Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN KHOA VĂN HÓA – DU LỊCH SV: Giang Ngọc Quyền, Lớp: ĐHQLVH17 GVHD: ThS. Lương Thị Huỳnh Như Tóm tắt Giao tiếp có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống và sự phát triển của mỗi cá nhân. Bài viết nêu lên những bất cập trong giao tiếp của sinh viên Khoa Văn hóa – Du lịch. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, tạo môi trường học đường thân thiện, năng động, sáng tạo. Từ khóa: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm, văn hóa giao tiếp, giao tiếp sinh viên 1. Đặt vấn đề Giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội loài người, cũng như quá trình hình thành và phát triển nhân cách của từng cá nhân. Có thể nói rằng, giao tiếp là điều kiện để con người tồn tại, thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, tiếp thu nền văn hóa, đạo đức, chuẩn mực xã hội biến nó trở thành cái riêng của mình, đồng thời góp phần vào sự phát triển nền văn hóa của nhân loại. Xã hội phát triển, khoa học - kỹ thuật càng hiện đại càng ảnh hưởng đến hành vi, sự suy nghĩ và cuộc sống con người nên mối quan hệ giữa con người với con người càng được quan tâm. Với xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, giao tiếp là phương tiện để con người hợp tác cùng nhau, hướng tới những mục đích chung. Giao tiếp không chỉ quan trọng trong đời sống của con người nói chung mà còn đối với việc hình thành nhân cách nghề nghiệp. Giao tiếp tốt không những chỉ hình thành và phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách mà còn giúp con người làm việc đạt được năng suất, chất lượng, hiệu quả trong mọi lĩnh vực. Ông cha ta cũng đã từng nói: “Sự ăn cho ta cái lực, sự ở cho ta cái trí và sự bang giao cho ta cái nghiệp”. Vì vậy, một trong ba điều kiện tuyển dụng hàng đầu của các cơ quan, doanh nghiệp là ứng cử viên phải có khả năng giao tiếp tốt. Hiện nay, Sinh viên (SV) các trường đại học thường quá chú trọng vào chuyên môn nên tính năng động trong môi trường giao tiếp còn hạn chế, rất nhiều SV không biết cách bắt đầu một câu chuyện, ngại ngần phát biểu trước đám đông, lẩn tránh tiếp xúc với người lạ... Tuy nhiên, dù tốt nghiệp ở bất cứ ngành học nào, với những trở ngại này SV sẽ không biết cách thể hiện thế mạnh của mình trước nhà tuyển dụng và có thể dẫn đến mất cơ hội khi xin việc làm. Do đó, việc xây dựng văn hóa trường học trước hết là phải xây dựng văn hóa giao tiếp giữa giảng viên (GV) với GV, SV với GV, SV với SV đó là cơ sở nền tảng để rèn luyện kỹ năng giao tiếp, hoàn thiện nhân cách của SV. Từ năm học 2013 – 2014 đến nay, Khoa Văn hóa – Du lịch (VHDL) được nhà trường giao nhiệm vụ đào tạo SV các ngành: Ngành Việt Nam học, ngành quản lý văn hóa, ngành thư viện thông tin và ngành công tác xã hội. Đây là những ngành đào tạo nguồn nhân lực nhằm cung cấp các dịch vụ cho xã hội, cộng đồng. Bên cạnh đó, những công việc đòi hỏi SV phải thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc và giao tiếp với nhiều người. Vì thế đòi hỏi mỗi SV cần hình thành được phong cách giao tiếp chuẩn mực và có khả năng giao tiếp tốt sau khi tốt nghiệp ra trường đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp. Vì vậy, đối với SV Khoa VHDL thì việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho SV càng trở nên cần thiết hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 2. Các khái niệm cơ bản 2.1. Khái niệm Kỹ năng Theo Từ điển Tiếng Việt 2000, Nhà Xuất bản Thanh Niên, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam thì Kỹ năng là năng lực làm việc khéo léo. Tác giả Trần Trọng Thủy cho rằng: Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hoạt động, con người nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật hành động, có kỹ năng. Tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ánh Tuyết, Ngô Công Hoàn, Trần Quốc Thành quan niệm: Kỹ năng là năng lực của con người khi thực hiện một công việc có kết quả trong những điều kiện nhất định, trong một khoản thời gian tương ứng. Trang 175
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 Như vậy, Kỹ năng là một biểu hiện năng lực con người chứ không phải đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động. Coi kỹ năng là năng lực thực hiện một công việc kết quả với chất lượng cần thiết trong một thời gian nhất định. 2.2. Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng giao tiếp (KNGT): Là hệ thống những thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vi được con người phối hợp hài hòa, hợp lý nhằm đảm bảo kết quả cao trong hoạt động có sự tiếp xúc giữa con người với con người. Trong KNGT bao gồm cả tri thức và logic các thao tác, hành động và hướng tới thực hiện mục đích của hoạt động giao tiếp. Khi thực hiện KNGT, con người phải sử dụng các phương tiện giao tiếp (ngôn ngữ và phi ngôn ngữ) phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh giao tiếp. Như vậy, KNGT là sự thực hiện có hiệu quả một hành động trong đó hoạt động giao tiếp bằng cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để tác động đến đối tượng, điều khiển bản thân, tổ chức quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích đề ra. 3. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên Khoa Văn hóa – Du lịch Trong quá trình giao tiếp chúng ta phải thường xuyên sử dụng những phương tiện giao tiếp, phương tiện này được phân chia thành giao tiếp bằng ngôn ngữ (ngôn ngữ nói hoặc viết) và giao tiếp phi ngôn ngữ. Ngoài ra, đánh giá kỹ năng giao tiếp của SV còn đánh giá đến đối tượng giao tiếp, nhu cầu giao tiếp, nội dung giao tiếp và môi trường giao tiếp…Bài viết này sẽ đề cập đến các vấn đề: giao tiếp bằng ngôn ngữ nói (trên lớp, ngoài lớp…), ngôn ngữ viết, trang phục và cách ăn mặc của SV Khoa VHDL trong giai đoạn hiện nay. Hiện nay SV Khoa VHDL đã có những chuyển biến tích cực trong giao tiếp, SV đã có sự chủ động hơn trong việc rèn luyện các KNGT, có động cơ học tập nghiêm túc và tích lũy kiến thức để quá trình giao tiếp đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, thực tế hiện nay chỉ ra rằng, có một bộ phận không nhỏ SV còn e ngại trong giao tiếp, ngại thể hiện bản thân trước đám đông, thậm chí ngại tham gia phát biểu xây dựng bài và nêu quan điểm cá nhân trong giờ học. Khi thầy cô giảng bài đưa ra câu hỏi muốn SV trả lời để có sự tương tác hay biết được khả năng tiếp thu của SV đến đâu, đều đáng buồn là chỉ có một số bạn tích cực phát biểu còn lại im lặng. Qua trao đổi với các bạn SV thì không phải các bạn SV không biết giảng viên hỏi gì mà các bạn ngại trả lời “không biết trình bày như thế nào”, “không biết có đúng không”, “ngại phát biểu trước đám đông”. Có những bạn khi được gọi đứng lên phát biểu thì lắp bắp không bày tỏ được mạch lạc câu từ. Các vấn đề mà các bạn thắc mắc, không hiểu trong các môn học lại ngại trao đổi với giảng viên. Có những SV gặp gỡ mọi người xung quanh, thầy cô, bạn bè, thường không có thói quen chào hỏi và nếu có lại sử dụng câu thiếu chủ ngữ… Chúng ta có thể bắt gặp ở thư viện, văn phòng khoa, căn tin, thu ngân, không ít sinh viên nói gọn lọn “trả sách”, “tính tiền”, có khi cố vấn học tập hỏi lớp vấn đề lập kế hoạch, đăng kí học phần sinh viên chỉ trả lời “chưa”, “rồi” thiếu tự tin trong giao tiếp, không có thói quen phát biểu ý kiến, trình bày quan điểm của cá nhân, thụ động không có khả năng sáng tạo trong học tập. Điều này dần tạo ra một thói quen không tốt, làm hạn chế khả năng giao tiếp của bản thân, và xa hơn, có thể làm giảm khả năng tiếp cận thông tin, giảm hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, vấn đề “viết” của SV cũng là điều đáng quan tâm. Thực tế một số SV Khoa VHDL không biết viết một lá đơn gởi về khoa, các bạn thường hỏi đơn này có mẫu sẵn không và khi viết đơn SV thường mắc phải các lỗi: viết sai chính tả, viết tắt, viết hoa lung tung, câu cú lủng củng. Như vậy, kỹ năng viết còn hạn chế, sau khi tốt nghiệp ra trường SV nộp hồ sơ xin việc, các nhà tuyển dụng yêu cầu viết lá đơn bằng tay, có thể SV không thể vượt qua vòng tuyển dụng. Điều này cho thấy kỹ năng viết là một phần không thể thiếu trong công việc và cuộc sống. Về trang phục và cách ăn mặc của SV vẫn còn một bộ phận SV thích thể hiện mình, không mặc đồng phục của lớp hay trang phục không đúng quy định của nhà trường. Vì vậy, SV cần phải rèn luyện cho mình cách ăn mặc phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Đây là điều các nhà tuyển dụng quan tâm, ngoài việc đánh giá về tố chất, kiến thức, kỹ năng chuyên môn còn để Trang 176
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH tâm đến phong cách ăn mặc của bạn. Vì chính phong cách ăn mặc đôi khi lại thể hiện được con người, phong cách và lối sống của cá nhân. Từ thực trạng nêu trên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quá trình giao tiếp của SV. Trước hết là do nhà trường chưa chú trọng vấn đề này trong đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện cho SV các kỹ năng mềm nói chung và KNGT nói riêng. Đoàn thanh niên chưa chú trọng đẩy mạnh sinh hoạt văn hóa, các chuyên đề về giao tiếp trong SV, chưa có môi trường giao tiếp đa dạng. Về phía nhà trường có một số thầy cô chưa thật sự gương mẫu, chuẩn mực trong giao tiếp làm cho SV có những ứng xử chưa phù hợp. Bên cạnh đó, môi trường giáo dục của gia đình rất quan trọng và bản thân SV… 4. Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Khoa Văn hóa – du lịch 4.1. Về phía nhà trường, Khoa Nhà trường, khoa với chức năng dạy chữ, dạy người, không chỉ đào tạo ra những con người có năng lực mà phải có phẩm chất đạo đức của một công dân tốt, có trách nhiệm với xã hội. Vai trò và trách nhiệm ấy đòi hỏi nhà trường phải xây dựng môi trường văn hóa tiên tiến, trong đó, văn hóa giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng. Sự giao tiếp của mọi thành viên trong nhà trường có ảnh hưởng trực tiếp SV. Trước hết, đó là đội ngũ cán bộ quản lí trong nhà trường với thái độ cởi mở chân thành, sự quan tâm sâu sắc đến tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, tinh thần dân chủ, trung thực, thẳng thắn. Nhà trường chú trọng xây dựng văn hóa giao tiếp trong nhà trường tạo sự đồng thuận để mỗi thầy cô là những tấm gương, những chuẩn mực đạo đức mà SV cần noi theo. Xây dựng trong SV niềm tin vào tương lai, là động lực để SV phấn đấu, gắn bó với nhà trường, từ bỏ những thói quen xấu để tập trung tư tưởng học tập rèn luyện. Nhà trường tăng cường việc lồng ghép nội dung giáo dục KNGT vào các môn học và các hoạt động giáo dục khác, không chỉ ở giờ học trên lớp mà trong mọi hoạt động khác như lao động, vui chơi, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao…Tạo môi trường giao tiếp lành mạnh trong SV, từ đó, giúp cho SV có thái độ học tập đúng đắn, trung thực, tự tin mạnh dạng hơn trong giao tiếp. Khoa phối hợp với Đoàn thanh niên cần tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức nhiều buổi báo cáo chuyên đề về KNGT hoặc tổ chức các cuộc thi về thuyết trình và cho SV nghiên cứu, tìm hiểu những câu chuyện về nghệ thuật giao tiếp, qua đó SV có cơ hội tham gia các hoạt động giúp SV tự tin, bản lĩnh hơn trong giao tiếp. 4.2. Về phía sinh viên Để đạt hiệu quả cao trong quá trình giao tiếp đòi hỏi mỗi SV phải nắm vững kiến thức chuyên môn và không ngừng luyện tập. Vì thế, việc bồi dưỡng, rèn luyện những kỹ năng văn hóa giao tiếp là việc làm cần thiết, quan trọng hàng đầu. Để đạt được điều đó mỗi SV cần phải: - Thường xuyên đọc nhiều tài liệu, sách, báo, tạp chí…(chuyên ngành và kỹ năng) để hình thành hệ thống kiến thức về giao tiếp, đồng thời tiếp xúc với những chuyên gia về giao tiếp, những thầy cô, bạn học có lối giao tiếp khéo léo. Từ đó, giúp cho kỹ năng nghe, nói và trình bày quan điểm của mình trước mọi người đạt kết quả cao. - Tích cực tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể (đoàn thanh niên, các câu lạc bộ, sinh hoạt nhóm...), đó chính là môi trường giáo dục thực tiễn lí tưởng, tạo đều kiện cho SV bồi dưỡng, rèn luyện KNGT, tạo nên sự tự tin, khả năng thuyết phục người khác qua một vấn đề nào đó và biết điều chỉnh những hành vi chưa phù hợp của bản thân. - Luôn tôn trọng đối tượng mình đang giao tiếp, thể hiện ở chỗ biết chăm chú lắng nghe một cách thân thiện, cởi mở, biết mỉm cười đúng lúc, đúng chỗ, bày tỏa sự tập trung chú ý, không nên ngắt lời người khác (trừ khi cần làm rõ vấn đề gì đó), không châm biếm, đả kích, miệt thị, bình tĩnh lắng nghe và giải quyết thấu đáo những tình uống xảy ra, tránh hiểu nhầm, hiểu không đúng trong qua trình giao tiếp. - Bên cạnh đó, SV cũng nên sử dụng trang phục lịch sự, phù hợp với tính chất và môi trường hoạt động, học tập; tránh ăn mặc phản cảm hay xuề xòa làm khó chịu người khác trong giao tiếp. Tham gia mạng xã hội (zalo, facebook,…) bằng sự văn minh với hình thức và ngôn ngữ dễ hiểu, trong sáng, phù hợp với lứa tuổi, thể hiện tính văn hóa của SV đại học. Trang 177
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019 5. Kết luận Giao tiếp có ý nghĩa cực kì quan trọng trong cuộc sống. Xã hội ngày càng văn minh, hiện đại thì những quy tắc ứng xử, những phong cách giao tiếp lịch sự, văn minh càng cần được quan tâm. Vì vậy, SV muốn giao tiếp tốt phải luôn trau dồi kiến thức, rèn luyện tính cách, phong cách và cách diễn đạt ngôn từ của cá nhân... Đặc biệt đối với SV Khoa VHDL, nhiệm vụ rèn luyện KNGT càng được chú ý nhiều hơn. Thầy cô cần tích cực tạo nhiều cơ hội cho SV thảo luận, làm bài tập nhóm, trình bày quan điểm cá nhân. Để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp, SV cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, tập luyện kỹ lưỡng và quá trình này phải được thực hiện thường xuyên, ở mọi lúc mọi nơi./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chu Văn Đức (2005), Giáo trình kỹ năng giao tiếp, NXB Hà Nội, Hà Nội. [2]. Trần Thị Phụng Hà và Nguyễn Ngọc Lẹ (2015), Nhu cầu và kỹ năng giao tiếp cho sinh viên Trường Đại học Cần Thơ, Tạp chí khoa học Trường Đại học cần Thơ, số 41, 61-70. [3]. Nguyễn Thị Kim Ngân (2011), Văn hóa giao tiếp trong nhà trường, NXB Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Trang 178
nguon tai.lieu . vn