Xem mẫu

  1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI, GIA TRẠI Ở HUYỆN NAM ĐÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY TRẦN HOÀNG TIẾT Khoa Giáo dục Chính trị Tóm tắt: Kinh tế trang trại, gia trại đã và đang là một loại hình kinh tế nông nghiệp quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện Nam Đông, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Những năm gần đây, kinh tế trang trại, gia trại ở huyện Nam Đông, Tỉnh Thừa Thiên Huế tăng nhanh về số lượng lẫn quy mô, đem lại thu nhập cao cho người người dân. Tuy nhiên, kinh tế trang trại, gia trại trên địa bàn Nam Đông còn bộc lộ nhiều hạn chế như: quy mô nhỏ lẻ, trình độ quản lý thấp, thiếu vốn sản xuất, thị trường đầu ra hạn hẹp, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm, chưa tận dụng được các tiềm năng sẵn có... Bài viết phân tích tình hình, hiệu quả hoạt động và đề xuất giải pháp thúc đầy kinh tế trang trại, gia trại Nam Đông phát triển. Từ khóa: Kinh tế trang trại, lợi thế, khoa học công nghệ, thời đại, Nam Đông 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kinh tế trang trại, gia trại là hình thức sản xuất hàng hóa phổ biến trong nông nghiệp ở các nước phát triển và đang phát triển. Kinh tế trang trại, gia trại có nguồn gốc từ kinh tế hộ gia đình nông dân, được phát triển dần dần trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế tiểu nông tự cung tự cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Trong hoạt động kinh tế, trang trại chịu sự chi phối của nền kinh tế thị trường, tuân theo các quy luật cung cầu, cạnh tranh. [3, 9]. Phát triển kinh tế trang trại, gia trại đã và đang khẳng định vị trí, vai trò ngày càng to lớn trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở nước ta hiện nay. Nam Đông là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, phong phú tài nguyên rừng, đất đai, thuận lợi cho việc đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế trang trại, gia trại. Trong những năm qua, chính quyền huyện Nam Đông đã có nhiều chủ trương, giải pháp khuyến khích nhân dân mạnh dạn phát triển mô hình kinh tế trang trại, gia trại. Kinh tế trang trại, gia trại ở huyện Nam Đông đã có sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng lẫn quy mô. Nhiều mô hình trang trại, gia trại, tiểu điền... đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra nhiều hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng, nâng cao thu nhập cho người lao động... Tuy nhiên, thực tế phát triển kinh tế trang trại ở huyện Nam Đông còn bộc lộ nhiều yếu kém, hạn chế: chưa có quy hoạch đồng bộ, quy mô nhỏ lẻ, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm, trình độ sản xuất thấp, kinh nghiệm quản lý kém hiệu quả, thị trường đầu ra không ổn định, thiếu vốn sản xuất... Vấn đề cấp thiết đặt ra là cần phân tích, đánh giá tiềm năng, lợi thế, đề ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế trang trại ở huyện Nam Đông đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hiện nay. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 272-281
  2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI, GIA TRẠI... 273 2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI, GIA TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM ĐÔNG 2.1. Số lượng trang trại, gia trại Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của địa phương, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Nam Đông lần thứ XIV nhiệm kỳ 2011 - 2015 về đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, gia trại, đến nay tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của mô hình kinh tế trang trại, gia trại trên địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có bước phát triển vượt bậc, hiệu quả kinh tế cao, số lượng không ngừng tăng lên. Tính đến hết năm 2015, trên địa bàn huyên Nam Đông đã có 150 trang trại, gia trại. Trong đó, trang trại, gia trại trồng trọt 30 (chiếm 20,0%), trang trại, gia trại lâm nghiệp 20 (13,3%), trang trại, gia trại thủy sản 5 (3,3%), trang trại, gia trại chăn nuôi 70 (46,7%), trang trại, gia trại tổng hợp 25 (16,7%). Trang trại đạt chuẩn theo tiêu chí Bộ nông nghiệp đưa ra là 3 trang trại (trang trại chăn nuôi chăn nuôi 2, trang trại lâm nghiệp 1). Bảng 1. Số lượng trang trại, gia ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế (Lũy kế đến hết năm 2015) Năm 2011 Năm 2015 Số trang STT Loại hình trang trại, gia trại trại, gia Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số trại đạt tiêu chí 1 Trang trại, gia trại trồng trọt 10 18 30 20 2 Trang trại, gia trại lâm nghiệp 5 9 20 13,3 3 Trang trại, gia trại thủy sản 2 4 5 3,3 4 Trang trại, gia trại chăn nuôi 35 61 70 46,7 5 Trang trại, gia trại tổng hợp 5 9 25 16,7 Tổng số 57 100 150 100 Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Nam Đông [1] Qua bảng số liệu trên cho thấy, kinh tế trang trại, gia trại trên địa bàn huyện Nam Đông có sự tăng lên về số lượng, trong đó hai loại hình trang trại, gia trại trồng trọt và chăn nuôi đã có sự bứt phá trong đầu tư sản xuất đạt chuẩn theo tiêu chí mới. Sự tăng lên của hai loại hình trang trại, gia trại này so với các loại hình trang trại, gia trại khác là nhờ các hộ gia đình đã biết phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên của Nam Đông, có chiến lược dài hạn, tích góp vốn, tiến hành dồn điền, đổi thửa và có lựa chọn thị trường đầu ra hợp lý. Tuy nhiên, tốc độ phát triển các trang trại, gia trại về số lượng lẫn quy mô trên địa bàn còn chậm và chưa đa dạng hình thức sản xuất. Tỷ lệ trang trại, gia trại đạt chuẩn theo tiêu chí mới còn thấp.
  3. 274 TRẦN HOÀNG TIẾT 2.2. Quy mô của trang trại, gia trại 2.2.1. Quy mô sử dụng đất Các trang trại, gia trại ở huyện Nam Đông có quy mô diện tích nhỏ, chủ yếu dưới 3 ha chiếm tỷ lệ lớn (85,3%), tiếp đến là quy mô từ 3 đến 10 ha (13,3%), các trang trại, gia trại trên 10 ha không có. Bảng 2. Quy mô sử dụng đất của trang trại, gia trai Từ 10 Dưới 3 Từ 3 ha Từ 5 – Tỷ lệ STT Loại hình ha trở ha – 5 ha 10 ha % lên 1 Trang trại, gia trại trồng trọt 30 20 2 Trang trại, gia trại lâm nghiệp 18 2 13 3 Trang trại, gia trại thủy sản 5 3 4 Trang trại, gia trại chăn nuôi 68 2 47 5 Trang trại, gia trại tổng hợp 25 17 Cộng 128 20 2 100,0 Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Nam Đông [1] Qua số liệu cho thấy, đa số trang trại, gia trại ở huyện Nam Đông có quy mô nhỏ, quy mô sử dụng đất không cao điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho việc sản xuất các sản phẩm không những đáp ứng thị trường trong nước mà còn hướng về xuất khẩu. 2.2.2. Quy mô sử dụng vốn Theo kết quả điều tra khảo sát tại địa bàn huyện Nam Đông, tổng số vốn đầu tư phát triển trang trại, gia trại tính đến năm 2015 hơn 20 tỷ đồng, bình quân vốn cho một trang trại là 1 tỷ đồng; mỗi gia trại là 120 triệu đồng. Các trang trại, gia trại có mức vốn đầu tư dưới 100 triệu chiếm 66,7%, từ 100 đến 500 triệu chiếm 32%, từ 500 triệu đến 1 tỉ đồng chiếm 1,3% . Bảng 3. Quy mô sử dụng vốn của các trang trại, gia trại Tổng số Từ 100- Từ 500- Dưới 100 STT Loại hình trang trại, 500 triệu 1000 triệu triệu đồng gia trại đồng đồng 1 Trang trại, gia trại trồng trọt 30 20 10 2 Trang trại, gia trại lâm nghiệp 20 15 5 3 Trang trại, gia trại thủy sản 5 5 - 4 Trang trại, gia trại chăn nuôi 70 50 18 2 5 Trang trại, gia trại tổng hợp 25 10 15 Tổng 150 100 48 2 Cơ cấu (%) 100,0 66,7 32,0 1,3 Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Nam Đông [1]
  4. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI, GIA TRẠI... 275 Khả năng huy động nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế trang trại, gia trại chưa cao, chủ yếu là nguồn vốn tự có chiếm 66%, còn vốn vay chỉ chiếm 34%. Điều đó thể hiện chính sách về vốn đối với kinh tế trang trại trên địa bàn huyện mới đáp ứng một phần nhu cầu. Bảng 4. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của các trang trại, gia trại (ĐVT: Triệu đồng) S Vốn tự có Vốn vay T Loại hình Tổng số Tỷ lệ Giá trị Giá trị Tỷ lệ % T % 1 Trang trại, gia trại trồng trọt 3.000 2.000 66,7 1.000 33,3 2 Trang trại, gia trại lâm nghiệp 1.300 1.000 77,0 300 23,0 3 Trang trại, gia trại thủy sản 200 200 100,0 - - 4 Trang trại, gia trại chăn nuôi 10.500 6.500 62,0 4.000 38,0 5 Trang trại, gia trại tổng hợp 5.000 3.500 70,0 1.500 30,0 Cộng 20.000 13.200 66,0 6.800 34,0 Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Nam Đông [1] 2.2.3. Quy mô sử dụng lao động Tổng số lao động trong các trang trại, gia trại ở Nam Động hiện có 520 lao động. Trong đó, có 150 lao động gia đình chiếm 28,8%, lao động thuê thường xuyên 145 chiếm 27,9%, lao động làm thuê thời vụ 225 chiếm 43,2%. Như vậy, so với mức chung của cả nước, thì lao động thuê mướn của các trang trại, gia trại ở Nam Đông vẫn còn thấp. Bảng 5. Quy mô sử dụng lao động ở các trang trại, gia trại S LĐ của chủ Lao động bên ngoài Tổng T Loại hình trại Thường xuyên Thời vụ số T SL % SL % SL % 1 Trang trại, gia trại trồng trọt 120 30 25 30 25 60 50 2 Trang trại, gia trại lâm nghiệp 100 20 20 20 20 60 60 3 Trang trại, gia trại thủy sản 15 5 33 - - 10 77 4 Trang trại, gia trại chăn nuôi 210 70 30,3 70 30,3 70 30,3 5 Trang trại, gia trại tổng hợp 75 25 30,3 25 30,3 25 30,3 Cộng 520 150 28,8 145 27,9 225 43,2 Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Nam Đông [1] Nhìn chung, trình độ quản lý sản xuất của các chủ trang trại và người lao động còn thấp, nhiều người chưa tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và chưa qua đào tạo một lớp sơ cấp nào về kinh tế. Theo kết quả khảo sát điều tra số lượng người lao động sản xuất trong các trang trại, gia trại thông qua phỏng vấn và phát phiếu (chọn hỏi 100 người, phát phiếu 50 người) thu được kết quả như sau: trình độ THPT 11 người, chiếm 66%; trình độ Tiểu học và THCS 137 người, chiếm 91,3%. Đối với chủ trang trại, gia trại thu được kết quả như sau: trình độ từ trung cấp, cao đẳng và đại học 2 người, chiếm 1,3%.
  5. 276 TRẦN HOÀNG TIẾT Về nhận thức, khi thực hiện khảo sát bằng phiếu điều tra thu được kết quả: 80% các chủ trang trại chưa hiểu rõ về kinh tế trang trại và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, tự động hóa… vào sản xuất, kinh doanh. 2.3. Chủ sở hữu trang trại, gia trại Trên địa bàn huyện Nam Đông các trang trại, gia trại chủ yếu thuộc sở hữu tư nhân. Bảng 6. Chủ sở hữu trang trại, gia trại Kinh tế Nhà Kinh tế Kinh tế tư STT Loại hình Tỷ lệ % nước tập thể nhân 1 Trang trại trồng trọt 0 0 30 20,0 2 Trang trại lâm nghiệp 0 0 20 13,3 3 Trang trại thủy sản 0 0 5 3,3 4 Trang trại chăn nuôi 0 0 70 46,7 5 Trang trại tổng hợp 0 0 25 16,7 Cộng 150 100,0 3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI, GIA TRẠI CỦA HUYỆN NAM ĐÔNG 3.1. Thành tựu 3.1.1. Hiệu quả kinh tế Về doanh thu, năm 2015 các loại hình trang trại đã mang lại tổng giá trị sản xuất 15 tỷ đồng. Trong đó, hai loại hình trang trại, gia trại mang lại doanh thu lớn nhất lâm nghiệp 5,5 tỷ đồng, chiếm 36,7%, chăn nuôi 4,8 tỷ đồng chiếm 32,2%; trang trại, gia trại tổng hợp 3 tỷ đồng chiếm 20%; trồng trọt 1 tỷ đồng chiếm 10%, loại hình trang trại, gia trại thủy sản có doanh thu tương đối thấp175 triệu đồng chiếm 1,2%. Hàng năm các trang trại, gia trại đóng góp ngân sách cho huyện 500 triệu đồng [1]. Sự phát triển của kinh tế trang trại, gia trại đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Nam Đông theo hướng hiện đại, phát triển bền vững, giúp người dân phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. 3.1.2. Hiệu quả xã hội Các mô hình kinh tế trang trại đã tạo việc làm cho nhiều lao động trên đại bàn, giải quyết được việc làm cho một số lao động rảnh rỗi. Mỗi công nhân làm việc trong các trang trại đều có thu nhập bình quân trên 3 triệu đồng/tháng và được đóng bảo hiểm đầy đủ. Phát triển kinh tế trang trại, gia trại đã khai thác sử dụng có hiệu quả, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới.
  6. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI, GIA TRẠI... 277 Kinh tế trang trại, gia trại đã đóng góp rất lớn vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng điện, đường, trường, trạm, giáo dục. Năm 2011, huyện có 17% hộ nghèo nhưng đến năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10% trong đó sự đóng góp của trang trại, gia trại là không nhỏ. Thông qua phát triển kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp và nông thôn. 3.1.3. Hiệu quả môi trường sinh thái Kinh tế trang trại, gia trại ở Nam Đông đang phát triển phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của huyện. Từ năm 2011 đến nay, nhờ chủ trương và các chính sách đúng đắn của huyện về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, kinh tế trang trại và vùng gò đồi ngày một phát triển. Phát triển kinh tế trang trại, gia trại đã khẳng định được một số giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện địa hình, khí hậu, đất đai tại Nam Đông. Góp phần cải tạo, bảo vệ được môi trường sinh thái bền vững, tăng độ che phủ rừng đạt tỷ lệ 80,2 %. Các hoạt động của trang trại luôn gắn với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường, đảm bảo sản xuất đạt hiệu quả cao.Việc xử lý chất thải chăn nuôi cũng được các chủ trang trại thực hiện đúng khao học vừa tạo ra các loại phân bón hữu cơ có giá trị, hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, lại vừa thể hiện được vai trò, trách nhiệm của người chăn nuôi đối với công tác bảo vệ môi trường. Với việc mở rộng quy mô các trang trại, gia trại góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, rừng,.. nâng cao hiệu quả khai thác những diện tích đất đai chưa được sử dụng, tận dụng diện tích đất hoang hóa, vùng gò đồi… Các mô hình trang trại này vừa gắn bó, vừa bổ sung cho nhau, những chất thải của mô hình này có thể dùng làm nguyên liệu đầu vào cho mô hình khác, điều này không những giúp cho các trang trại tiết kiệm được chi phí mà còn góp phần những chất thải ra môi trường xung quanh, giảm thiếu ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân trong vùng trang trại nói riêng và trong huyện nói chung. 3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 3.2.1. Hạn chế Nhà nước chưa có những chính sách đồng bộ cụ thể nhằm khuyến khích loại hình kinh tế trang trại phát triển tương xứng với tiềm năng về của huyện; Khó khăn về nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế trang trại. Việc nâng cao nghiệp vụ về quản lý và kiến thức về kỹ thuật cho các chủ trang trại và lao động trong trang trại còn hạn chế; Thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng.Các trang trại chăn nuôi quy mô còn nhỏ lẻ, phân tán. Sử dụng vốn đầu tư ban đầu chưa hiệu quả. Trình độ tổ chức, quản lý sản xuất còn hạn chế, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất.
  7. 278 TRẦN HOÀNG TIẾT Do thiếu vốn nên hầu hết cơ sở vật chất trong các trang trại chưa đồng bộ, chưa có đủ vốn để đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại. Chuồng trại chưa được thiết kế quy hoạch hợp lý vẫn còn bị các yếu tố tự nhiên tác động vào. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi còn phụ thuộc rất lớn vào số lượng và chất lượng của người lao động. Quy mô các trang trại còn nhỏ, phân tán rải rác ở các xã chưa được quy hoạch có hệ thống. Trang trại, gia trại còn mang tính tự phát, hình thức sản xuất tự cung tự cấp (làm nương rẫy) chưa hiểu sâu sản xuất theo cơ chế thị trường. Khả năng tiếp cận thị trường, các trang trại gặp nhiều khó khăn trong việc bán các sản phẩm tìm thị trường đầu ra khó, giá cả nông sản chưa ổn định. Về khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ nhìn chung các trang trại áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất còn khiêm tốn, nhiều ứng dụng chưa mang tính đặc thù riêng cho từng vùng sinh thái, thiếu chọn lọc nên chưa đem lại hiệu quả cao. 3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế Các trang trại tuy đã đạt được nhưng thành tựu to lớn trong thời gian vừa qua nhưng vẫn còn gặp hạn chế về nhiều mặt: Về quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở tại huyện chưa có quy hoạch cụ thể để định hướng phát triển. Về chính sách hỗ trợ đối với loại hình kinh tế trang trại nói chung còn thiếu đồng bộ, các chính sách của Nhà nước đã ban hành chưa được thực hiện tốt. Do đó nhiều chủ trang trại chưa thực sự yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Về công tác khuyến nông thì cán bộ làm công tác khuyến nông ngư chưa phát huy hết vai trò trong việc chuyển giao khoa học - công nghệ và thường xuyên hướng dẫn các chủ trang trại. 4. GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI, GIA TRẠI Ở HUYỆN NAM ĐÔNG HIỆN NAY . 4.1. Đa dạng hóa mô hình trang trại, gia trại nhằm khai thác triệt để tiềm năng của mỗi vùng Trong cùng một địa bàn huyện mỗi khu vực nhỏ lại có thế mạnh lợi thế riêng của mình nhiều vùng có thung lũng bằng phẳng vai chục hec ta rất thuận lợi để trồng cây cao su và chăn nuôi, hay có vùng có khe, suối chạy qua hai quả đồi rất thuận lợi để làm thủy điện, ao hồ, mô hình trang trại ARC, chẳng hạn gò đồi vừa có thể trồng cao su, đồi núi cao thì trồng keo… mỗi vùng lại có địa hình địa thế khác nhau để tận dụng giảm chi phí đầu tư.
  8. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI, GIA TRẠI... 279 Việc bố trí đa dạng các mô hình trang trại phù hợp với từng điều kiện tự nhiện cây trồng vật nuôi kinh tế xã hội ở từng khu vực giúp cho các trang trại, gia trại khai thác tốt đất đai và các nguồn lực khác một cách có hiệu quả. Đa dạng về mô hình kinh tế trang trại không phải là chia nhỏ, mà phải làm cho phát triển kinh tế trang trại phù hợp với đặc trưng của từng vùng, khai thác tốt các điều kiện có sẵn kết hợp các tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm được chi phí đầu tư. Phát triển nhiều mô hình kinh tế trang trại không được tự phát mà phải bắt nguồn từ lợi thế tiềm năng nhu cầu của địa phương của cả nước và xuất khẩu. Đa dạng mô hình để phù hợp với từng điều kiện địa hình lợi thế của mỗi vùng. 4.2. Hoàn thiện chính sách đất đai Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại, hộ gia đình để nông dân an tâm, miệt mài với đất được sở hữu tăng tính tự chủ, sáng tạo ở nông dân. Khuyến khích các hộ nông dân chuyển nhượng, dồn điền, đổi thửa tạo điều kiện tích tụ ruộng đất, khai hoang những vùng đất xấu, ven sông suối, đất bồi, các vùng gò đồi, sỏi đá, bạc màu hình thành thành các vùng trang trại sản xuất lớn, bảo vệ môi trường bền vững. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuê đất, cấp quyền sử dụng đất cho các dự án mới thành lập và các trang trại có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất. 4.3. Huy động và sử dụng vốn hiệu quả Ngân hàng cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn để phát triển kinh tế trang trại, ưu đãi trong lãi suất và thời hạn cho vay hợp lý, cần phát triển hình thức cho vay thế chấp, mức vốn vay nhiều hơn so với quy định hiện nay của ngân hàng. Hình thành các tổ hỗ trợ nhau về vay vốn phát triển sản xuất. Khuyến khích phát triển quỹ thành hợp tác liên kết lớn (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên,…). Đảng và nhà nước, các cấp chính quyền cần quan tâm và có nhiều hơn nửa về chính sách phát triên kinh tế trang trại. Đưa ra nhiều chương trình, dự án hợp lý có hiệu quả về phát triển kinh tế trang trại. 4.4. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến Phòng nông nghiệp cần bám sát cơ sở, cùng ăn cùng ở với nhân dân chuyển giao các tiến bộ khoa học ký thuật cho các trang trại. Áp dụng các tiến bộ vào trong sản xuất. Tận dụng các điều kiện sẵn có của địa phương kết hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật khai thác triệt để các tiềm năng sẵn có nhanh chóng ổn định sản xuất và mở rộng về quy mô sản xuất. Dần chuyển đổi đưa các giống cây trồng, vật nuôi có phẩm chất tốt, sản phẩm chất lượng cao vào sản xuất. Áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong chọn giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quản kinh tế cao (sàng lọc, chọn lọc các cây trồng vật nuôi sạch bệnh).
  9. 280 TRẦN HOÀNG TIẾT Các vùng khác nhau có điều kiện thuận lợi, khó khăn khác nhau. Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào trong sản xuất để giảm sức lượng lao động, tận dụng các lợi thế sẵn có như địa hình (lợi dụng thế năng), tài nguyên rừng (gỗ: Xây dựng nhà xưởng, nhà sản xuất, chế biến), khoáng sản (cát, đá,…). Nhanh chóng tiến lên sản xuất tự động hóa, hàm lượng chất xám kết tinh trong sản phẩm cao. Khuyến khích các hình thức liên kết và hợp tác trong nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất. nghiên cứu tạo ra những giống vật nuôi cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và thích nghi với điều kiện khí hậu ở địa phương cho năng suất cao. 4.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ kinh tế trang trại, gia trại Thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa hoạc kỹ thuật cho các chủ trại. Khuyến khích phát triển các lớp học truyền kinh nghiệm sản xuất có hiệu quả. Nâng cao trình độ, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh cho các trang trại. Tăng cường đào tạo các kiến thức về kỹ thuật, tay nghề cho chủ trang trại và lao động tại các trang trại. Tổ chức sơ kết, tổng kết thường niên về kinh tếtrang trại, hoặc tổ chức đối thoại giữa các chủ trang trại với các nhà khoa học, quản lý, thương mại... để trao đổi kinh nghiệm, tìm ra các giải pháp thiết thực khắc phục những khó khăn mà các trang trại gặp phải. Tăng cường công tác thông tin thị trường và xúc tiến thương mại nhằm cung cấp kịp thời cho chủ trang trại về giá cả nông sản, nhu cầu thị trường. 4.6. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Thực hiện liên kết kinh tế ngoài phạm vi địa bàn huyện Nam Đông và xuất khẩu. Tăng cường công tác xúc tiến giới thiệu quảng bá sản phẩm. Thành lập các tổ hợp hợp tác xã, các dịch vụ chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm. Liên kết giữa nhiều ngành kinh tế các thị trường ngoài địa phương và liên kết thị trường nước ngoài. Mở rộng và phát triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm, trong đó chú trọng khâu bảo quản, chế biến cũng rất quan trọng nhằm hạn chế tổn thất sau thu hoạch. 5. KẾT LUẬN Phát triển kinh tế trang trại, gia trại đã thúc đẩy ngành nông nghiệp Nam Đông chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa; tạo ra được nhiều sản phẩm chất lượng cao; dần đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các trang trại, gia trại đang gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cần phải có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền thông qua các chính sách về vốn, chuyển giao khoa học công nghệ, đất đai,… thì trang trại mới có thể phát triển bền vững được. Qua nghiên cứu thực tế tại cơ sở, có thể khẳng định sự phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Nam Đông là phù hợp với tiềm năng lợi thế của huyện. Phát triển kinh tế trang trại giúp giải quyết việc làm cho lao
  10. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI, GIA TRẠI... 281 động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo và thực hiện thành công chủ trương lớn của quốc gia xây dựng nông thôn mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam Đông (2015). Báo cáo tổng hợp kinh tế - xã hội huyện Nam Đông 2011 – 2015, Thừa Thiên Huế. [2] Huyện ủy Nam Đông (2015). Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 – 2020, Thừa Thiên Huế. [3] Trương Thị Minh Sâm (chủ biên) (2002). Kinh tế trang trại khu vực Nam Bộ - Thực trạng và giải pháp, NXB Khoa học Xã hội. [4] Nguyễn Minh Phong (chủ biên) (2004). Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [5] Phương Ngọc Thạch (chủ biên) (2002). Những biện pháp thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [6] Chu Hữu Quý – Nguyễn Kế Tuấn (đồng chủ biên) (2004). Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. TRẦN HOÀNG TIẾT SV lớp 4A, khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế ĐT: 0167 529 0027
nguon tai.lieu . vn