Xem mẫu

  1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 491 PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC PGS.TS. Phạm Thị Hồng Điệp, CN. Tống Thế Sơn Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt: Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân Việt Nam. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN. Thành phố Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc, một trong ba cực tăng trưởng quan trọng nhất của vùng kinh tế động lực phía Bắc. Để thực hiện được mục tiêu trở thành thành phố đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo động lực phát triển của vùng Bắc bộ và cả nước, Hải Phòng cần phải chú trọng tới phát triển kinh tế tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế xã hội. Trong bối cảnh mới của phát triển và hội nhập quốc tế, khu vực kinh tế tư nhân ở Hải Phòng đang đứng trước nhiều cơ hội đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức. Bài viết sẽ phân tích những cơ hội và thách thức của phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng và đề xuất một số kiến nghị góp phần phát huy vai trò động lực phát triển của kinh tế tư nhân tại thành phố. Từ khoá: Cơ hội, Hải Phòng, Kinh tế tư nhân, Phát triển, Thách thức PRIVATE ECONOMIC DEVELOPMENT IN HAI PHONG - OPPORTUNITIES AND CHALLENGES Abstract: The private economy is an important component of Vietnam's national economy. Private economic development is a long-term strategic issue in developing a socialist-oriented multi-sector economy. Hai Phong city is one of the major economic centers of the North, one of the three most important growth poles of the Northern dynamic economic region. In order to achieve the goal of becoming a leading city in the cause of industrialization and modernization, creating a driving force for development of the Northern region and the whole country, Hai Phong needs to focus on developing the private economy, create favorable conditions for the private economy to become an important driving force, creating a breakthrough in socio-economic development. In the new context of development and international integration, the private sector in Hai Phong is facing many opportunities and also facing many challenges. The paper will analyze the opportunities and challenges of private economic development in Hai Phong and propose some recommendations to promote the role of the development motivation of the private economy in the city. Keywords: Opportunities, Hai Phong, Private economy, Development, Challenges
  2. 492 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP 1. ĐẶT VÇN ĐỀ Kinh tế tư nhân được dùng để chỉ các thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Cả hai thành phần kinh tế trên thuộc cùng chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; tuy nhiên, quy mô sở hữu là khác nhau. Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, Đảng CSVN có chủ trương nhất quán phát triển kinh tế nhiều thành phần. Đảng ta đã khẳng định: Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. Hải Phòng là thành phố trực thuộc trung ương, là một cực của tam giác phát triển Bắc Bộ. Trong những năm từ 2011 trở lại đây, Hải Phòng có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng, các chỉ tiêu kinh tế hầu hết đạt mức tăng trưởng cao, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 16,25% (cao gấp 2,4 lần bình quân cả nước), vốn đầu tư xã hội tăng 28,08%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 25,01% (kế hoạch năm 2018 tăng 22-23%), v.v… Quý I năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 15,05%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 23,01%. Để thực hiện được mục tiêu trở thành thành phố đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo động lực phát triển của vùng Bắc bộ và cả nước, Hải Phòng cần phải chú trọng tới phát triển kinh tế tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế xã hội. Trong bối cảnh mới của phát triển và hội nhập quốc tế, khu vực kinh tế tư nhân ở Hải Phòng đang đứng trước nhiều cơ hội đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức. Bài viết sẽ phân tích những cơ hội và thách thức của phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng và đề xuất một số kiến nghị góp phần phát huy vai trò động lực phát triển của kinh tế tư nhân tại thành phố. 2. NỘI DUNG 2.1. Một số vấn đề lý luận về kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân Kinh tế tư nhân là một loại hình kinh tế phát triển dựa trên sở hữu tư nhân về toàn bộ các yếu tố sản xuất (cả hữu hình và vô hình) được đưa vào sản xuất kinh doanh. Nó hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cụ thể là: tự chủ về vốn, tự chủ về quản lý, tự chủ về phân phối sản phẩm, tự chủ lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô, phương hướng sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước pháp luật của Nhà nước(1). Khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế bao gồm những đơn vị được tổ chức dựa trên sở hữu tư nhân. Với khái niệm này có thể tiếp cận KTTN dưới góc độ là thành phần kinh tế và góc độ hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Dưới góc độ thành phần kinh tế: Khu vực KTTN gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân; Dưới góc độ hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh: Khu vực KTTN gồm kinh tế hộ kinh doanh độc lập (cả (1) Mai Tết - Nguyễn Văn Tuất - Đặng Danh Lợi (2006)
  3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 493 trong nông nghiệp và ngành nghề phi nông nghiệp) và các loại hình doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần). Cùng với việc khởi xướng công cuộc đổi mới, Đảng ta đã chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Tuy nhiên, chỉ đến Đại hội lần thứ IX, lần đầu tiên Đảng ta mới nhận định, kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế có vị trí quan trọng lâu dài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN); kinh tế tư nhân được “khuyến khích phát triển không hạn chế về quy mô trong những ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn mà pháp luật không cấm”(1). Nghị quyết chuyên đề của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (năm 2002) đã bổ sung và làm rõ hơn vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân với việc nhấn mạnh: “Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN”(2). Đại hội lần thứ X và lần thứ XI tiếp tục nhấn mạnh: “Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế” và yêu cầu phải: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân”.(3) Việc cho phép đảng viên được làm kinh tế tư nhân tại Đại hội X là một bước tiến nhận thức quan trọng của Đảng ta sau 20 năm trực tiếp lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước. Văn kiện Đại hội lần thứ XII đã khẳng định mạnh mẽ và dứt khoát rằng, kinh tế tư nhân là “một động lực quan trọng của nền kinh tế”(4) - cho thấy bước đột phá về nhận thức của Đảng ta so với giai đoạn trước khi chúng ta chỉ coi kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Những thay đổi về tư duy và nhận thức quan trọng đó đã mở đường, giúp khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam từng bước phát triển cả về lượng và chất. Từ chỗ chủ yếu chỉ có các hộ kinh doanh cá thể, nhỏ lẻ Việt Nam đã có những doanh nghiệp tư nhân theo đúng nghĩa; một số ít doanh nghiệp đã trở thành các tập đoàn kinh tế lớn. Từ chỗ chủ yếu hoạt động trong khu vực phi chính thức, kinh tế tư nhân đã chuyển đổi mạnh mẽ sang hoạt động trong khu vực chính thức của nền kinh tế, theo các quy định của pháp luật. Từ chỗ chỉ hoạt động hạn chế trong một số lĩnh vực như thương mại, dịch vụ…đến nay, phạm vi kinh doanh của khu vực kinh tế đã rộng khắp sang tất cả những ngành mà pháp luật không cấm, đặc biệt trong đó có những ngành công nghệ cao, năng suất cao. Đặc biệt, trong những năm qua một làn sóng khởi nghiệp đang diễn ra, đem lại một sức sống mới, năng động hơn cho nền kinh tế. Nếu như khu vực doanh nghiệp nhà nước ngày càng bị thu hẹp, thì khu vực kinh tế tư nhân ngày càng mở rộng hơn, góp phần tích cực giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội cơ bản của đất nước. Nếu xét về số lượng doanh nghiệp, giải quyết việc làm, giá trị tài sản cố định, doanh thu và nguồn vốn, đến nay kinh tế tư nhân đã là khu vực lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam. Đây là cơ sở để nhận định rằng, nếu nâng cao hiệu quả hoạt động, với tiềm năng và tốc độ phát triển của mình, (1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), Phần II, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.149 (2) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), Phần II, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 354 (3) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; (4) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
  4. 494 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP khu vực kinh tế tư nhân không chỉ là một động lực quan trọng mà là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế nước ta(1). Mặc dù quy mô của khu vực tư nhân có thể khác nhau trong các mô hình kinh tế thị trường khác nhau song chắc chắn rằng kinh tế tư nhân là chủ thể quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Cơ chế thị trường thông qua hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân để huy động, phân bổ hiệu quả nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo và phát triển. Một khu vực kinh tế tư nhân phát triển chưa chắc mang lại một nền kinh tế thị trường hoàn hảo; tự thân khu vực kinh tế tư nhân không giúp khắc phục những khiếm khuyết và “thất bại” của thị trường.Tuy nhiên, nếu không phát triển kinh tế tư nhân sẽ không thể khai thác hết nguồn lực phát triển to lớn của xã hội, giúp nền kinh tế thị trường phát huy tối đa các tiềm năng to lớn của nó. Phát triển kinh tế tư nhân là quá trình tăng lên cả về chất và lượng của khu vực KTTN. Tăng lên về lượng nghĩa là ở đó có sự tăng trưởng về số lượng các cơ sở kinh tế tư nhân hoạt động thực chất, ổn định, quy mô, mặt bằng sản xuất kinh doanh được mở rộng, lao động tăng lên, máy móc được đầu tư; mặt khác, sự gia tăng đó phải phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. Tăng lên về chất là tăng về hiệu quả hoạt động của các cơ sở kinh tế tư nhân, trình độ quản lý, tay nghề lao động được nâng lên, trình độ sản xuất kinh doanh phát triển lên một bước mới, thị trường không ngừng được mở rộng, giá trị đóng góp cho nền kinh tế của khu vực KTTN ngày càng tăng lên. Để tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, cần hội tụ nhiều yếu tố, cả bên trong (nội lực của khu vực kinh tế tư nhân) và bên ngoài. Các yếu tố bên ngoài quan trọng có thể kể đến là: (1) Khung khổ pháp lý, chính sách. Đây là yếu tố tác động rất lớn đến sự phát triển của KTTN. Tùy thuộc vào sự đồng bộ, thông thoáng, minh bạch, nhất quán trong cơ chế chính sách của nhà nước nhất là các chính sách tài chính, tín dụng, chính sách đào tạo nguồn nhân lực... tác động rất lớn và trực tiếp đến việc khuyến khích tư nhân đầu tư, có thể nhanh chóng thu hẹp hay mở rộng sự phát triển của nó. (2) Kết cấu hạ tầng như: Hệ thống đường sá giao thông, hệ thống điện, hạ tầng các khu công nghiệp và các công trình phụ trợ phục vụ đời sống dân sinh ở các khu công nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN nói riêng. (3) Điều kiện tự nhiên: là yếu tố khách quan, là nơi diễn ra các hoạt động của KTTN. Nó có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả SXKD, có thể mang đến thuận lợi hay khó khăn cho sự phát triển của KTTN. (4) Môi trường xã hội: Tâm lý xã hội, trình độ tổ chức quản lý bộ máy nhà nước tác động rất lớn đến các quan hệ xã hội nói chung, các quan hệ kinh tế nói riêng. 2.2. Khái quát về hiện trạng khu vực kinh tế tư nhân ở Hải Phòng Trong giai đoạn gần đây, khu vực kinh tế tư nhân ở Hải Phòng đã có những chuyển biến khá mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào kết quả tăng trưởng kinh tế hàng năm của thành phố. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành ước tính quý I năm 2019 tại Hải Phòng có tổng giá trị là 25.518.041,2 triệu đồng, trong đó khu vực ngoài nhà nước có giá trị cao nhất (Cục Thống kế thành phố Hải Phòng). (1) Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2017)
  5. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 495 Hình 2.1. Vốn đầu tư phát triển của thành phố Hải Phòng Quí I/ 2019 Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng Ở nhóm ngành xây dựng, tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong năm 2017 và 2018 lần lượt là 28.838,9 và 35.206,0 tỷ đồng với quy mô vốn thực hiện của các khu vực kinh tế như sau (Bảng 1): Bảng 2.1: Vốn đầu tư thực hiện trong ngành xây dựng của các khu vực kinh tế ở Hải Phòng năm 2017 - 2018 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2017 2018 2018/2017(%) Nhà nước 15.348,5 14.465,7 94,25 Ngoài nhà nước 41.707,6 63.569,5 152,42 Đầu tư trực tiếp nước ngoài 19.863,4 22.506,1 113,30 Nguồn: Cục Thống kê Hải Phòng Khu vực tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất (9 tháng/2018 chiếm 60,5% tổng đầu tư toàn xã hội) và có mức tăng vượt bậc so với cùng kỳ; quý III/2018 tăng 100,4%; ước 9 tháng/2018 tăng 80,63%. Vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước tập trung vào các dự án lớn, điển hình là Tập đoàn Vingroup với tổng vốn đầu tư gần trăm nghìn tỷ đồng vào các dự án: Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên; khu đô thị Vinhomes Imperia; tòa tháp 45 tầng; bệnh viện quốc tế Vinmec; khu đô thị cầu Rào 2 và đặc biệt nhất là Tổ hợp Nhà máy sản xuất ô tô Vinfast với tổng vốn đầu tư khoảng 3,5 tỷ USD, riêng giai đoạn 1 là 35.000 tỷ đồng… Tập đoàn Sungroup đang khẩn trương đầu tư vào khu vực Cát Hải, Cát Bà với tổng vốn đầu tư 3 tỷ USD. Một loạt các doanh nghiệp, tập đoàn lớn khác cũng đang đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vốn vào Hải Phòng như Tập đoàn BRG với dự án
  6. 496 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP sân golf và khu biệt thự Đồ Sơn hơn 2.100 tỷ đồng; khách sạn 5 sao Hilton hơn 1.000 tỷ đồng; công ty Nhật Hạ với khách sạn 5 sao Pullman 1.600 tỷ đồng, tập đoàn Flamingo với dự án Flamingo Cát Bà Beach Resort gần 2.500 tỷ đồng… Những công trình này đang được đánh giá là sẽ làm thay đổi đáng kể diện mạo đô thị và phát triển kinh tế Hải Phòng. Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp khu vực tư nhân Hải Phòng tại thời điểm 31/7/2019 tăng 14,4%. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tại khu vực kinh tế tư nhân tháng 7/2019 ước đạt 10.652,18 tỷ đồng, tăng 1,85% so với tháng trước và tăng 15,97% so với cùng kỳ năm trước; 7 tháng/2019 ước đạt 70.893,72 tỷ đồng, tăng 15,39% so với cùng kỳ năm trước. Các bước phát triển gần đây của khu vực kinh tế tư nhân ở Hải Phòng chủ yếu dựa vào các dự án lớn của Vingroup, Sungroup mang lại như: Vineco ở Vĩnh Bảo, Vinsmart ở Cát Hải, tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast, v.v… Tuy nhiên, kinh tế tư nhân ở Hải Phòng chưa thực sự được hệ thống hóa thành một mô hình phát triển đột phá. Thành phố cũng chưa có nhiều sản phẩm tư nhân có sức cạnh tranh cao. Tình trạng tự phát trong sản xuất kinh doanh tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiếu tính ổn định, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng bền vững. 2.3. Những cơ hội phát triển khu vực kinh tế tư nhân tại Hải Phòng * Vị trí địa - chính trị thuận lợi Hải Phòng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương - là đô thị loại một cấp quốc gia; lớn thứ hai Miền Bắc, thứ ba toàn quốc, gồm 7 quận nội thành và 8 huyện ngoại thành (bao gồm 2 huyện đảo: Bạch Long Vỹ và Cát Hải). Hải Phòng là trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc, một trong ba cực tăng trưởng quan trọng nhất của vùng kinh tế động lực phía Bắc. Hải Phòng là thành phố cảng, cửa ngõ giao thương quốc tế chính ra biển của miền Bắc Việt Nam. Bên cạnh đó, Hải Phòng còn là trung tâm của vành đai kinh tế về phía Tây của Vịnh Bắc Bộ (Hải Phòng, Quảng Ninh) và khu vực kinh tế bờ biển phía Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình). Không chỉ vậy, Hải Phòng là trung tâm của chuỗi hàng lang đô thị: Hải Phòng-Hải Dương-Hà Nội-Việt Trì Yên Bái-Lào Cai (Việt Nam) – Mengzi-Kuming (Trung Quốc); Hải Phòng-Hải Dương-Hà Nội-Lạng Sơn (Việt Nam)- Nanning (Trung Quốc). Hải Phòng là địa phương duy nhất miền Bắc hội tụ đủ 5 loại hình giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa và đường hàng không. Lợi thế này đã giúp thành phố Cảng không chỉ đóng vai trò trung tâm kinh tế của khu vực đồng bằng sông Hồng, vùng Duyên hải Bắc bộ mà còn là nhịp cầu thông thương với cả các nước trong khu vực. * Nguồn lao động có trình độ khá so với các tỉnh/thành phố ở miền Bắc Bên cạnh yếu tố vị trí địa lý thuận lợi, lực lượng lao động cũng là một lợi thế của thành phố Cảng. Hải Phòng có 1,2 triệu lao động trong đó 75% lao động đã qua đào tạo. Đặc biệt Hải Phòng là trung tâm của khu vực duyên hải Bắc bộ, nơi có tổng dân số trên 20 triệu người, là nguồn nhân lực dồi dào cho Hải Phòng. Với hệ thống 4 trường đại học, hơn 60 trường cao đẳng, trung cấp dạy nghề, có thể khẳng định Hải Phòng có nguồn nhân lực, chất lượng cao, có thể đáp ứng yêu cầu về công nghệ cao và hiện đại.
  7. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 497 Trong giai đoạn 2014 – 2018, Chỉ số “Đào tạo lao động”, một trong 10 chỉ số thành phần PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) theo thang điểm 10 của Hải Phòng đạt kết quả khá cao so với các thành phố trực thuộc trung ương khác. Bảng 2.2. Chỉ số PCI về Đào tạo lao động của Hải Phòng giai đoạn 2014 - 2018 Tỉnh/thành phố 2014 2015 2016 2017 2018 Hải Phòng 7.41 7,33 7,42 8,17 7,81 Hà Nội 7,26 7,36 7,88 8,09 7,80 TP Hồ Chí Minh 7,19 6,89 7,12 7,27 6,98 Đà Nẵng 7,53 7,62 7,98 8,07 7,92 Cần Thơ 6,22 5,94 6,30 6,54 6,86 Nguồn: Hồ sơ CPI 2018 * Môi trường chính sách và dịch vụ hành chính tương đối thuận lợi Để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, Đảng đã có nhiều chủ trương, chính sách tập trung vào hoàn thiện môi trường thể chế, chính sách, môi trường tâm lý xã hội trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đảng ta chủ trương khuyến khích, phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở “hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế”, hỗ trợ phát triển “doanh nghiệp khởi nghiệp”, hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân “đa sở hữu”. Những chủ trương nêu trên của Đảng là phù hợp với thực tiễn hiện nay và đang được từng cấp, từng ngành, từng địa phương nhận thức một cách đầy đủ, được chuyển hoá thành những chính sách cụ thể. Nghị quyết 45-NQ/TW năm 2019 về Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đã chỉ rõ về việc chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng, đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế. Với những nhiệm vụ và giải pháp được đưa ra từ Nghị quyết, khu vực kinh tế tư nhân về cơ bản sẽ được hỗ trợ về việc tạo lập môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi; hỗ trợ đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động; hỗ trợ về mặt hành chính, v.v… Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố đã được thành lập theo Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 06/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ với mục đích đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, góp phần cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh của thành phố Hải Phòng. Có thể minh hoạ cho những bước chuyển theo hướng thuận lợi hoá các hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân ở Hải Phòng qua hai trong 10 chỉ số thành phần CPI là “Gia nhập thị trường” và “Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp”. Với các tiêu chí đánh giá khắt khe trên các phương diện như hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và khai thác các nguồn vốn kinh doanh, thời gian để các doanh nghiệp có thể gia nhập thị trường (đăng kí doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận…), Hải Phòng có bước chuyển biến khá trong giai đoạn 2014 – 2018, đặc biệt “Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp” đang ngày càng được cải thiện (Bảng 3).
  8. 498 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Bảng 2.3: Chỉ số PCI về Gia nhập thị trường và Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của Hải Phòng giai đoạn 2014 - 2018 Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Gia nhập thị trường 7,70 7,76 8,33 7,94 7,43 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 5,75 5,55 6,06 6,74 6,75 Nguồn: Hồ sơ CPI 2018 2.3. Những thách thức đối với phát triển kinh tế tư nhân tại Hải Phòng * Kết cấu hạ tầng vật chất của thành phố chưa đồng bộ Do kết cấu hạ tầng vật chất của thành phố còn chưa đồng bộ nên các loại chi phí Logistics của doanh nghiệp còn ở mức khá cao. Nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành logistics còn thiếu hụt. Hệ thống giao thông sau cảng cũng đang là vấn đề tồn tại do cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ và tổ chức vận tải không hợp lý: hơn 70% lượng hàng qua cảng thực hiện bằng đường bộ, đường sông chiếm 18% và đường sắt chỉ chiếm 3%. Điều này dẫn đến thường xuyên ùn tắc giao thông và liên quan đến các tàu bị phạt vì chậm xếp dỡ hàng, hệ thống kho dãi dồn tắc đã cản trở phát triển dịch vụ logistics. Kết cấu hạ tầng là điểm nghẽn nói chung đối với phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Đây là vấn đề khó khăn đặc biệt nghiêm trọng đối với khu vực kinh tế tư nhân, nhất là các doanh nghiệp sản xuất có quy mô vừa và nhỏ do các hoạt động vận tải và hậu cần chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí lớn và thiếu sức hấp dẫn để lưu giữ lao động có tay nghề. Bởi vậy, trong chiến lược phát triển chung, cần phát triển các hệ thống kết cấu hạ tầng xương sống để đảm bảo tính kết nối và sẵn sàng công nghệ như mạng thông tin, internet, giao thông, hậu cần, v.v...để giúp khu vực kinh tế tư nhân vượt qua những rào cản về mặt kỹ thuật, giảm chi phí và nâng cao tính cạnh tranh. *Thủ tục hành chính vẫn còn những rào cản đối với doanh nghiệp tư nhân Mặc dù đã có nhiều nỗ lực của chính quyền thành phố tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển kinh tế tư nhân nói riêng nhưng vẫn còn những rào cản nhất định chưa được tháo dỡ. Cơ chế chính sách đặc thù dành cho Hải Phòng chậm được ban hành. Cải cách hành chính chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Thực tế, các chỉ số đánh giá về “chi phí không chính thức”, “ tính minh bạch”, “cạnh tranh bình đẳng” tại Hải Phòng chưa cao trong bộ chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Bảng 2.4. Đánh giá về môi trường kinh doanh theo CPI của Hải Phòng giai đoạn 2014 - 2018 Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Chi phí không chính thức 4,51 4,81 4,59 6,02 5,18 Tính minh bạch 5,91 6,10 6,22 5,73 5,89 Cạnh tranh bình đẳng 4,50 3,90 3,39 5,50 5,21 Nguồn: Hồ sơ CPI 2018
  9. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 499 Nhiều doanh nghiệp tư nhân vẫn gặp khó trong xin giấy phép xây dựng, một số công ty phải vượt qua đến 38 quy định để có giấy chứng nhận Phòng cháy chữa cháy, trong khi doanh nghiệp sản xuất bê tông, gần như không hề có nguy cơ cháy nổ. Công ty Sơn Trường đã phải mất 10 năm (2008 - 2018) để được cấp sổ đỏ cho một khu nuôi tôm công nghệ cao có quy mô lớn nhất miền Bắc, được đầu tư 170 tỷ đồng, ở xã Phù Long, huyện Cát Hải. Công ty này hằng năm vẫn phải nộp tiền thuê đất, nhưng không được sử dụng sau hơn 10 năm chờ cơ quan chức năng làm thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất từ tên cũ, Trạm Tư nhân Vận tải vật tư nông nghiệp, sang tên mới(1). Đó là những ví dụ về sự thiếu liên kết giữa việc giải quyết các thủ tục hành chính, sự thông suốt giữa tiếp cận vốn, sản xuất và đăng kí giấy phép, v.v… * Hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra những yêu cầu và thách thức mới Hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư chưa chuẩn bị sẵn sàng cho CMCN 4.0, thậm chí là việc tìm hiểu những nội dung của nó. Do đó, nhiều doanh nghiệp sẽ rất bị động với các xu thế mới. Đây cũng là những thách thức đối với doanh nghiệp khu vực tư ở Hải Phòng. Với việc không hiểu rõ và đúng bản chất của CMCN 4.0, không thấy được liên quan của các xu thế công nghệ đến ngành, lĩnh vực của mình, không sẵn sàng năng lực để tiếp cận công nghệ, hệ thống hạ tầng... nhiều doanh nghiệp rất khó để tồn tại và phát triển, đặc biệt là trong điều kiện đất nước ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong bối cảnh mới của hội nhập, cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn, đòi hỏi sự đổi mới không ngừng của các doanh nghiệp. Với nền tảng thông tin, trong đó có thông tin về khách hàng dễ dàng được tiếp cận, các ưu thế về không gian (khách hàng lân cận) sẽ dần mất đi. Tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia cũng đồng nghĩa các doanh nghiệp phải tuân thủ các cam kết về xuất xứ hàng hóa, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, các giá trị mà tập đoàn đặt ra như trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường,... Đây là một trong những yêu cầu không dễ thực hiện đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh theo sự vụ, thiếu chiến lược kinh doanh lâu dài. Thách thức về an toàn và an ninh thông tin cũng sẽ trở nên lớn hơn với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân. Với khả năng tài chính và nguồn nhân lực có hạn, nguy cơ mất an toàn về thông tin khi tham gia mạng kết nối khu vực và toàn cầu là rất lớn, đặc biệt là nguy cơ mất bản quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết công nghệ, thông tin khách hàng,... * Sự xuống cấp của môi trường biển Tại vùng bờ biển Hải Phòng các nguồn thải từ lục địa ra biển chiếm từ 60–70 %. Trong đó, hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển qua cửa Cấm và Bạch Đằng, đóng góp khoảng 53 – 63% các chất hữu cơ, dinh dưỡng ni tơ và phốt pho chiếm khoảng 27% - 48%. Không những thế, khu vực ven biển hiện có rất nhiều khu công nghiệp như Đình Vũ, An Dương, (1) Nguyễn Minh Phong, 2018
  10. 500 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Đồ Sơn... Các nguồn thải công nghiệp ở đây là rất lớn. Đặc biệt là khu công nghiệp Đình Vũ, nằm sát khu vực cửa Cấm. Tại các khu vực này, nồng độ dầu và cyanua trong đất ngấm ra sông, biển khá cao. Ngoài ra, hoạt động nuôi trồng thủy sản, các nhà bè trên biển và dân cư làng chài tại vùng biển này cũng thải ra lượng lớn thức ăn dư thừa, nước thải, rác thải.... Tại các khu du lịch như khu Đồ Sơn 2, khu dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Cát Bà…, nước thải từ các nhà hàng ăn uống chưa qua xử lý, đổ thẳng ra biển, gây ô nhiễm môi trường. Thêm vào đó, nước thải sinh hoạt tại các cống xả đổ ra biển gây ô nhiễm như cống Nam Đông, nơi tiếp nhận nước thải từ mương An Kim Hải đổ ra biển khu vực Đình Vũ; Cống C1 cũng là nơi tiếp nhận nước thải của một số cơ sở sản xuất cá trên địa bàn quận Dương Kinh… Bên cạnh đó, hầu như các doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng vẫn còn sở hữu những công nghệ lạc hậu, chưa có khả năng xử lý các chất thải công nghiệp một cách hiệu quả, gây ảnh hưởng đến môi trường biển nói riêng và môi trường sống nói chung. Sự xuống cấp của môi trường biển một mặt phản ảnh hạn chế, kém bền vững của sự phát triển kinh tế Hải Phòng, đồng thời cũng là thách thức cho sự phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của khu vực kinh tế tư nhân nói riêng, kinh tế Hải Phòng nói chung trong thời gian tới, vì môi trường chính là cơ sở, là điều kiện của sự phát triển kinh tế. 2.3.Một vài đề xuất hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân tại Hải Phòng Một là, cần đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, xoá bỏ những qui định còn rườm rà gây cản trở cho sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Sự thống nhất giữa các ban, ngành của thành phố về là cải cách hành chính tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân hoạt động là vấn đề vô cùng quan trọng. Thành phố cần đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi tới cán bộ và nhân dân về nội dung, tinh thần của Nghị quyết Trung ương 10 năm 2017 về phát triển kinh tế tư nhân, đưa kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030. Ngoài ra, thông tin về tiếp cận vốn cần công khai, rõ ràng và bình đẳng hơn giữa các doanh nghiệp. Hai là, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, phát huy lợi thế về nhân lực của thành phố cho phát triển kinh tế tư nhân nói riêng, các thành phần kinh tế nói chung. Trong xu thế tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4, sự hao mòn vô hình xảy ra nhanh hơn bao giờ hết cả ở hàng hóa thống thường lẫn hàng hóa sức lao động. Với ưu thế về vị trí địa - chính trị và mục tiêu trở thành trung tâm logistics của cả nước, Hải Phòng cần đẩy mạnh hướng nghiệp, đào tạo, phân luồng giáo dục để cải thiện được trình độ, chất lượng của nguồn nhân lực cả về trí lực, tâm lực và thể lực. Từ đó, các doanh nghiệp tư nhân sẽ có nguồn lao động chất lượng cao, tạo điều kiện cho sự bứt phá trong sản xuất, sáng tạo và phát triển của doanh nghiệp mình. Ba là, hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo. Thành phố cần khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tư nhân đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng chuyển giao công nghệ tiên tiến. Các hoạt động về bản quyền, sở hữu trí tuệ cần nâng cao hiệu quả.
  11. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 501 Bốn là, tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân. Đẩy mạnh việc giám sát của Nhà nước về quản lý các hạng mục đăng kí kinh doanh của khu vực tư nhân, mục đích sử dụng đất, vốn với đăng kí ban đầu. Hệ thống ngân hàng cần kiểm soát và tuân thủ chặt chẽ hơn về các bước thẩm định trước khi hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay vốn nhằm gây lãng phí nguồn vốn hoặc nâng cao nợ xấu. Dịch vụ kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạt động cần được sử dụng một cách triệt để và hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, kiểm soát các doanh nghiệp tư nhân vấn đề tuân thủ các quy định về môi trường là điều vô cùng quan trọng khi Hải Phòng là thành phố có thế mạnh về phát triển kinh tế biển. 3. KẾT LUẬN Trải qua hơn 30 năm đổi mới và phát triển, kinh tế tư nhân đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng. Hải Phòng là một thành phố có nhiều tiềm năng phát triển với những thuận lợi về mặt địa - chính trị, nguồn lực kinh tế và xã hội. Trong thời gian tới, để có thể đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế tư nhân của thành phố, Hải Phòng cần phải có những định hướng, giải pháp phù hợp, khắc phục các hạn chế, khó khăn nhằm hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân tận dụng cơ hội, lợi thế, vượt qua thách thức để có thể đầu tư và phát triển kinh tế đi kèm với đó là bảo vệ môi trường. TÀI LIỆU THAM KHÂO 1. Cục Thống kê thành phố Hải Phòng, Niên giám thống kê các năm 2011 – 2018 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), Phần II, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 4. Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 5. Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 6. Nguyễn Minh Phong (2019), Kinh tế tư nhân và sự khát khao công bằng, truy cập ngày 29/08/2019 từ https://doanhnhansaigon.vn/di-nghi-viet/kinh-te-tu-nhan-va-su-khao-khat-cong- bang-1090235.html 7. Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2017), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cốt yếu về phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam, Đề án, ĐH kinh tế, ĐHQGHN 8. Mai Tết – Nguyễn Văn Tuất –Đặng Danh Lợi (2006), Sự vận động và phát triển của KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
nguon tai.lieu . vn