một số điểm quan trọng nhằm đáp ứng tốt cho việc đổi mới giáo dục, theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. 4.1. Am hiểu tường tận phần kiến thức lý thuyết triển khai thực tế thiên nhiên Trước mỗi đợt tổ chức thực tế thiên nhiên cho học sinh, người giáo viên sinh học cần phải xác định được nội dung các kiến thức sinh học có liên quan, cần minh họa, giảng giải cho học sinh; đặc biệt cần chú ý đến việc liên hệ thực tiễn, kết nối giữa kiến thức lý thuyết và thực tế. Điều này giúp người giáo viên làm chủ được quá trình dạy học, điều khiển và hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái, dự liệu được những tình huống có thể xảy ra trong buổi hướng dẫn thực tế thiên nhiên. Người giáo viên sinh học cần tách bạch những kiến thức chính, có liên quan trực tiếp đến nội dung thực tế cần chuyển tải cho học sinh; đồng thời chuẩn bị được những kiến thức có liên quan có thể hình thành khi học sinh đặt ra. 307
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 4.2. Am hiểu địa bàn thực tế thiên nhiên Để tiến hành tổ chức đợt thực tế thiên nhiên có hiệu quả, người giáo viên cần thiết lập địa bàn thực tế thiên nhiên, đảm bảo sự đa dạng sinh học, phù hợp với chủ đề đặt ra, đáp ứng được tất cả các nội dung cần chuyển tải. Có thể chọn lọc riêng để cho học sinh thực tế về động vật hoặc về thực vật đặc trưng ở địa phương hoặc kết hợp chung. Cần minh họa được sự đa dạng sinh học phù hợp với yếu tố vùng sinh thái ở địa bàn thực tế. Cũng có thể căn cứ vào đặc điểm đa dạng sinh học ở địa bàn thực tế để xác định nội dung chủ đề cho phù hợp. Điều quan trọng là người giáo viên sinh học cần am hiểu thấu đáo địa bàn thực tế thiên nhiên, có năng lực giải quyết các tình huống về chuyên môn cũng như các điều kiện khác, sẵn sàng giải đáp được những câu hỏi do học sinh đặt ra trong quá trình thực hiện. Muốn vậy, trước khi tổ chức thực tế thiên nhiên, lựa chọn địa bàn thực tế cần phải tổ chức tốt việc tiền trạm; nhiều khi phải thông qua hướng dẫn của các chuyên gia am hiểu tốt về chuyên môn; cần tránh trường hợp cả thầy và trò cùng đến một địa bàn lạ lẫm, biến đợt thực tế chuyên môn thành chuyến du lịch tham quan ngắm cảnh [6]. 4.3. Chuẩn bị chu đáo kế hoạch thực hiện Một khi kế hoạch thực hiện được chuẩn bị chu đáo sẽ đảm bảo cho đợt thực tế thiên nhiên tiến hành thành công. Người giáo viên cần dự kiến được tất cả những tình huống có thể xảy ra đối với từng bước thực hiện của từng nội dung hướng dẫn cho học sinh nhằm tìm ra được các điều kiện đáp ứng tốt nhất. Qua đợt thực tế phải đạt được mục đích làm cho học sinh biết yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường, đồng thời khơi dậy được năng lực khám phá và hứng thú của học sinh. Mặt khác cũng góp phần rèn luyện cho học sinh kỹ năng sinh hoạt tập thể, biết chia sẻ, làm việc theo nhóm. 5. KẾT LUẬN Hướng dẫn thực tế thiên nhiên là một năng lực chuyên môn không thể thiếu của người giáo viên Sinh học, cần được chú ý rèn luyện cho sinh viên trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm hoặc trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên nhằm thực hiện tốt đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT/BGDĐT ngày 22-10-2009). [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngân hàng Phát triển châu Á (2013), Chuyên đề bồi dưỡng giáo viên Trung học Phổ thông môn Sinh học, Dự án Phát triển giáo viên THPT & THCN - Trường Đại học Vinh, Nxb Văn hóa - Thông tin. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể. [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục) (2015), Phát triển Chương trình đào tạo giáo viên phổ thông nhóm ngành tự nhiên (dùng cho giảng viên ngành Sư phạm Sinh học), Tài liệu tập huấn cán bộ, giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên phổ thông về phát triển chương trình đào tạo, Hà Nội. 308
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 [5] Nguyễn Phúc Chỉnh, Nguyễn Như Ất (2014), Giáo trình Phát triển chương trình sách giáo khoa Sinh học phổ thông, Nxb Giáo dục, Việt Nam. [6] Nguyễn Tấn Lê (1998), “Xây dựng môi trường sư phạm - Điều cốt lõi trong việc đào tạo giáo viên”, Kỷ yếu hội nghị khoa học quốc gia các trường ĐHSP lần thứ 2, Vinh, (213-217). [7] Nguyễn Tấn Lê (2014), “Vận dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học trong việc xây dựng chuẩn đầu ra tại trường Đại học Sư phạm”, Tạp chí Khoa học & Giáo dục, trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, số 12(3)-2014, (95-99). [8] Đỗ Thị Nga, Huỳnh Văn Chẩn (2016), “Những năng lực cần bồi dưỡng cho giáo viên trong giai đoạn đổi mới”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Đổi mới phương pháp giảng dạy trong các trường sư phạm theo hướng phát triển năng lực người học, Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh, Nxb ĐHSP TP Hồ Chí Minh. [9] Đỗ Hương Trà, Nguyễn Văn Biên, Trần Khánh Ngọc, Trần Trung Ninh, Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015), Dạy học tích hợp - Phát triển năng lực học sinh (quyển 1- Khoa học tự nhiên), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. Title: DEVELOPING THE COMPETENCE IN GUIDING NATURAL REALITY FOR STUDENTS OF BIOLOGY TEACHERS TO MEET EDUCATION INNOVATION Abstract: In the professional capacity of biology teachers at school level, the actual capacity of natural guide for pupils is sorely needed, required for the biology teachers, helps students contact the theoretical knowledge with practical one and contribute to helping students perform creative experience. Analyses on basic arguments and reality about developing the competence in guiding cultural reality for students of teachers contribute to improving the quality of education in our country in the current context. Keywords: competence in guiding cultural reality, biology teachers, education innovation. PGS.TS. NGUYỄN TẤN LÊ Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng ĐT: 0905100883, Email: ntanle@yahoo.com 309
nguon tai.lieu . vn