Xem mẫu

  1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 581 PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ NHỮNG VÇN ĐỀ ĐẶT RA ThS. Nguyễn Vũ Châu Giang Khoa KT&QTKD, Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt: Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là động lực phát triển kinh tế của thành phố Hải Phòng trong hiện tại và tương lai. Đánh giá khách quan, đầy đủ thực trạng và những vấn đề đang đặt ra đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Hải phòng hiện nay góp phần cung cấp luận cứ, tham mưu cho cấp có thẩm quyền thành phố xây dựng chính sách, biện pháp hữu hiệu thúc đẩy khu vực này phát triển xứng tầm vị trí, tiềm năng, lợi thế của nó. Từ khóa : Kinh tế tư nhân, thực trạng, vấn đề đặt ra. HAIPHONG’S PRIVATE ECONOMY DEVELOPMENT CURRENT ISSUES AND POTENTIAL PROBLEMS. Abstract: The private sector plays an important role and is adriving force for Haiphong’s economic developmentin the present and the future. Current and persistentissues facing Haiphong’s private economy are necessary to be assessed objectively and sufficiently. Accordingly, the city authorities receiving relevant arguments and advices could formulate suitable policies and effective measures in orderto promote the city’s development commensurate with its capability and situation. Key words: Private economy, Current situation, Issues 1. ĐẶT VÇN ĐỀ Sự nghiệp đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xà hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói chung, thành phố Hải Phòng nói riêng hơn 30 năm qua đã giành được những thành tựu to lớn, nổi bật và trọng tâm nhất là những thành tựu trong lĩnh vực kinh tế. Thành phố đã nhiều thay đổi vươn lên, lớn mạnh không ngừng. Đó là sự nỗ lực, sáng tạo, đóng góp của các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân đã góp phần không nhỏ cho tăng trưởng, phát triển kinh tế thành phố, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động; huy động các nguồn vốn trong nhân dân, trong xã hội vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy tăng trưởng và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước....khẳng định vai trò là động lực cho phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế, phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của thành phố. Do đó, cần nhận thức đúng đắn thực trạng, những vấn đề đặt ra đối với sựphát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng là rất cần thiết hiện nay, góp phần phát triển khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành “ động lực phát triển của nền kinh tế” như Đại hội Đảng toàn quôc lần thứ XII đã khẳng định.
  2. 582 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP 2. NỘI DUNG 2.1. Vai trò của KTTN trong phát triển kinh tế ở Hải Phòng KTTN là bộ phận của nền kinh tế. Kinh tế tư nhân được xác định là khu vực kinh tế ngoài nhà nước dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, tồn tại dưới các hình thức như: doanh nghiệp tư nhân; công ty hợp danh; Công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần có vốn Nhà nước; công ty cổ phần không có vốn Nhà nước và các hộ kinh doanh cá thể. KTTN có vai trò quan trọng sau đây: Một là , kinh tế tư nhân có những đóng góp quan trọng trong GRDP Hải Phòng Khu vực kinh tế tư nhân có tốc độ phát triển nhanh hơn các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế, chiếm tỷ trọng cao trong GRDP chung toàn thành phố, cơ cấu kinh tế của khu vực kinh tế tư nhân năm 2003 chiếm 28,44% lên 49,98% năm 2017 GRDP. Tốc độ tăng thu ngân sách của khu vực kinh tế tư nhân bình quân cả giai đoạn 2003-2017 là 26,2%/năm, trong đó: giai đoạn 2003-2007 là 36,1%/năm, giai đoạn 2008-2012 là 25,3%/năm, giai đoạn 2013-2017 là 17,1%/năm(Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng 2018). Khu vực ngoài nhà nước (tập thể, tư nhân và cá thể) chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các loại hình khác (44,56%). Giá trị thực tế khu vực kinh tế tư nhân đóng góp trong tổng sản phẩm địa phương tăng nhanh từ năm 2013 đến nay. Điều đó đã khẳng định vai trò quan trọng của khu vực KTTN chiếm tỷ trọng lớn cả về cơ cấu kinh tế và giá trị sản phẩm trong nền kinh tế của thành phố Hải Phòng những năm qua và hiện nay. Hai là, giải quyết vấn đề việc làm cho lao động địa phương Hiện nay số người trong độ tuổi lao động ở thành phố Hải Phòng có khoảng xấp xỉ1,2 triệu người. Theo niên giám thống kê (2018), số lượng lao động có chiều hướng gia tăng hàng năm ( năm 2012 là 1,089 triệu đến năm 2017 là 1,135 triệu), tập trung đông ở thành thị ( 57,29%). Kinh tế tư nhân là khu vực thu hút nhiều lao động nhất so với các khu vực kinh tế khác ở Hải Phòng : chiếm 77,4%, trong khi đó khu vực nhà nước là 12,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 10,4%. Hiện nay, có khoảng gần 8500.000 lao động đang làm việc ở khu vực này. Kinh tế tư nhân phát triển, thu hút lao động, giải quyết việc làm đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 3,4 % ( năm 2015 là 3,9 %), trong đó ở thành thị còn 4,3%, nông thôn còn 2,8 %. Điều này cũng góp phần ổn định, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân được cải thiện. Sự có mặt của các tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư hàng trăm nghìn tỷ đồng như VinGroup cho các dự án khu vui chơi, giải trí ở đảo Vũ Yên, khu nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Vĩnh Bảo, nhà ở cao cấp, bệnh viện Vinmec, nhà máy sản xuất ô tô Vinfast, sản xuất điên tử Vinsmart ở Cát Hải; tập đoàn Hoàng Huy, tập đoàn SunGoup cho dự án du lịch Cát Bà, tập đoànHim lam... không chỉ giải quết việc làm cho người lao động ở Hải Phòng mà còn thu hút lao động ở các địa phương khác, nhất là lao động đã qua đào tạo, có trình độ cao. Ba là, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực Hải Phòng có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế. Hải Phòng - vùng đất sở hữu chiều dài bờ biển trên 125km, có 6 cửa sông lớn đổ ra biển, cấu trúc, vị trí địa lý đã
  3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 583 tạo cho Hải Phòng thành đầu mối giao thông huyết mạch nối miền Bắc với quốc tế, tập trung nhiều ngành công nghiệp quan trọng. Hải Phòng là thành phố công nghiệp, cảng biển, du lịch và thủy-hải sản của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Cơ cấu kinh tế của thành phố những năm gần đây đang chuyển dịch khá nhanh chóng theo hướng tích cực,tăng nhanh tỷ trọng ngành dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và nông, lâm, thủy sản, nhất là từ khi có sự tham gia, đóng góp ngày càng lớn của khu vực kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân thực sự đã để lại những dấu ấn quan trọng.Theo “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh 6 tháng đầu năm 2019, nhiệm vụ và giải pháp 6 tháng cuối năm 2019”,tính đến tháng 6/2019, cơ cấu các ngành dịch vụ; công nghiệp, xây dựng; nông, lâm, thủy sản, tương ứng là: 42,66%; 46,28%; 4,8%; 6,26%. Ngành: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy; vận tải, kho bãi;công nghiệp chế biến, chế tạolà những ngành có số lượng doanh nghiệp lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân (hơn 8500 doanh nghiệp năm 2017) đã thu hút một lực lượng lao động lớn, góp phần quan trọng trong tăng trưởng của ngành công nghiệp, dịch vụ của thành phố. 2.2. Thực trạng khu vực kinh tế tư nhân ở Hải Phòng 2.2.1 Những kết quả đạt được Hải Phòng là một trong số địa phương đi đầu trong cả nước về phát triển kinh tế tư nhân. Những thành tựu đó được ghi nhận ở các khía cạnh cụ thể sau đây: *Số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng nhanh Theo “Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng năm 2018” và “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh 6 tháng đầu năm 2019, nhiệm vụ và giải pháp 6 tháng cuối năm 2019”, hiện nay thành phố Hải Phòng có xấp xỉ 20.000 doanh nghiệp ngoài nhà nước (gồm 5 loại hình: tư nhân; công ty hợp danh; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần có vốn Nhà nước; công ty cổ phần không có vốn Nhà nước). Hàng năm, số doanh nghiệp mới thành lập, đăng ký kinh doanh tăng nhanh : Năm 2013, số doanh nghiệp ngoài nhà nước là 8393, năm 2016 là 12092, năm 2017 là 13533; tính đến 6 tháng đầu năm 2019 xấp xỉ 20 000. Doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước chiếm 95,4% (2013) tăng lên hơn 97% trong cơ cấu thành phần kinh tế của thành phố hiện nay. Hải Phòng lại là địa phương tích cực đi đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế nhiều thành phần. Trước hết là ngành dịch vụ cảng biển. Hiện nay, thành phố có gần 40 doanh nghiệp cảng, đa phần là tư nhân, sử dụng chiều dài cầu cảng hơn 11km, lượng hàng hóa qua cảng tăng trưởng từ 13 đến 15%/năm; riêng năm 2017 đạt 92 triệu tấn..Ngành dịch vụ du lịch, dịch vụ xã hội cũng đóng góp không nhỏ, với hệ thống hàng chục bệnh viện, hàng trăm trường học dân lập; Ở lĩnh vực sản xuất công nghiệp, khu vực tư nhân đang đóng vai trò đặc biệt quan trọng với các khu công nghiệp lớn như: Đình Vũ, Tràng Duệ (LG), VSIP, nhà máy sản xuất ô tô đầu tiên của Việt Nam Vinfart... Năm 2017, các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân nộp ngân sách thành phố Hải Phòng lên tới 16 nghìn tỷ đồng (trên 22 nghìn tỷ đồng), chiếm 73% tổng thu ngân sách của thành phố.
  4. 584 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP *Kinh tế tư nhân có mặt trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, khai thác và phát huy nhiều lợi thế, tiềm năng của thành phố. So với nhiều địa phương khác, Hải Phòng có rất nhiều lợi thế, tiềm năng cho phát triển kinh tế, đặc biệt là cảng biển, dịch vụ, du lịch, sản xuất công nghiệp, khai thác, chế biến thủy, hải sản...Trong lĩnh vực cảng biển có sự tham gia của 40 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân. Logistics là ngành đang được nhiều doanh nghiệp tư nhân đầu tư khai thác tại Hải Phòng...Hải Phòng có nhiều thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư đặc biệt là các tập đoàn lớn trong nước vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanhnhư Vingroup, Sungroup, Flamingo, công ty CP Đầu tư và dịch vụ tài chính Hoàng Huy, công ty TNHH Nhật Hạ;…Tập đoàn Vingroup với tổng vốn đầu tư gần trăm nghìn tỷ đồng vào các dự án: Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái và đặc biệt nhất là Tổ hợp Nhà máy sản xuất ô tô VinFast với tổng vốn đầu tư hơn 3,5 tỷ USD. Tập đoàn Sungroup đầu tư vào khu vực Cát Hải, Cát Bà. Một số các doanh nghiệp, tập đoàn lớn khác như Tập đoàn BRG; Tập đoàn Tài chính Hoàng Huy ...đã đầu tư nhiều công trình lớn tại thành phố.Những công trình này góp phần làm thay đổi đáng kể đô thị và phát triển kinh tế Hải Phòng.Trong lĩnh vực du lịch, quý I năm 2019, tổng lượt khách ( trong nước và quốc tế ) do các cơ sở lưu trú và lữ hành thành phố phục vụ ước đạt 1.622,6 ngàn lượt, tăng 7,72% so với cùng kỳ năm 2018. Hiện nay ở thành phố Hải Phòng (tính quý I/2019),khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 57,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tăng 135,73% so với cùng kỳnăm trước (theo báo cáo Tình hình kinh tế -xã hội thành phố quý I/2019 của UBND thành phố). *Khu vực kinh tế tư nhân trú trọng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và ứng dụng khoa học-công nghệ hiện đại Với đặc điểm phải tự chịu trách nhiệm về sản phẩm, vốn, lợi nhuận...kinh tế tư nhân hết sức coi trọng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh. Chẳng hạn,các doanh nghiệp dịch vụ cảng biển, với gần 40 doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân), sử dụng chiều dài cầu cảng hơn 11km, lượng hàng hóa qua cảng tăng trưởng từ 13 đến 15%. Ngành dịch vụ xã hội với hệ thống hàng chục bệnh viện, hàng trăm trường học dân lập(Bệnh viện đa khoa Quốc tế, Green, Vinmec, đại học dân lập Hải Phòng, Cao đẳng Bách nghệ, THPT Thăng Long, Hàng Hải, Mery Quirry....). Ngành dịch vụ du lịch, có tập đoàn SunGroup với dự án phát triển du lịch Cát Hải; Flamingo với dự án khu nghỉ dưỡng Cát Bà; tập đoàn Mường Thanh với dự án phát triển khu du lịch ở Đồ Sơn… Doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân là những đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ hiện đại, tiếp cận cuộc cách mạng công nghệ 4.0 : doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, logicstic, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa phục vụ trong công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, môi trường, giáo dục, y tế, giao thông vận tải,thông tin, truyền thông (nhà máy ô tô Vinfart, khu nông nghiệp công nghệ cao Vĩnh Bảo...). Có thể khẳng định, khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Hải Phòng những năm vừa qua đă có bước phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng trong thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
  5. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 585 2.2.2. Một số hạn chế Bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được những năm qua, khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Hải Phòng còn bộc lộ nhiều hạn chế: Thứ nhất, qui mô doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ, siêu nhỏ. Có thể nói, đây là hạn chế lớn nhất của khu vực kinh tế tư nhân, làm cho khu vực này đông nhưng chưa mạnh, trừ một số ít tập đoàn kinh tế lớn. Thứ hai,phần lớn doanh nghiệp tư nhân năng lực cạnh tranh thấp, sản phẩm nhỏ lẻ, không tham gia được vào chuỗi giá trị gia tăng....Hạn chế này làm cho doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân trở nên yếu thế, khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường, kêu gọi đầu tư, mở rộng qui mô sản xuất và thị trường tiêu thụ; chi phí sản xuất cao, tiêu tốn nguyên liệu. Thứ ba, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân khá bấp bênh, thiếu bền vững.Với những đặc điểm riêng, đặc biệt sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo thành phố, kinh tế tư nhân phát triển nhanh trên các lĩnh vực, song còn mang không ít tính tự phát, năng lực tự thân của doanh nghiệp yếu, chụi nhiều rủi ro, rào cản của môi trường sản xuất- kinh doanh. Thư tư, khu vực kinh tế tư nhân chưa chủ động tiếp cận cuộc cách mạng khoa học- công nghệ lần thứ Tư (4.0), do đó chậm đổi mới công nghệ. Doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại chưa nhiều, mặc dù đây là một dư địa lớn, có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ có hạ tầng kỹ thuật, máy móc, thiết bị , công nghệ lạc hậu dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao, gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất. Thứ năm, thành phố còn thiếu chính sách mang tính đột phá cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân: chính sách ưu đãi về vốn, đất đai, công nghệ, thuế, thủ tục hành chính...Doanh nghiệp tư nhân còn gặp nhiều khó khi tiếp xúc, giải quyết thủ tục, phối hợp công việc với các chính quyền địa phương. Những hạn chế này đang đặt ra những vấn đề cấp bách cho cả nhà quản lý và chính bản thân mỗi doanh nghiệp. 2.3. Những vấn đề đặt ra trong phát triển Kinh tế tư nhân ở Hải Phòng Mặc dù được xác định là “ động lực phát triển kinh tế”, có vị trí và đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế thành phố, nhưng phát triểnkhu vực kinh tế tư nhân đang đặt ra những vấn đề sau đây: Thứ nhất, kinh tế tư nhân phát triển nhanh nhưng thiếu bền vững. Hiện nay thành phố đang có khoảng 20.000 doanh nghiệp, tăng hơn hai lần so với năm 2013 nhưng hàng năm, số doanh nghiệp phải giải thể, phá sản cũng lên đến con số hàng trăm, do không đủ năng lực cạnh tranh, hoặc gặp khó khăn về vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm...qui mô doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ, tình trạng tự phát, chụp giật trong sản xuất kinh doanh tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiếu tính ổn định. Tính đến 31/12/2017, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 96,06% tổng số doanh nghiệp Hải Phòng nhưng số lượng doanh nghiệp với quy mô từ 5000 người trở lên chỉ chiếm 0,01%, số doanh nghiệp có quy mô dưới 5 người chiếm tỷ lệ cao nhất, lên đến
  6. 586 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP 36,82%. Thực tế này cũng phản ánh đúng tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún của khu vực kinh tế tư nhân Hải Phòng hiện nay.Những vấn đề bất cập này không phải riêng của kinh tế tư nhân Hải Phòng mà diễn ra ở nhiều địa phương khác. Thư hai, ngoài một số tập đoàn kinh tế lớn, doanh nghiệp tư nhân yếu về năng lực và thực lực. Với đa số doanh nghiệp qui mô vừa, nhỏ, siêu nhỏ nên ngay từ khi thành lập, các doanh nghiệp tư nhân hầu như cónăng lực tài chính yếu, trình độ quản lý hạn chế, nhận thức pháp luật chưa đầy đủ nên một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp tư nhân đã thiếu ý thức, vi phạm về an toàn lao động, chế độ lao động, các qui định về môi trường, Thậm chí có doanh nghiệp, vì lợi nhuận cố tình vi phạm trong lĩnh vực mua bán hóa đơn, chứng từ giả, sản xuất, buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hoạt động không đúng với dự án lập ban đầu để chiếm dụng đất đai...làm cho cơ quan chức năng phải tiến hành xử lý trước pháp luật. Tình trạng doanh nghiệp thành công dựa vào quan hệ không lành mạnh với giới hoạch định chính sách, khai thác lợi thế đất đai, tài nguyên… ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Đây chính là vấn đề năng lực nội tại của kinh tế tư nhân. Bên cạnh đó, khu vực này thiếu hụt lao động có kỹ năng, năng suất lao động còn thấp. Cách thức quản trị hiện nay của nhiều doanh nghiệp còn theo kiểu gia đình, ít tiếp cận quản trị hiện đại, thông lệ quốc tế. Hệ quả là khu vực tư nhân kém chịu sức ép cạnh tranh. Thứ ba, môi trường sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, nhiều rào cản đối với khu vực kinh tế tư nhân. (i).Việc tiếp cận tín dụng của DN khu vực tư nhân còn nhiều khó khăn. Chỉ có 40% trong tổng số DN đang hoạt động có khả năng tiếp cận vốn vay từ ngân hàng (Cục Phát triển DN, 2017). Nhiều DN khó đáp ứng quy định cho vay của các tổ chức tín dụng do chưa minh bạch, rõ ràng về tình hình tài chính của mình. Tài sản cố định bình quân của một doanh nghiệp tư nhân nhỏ chỉ duy trì ở mức 7-8 tỷ đồng/ DN và không có cải thiện đáng kể. Vì thế, kinh tế tư nhân hạn chế đầu tư vào công nghệ, dẫn tới trình độ sản xuất, kỹ thuật chỉ ở mức thấp. (ii).Các điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định chung chung, không rõ ràng. Điều này tạo ra rào cản gia nhập thị trường, hạn chế cạnh tranh và tác động bất lợi đến doanh nghiệp vừa và nhỏ. (iii) Thị trường, cơ hội đầu tư chưa có cơ chế để khai thác triệt để. Tỷ lệ các gói thầu chào hàng cạnh tranh và đấu thầu rộng rãi áp dụng đấu thầu qua mạng chỉ chiếm lần lượt 5,7% và 4,4% trong khi quy định tối thiểu là 20% và 10% (Cục Phát triển DN, 2017). Ngoài ra, một số ngành nghề vẫn do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ và việc quản lý chất lượng hàng hóa từ nước ngoài chưa hiệu quả dẫn tới sức ép cả trong và ngoài nước về cơ hội kinh doanh cho DN khu vực tư nhân. (iv). Khả năng tiếp cận đất đai hạn chế. Thủ tục giải phóng mặt bằng, thu hồi đất phức tạp, tốn thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của DN. Phương pháp tính giá đất, thủ tục cấp phép, thông tin quy hoạch còn gây nhiều bức xúc, cản trở tốc độ thu hồi và bàn giao đất sạch cho các nhà đầu tư. Mặt khác, giá cho thuê đất cao... cũng hạn chế khả năng tiếp cận đất đai sản xuất, kinh doanh của nhiều DN khu vực tư nhân.
  7. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 587 (v) . Chi phí kinh doanh cao làm giảm khả năng cạnh tranh. Chi phí vận tải cao (chi phí vận chuyển 1 container từ Cảng Hải Phòng về Hà Nội gấp 3 lần chi phí từ Hàn Quốc, Trung Quốc về Việt Nam). Chi phí nhân sự cũng là một gánh nặng lớn. Bên cạnh đó, tốc độ tăng lương tối thiểu thời gian qua từ 8-12% nhưng tốc độ tăng năng suất lao động chỉ đạt 4-5%. Thứ tư,quản lý nhà nước còn nhiều tồn tại từ các yếu tố thể chế, chính sách,tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức cũng cản trở sự phát triển của kinh tế tư nhân: (i) Thủ tục hành chính còn phức tạp, liên thông giải quyết thủ tục cho DN còn bất cập; (ii)còn những điểm không thống nhất giữa Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu… hoặc chưa phù hợp với thực tiễn, làm chậm quá trình đầu tư phát triển của kinh tế tư nhân; (iii) kinh tế tư nhân còn có khả năng chịu ảnh hưởng từ những rủi ro vi mô (việc thực thi hợp đồng, chính sách thuế, lao động…), những rủi ro vĩ mô khác, đặc biệt, việc thiếu vốn, nguồn lực con người, hạ tầng yếu kém và thất bại thị trường do thiếu đổi mới sáng tạo, thiếu cạnh tranh sẽ hạn chế rất lớn đến kinh tế tư nhân; (iv) thành phố chưa có nhiều chính sách khuyến khích, ưu đãi mang tính đột phá để phát triển kinh tế tư nhân do việc phân cấp, phân quyền và quy định của pháp luật không thể vượt rào;(v) bộ máy cồng kềnh, năng lực công vụ của công chức chưa đáp ứng yêu cầu công việc, tinh thần phục vụchưa cao, nạn sách nhiễu, vòi vĩnh vấn chưa khắc phục được triệt để. 3. KẾT LUẬN Hải Phòng là thành phố lớn, có vị trí quan trọng đối với sự phát triển chung của đất nước, là một trong ba cực tăng trưởng kinh tế của khu vực phía Bắc, rất giàu tiềm năng, lợi thế... Trong những năm qua, Hải Phòng đã có những bước tiến vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Kinh tế tư nhân ở Hải Phòng đã có những đóng góp tích cực, khẳng định vai trò là động lực cho phát triển kinh tế địa phương. Mặc dù vậy, trên thực tế, phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của thành phố. Phát triển kinh tế tư nhân là yêu cầu khách quan nhưng cũng đang gặp không ít khó khăn, rào cản cần được xem xét, phân tích thấu đáo.Những vấn đề đã và đang đặt ra đối với sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân đòi hỏi sự nỗ lực thay đổi từ nhận thức đến hành động, từ chính trong nội tại của khu vực này và sự lãnh đạo,quản lý của các cấp có thẩm quyền ở thành phố Hải Phòng. TÀI LIỆU THAM KHÂO 1. Ban Kinh tế Trung ương (2017), Chẩn đoán tăng trưởng Việt Nam 2017 – Điểm nghẽn và giải pháp đột phá phát triển kinh tế tư nhân. 2. Cục Thống kê Hải Phòng, Niên giám thống kê 2018. 3. Cục Phát triển DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), Định hướng chính sách hỗ trợ và phát triển DN. 4. Trần Quang Tuyến & Vũ Văn Hưởng (2017), Sự phát triển của khu vực DN tư nhân trong nước ở Việt Nam: Những rào cản phát triển. Tạp chí Quản lý kinh tế, 82, 27-35. 5. UBND thành phố Hải Phòng (2019), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh 6 tháng đầu năm 2019, nhiệm vụ và giải pháp 6 tháng cuối năm 2019. 6. UBND thành phố Hải Phòng, Báo cáo tình hình kinh tế -xã hội tháng 3/2019.
nguon tai.lieu . vn