Xem mẫu

  1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 479 PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TÄI THÀNH PHỐ HÂI PHÒNG NĂM 2018 - MỘT SỐ THÀNH TỰU, HÄN CHẾ VÀ GIÂI PHÁP TS. Lương Thị Huyền Trang Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt: Kinh tế tư nhân được thành phố Hải Phòng xác định là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bài viết nêu lên cách hiểu về kinh tế tư nhân. Khái quát một số cột mốc quan trọng trong quá trình nhận thức và hoàn thiện cơ sở pháp lý của phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam. Trong năm 2018, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (tháng 6-2017) về phát triển kinh tế tư nhân, Hải Phòng đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận, những cũng vẫn tồn tại những hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở phân tích đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển tốt hơn kinh tế tư nhân tại Hải Phòng trong thời gian tới. Từ khóa: kinh tế tư nhân, doanh nghiệp tư nhân, Hải Phòng, phát triển… PRIVATE ECONOMIC DEVELOPMENT IN HAI PHONG CITY IN 2018 - SOME ACHIEVEMENTS, RESTRICTIONS AND SOLUTIONS Abstract: The private economy has been identified by Hai Phong as an important driver of a socialist-oriented market economy. The article describes how to understand the private economy. Overview of some important milestones in the process of awareness and completion of the legal basis of private economic development in Vietnam. In 2018, the first year of Resolution of the 5th Conference of the 12th Central Committee of the Party Central Committee (June 2017), Hai Phong has achi eved some remarkable achievements, but there are still limitations that need to be overcome. Based on that analysis, the author offers some solutions to better develop the private economy in Hai Phong in the future. Key words: private economy, private enterprise, Hai Phong, development ... 1. MỞ ĐÆU Trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ 10 về phát triển kinh tế tư nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hải Phòng đã đặt ra mục tiêu tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố theo hướng lành mạnh, hiệu quả, bền vững. Kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần đưa kinh tế - xã hội thành phố phát triển nhanh, bền vững, tạo sự phát triển đột phá, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ, công
  2. 480 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại. Đồng thời, nâng cao chất lượng hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân, xây dựng doanh nghiệp thành phố Hải Phòng có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân có tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; nhiều doanh nhiệp tham gia mạng sản xuất chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Có thể nói, trong năm 2018, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (tháng 6-2017), kinh tế tư nhân đã góp phần mang lại những khởi sắc đáng ghi nhận trong sự phát triển của kinh tế thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, cần nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan, bên cạnh những thành tựu sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân cũng còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục. Việc nghiên cứu sự phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố Hải Phòng năm 2018 – một số thành tựu, hạn chế và giải pháp trong khuôn khổ một bài viết có thể góp thêm một cách nhìn mới về kinh tế tư nhân tại Hải Phòng. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết sử dụng phương pháp lịch sử - logic, phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp khái quát hóa, tiếp cận hệ thống, phương pháp tiếp cận tổng hợp và liên ngành. Tác giả dựa trên cơ sở thống kê và xử lý các số liệu, cả về định tính và định lượng trong việc phân tích thực trạng phát triển kinh tế tư nhân tại Hải Phòng trong năm 2018, khái quát bức tranh chung về phát triển kinh tế tư nhân tại Hải Phòng năm 2018, từ đó đề ra các giải pháp nhằm phát triển tốt hơn kinh tế tư nhân tại Hải Phòng. 3. NỘI DUNG 3.1. Kinh tế tư nhân Kinh tế tư nhân, hiểu cách khái quát chung, là khu vực kinh tế nằm ngoài quốc doanh (ngoài khu vực kinh tế nhà nước), bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó tư nhân nắm trên 50% vốn đầu tư. Kinh tế tư nhân là tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh không dựa trên sở hữu nhà nước về các yếu tố của quá trình sản xuất. Hiểu ở cấp độ hẹp, kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế gắn liền với loại hình sở hữu tư nhân, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Kinh tế tư nhân tồn tại dưới các hình thức như: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và các hộ kinh doanh cá thể. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Nhờ vậy, kinh tế tư nhân không ngừng lớn mạnh, trở thành một trong những nhân tố chính tạo nên sự tăng trưởng kinh tế nhanh. Trải qua hơn 30 năm đổi mới, kinh tế tư nhân đã không chỉ dần được phục hồi mà còn có những bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là sau Đại hội X (năm 2006), khi kinh tế tư nhân được xác định chính thức là thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, không hạn chế về quy mô. Kinh tế tư nhân đã có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng.
  3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 481 3.2. Một số cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển nhận thức về kinh tế tư nhân Năm 2017, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (tháng 6-2017) đã được ban hành, khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nghị quyết xác định phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng trong tổng sản phẩm nội địa (GDP). Đây là một điểm mốc quan trọng do trong quá trình phát triển doanh nghiệp tư nhân đã từng trải qua những thăng trầm nhiều sóng gió: trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung kinh tế tư nhân không được thừa nhận, tuy nhiên không thể phủ nhận kinh tế tư nhân vẫn tồn tại và thể hiện được vai trò, vị trí của mình trong sự phát triển kinh tế nói chung. Năm 1986, chính sách đổi mới đã được ban hành tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Trong đó, Đảng thừa nhận khu vực kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và của nền kinh tế nhiều thành phần. Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty được ban hành vào năm 1990, Luật Doanh nghiệp được ban hành vào năm 1999 đã tạo ra một sự phát triển mạnh mẽ, bùng phát của các doanh nghiệp tư nhân. Quyền tự do kinh doanh của người dân chính thức được thừa nhận, các doanh nghiệp tư nhân cũng như quyền sở hữu tư nhân của các doanh nghiệp được bảo vệ. Từ đó đến nay, môi trường chính sách và pháp lý để phát triển khu vực kinh tế tư nhân liên tục được cải thiện. Năm 2004, Luật doanh nghiệp và Luật Đầu tư chung đã tạo một khuôn khổ pháp lý chung cho doanh nghiệp khu vực tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn. Năm 2014, Luật doanh nghiệp được sửa đổi với một số cải cách mới được đưa ra. Năm 2017, Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII được ban hành xác định kinh tế tư nhân là một động lực của nền kinh tế, khuyến khích phát triển và hình thành công ty, tập đoạn kinh tế tư nhân quy mô lớn. Những thay đổi trong chính sách và tư duy của Đảng được thực hiện thông qua các chính sách, luật, quy định và biện pháp khác nhau của Chính phủ nhằm phát triển bền vững khu vực kinh tế tư nhân, tập trung nhấn mạnh chất lượng phát triển và hiệu quả hoạt động của kinh tế tư nhân. 3.3. Một số thành quả của kinh tế tư nhân tại Hải Phòng Kinh tế tư nhân tại Hải Phòng phát triển mạnh mẽ về số lượng, thể hiện rất rõ phong trào và tinh thần khởi nghiệp của người dân Hải Phòng. Hải Phòng hiện có xấp xỉ 20 nghìn doanh nghiệp, trong đó đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực tư nhân. Số lượng doanh nghiệp đăng ký gia tăng mạnh mẽ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Tính chung năm 2018, toàn thành phố có 3.155 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 21,05 nghìn tỷ đồng, tăng 5,27% về số doanh nghiệp và tăng 17,11% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 6,67 tỷ đồng, tăng 11,25%. Số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập mới trong năm là 1.559 cơ sở, tăng 2,57% so với năm trước [14].
  4. 482 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân cao, nhiều sáng kiến, đổi mới và sự đột phá được xuất phát từ những doanh nghiệp tư nhân. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân cao hơn với mức bình quân của nền kinh tế và khu vực nhà nước. Vai trò của kinh tế tư nhân càng trở nên quan trọng hơn khi mà khoa học và công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Thương hiệu của khu vực tư nhân đã không chỉ được ghi nhận ở thị trường trong nước mà cả ở thị trường khu vực và quốc tế. Đã xuất hiện những tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn cả về vốn và công nghệ cao. Khu vực kinh tế tư nhân là nhân tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của thành phố Hải Phòng. Năm 2018, thu nội địa của thành phố đạt gần 22.000 tỷ đồng, trong đó cộng đồng các doanh nghiệp đóng góp gần 16.000 tỷ đồng, chiếm gần 73% [14]. Hải Phòng coi thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, coi phát triển doanh nghiệp là then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Đến nay, thực hiện công cuộc Đổi mới do Đảng lãnh đạo, Hải Phòng lại là địa phương hăng hái đi đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế nhiều thành phần và đã thu được những thành tựu to lớn. Tiêu biểu phải kể đến ngành dịch vụ cảng biển. Hiện nay, thành phố có gần 40 doanh nghiệp cảng, đa phần là tư nhân, lượng hàng hóa qua cảng tăng trưởng từ 13 đến 15%/năm; riêng năm 2018 đạt 92 triệu tấn… Có thể khẳng định khu vực kinh tế tư nhân đang dần khẳng định vị thế là động lực chính cho những kết quả tăng trưởng kinh tế đáng khích lệ của Hải Phòng trong thời gian qua. Các dự án được triển khai và đẩy nhanh tiến độ, sớm đi vào hoạt động đã đóng góp vào mức tăng trưởng chung của toàn thành phố, điều này cũng khẳng định các chính sách cải cách hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh… được Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố áp dụng trong những năm gần đây đã dần mang lại hiệu quả nhất định. Bên cạnh đó việc đầu tư vào các dự án sản xuất công nghệ cao như: các dự án sản xuất thiết bị điện tử của tập đoàn LG và tổ hợp nhà máy sản xuất ôtô VinFast, nhà máy sản xuất điện thoại VinSmart của tập đoàn Vingroup cũng mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế thành phố trong năm 2018. Thành phố đã đề ra những cơ chế mở, thu hút hàng trăm nghìn tỷ đồng của các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh như VinGroup, SunGroup, Him Lam… đầu tư vào các dự án lớn. Song song với đó, thành phố đã tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, tìm cơ hội kết nối các nguồn lực. Nói đến phát triển kinh tế tư nhân Hải Phòng trong giai đoạn đổi mới, không thể không kể đến cú bứt phá của thu hút đầu tư trong nước mấy năm gần đây. Đó là các dự án khổng lồ do các tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư, như hàng trăm nghìn tỷ đồng của VinGroup cho các dự án khu vui chơi giải trí đảo Vũ Yên, khu nông nghiệp kỹ thuật cao Vineco ở huyện Vĩnh Bảo, khu nhà ở cao cấp ở quận Hồng Bàng, bệnh viện Vinmec ở quận Lê Chân và tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast, sản xuất điện tử Vinsmart ở huyện Cát Hải; SunGroup với hàng chục nghìn tỷ đồng cho dự án phát triển du lịch Cát Hải; tập đoàn Mường Thanh với dự án hơn 5 nghìn tỷ đồng phát triển khu du lịch ở Đồ Sơn…
  5. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 483 Đầu tư nước ngoài đã và đang trở thành một phần quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân ở Hải Phòng. Bên cạnh sự lớn mạnh của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đang phát triển mạnh mẽ. Khi môi trường kinh doanh được tạo hành lang pháp lý, Hải Phòng càng trở nên dễ tiếp cận hơn đối với các khoản đầu tư nước ngoài. Năm 2018, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn là 100.541,3 tỷ đồng, tăng 30,71% so với cùng kỳ. Trong đó: vốn nhà nước trên địa bàn thực hiện là 14.465,6 tỷ đồng, giảm 5,76% so với cùng kỳ (vốn Trung ương quản lý là 3.716,4 tỷ đồng, giảm 34,5% so với cùng kỳ; vốn địa phương quản lý là 10.749,2 tỷ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ); Vốn ngoài nhà nước thực hiện là 63.569,5 tỷ đồng, tăng 52,4% so với cùng kỳ; Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện là 22.506,2 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cùng kỳ [14]. Số liệu trên cho thấy vốn nước ngoài và số vốn đầu tư của doanh nghiệp ngoài nhà nước có vai trò rất lớn trong sự phát triển kinh tế - chính trị xã hội tại Hải Phòng. Hải Phòng là một điểm sáng trong thu hút đầu tư của miền Bắc và cả nước, được Trung ương đặc biệt quan tâm và các nhà đầu tư trong và ngoài nước hướng đến. Nhiều dự án, công trình trọng điểm được khởi công với giá trị đầu tư cao, nhiều dự án chuyển tiếp từ các năm trước được tích cực thực hiện giúp cho giá trị vốn đầu tư trên địa bàn tăng cao nhất trong vòng 15 năm trở lại đây. Có được kết quả như vậy là sự tập trung đầu tư của cả ba khu vực: khu vực Nhà nước, khu vực Ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó đóng góp nhiều nhất vẫn là đầu tư của các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất (năm 2018 chiếm 63,2% tổng đầu tư toàn xã hội) và có mức tăng vượt bậc so với năm 2017; quý IV/2018 tăng 67,93% so với cùng kỳ năm 2017; cả năm 2018 tăng 52,41% so với năm 2017 [13]. Nguồn vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước tập trung vào các dự án lớn của các tập đoàn trong nước như tập đoàn Vingroup, tập đoàn Sungroup, tập đoàn Flamingo, công ty CP Đầu tư và dịch vụ tài chính Hoàng Huy, công ty Nhật Hạ…Tập đoàn Vingroup với tổng vốn đầu tư gần trăm nghìn tỷ đồng vào các dự án: Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên; khu đô thị Vinhomes Imperia; tòa tháp 45 tầng; bệnh viện quốc tế Vinmec; Khu đô thị cầu Rào 2 và đặc biệt nhất là Tổ hợp Nhà máy sản xuất ô tô VinFast với tổng vốn đầu tư hơn 3,5 tỷ USD. Ngày 03/11/2018 tại Hải Phòng, VinFast đã tổ chức lễ khánh thành Nhà máy sản xuất xe máy điện thông minh và cũng trong ngày 3/11 VinFast điều chỉnh tổng vốn đầu tư cho Tổ hợp dự án sản xuất ô tô, xe máy điện từ 35.000 tỷ đồng lên 70.337 tỷ đồng. Tập đoàn Sungroup tiến độ chậm hơn, hiện cũng đang khẩn trương đầu tư vào khu vực Cát Hải, Cát Bà với tổng vốn đầu tư 3 tỷ USD. Một loạt các doanh nghiệp, tập đoàn lớn khác cũng không ngần ngại rót hàng nghìn tỷ đồng vốn vào Hải Phòng như Tập đoàn BRG với dự án sân golf và khu biệt thự Đồ Sơn hơn 2.100 tỷ đồng; khách sạn 5 sao Hilton hơn 1.000 tỷ đồng; công ty Nhật Hạ với khách sạn 5 sao Pullman 1.600 tỷ đồng…Dự án Hoàng Huy Riverside của Tập đoàn Tài chính Hoàng Huy hiện tại thực hiện được gần 300 tỷ đồng, dự án với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng gồm nhà liền kề tối đa 5 tầng, biệt thự tối đa 3 tầng và nhà ở hỗn hợp tối đa 5 tầng với tổng diện tích trên 5,9 ha [13]. Những công trình này được đánh giá sẽ làm thay đổi đáng kể diện mạo đô thị và phát triển kinh tế Hải Phòng.
  6. 484 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Đầu tư nước ngoài đã và đang trở thành một phần rất quan trọng của kinh tế tư nhân tại Hải Phòng. Sự phát triển của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng lớn mạnh. Nguồn vốn FDI đầu tư vào Hải Phòng cũng không ngừng tăng nhanh trong những năm gần đây (năm 2018 tăng 13,3% so với năm 2017, chiếm 22,3% tổng mức đầu tư toàn xã hội). Tính riêng 3 dự án của Tập đoàn LG có tổng vốn đầu tư lên tới hơn 4 tỷ USD [14]. Cùng với đó là một loạt các nhà đầu tư nước ngoài đã có mặt tại Hải Phòng như Regina Miracle Internatinonal Việt Nam, Bridgestone, Nippro Pharma, Kyocera, Fuji Xerox, GE,…Mới đây, Tập đoàn Ren A Port (Bỉ) đã đầu tư thêm hơn 150 triệu USD xây dựng Khu công nghiệp Deep C3 tại đảo Cát Hải và vừa đưa vào hoạt động Khu công nghiệp Deep C2 với tổng vốn đầu tư 141 triệu USD… Dự kiến năm nay, Hải Phòng sẽ thu hút được khoảng hơn 2,5 tỷ USD vốn FDI, gấp hơn 2 lần so với kế hoạch đề ra. Việc các dự án được xây dựng và đi vào hoạt động tạo việc làm cho khoảng hơn 2.000 lao động, giúp thành phố có thêm nhiều nguồn thu ngân sách, là điểm đến thuận tiện và hấp dẫn đối với người dân địa phương và khu vực. Tính đến 15/12/2018 Hải Phòng có 612 dự án còn hiệu lực: Tổng vốn đầu tư: 16.891 triệu USD; Vốn điều lệ: 5.833,4 triệu USD; Vốn Việt Nam góp: 241,4 triệu USD; Nước ngoài góp: 5.592 triệu USD. Từ đầu năm đến 15/12/2018, toàn thành phố có 104 dự án cấp mới đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ với số vốn đầu tư đạt 644,664 triệu USD, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm trước [14]. Kinh tế tư nhân đóng góp chính cho việc nâng cao thu nhập, tạo việc làm, giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống, tăng trưởng bền vững và toàn diện ở thành phố Hải Phòng. Việc làm do các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân tạo ra đã giúp hàng triệu người lao động dịch chuyển tư các công việc có lương thấp hơn trong lĩnh vực nông nghiệp sang làm ở các ngành có năng suất cao hơn với mức lương cao hơn. Những việc làm được tạo ra bởi khu vực kinh tế tư nhân đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiếp nhận người lao động mới gia nhập vào thị trường lao động mỗi năm. Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước về việc tạo ra thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày càng được mở rộng hơn. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của thành phố Hải Phòng năm 2018 là 1.138,3 nghìn người, tăng 0,28% so với năm 2017, bao gồm: lao động nam 586,1 nghìn người, tăng 0,52%; lao động nữ 552,2 nghìn người, tăng 0,03%. Xét theo khu vực: lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên thành thị là 486,3 nghìn người, tăng 0,31%; khu vực nông thôn là 652,0 nghìn người, tăng 0,26%. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2018 là 1.102,4 nghìn người, tăng 0,65% so với năm 2017, bao gồm 222,5 nghìn người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 20,2% tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng 418,9 nghìn người, chiếm 38,0%; khu vực dịch vụ 461,0 nghìn người, chiếm 41,8%. Tính theo giá so sánh 2010, năng suất lao động trên địa bàn thành phố năm 2018 đạt 140,3 triệu đồng/lao động tăng 15,52% so với năm 2017. Trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản có năng suất lao động ước đạt 32,6 triệu đồng/lao động, tăng 3,86%; khu vực công nghiệp - xây dựng ước đạt 168,62 triệu đồng/lao động, tăng 23,94%; khu vực dịch vụ ước đạt 166,65 triệu đồng/lao động, tăng 9,51% so với năm 2017. Tính chung năm 2018, Hải Phòng đã tổ chức được 39 phiên giao dịch việc làm với sự tham gia tuyển dụng
  7. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 485 của 1.387 lượt doanh nghiệp. Có 82.032 lượt người lao động đến sàn, trong đó 26,84% số người được giới thiệu việc làm, đáp ứng 17,1% nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Giải quyết việc làm 54.500 lượt lao động, đạt kế hoạch năm 2018 và bằng 100,36% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó việc làm trong nước 53.200 lượt lao động, xuất khẩu lao động 1.300 lượt. Tiếp nhận, hướng dẫn xây dựng thỏa ước lao động tập thể cho 281 doanh nghiệp, bằng 202,20%so với năm 2017. Cấp mới 900 giấy phép lao động, cấp lại 700 giấy phép lao động cho người lao động làm việc tại thành phố (tăng 3,23% so với năm 2017). Kết quả khảo sát, điều tra tiền lương bình quân chung ước 6,902 triệu đồng/tháng (bằng 112% so với năm 2017). Hải Phòng đã gặt hái được nhiều thành công trong công tác xóa đói giảm nghèo. Điều này một phần có được là nhờ rất nhiều việc làm được tạo ra bởi khu vực kinh tế tư nhân. Năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo ước đạt 1,41%, giảm 0,65% so với năm 2017, đạt 100% kế hoạch thành phố giao năm 2018; so đầu kỳ giai đoạn 2016 - 2020 giảm 2,45% bình quân 0,81%/năm đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ thành phố giao giảm 0,7 - 1%/năm [14]. 3.4. Một số tồn tại trong phát triển kinh tế tư nhân tại Hải Phòng Kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò động lực quan trọng của nền kinh tế. Trình độ quản trị, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm, cạnh tranh yếu; khả năng liên kết và tham gia chuỗi giá trị còn nhiều hạn chế; tình trạng gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh… vẫn phổ biến. Có thể khái quát một số tồn tại, hạn chế sau: Môi trường pháp lý đối với khu vực kinh tế tư nhân chưa hoàn thiện, nhiều quy định chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, thiếu nhất quán, phức tạp và chồng chéo. Doanh nghiệp tư nhân vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn do những hạn chế của môi trường kinh doanh và pháp lý. Theo điều tra của WB năm 2015, các hạn chế lớn nhất của môi trường kinh doanh liên quan đến khả năng tiếp cận tài chính, thông lệ kinh doanh, bất bình đẳng khu vực không chính thức, thiếu nguồn nhân lực có trí thức và trình độ cao, giao thông và cơ sở hạ tầng, tiếp cận đất đai, các quy định về hải quan và thương mại. Điều kiện thủ tục hành chính, thủ tục tiếp cận đất đai, thị trường tin dụng, cơ hội đầu tư rườm rà, cản trở khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Chi phí kinh doanh, chi phí vận tải (logistics, tiền lương, bảo hiểm…) cao. Lãi suất vay cao khoảng 7-9% trong khi Trung Quốc là 4,3%, Malaysia 4,6%, Hàn Quốc 2-3% [11, tr.130]. Với hơn 4.000 các điều kiện kinh doanh (trong đó nhiều quy định không theo thông lệ quốc tế) đặt ra các rào cản không phù hợp đối với sự phát triển của kinh tế tư nhân. Trong khi có thể cắt giảm càng sớm càng tốt đến hơn 50% các điều kiện không hợp lý này. Điều mà các doanh nghiệp tư nhân cần không phải là sự hỗ trợ, ưu đãi ưu tiên đặc biệt mà là hệ thống pháp luật về kinh doanh minh bạch, công bằng và lành mạnh, hệ thống thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện và sớm đi vào thực tiễn. Vẫn còn tồn tại sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. Các chiến lược của chính phủ nhằm giao vai trò chủ đạo cho các doanh nghiệp nhà nước đã ảnh hưởng tới khả năng của các doanh nghiệp tư nhân trong việc phát triển và khai thác các cơ hội khi hội nhập kinh tế quốc tế. Các doanh nghiệp nhà nước được che chở và không bị buộc đối diện với sự cạnh tranh gay gắt nhờ khả năng tiếp cận thuận lợi hơn tới các nguồn lực cho phát
  8. 486 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP triển. Các doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên hơn khi tiếp cận các nguồn lực về đất đai, tín dụng, xuất khẩu, cơ hội hợp đồng với mức thuế được ưu đãi hơn…Các thủ tục hành chính rườm rà, mất rất nhiều thời gian và chi phí, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến điều kiện kinh doanh, giấy phép và thương mại. Chính sách thuế quá nhiều bất cập và có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp tư nhân còn bị đối xử thiếu công bằng. Một số chính sách quy định chỉ đề cập đến doanh nghiệp nhà nước mà chưa đề cập đến doanh nghiệp tư nhân. Lợi được hưởng từ những chính sách thường ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước. Những quan điểm đánh giá về doanh nghiệp tư nhân chưa khách quan, gây khó khăn, cản trở hoạt động kinh doanh của khu vực tư nhân. Ngoài những khó khăn về thể chế kinh tế, bộ máy hành chính chưa hiệu quả, thủ tục hành chính thiếu minh bạch và cơ chế trách nhiệm giải trình. Nhiều doanh nghiệp phải trả các chi phí “không chính thức” để giải quyết công việc… Những bất cập này càng khiến cho khu vực kinh tế tư nhân đã nhỏ lại kém phát triển. Vì vậy, để kinh tế tư nhân có điều kiện phát triển mạnh mẽ, cần tập trung giải quyết vấn đề bình đẳng thật sự giữa các chủ thể kinh doanh, giữa kinh tế tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. Thiết lập chế độ ưu đãi thuế cho đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các chính sách và chương trình phát triển khu vực tư nhân thiếu tính đồng bộ và liên kết. Phát triển kinh tế tư nhân liên quan đến nhiều ngành, nhiều nội dung và các chương trình hỗ trợ do đó được thực hiện bởi nhiều cơ quan chức năng khác nhau. Những hạn chế về hiểu biết các nhu cầu của doanh nghiệp dẫn tới tình trạng các sáng kiến và chương trình hỗ trợ kinh doanh chưa thực sự hợp lý, ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của quá trình áp dụng và triển khai, tính liên kết, bổ trợ giữa các chương trình còn hạn chế và kém hiệu quả. Phát triển kinh tế tư nhân thiếu thị trường, thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh là trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp. Việc giải quyết những rào cản về thủ tục hành chính là bắt buộc, nhưng để doanh nghiệp có thể phát triển thì vấn đề “thị trường”, vấn đề đầu ra, vấn đề hình thành nơi trao đổi buôn bán, hình thành trục liên kết,... sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển đột phá. Để doanh nghiệp tư nhân là động lực phát triển kinh tế cần thúc đẩy hoàn thiện thể chế thị trường đầy đủ. Bởi thị trường là cơ hội tiếp cận kinh doanh, cơ hội tiếp cận đất đai, tiếp cận thông tin, chính sách, quy hoạch,...; là sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ với các tập đoàn lớn để tiêu thụ sản phẩm, tạo ra chuỗi giá trị,... Có như vậy, kinh tế tư nhân mới có thể có điều kiện để phát triển thuận lợi. Vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với kinh tế tư nhân còn nhiều hạn chế. Hiệu quả thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để phát triển kinh tế tư nhân chưa cao. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là hạ tầng giao thông và nguồn nhân lực. Thiếu vốn luôn là vấn đề thách thức lớn đối với các doanh nghiệp tư nhân khi không có tài sản thế chấp để vay vốn hoặc tài sản thế chấp không minh bạch, đang tranh chấp; thiếu dự án khả thi. Bởi vậy, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận vay
  9. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 487 vốn ngân hàng, huy động vốn trên thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp và sử dụng các dịch vụ tài chính với chi phí hợp lý. Kinh tế tư nhân với các hộ kinh doanh hết sức đa dạng và không đồng nhất về đặc điểm nhưng lại phải tuân thủ cùng một quy định pháp luật. Cách tiếp cận quy định pháp luật theo hướng chung chung như trên không phù hợp và không hiệu quả, không thể tạo ra một cơ sở dữ liệu đầy đủ, toàn diện phục vụ mục đích phân loại các hộ kinh doanh thành các nhóm theo ngành, theo vị trí địa lý, theo đặc điểm kinh doanh… khác nhau đề quản lý và hoạch định chính sách phát triển. Các hiệp hội doanh nghiệp còn hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Các hiệp hội doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển kinh tế năng động và bền vững. Các hiệp hội doanh nghiệp trên hoạt động thực tế còn thiếu năng lực, kỹ năng cần thiết để thu hút sự tham gia của các thành viên, đặc biệt trong công tác vận động và tư vấn chính sách. Chính vì vậy đôi khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường bị chi phối bởi các doanh nghiệp lớn. Có một sự chênh lệch ngày càng lớn giữa số lượng doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và số lượng doanh nghiệp đang thực sự hoạt động. Điều này góp phần khẳng định môi trường kinh doanh với các doanh nghiệp tư nhân trên thành phố còn chứa đựng nhiều khó khăn và thách thức. Về thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: bộ phận Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố trong tháng 12 năm 2018 đã thực hiện 20 lượt yêu cầu giải trình tình hình hoạt động đối với các doanh nghiệp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của 38 doanh nghiệp. Cộng dồn từ đầu năm 2018, có 623 doanh nghiệp được yêu cầu giải trình tình hình hoạt động, 117 doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Điều này cho thấy có sự chênh lệch giữa số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với số doanh nghiệp thực sự hoạt động có hiệu quả. Từ đó có căn cứ để cho thấy môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố chứa đựng nhiều khó khăn và thách thức. 3.5. Một số giải pháp đối với phát triển kinh tế tư nhân tại Hải Phòng Hải Phòng chú trọng phát triển kinh tế tư nhân. Về kế hoạch của thành phố: số lượng doanh nghiệp, phấn đấu đến năm 2020, toàn thành phố có trên 33.000 doanh nghiệp hoạt động; đến năm 2025 có trên 42.000 doanh nghiệp hoạt động và đến năm 2030 có trên 53.000 doanh nghiệp hoạt động. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tư nhân phấn đấu đạt cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đến năm 2020 đạt khoảng 51% - 53%, năm 2025 đạt khoảng 55% - 56%, đến năm 2030 đạt khoảng 60% - 65% [12]. UBND thành phố chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện một số nhiệm vụ: tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân, tạo sự thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với các chủ trương, giải pháp, chính sách phát triển kinh tế tư nhân; tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh
  10. 488 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân; hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra phối hợp của cấp ủy đảng, nâng cao vai trò của tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu đặt ra cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Thứ nhất, tiếp tục thay đổi nhận thức về kinh tế tư nhân. Cần có sự thống nhất nhận thức trong xã hội về khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân. Cần một sự khẳng định rõ ràng, kinh tế tư nhân sẽ là một trụ cột của kinh tế nước nhà và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Xây dựng cơ chế, chính sách định hướng sự phát triển của kinh tế tư nhân; hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về kinh tế tư nhân. Sửa đổi một số cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân như chính sách đầu tư, tín dụng, chính sách về mặt bằng sản xuất, chính sách thuế, chính sách đào tạo, tiền lương, thu nhập và bảo hiểm xã hội... Phát huy thế mạnh và tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội phải đi đôi với khắc phục có hiệu quả những mặt trái, những tiêu cực phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân. Thứ hai, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân. Điều này sẽ đảm bảo duy trì được lòng tin và tăng cường đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân. Môi trường kinh doanh được cải thiện sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của các doanh nghiệp tư nhân. Từ đó đẩy mạnh hơn sự tăng trưởng về quy mô và chất lượng hoạt động, hiệu quả của các doanh nghiệp tư nhân. Nhà nước cần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư tư nhân vào hoạt động kinh tế tư nhân theo cơ chế thị trường. Không biến các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân thành chính sách bao cấp, phục vụ "lợi ích nhóm" dưới mọi hình thức. Tạo điều kiện để kinh tế tư nhân đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công, tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hỗ trợ kinh tế tư nhân tiếp cận, khai thác các cơ hội trong hội nhập quốc tế, mở rộng thị trường, đẩy mạnh đầu tư và thương mại quốc tế. Tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển, nâng cao năng lực từng bước tham gia sâu, vững chắc vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Để đạt được năng suất cao hơn, khu vực kinh tế tư nhân cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động. Cải thiện hiệu quả của khu vực kinh tế tư nhân cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu thông qua dịch chuyển nguồn lực và lao động từ các ngành kém hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực sang các ngành khác ưu thế và phát triển là một trong những bước đi cần được triển khai áp dụng tại Hải Phòng. Thứ ba, hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. Khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tư nhân
  11. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 489 đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Chuyển giao công nghệ tiên tiến. Bảo đảm thực thi hiệu quả pháp luật về sở hữu trí tuệ. Phát triển các quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ. Áp dụng chính sách thuế, hỗ trợ tài chính, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi phù hợp với hoạt động nghiên cứu, đổi mới, hiện đại hóa công nghệ. Đẩy mạnh thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nhân lực. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng đủ nhu cầu số lượng và chất lượng nhân lực cho phát triển kinh tế tư nhân. Tăng cường hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo. Phát triển đào tạo theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và thị trường. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ doanh nhân có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng quản lý hiện đại, đạo đức kinh doanh và tinh thần trách nhiệm cao. Thứ tư, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Cần xây dựng khung pháp lý tạo điều kiện thuận lợi hơn, bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển. Nâng cao năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật, chính sách, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, an toàn cho kinh tế tư nhân phát triển lành mạnh, đúng định hướng. Tăng cường hiệu quả công tác giám sát, kiểm tra, trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương các cấp đối với việc chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đơn giản hóa, rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục hành chính thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, cấp phép, thuế, giải quyết tranh chấp,… Tăng cường cơ chế đối thoại có hiệu quả giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp nhằm nắm bắt và xử lý kịp thời các vướng mắc liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân. Thứ năm, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội. Nhà nước tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách đối với doanh nghiệp tư nhân, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân phát triển. Mạnh dạn giao cho các doanh nghiệp tư nhân có đầy đủ điều kiện đảm nhiệm các lĩnh vực quan trọng của Nhà nước. Chỉ nên giữ lại các doanh nghiệp nhà nước mang tính chủ đạo. Kinh tế tư nhân không chỉ là quan trọng mà là đầu kéo quan trọng để phát triển kinh tế. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong phát triển kinh tế tư nhân. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tích cực phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để cung cấp thông tin, hỗ trợ liên kết, hợp tác kinh doanh, đào tạo kỹ thuật và tư vấn cho doanh nghiệp tư nhân. 4. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc phát triển kinh tế tư nhân là một nhân tố không chỉ bảo đảm cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn tham gia vào giải quyết hàng loạt những vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực,… Trong bối cảnh ngân sách thành phố gặp khó khăn, cùng với đó là xu hướng suy giảm của dòng vốn ngoại... thì những chính sách khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư là rất cần
  12. 490 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP thiết. Nền kinh tế Hải Phòng hiện có nhiều trụ cột trong các ngành không phải là doanh nghiệp nhà nước mà do doanh nghiệp tư nhân chi phối và đa phần làm ăn hiệu quả. Một nền kinh tế muốn chuyển sang sáng tạo thì buộc phải đạt hiệu quả cao với nhiều giá trị gia tăng, trong đó vai trò của kinh tế tư nhân thậm chí còn mang tính quyết định. Hải Phòng nằm trong khu vực kinh tế năng động tại Việt Nam. Nếu biết phát huy đầy đủ sức mạnh và khả năng sáng tạo của khu vực tư nhân, thì kinh tế thành phố Hải Phòng sẽ có nhiều cơ hội phát triển với những thành tựu đáng ghi nhận hơn nữa. Do đó, việc tạo điều kiện với các giải pháp đồng bộ nhằm phát triển kinh tế tư nhân cần được nghiên cứu và thực hiện sớm để Hải Phòng có thể vươn mình phát huy tất cả các thế mạnh của một thành phố Cảng trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHÂO 1. Lê Duy Bình (2017), Các yếu tố ảnh hưởng tới tích tụ vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, Viện kinh tế Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, số 2 tháng giêng, năm 2017 (465), tr63-71. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb. CTQG, Hà Nội 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. CTQG, Hà Nội 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG-ST, Hà Nội 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. CTQG-ST, Hà Nội 6. Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngày 03/6/2017 (http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/hoi-nghi-bch-trung-uong/khoa- xii/nghi-quyet-so-10-nqtw-ngay-362017-hoi-nghi-lan-thu-nam-ban-chap-hanh-trung-uong- dang-khoa-xii-ve-phat-trien-kinh-te-tu-560) 7. Hội thảo “Khát vọng Việt Nam 2035: Phát triển khu vực kinh tế tư nhân năng động và yêu cầu hiện đại hóa thể chế" tổ chức ngày 15-6-2017, tại thành phố Đà Nẵng. 8. MPI/GSO (2015-2016), Báo cáo khảo sát lực lượng lao động, Tổng cục thống kê, Bộ KHĐT, Hà Nội, Việt Nam. 9. MPI/World Bank (2015), Việt Nam 2035: hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. 10. World Bank (2016), Báo cáo môi trường kinh doanh 2017: cơ hội bình đẳng cho mọi người, Washington, DC: World Bank 11. VNPI (2016), Báo cáo năng suất Việt Nam, Viện Năng suất Việt Nam, Hà Nội. 12. https://enternews.vn/dau-an-doanh-nghiep-tu-nhan-hai-phong-132250.html 13. http://haiphong.gov.vn/so-lieu-thong-ke-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-thang-04/2019 14. http://haiphong.gov.vn/so-lieu-thong-ke-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-thang-12/2018
nguon tai.lieu . vn