Xem mẫu

  1. 196 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0- CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP TS. Trần Thị Ngọc Thúy Trường Đại học Thủy lợi. Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tạo ra nhiều chuyển biến trên mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, những biến động lớn từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và từng thành phần kinh tế nói riêng, trong đó có kinh tế tư nhân. Bài viết này phân tích những cơ hội, thuận lợi, thách thức, khó khăn của nền kinh tế tư nhân trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ. Từ đó đưa ra một số giải pháp từ phía các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp để thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, bắt kịp thời cơ, vận hội của kinh tế tư nhân trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp, kinh tế tư nhân. DEVELOPING VIETNAMESE PRIVATE ECONOMY IN THE BACKGROUND OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 - OPPORTUNITIES, CHALLENGES AND SOLUTIONS Abtract: The industrial revolution 4.0 taking place over worldwide creates many changes in all aspects of socio-economic life. In the context of deep integration between Vietnam’s economy and the world economy, great changes from the industrial revolution 4.0 will affect the Vietnamese economy in general and each economic sector in particular, including private economy. This article analyzes the opportunities, advantages, challenges and difficulties of the private economy in the context of the strongly on going industrial revolution 4.0. From these analysis, this article proposes some solutions from policy makers and enterprises to promote the process of international integration, and to catch up opportunities for the private economy in the era of industrial revolution 4.0. Keywords: industrial revolution 4.0, enterprise, private economy. 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng các phương pháp lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp, so sánh nhằm làm rõ sự những cơ hội, thách thức và một số giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
  2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 197 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Có một số bài viết và các nhà khoa học trong nước và trên thế giới đã nghiên cứu dưới các góc độ lý luận và thực tiễn khác nhau về kinh tế tư nhân và cách mạng công nghiệp 4.0. Tiêu biểu có các công trình sau: Cuốn sách Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Ban kinh tế trung ương (2017), N XB Đại học Kinh tế Quốc dân phân tích những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến kinh tế, doanh nghiệp, các quốc gia, vấn đề toàn cầu, xã hội, cá nhân và một số lĩnh vực: công nghiệp chế tạo, năng lượng, nông nghiệp, du lịch, giáo dục đào tạo… Cuốn Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, của tác giả Klaus schwab (2018), Bộ ngoại giao dịch và hiệu đính, phân tích những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến kinh tế, doanh nghiệp, các quốc gia, vấn đề toàn cầu, xã hội, cá nhân… Các bài viết trên các tạp chí: Giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, (Hà Thị Hương Lan, Tạp chí Tài chính, 2019) khái quát cơ hội và thách thức, một số giải pháp của doanh nghiệp Việt N am trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; Nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế tư nhân Việt Nam trong điều kiện hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0, (Lê Quốc, Tạp chí Lý luận chính trị, 2018)… đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế của nền kinh tế tư nhân từ đó nêu một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế tư nhân. Chuyên đề: Phát triển kinh tế tư nhân và cơ cấu lại nền kinh tế trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0 (Viện N ghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm Thông tin – Tư liệu, 2018) phân tích vai trò của kinh tế tư nhân và thực trạng cơ cấu lại kinh tế, sự chuNn bị của doanh nghiệp tư nhân đối với cách mạng công nghiệp 4.0, một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân và một số kiến nghị giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân trong điều kiện cơ cấu lại nền kinh tế và cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, chưa có bài viết nào phân tích, lý giải một cách đầy đủ về những thuận lợi, cơ hội, khó khăn và thách thức của nền kinh tế tư nhân trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp từ phía các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp để thúc đNy quá trình hội nhập quốc tế và thích ứng với thời đại công nghiệp 4.0. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ hội và thách thức của thành phần kinh tế tư nhân trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Kể từ khi bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, kinh tế tư nhân Việt N am đã có bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. N hất là sau Đại hội X (4/2006), với chủ trương khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế tư nhân không bị hạn chế về quy mô, kinh tế tư nhân đã thay đổi mạnh mẽ, từ chỗ chỉ rải rác vài doanh nghiệp với nguồn lực tài chính nhỏ, không đáng kể, đã phát triển thành “hơn 700.000 doanh nghiệp với
  3. 198 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM nguồn lực tài chính lên đến hàng triệu tỷ đồng”(1)... Tuy nhiên, trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội cho kinh tế tư nhân Việt N am phát triển nhưng đồng thời cũng gây ra không ít thách thức cho thành phần kinh tế này. 2.1.1. Những thuận lợi và cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Trước hết, sự quan tâm của Đảng, N hà nước và các bộ ngành đối với cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo điều kiện cho những cơ chế, chính sách mới khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tư nhân tăng cường năng lực để thích ứng và tận dụng tốt hơn những cơ hội mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại. Đáng chú ý như N ghị quyết số 23-N Q/TW khóa XII về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó đề cập nhiều nội dung mang tính chiến lược, yêu cầu thực hiện đồng bộ ở các bộ, ngành và địa phương. Đặc biệt, N ghị quyết Trung ương 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân, với mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng. N ghị quyết thể hiện đường lối quan điểm nhất quán của Đảng, N hà nước về kinh tế tư nhân, khuyến khích phát triển và tạo điều kiện cho các lực lượng kinh tế tư nhân trước đây bị kìm hãm hoặc bị hạn chế được bung ra. Chủ trương này của Đảng đã và đang tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng sức sản xuất, giải phóng sức sáng tạo và phát huy toàn diện vai trò của kinh tế tư nhân, khai thác tối đa tiềm năng các thành phần kinh tế, là điều kiện áp dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao để tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Thứ hai, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại cho các doanh nghiệp cơ hội được tiếp cận với công nghệ phù hợp với mức chi phí hợp lý, thông tin của đối tác, khách hàng dễ dàng hơn. Với nền tảng công nghệ hiện đại, doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp cận khối lượng dữ liệu khổng lồ về thị trường, khách hàng để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. N hờ đó, kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng sẽ ngày càng chặt chẽ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp có được những thông tin chi tiết, nhanh chóng hơn về nhu cầu của khách hàng. Theo Báo cáo về tình hình phát triển thương mại điện tử (VECITA 2017), “doanh số thương mại điện tử bán lẻ Việt N am năm 2016 đạt khoảng 5 tỷ đô la Mỹ và dự đoán sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 20%/năm, đạt 10 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020, chiếm 5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước. Báo cáo (1) Dẫn theo: N ghị quyết Trung ương 5 khóa XII ngày 3-6-2017 trong: Lê Quốc, Nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế tư nhân Việt Nam trong điều kiện hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Lý luận chính trị số 9/2018, chú thích 1. Truy cập (từ link tài liệu): http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/2743-nang-cao-nang-luc-canh-tranh-cua- kinh-te-tu-nhan-viet-nam-trong-dieu-kien-hoi-nhap-va-cach-mang-cong-nghiep-40.html
  4. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 199 cũng nhận định mức độ phổ cập thương mại điện tử trong cộng đồng và doanh nghiệp đã ngang tầm, thậm chí vượt một số nước trong khu vực”(1). Thứ ba, cách mạng công nghiệp 4.0 giúp các doanh nghiệp của tư nhân, kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ giải quyết được khó khăn về nguồn nhân lực với khả năng kết nối ngày càng nhanh trên phạm vi rộng. N hờ đó các hình thức cung cấp dịch vụ đa dạng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tuyển dụng hoặc thuê được những người có trình độ với giá cả hợp lý, điều mà trước đây doanh nghiệp không thể thực hiện do chi phí cao, thông tin thiếu hụt,… Cũng theo VECITA (2017), trong năm 2016 có tới “35% doanh nghiệp được điều tra tham gia bán hàng trên mạng xã hội, việc đặt hàng, nhận hàng cũng được doanh nghiệp Việt N am tích cực sử dụng các công nghệ, ứng dụng số, cụ thể có khoảng 75% số doanh nghiệp dùng email, 38% dùng website thương mại điện tử và 23% dùng sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội để nhận và đặt hàng”(2). Thứ tư, với khả năng thông tin thông suốt và nhanh chóng, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc kết nối giữa các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp lớn, hoặc liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhau trong chuỗi giá trị trong điều kiện thông tin ngày càng minh bạch và dễ tiếp cận. Theo khảo sát của Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin (2017) đối với hơn 3134 doanh nghiệp toàn quốc cho thấy: “đa số các doanh nghiệp có hạ tầng công nghệ thông tin tốt (99% doanh nghiệp có máy tính bảng, 61% có thiết bị di động (máy tính bảng, di động). Việc ứng dụng các phần mềm quản lý doanh nghiệp ở các doanh nghiệp cũng rất phổ biến khi có tới 91% sử dụng phần mềm kế toán, 59% sử dụng phần mềm quản lý nhân sự, 32% sử dụng phần mềm quản lý quan hệ khách hàng, 28% sử dụng phần mềm quản lý hệ thống cung ứng và 17% dùng phần mềm lập kế hoạch nguồn lực(3). 2.1.2. Những khó khăn và thách thức Mặc dù cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến nhiều cơ hội, thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhưng cũng tạo ra không ít thách thức và khó khăn đối với kinh tế tư nhân. Trước hết là những vướng mắc về mặt chính sách, thủ tục hành chính. Mặc dù chủ trương, chính sách và quy định pháp luật ngày càng có xu hướng cởi trói cho doanh nghiệp tư nhân, nhưng việc thực thi chính sách ở cấp cơ sở lại không hiệu quả, vẫn tồn tại nhũng nhiễu cho các doanh nghiệp. Trong thực tiễn quản lý, điều hành vẫn chưa đồng bộ, thông suốt; chưa thực sự cởi trói để doanh nghiệp tư nhân có thể phát triển. Vẫn còn những “ưu ái”, ưu tiên cho khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Một bộ phận doanh nghiệp tư nhân ít được tiếp cận với những chính sách hỗ trợ và các chương trình ưu đãi của Chính phủ, về thông tin thị trường trong và ngoài nước. Tiến trình cải (1) Viện N ghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm Thông tin – Tư liệu, Chuyên đề Số 18: Phát triển kinh tế tư nhân và cơ cấu lại nền kinh tế trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0. Truy cập (từ link tài liệu): http://www.ciem.org.vn/Content/files/2018/vnep2018/C%C4%9018%20-converted.pdf, tr. 16-17. (2) Viện N ghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm Thông tin – Tư liệu, Sđd, tr. 17. (3) Viện N ghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm Thông tin – Tư liệu, Sđd, tr. 16.
  5. 200 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM cách thể chế kinh tế diễn ra chậm, môi trường cạnh tranh chưa bình đẳng. Các thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, cơ chế xin - cho còn diễn ra ở nhiều nơi. Đến nay có khoảng “9.339 quy định kiểm tra chuyên ngành, nhưng mới bỏ được 606 quy định (chiếm 6,5%)”(1). Thứ hai, sự liên kết của các doanh nghiệp tư nhân Việt N am còn yếu, đặc biệt là có rất ít mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp có qui mô lớn. Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á của N gân hàng Phát triển châu Á: “mới chỉ có 21% các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt N am tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu so với 30% của Thái Lan và 46% của Malaysia”(2). Mặc dù đã hình thành một số tập đoàn kinh tế tư nhân, trong đó có những tập đoàn có quy mô khá lớn nhưng chủ yếu trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản, sản xuất hàng tiêu dùng nhưng gần như chưa có tập đoàn tư nhân quy mô lớn, có năng lực thực sự trong lĩnh vực công nghệ. Do đó sẽ khó khăn trong việc thay đổi tổ chức sản xuất- kinh doanh, môi trường kinh doanh để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là theo hướng hiện đại, phù hợp với yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0, hội nhập quốc tế. Thứ ba, hầu hết các doanh nghiệp chưa chuNn bị sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp 4.0. Do đó, nhiều doanh nghiệp Việt N am sẽ rất bị động với các xu thế mới. Theo một khảo sát “85% doanh nghiệp có quan tâm tới cách mạng công nghiệp 4.0, tuy nhiên hơn 70% doanh nghiệp băn khoăn không biết làm gì để đón nhận và sẵn sàng trong bối cảnh hiện nay”(3). Theo số liệu khảo sát của Bộ Công Thương, “có 61% doanh nghiệp Việt N am còn đứng ngoài cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và 21% doanh nghiệp mới bắt đầu có các hoạt động chuNn bị”(4). Dầu khí, sản phNm điện tử, sản xuất xe có động cơ, điện, khí đốt, nước và hóa chất là năm ngành có số điểm đánh giá tính sẵn sàng cao nhất, ba ngành chủ lực của ngành Công Thương: Cơ khí, dệt, may và da giày là những ngành có điểm đánh giá thấp nhất. Kết quả này tương đồng với đánh giá tại Báo cáo về tính sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai của các quốc gia của Diễn đàn Kinh tế thế giới vào tháng 1/2018. Theo đó, “so với 100 quốc gia được lựa chọn đánh giá, Việt N am nằm trong nhóm nước chưa sẵn sàng với cách mạng công nghiệp 4.0 (mức độ sơ khởi). So với các quốc gia ASEAN , Việt N am nằm trong 4 nước kém tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 (cùng với Lào, Campuchia và Myanmar), trong khi các nền kinh tế có cơ cấu sản xuất và xuất khNu khá tương đồng với Việt N am như Thái Lan, Malaysia, Indonesia... đều có cấu trúc và động lực sản xuất cao hơn, mức độ sẵn sàng và tiềm năng cho phát triển sản xuất theo cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nằm trong nhóm dẫn đầu, nhóm tiềm năng cao hoặc nhóm kế thừa”(5). (1) Dẫn theo: Báo cáo của Văn phòng Chính phủ, tháng 7-2018 trong: Lê Quốc, Sđd, chú thích 5. (2) Viện N ghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm Thông tin – Tư liệu, Sđd, tr. 20. (3) Dẫn theo: https://baomoi.com/doanh-nghiep-tu-nhan-tim-dong-luc-trong-cuoc-cach-mang-4- 0/c/23431605.epi trong: Viện N ghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm Thông tin – Tư liệu, Sđd, tr. 11, chú thích 2. (4 )Viện N ghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm Thông tin – Tư liệu, Sđd, tr. 12. (5) Viện N ghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm Thông tin – Tư liệu, Sđd, tr. 12.
  6. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 201 Thứ tư, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung - cầu lao động trên thế giới và nguy cơ thất nghiệp. N ền kinh tế với trình độ tự động hóa cao và có tính sáng tạo, đòi hỏi người lao động phải thích ứng nhanh với sự thay đổi của sản xuất nếu không sẽ bị dư thừa, bị thất nghiệp. Trong một số lĩnh vực, “với sự xuất hiện của Robot, trí tuệ nhân tạo được dự báo số lượng nhân viên sẽ chỉ cần 1/10 so với hiện nay”(1). N hư vậy, cách mạng công nghiệp 4.0 có thể tạo ra nguy cơ phá vỡ thị trường lao động trong bối cảnh lực lượng lao động lớn, lợi thế về nhân công giá rẻ sẽ mất dần, nguy cơ tụt hậu xa hơn… Đây là thách thức không nhỏ trong bối cảnh lao động Việt N am đang trong tình trạng trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn thấp, năng suất lao động thấp, tay nghề và các kỹ năng mềm khác còn yếu... Theo một số liệu điều tra, “có khoảng 9% tổng số các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng các lao động có kỹ năng phù hợp và 67% trong số các doanh nghiệp này cho rằng nguyên nhân chính là do thiếu các lao động có đủ kỹ năng như yêu cầu. Hơn 70% các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa và các doanh nghiệp ở khu vực nông thôn cho rằng, nguyên nhân chính của khó khăn trong tuyển dụng là do thiếu lao động có kỹ năng”(2). Thứ năm, năng lực cạnh tranh, năng lực công nghệ của kinh tế tư nhân Việt N am còn nhiều hạn chế. Số lượng doanh nghiệp áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh không nhiều. N hiều doanh nghiệp có hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu so với trình độ khu vực khoảng 2 đến 3 thập kỷ và đi sau khoảng 2-3 thế hệ công nghệ. Quy mô sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân Việt N am còn nhỏ bé: “có trên 96% là doanh nghiệp nhỏ, chỉ có 2% doanh nghiệp quy mô vừa, 2% doanh nghiệp lớn và trong đó, có khoảng 95% số chủ thể kinh tế tư nhân là các hộ gia đình, cá thể” 3 . Thứ sáu, trong thời đại công nghiệp 4.0, kinh tế tư nhân còn chịu tác động lớn từ việc tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia cũng đồng nghĩa các doanh nghiệp phải tuân thủ các cam kết về xuất xứ hàng hóa, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, các giá trị mà tập đoàn đặt ra như trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường,... Đây là một trong những yêu cầu không dễ thực hiện đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh theo sự vụ, thiếu chiến lược kinh doanh lâu dài. N goài ra, những thách thức về an toàn và an ninh thông tin cũng sẽ trở nên lớn hơn với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với khả năng tài chính và nguồn nhân lực có hạn, nguy cơ mất an toàn về thông tin khi tham gia mạng kết nối khu vực và toàn cầu là rất lớn, đặc biệt là nguy cơ mất bản quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết công nghệ, thông tin khách hàng,… (1) Viện N ghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Trung tâm Thông tin – Tư liệu, Mức độ sẵn sàng tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam: So sánh với trường hợp của Trung Quốc. Truy cập (từ link tài liệu): http://www.ciem.org.vn/Content/files/2018/vnep2018/C%C4%903%20 - converted.pdf. (2) Dẫn theo: Thông tin từ Tổng cục Thống kê, 2017, trong: Lê Quốc, Sđd, Tạp chí Lý luận chính trị số 9/2018, chú thích 6. (3) Dẫn theo: Thông tin từ Cục Đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong: Lê Quốc, Sđd, Tạp chí Lý luận chính trị số 9/2018, chú thích 3.
  7. 202 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM 2.2. Một số giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra nhiều thuận lợi, cơ hội giúp kinh tế tư nhân có thể bắt kịp, vượt lên nhưng cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải hết sức nỗ lực và sáng tạo để có thể vượt qua được rất nhiều những trở ngại và thách thức. N hìn chung các doanh nghiệp Việt N am còn nhiều bất lợi khi tham gia vào cách mạng công nghiệp 4.0 cả về hiện trạng nền kinh tế, nguồn nhân lực, môi trường thể chế, cũng như quá trình chuNn bị để tham gia vào cách mạng công nghiệp 4.0. Để đạt được thành công trong chiến lược tổng thể về công nghiệp 4.0 của Việt N am, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phải đảm bảo sự đồng bộ, hiệu quả với quyết tâm và nỗ lực cao nhất. Do đó, trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, nhận diện đúng những thời cơ, thách thức để có những chính sách, giải pháp phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thúc đNy sự phát triển kinh tế tư nhân ttrong thời đại công nghiệp 4.0. 2.2.1. Về phía Nhà nước và các nhà hoạch định chính sách Trước hết, N hà nước cần xây dựng hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong đó cần quán triệt tinh thần N ghị quyết Trung ương 5 khóa XII, thống nhất nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tư nhân trong phát triển của nền kinh tế, tạo điều kiện và môi trường tốt nhất cho kinh tế tư nhân phát triển, xây dựng cơ chế, chính sách thông thoáng theo hướng tôn trọng tự do kinh doanh, tự do sáng tạo, tự do cá nhân và quyền tài sản; xóa bỏ mọi rào cản về tư duy và nhận thức đang cản trở sự phát triển của kinh tế tư nhân. Đồng thời đNy mạnh thực hiện N ghị quyết số 19-2017/N Q-CP (06/02/2017), số 35/N Q-CP (16/5/2016) và số 36a/N Q-CP (14/10/2015) của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường cạnh tranh kinh doanh để thúc đNy sự phát triển của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng hấp thụ và phát triển được các công nghệ sản xuất mới. Triển khai và thực hiện nội dung chỉ thị số 16/CT-TTg (4/5/2017) về tăng cường năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 như: phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đNy mạnh phong trào khởi nghiệp để tận dụng tối đa lợi thế tham gia cuộc cách mạng này; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển, kinh doanh công nghệ mới, tập trung phát triển một số lĩnh vực, sản phNm trọng điểm về công nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông có vai trò then chốt trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4…(1) Bên cạnh đó cần xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ và miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp tư nhân có tiến hành nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất kinh doanh để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân đón đầu áp dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. (1) Xem them: Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Truy cập (từ link tài liệu): https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Chi-thi-16-CT-TTg- tang-cuong-nang-luc-tiep-can-cuoc-Cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4-2017-348297.aspx
  8. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 203 Thứ hai, xây dựng và hỗ trợ nâng cao năng lực hội nhập đón nhận cách mạng công nghiệp 4.0 cho doanh nghiệp, trong đó đặc biệt quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp có thể tham gia hiệu quả hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu và đóng vai trò dẫn dắt trong các chuỗi giá trị nội địa và các cụm công nghiệp. “Hỗ trợ và khuyến khích kinh tế tư nhân xây dựng thương hiệu, phát triển giá trị cốt lõi, tạo uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Xây dựng hành lang pháp lý để bảo vệ các doanh nghiệp tư nhân phát triển thương hiệu, chỗ đứng, uy tín của mình về chất lượng sản phNm, hiệu quả dịch vụ và tiện ích các hoạt động, bảo đảm doanh nghiệp tư nhân có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế”(1). Thứ ba, hoàn thiện môi trường pháp lý cho phát triển thị trường khoa học công nghệ theo hướng hội nhập, xây dựng môi trường pháp lý cho phát triển các ngành nghề kinh doanh mới ở Việt N am đang bắt đầu nảy sinh từ cuộc cách mạng công nghiệp. Cụ thể như: tạo điều kiện thuận lợi về môi trường cho các doanh nghiệp được tiếp cận, tham gia và ứng dụng các công nghệ tiên tiến, xây dựng chỉ số đổi mới công nghệ quốc gia và lấy chỉ số này cùng các chỉ số về năng lực cạnh tranh làm một trong những thước đo sự hiệu quả của chính phủ. Đồng thời, tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế trong nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ; mua bán, chuyển giao các sản phNm khoa học, công nghệ mới. ĐNy mạnh thương mại hoá các sản phNm nghiên cứu khoa học, công nghệ. Thứ tư, đNy mạnh thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nhân lực. Đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nhất là đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo hướng hội nhập quốc tế, phát triển nguồn nhân lực có đầy đủ các kỹ năng, có thể tiếp thu và làm chủ công nghệ thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Đồng thời đNy mạnh xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt N am trong thời kỳ đNy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Thứ năm, khuyến khích, động viên tinh thần kinh doanh, ý chí khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội, nhất là trong cộng đồng doanh nghiệp. ĐNy mạnh phổ biến, tuyên truyền, giáo dục kiến thức kinh doanh, khởi nghiệp; thúc đNy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia theo hướng xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Thứ sáu, cập nhật đầy đủ và công khai về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của N hà nước; về chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế; các kế hoạch, chương trình, dự án hoạt động của N hà nước. Đồng thời, nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và toàn xã hội về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tăng cường hội nhập quốc tế và thông tin, truyền thông tạo hiểu biết và nhận thức đúng về bản chất, đặc trưng, những cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 để có cách tiếp cận, giải pháp phù hợp, hiệu quả. (1) Lê Quốc, Sđd, Tạp chí Lý luận chính trị số 9/2018.
  9. 204 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM 2.2.2. Đối với các doanh nghiệp Để thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp tư nhân trong nước cần có sự chuNn bị kỹ càng và phải bắt đầu ngay từ hạ tầng đến các ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với điều kiện của mình. Chú trọng đến việc trình hóa, số hóa được các hoạt động sản xuất, kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp, tạo ra môi trường kết nối, an ninh, an toàn, từ đó mới áp dụng được các ứng dụng thông minh, tiện ích hơn của IoT, Cloud, Robot. Trước hết, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh nghiên cứu các công nghệ tiên tiến của công nghiệp 4.0, linh hoạt trong điều chỉnh sản phNm theo nhu cầu người tiêu dùng, tích hợp các công nghệ tiên tiến để giảm thiểu quy trình sản xuất, giảm thời gian giao hàng, rút ngắn vòng đời sản phNm nhưng vẫn đảm bảo khả năng quản lý sản xuất và chất lượng sản phNm, tăng khả năng cạnh tranh. Thứ hai, tận dụng những thành tựu của cách mạng 4.0 để đẩy nhanh quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như giảm các chi phí như: tích hợp công nghệ số hoá, các hệ thống cảm biến, hệ thống điều khiển, mạng truyền thông để kinh doanh và chăm sóc khách hàng, “lưu trữ và sử dụng hiệu quả các dữ liệu lớn dựa trên điện toán đám mây; thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu lớn để tạo ra những tri thức mới, hỗ trợ việc đưa ra quyết định và tạo lợi thế cạnh tranh”(1). Thứ ba, phát huy vai trò tiên phong, dẫn dắt của các doanh nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông, trong đó có các tập đoàn kinh tế, bao gồm các tập đoàn kinh tế tư nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm tăng cường hợp tác, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi nhanh chóng để phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0. Thứ tư, có chiến lược phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có đầy đủ các kỹ năng để sẵn sàng tham gia và sử dụng hiệu quả chuỗi cung ứng thông minh được tạo ra từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như: kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng công nghệ thông tin, khả năng sáng tạo… Thứ năm, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới trong cách mạng công nghiệp 4.0 vào công tác quản trị doanh nghiệp, thi công, quản lý dự án, quảng bá, giới thiệu dự án, kinh doanh online, ứng dụng công nghệ blockchain vào kinh doanh để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp; mở rộng hợp tác với các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài để tăng thêm nguồn lực tài chính, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp. Thứ sáu, các doanh nghiệp tư nhân Việt N am phải nâng cao năng lực cạnh tranh, nắm bắt được cơ hội, đổi mới nhanh công nghệ và mẫu mã sản phNm đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là con đường duy nhất và cũng quan trọng nhất để phát triển kinh tế tư nhân Việt N am và để nền kinh tế Việt N am có thể phát triển ngày một giàu mạnh, hội nhập được vào nền kinh tế thế giới. (1) Hà Thị Hương Lan, Giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, Truy cập (từ link tài liệu): http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/giai-phap-cho-doanh-nghiep-viet- nam-trong-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-302110.html
  10. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 205 3. KẾT LUẬN N hư vậy, trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và kinh tế tư nhân Việt N am nói riêng ngày càng khốc liệt, phức tạp và đa dạng, bởi doanh nghiệp là đối tượng chịu tác động trực tiếp của cuộc cách mạng này. N hất là trong tương lai gần sẽ có một số ngành phải thu hẹp kinh doanh, nhiều lao động của con người được thay thế bằng robot; đồng thời có ngành mới ra đời tạo ra nhiều việc làm đòi hỏi kỹ năng cao. Do đó, để tận dụng cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những nhận thức đúng vai trò trách nhiệm của mình trong tiến trình đóng góp cho sự phát triển kinh tế của Việt N am trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, bắt kịp thời cơ và vận hội của cách mạng công nghiệp 4.0. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban kinh tế trung ương (2017), Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, N XB Đại học Kinh tế Quốc dân. 2. Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Truy cập (từ link tài liệu): https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Chi-thi- 16-CT-TTg-tang-cuong-nang-luc-tiep-can-cuoc-Cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4-2017- 348297.aspx 3. Phan Xuân Dũng, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm, N XB khoa học và kỹ thuật. 4. Gần 80% doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp 4.0, Truy cập (từ link tài liệu): http://thoibaonganhang.vn/gan-80-doanh-nghiep-nho-va-vua-chua-san-sang- cho-cmcn-40-82355.html 5.Klaus schwab (2018), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Bộ ngoại giao dịch và hiệu đính, Hà N ội. 6. Hà Thị Hương Lan, Giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Truy cập (từ link tài liệu): http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/giai-phap-cho- doanh-nghiep-viet-nam-trong-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-302110.html 7. Lê Quốc, Nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế tư nhân Việt Nam trong điều kiện hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Lý luận chính trị số 9/2018. Truy cập (từ link tài liệu): http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/2743-nang-cao-nang-luc- canh-tranh-cua-kinh-te-tu-nhan-viet-nam-trong-dieu-kien-hoi-nhap-va-cach-mang-cong- nghiep-40.html 8. Viện N ghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm Thông tin – Tư liệu (2018), Chuyên đề Số 18: Phát triển kinh tế tư nhân và cơ cấu lại nền kinh tế trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0, Hà N ội. Truy cập (từ link tài liệu): http://www.ciem.org.vn/Content/files/2018/vnep2018/C%C4%9018%20-converted.pdf, 9. Viện N ghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Trung tâm Thông tin – Tư liệu, Mức độ sẵn sàng tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam: So sánh với trường hợp của Trung Quốc.
nguon tai.lieu . vn