Xem mẫu

  1. PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ ĐẾN THỰC TIỄN VIỆT NAM
  2. 2 PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC...
  3. Mục lục 3 ĐINH VĂN TOÀN (Chủ biên) PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TỪ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ ĐẾN THỰC TIỄN VIỆT NAM (Sách chuyên khảo) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
  4. 4 PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC...
  5. Mục lục 5 Tập thể tác giả TS. Đinh Văn Toàn (Chủ biên) PGS.TS. Hoàng Văn Hải TS. Nguyễn Phương Mai NCS. Đặng Thành Đạt NCS. Phùng Thế Vinh ThS. Lê Thị Thảo
  6. 6 PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC...
  7. Mục lục 7 MỤC LỤC Trang Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................... 11 Lời cảm ơn ........................................................................................................... 13 Lời nói đầu ........................................................................................................... 15 Mở đầu .................................................................................................................. 19 Chương 1 Khái luận về doanh nhân, phát triển kinh doanh và doanh nghiệp 1.1. Doanh nhân và kinh doanh .................................................................. 23 1.2. Mô hình phát triển kinh doanh ........................................................... 25 1.3. Doanh nghiệp, vai trò của doanh nhân và tinh thần doanh nghiệp ................................................................... 31 1.4. Các loại hình doanh nghiệp.................................................................. 37 Chương 2 Quản trị đại học và xu hướng đổi mới tổ chức quản lý 2.1. Lý luận chung về quản trị đại học ...................................................... 43 2.2. Bản chất và đặc điểm của quản trị đại học tiên tiến .................... 51 2.3. Quản trị đại học tiên tiến và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ...... 56 2.4. Một số mô hình quản trị đại học tiêu biểu trên thế giới ............. 62
  8. 8 PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC... Chương 3 Nền tảng phát triển doanh nghiệp trong trường đại học 3.1. Khái quát về các yếu tố nền tảng phát triển doanh nghiệp ...... 71 3.2. Bản chất và nội dung của nền tảng phát triển doanh nghiệp .. 73 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nền tảng phát triển doanh nghiệp..................................................... 86 3.4. Mô hình phát triển doanh nghiệp trong trường đại học ............ 91 3.5. Đặc trưng của đại học hiện đại và yêu cầu phát triển doanh nghiệp trong trường đại học ........................... 100 3.6. Một số đặc điểm và yếu tố nền tảng cho phát triển doanh nghiệp trong trường đại học ................................................ 105 Chương 4 Phát triển doanh nghiệp trong các trường đại học trên thế giới 4.1. Tổng quan về phát triển doanh nghiệp trong đại học trên thế giới .................................................................. 117 4.2. Một số đại học tiêu biểu và kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp ..................................... 158 4.3. Bài học và một số gợi ý chính sách đối với các đại học ở Việt Nam ................................................................................................ 194 Chương 5 Thực tiễn hình thành và phát triển doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam 5.1. Quản trị đại học tại Việt Nam - những thách thức ...................... 203 5.2. Hoạt động doanh nghiệp trong đại học và đổi mới tổ chức, quản trị đại học ở Việt Nam .......................... 219 5.3. Thực tiễn hình thành và hoạt động của các doanh nghiệp trong đại học tại Việt Nam .................................................................. 261 5.4. Những thách thức khó khăn chủ yếu và nguyên nhân ............. 290
  9. Mục lục 9 Chương 6 Những vấn đề đặt ra và chính sách cho phát triển doanh nghiệp trong cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam 6.1. Quan điểm đổi mới, hoàn thiện quản trị đại học ........................ 295 6.2. Phương hướng hoàn thiện mô hình đại học doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp trong đại học .................................... 296 6.3. Những vấn đề đặt ra và giải pháp .................................................... 298 6.4. Hình thành và hoạt động doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam ................................ 314 6.5. Cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý và điều hành của các trường đại học ........................................................................ 319 Kết luận ............................................................................................................... 323 Danh mục tài liệu tham khảo ...................................................................... 327
  10. 10 PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC...
  11. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nội dung CIETEC Trung tâm Sáng tạo, Khởi nghiệp và Công nghệ CMCN Cách mạng công nghiệp CNTT Công nghệ thông tin CSGDĐH Cơ sở giáo dục đại học DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa ĐH Đại học ĐHBKHN Đại học Bách khoa Hà Nội ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội GD&ĐT Giáo dục & Đào tạo HĐQT Hội đồng quản trị HEIF Quỹ Sáng tạo trong giáo dục đại học KH&CN Khoa học và công nghệ KH&KT Khoa học và kỹ thuật NCKH Nghiên cứu khoa học PTDN Phát triển doanh nghiệp MIT Viện Công nghệ Massachusetts TNHH Trách nhiệm hữu hạn QTĐH Quản trị đại học NCS Nghiên cứu sinh NUS Đại học Quốc gia Singapore
  12. 12 PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC... NTU Đại học Công nghệ Nanyang NRF Quỹ Nghiên cứu quốc gia R&D Nghiên cứu và phát triển OTT Văn phòng chuyển giao công nghệ QL Quản lý QTKD Quản trị kinh doanh QTCT Quản trị công ty SEC Thử thách doanh nghiệp khoa học SXKD Sản xuất kinh doanh TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TUM Trường Đại học Kỹ thuật Munich TTDN Tinh thần doanh nghiệp UT Trường Đại học Twente USP Đại học Sao Paulo
  13. LỜI NÓI ĐẦU 13 Lời cảm ơn Nhân dịp cuốn sách ra mắt, chúng tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến những người đã đóng góp và giúp đỡ nhóm tác giả hoàn thành cuốn sách này. Trước hết, lời cảm ơn chân thành xin được gửi tới Giáo sư Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Khi còn làm Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo sư là người đã ủng hộ nhóm tác giả khởi xướng nghiên cứu này trong khuôn khổ nhiệm vụ KHCN cấp Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu này cũng là nền tảng để ra đời cuốn sách với bối cảnh phát triển doanh nghiệp trong các cơ sở đại học vẫn còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu trong thực tiễn tại Việt Nam. Xin cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội và Ban lãnh đạo đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhóm tác giả nghiên cứu và hoàn thành cuốn sách. Đặc biệt, những gợi ý ban đầu về chủ đề nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo động lực để nhóm tác giả có thêm các nghiên cứu về lý thuyết và các khảo sát gắn với thực tiễn. Nhóm tác giả xin được cảm ơn các trường đại học trong cả nước đã nhiệt tình hỗ trợ trong quá trình thực hiện khảo sát, cảm ơn lãnh đạo các doanh nghiệp đã dành thời gian chia sẻ, trao đổi với tâm huyết thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong đại học. Đặc biệt, cảm ơn PGS.TS. Trần Văn Bình, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên BK Holdings đã
  14. 14 PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC... chia sẻ nhiệt huyết của cá nhân với quá trình hình thành, phát triển đầy thử thách của BK Holdings - doanh nghiệp trong đại học rất thành công tại Việt Nam. Cuối cùng, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các nhà khoa học, những người đồng nghiệp đã ủng hộ, góp ý và động viên mọi mặt để cuốn sách sớm được hoàn thành. Xin cảm ơn Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã hỗ trợ, phối hợp một cách hiệu quả để cuốn sách sớm đến tay bạn đọc. Thay mặt nhóm tác giả TS. Đinh Văn Toàn
  15. LỜI NÓI ĐẦU 15 LỜI NÓI ĐẦU Các trường đại học (ĐH) tại các nước phát triển đã có xu hướng trở thành các ĐH định hướng doanh nghiệp (đại học doanh nghiệp) ngày càng mạnh mẽ kể từ nhiều thập kỷ qua. Kể từ thập niên đầu của thế kỷ 21, khi nền kinh tế thế giới bước vào “kỷ nguyên số” với ưu thế của cuộc cách mạng 4.0, các ĐH càng có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng đổi mới sáng tạo gắn với khởi nghiệp. Điều này càng thúc đẩy tiến trình đổi mới quản trị ĐH phù hợp với đổi mới tổ chức quản trị theo hướng đại học doanh nghiệp trước đây. Tại châu Á, ĐH Quốc gia Singapore (NUS) đã trở thành đại học đi đầu trong đổi mới sáng tạo gắn với tinh thần khởi nghiệp kinh doanh và thực sự trở thành hình mẫu với mô hình đại học doanh nghiệp. Trong bối cảnh như vậy, phát triển doanh nghiệp gắn với sự chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình đại học doanh nghiệp sẽ giúp hoàn thiện mô hình tổ chức, điều hành. Hoạt động của ĐH trở nên gắn kết với xã hội, bền vững về mặt hiệu quả đầu ra và hấp dẫn hơn đối với các bên liên quan và nhà đầu tư. Việc không ngừng nghiên cứu, nâng cao năng lực thực hành và áp dụng theo hướng tiếp cận quản trị đại học tiên tiến và các thông lệ tốt trên thế giới đang trở thành nhu cầu cấp thiết hiện nay đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đại học và cả doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm tới giáo dục đại học. Cuốn sách Phát triển doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học: Từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tiễn Việt Nam được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu tham khảo, học tập, nghiên cứu của những người quan tâm tới giáo dục đại học và phát triển tổ chức trong các tổ chức đặc biệt - cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH). Cách tiếp cận của cuốn sách mang tính hệ thống từ khung lý thuyết về doanh nhân, doanh nghiệp, nền tảng phát triển doanh nghiệp đến yêu cầu của quản
  16. 16 PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC... trị đại học và cập nhật các kinh nghiệm thực tiễn cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnh các quốc gia khác nhau. Đây cũng là một tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, giảng dạy và nghiên cứu về kinh tế cũng như các nhà quản trị, điều hành ĐH trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Ngoài phần Mở đầu, cuốn sách được cấu trúc thành 6 Chương để trình bày từ tổng quan lý thuyết đến các nội dung thực tiễn về kinh nghiệm trên thế giới, từ đó tiếp cận trực tiếp vào từng nhóm vấn đề đặt ra trong thực tiễn và các gợi ý chính sách cho Việt Nam. Chương 1 đề cập khá sâu về lý thuyết các nội dung tổng quan về doanh nhân, phát triển kinh doanh và doanh nghiệp, tinh thần doanh nghiệp. Chương 2 trình bày khái quát về quản trị đại học tiên tiến và xu hướng đổi mới đối với tổ chức, quản lý các ĐH hiện nay. Chương 3 đề cập và phân tích sâu hơn các yếu tố nền tảng phát triển doanh nghiệp trong cơ sở giáo dục đại học. Chương 4 trình bày tổng quan về mô hình đại học doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp trong đại học trên thế giới và những bài học cho các ĐH ở Việt Nam. Chương 5 trình bày kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tiễn của nhóm tác giả về hình thành và hoạt động của doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam. Chương 6 đưa ra các gợi ý về phương hướng và giải pháp chính sách hoàn thiện mô hình đại học doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp trong đại học góp phần hoàn thiện quản trị đại học ở Việt Nam. Trong từng chương có các hình, hộp tình huống và bảng số liệu giúp người đọc có thêm các dữ liệu thực tế và hiểu sâu thêm các nội dung lý thuyết đã được trình bày. Cuốn sách được hoàn thành với sự tâm huyết của nhóm tác giả do TS. Đinh Văn Toàn làm chủ biên. Tham gia nhóm biên soạn còn có các nhà khoa học đang giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Hà Nội: PGS.TS. Hoàng Văn Hải, TS. Nguyễn Phương Mai, NCS. Đặng Thành Đạt, ThS. Lê Thị Thảo và NCS. Phùng Thế Vinh. Phân công biên soạn cụ thể các chương như sau:
  17. LỜI NÓI ĐẦU 17 Chương 1 - TS. Đinh Văn Toàn; Chương 2 - TS. Đinh Văn Toàn; Chương 3 - PGS.TS. Hoàng Văn Hải và NCS. Phùng Thế Vinh; Chương 4 - TS. Nguyễn Phương Mai và TS. Đinh Văn Toàn; Chương 5 - TS. Đinh Văn Toàn và NCS. Đặng Thành Đạt; Chương 6 - TS. Đinh Văn Toàn và ThS. Lê Thị Thảo. Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà xuất bản ĐHQGHN, Viện Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, sự đóng góp ý kiến về chuyên môn của các đồng nghiệp, các nhà quản lý và lãnh đạo các trường ĐH. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, quan tâm và góp ý để cuốn sách hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau. Tập thể tác giả
  18. 18 PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC...
  19. MỞ ĐẦU Nhiều quốc gia trên thế giới như ở châu Âu (Anh, Đức, Phần Lan ...) và Mỹ đã cho phép các trường đại học được tự quyết định cơ cấu tổ chức và mô hình đại học doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trực thuộc trường ĐH kết nối, đầu tư để triển khai dịch vụ, ứng dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học (NCKH), nhượng quyền sáng chế các phát minh về khoa học công nghệ (KHCN). Tại Pháp, có quy định trên cơ sở nghị quyết của Hội đồng quản trị, các cơ sở giáo dục ĐH được xác định cơ cấu của mình. Còn ở Nhật Bản, theo quy định hiện nay thì trong trường ĐH sẽ có các khoa đào tạo, nhưng trong trường hợp có lợi cho NCKH và đào tạo thì có thể thành lập các tổ chức để làm cơ sở cho việc tiến hành các hoạt động nghiên cứu và triển khai ở ngoài các khoa. Một số đại học ở châu Á, tiêu biểu là ĐH Quốc gia Singapore và gần đây là ĐH Thanh Hoa và ĐH Bắc Kinh, các nhóm nghiên cứu đã hình thành nhiều doanh nghiệp trực thuộc. Các ĐH khuyến khích các sinh viên và cựu sinh viên khởi nghiệp kinh doanh. Lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy phát triển doanh nghiệp (PTDN) trong đại học gắn liền với sự phát triển tinh thần doanh nghiệp và đổi mới quản trị trường ĐH theo hướng tự chủ, quản trị hiệu quả theo kết quả đầu ra và gắn với thỏa mãn các bên liên quan. Các hình thức chủ yếu của doanh nghiệp phát triển từ trường ĐH là các công ty hình thành từ các sản phẩm, ý tưởng hay công nghệ liên quan tới các nghiên cứu từ trường ĐH (còn gọi là các Spin-offs). Do vậy, các nhà sáng lập các Spin-offs thường liên quan trực tiếp tới các nghiên cứu từ trường ĐH hoặc cựu giảng viên, nghiên cứu viên ĐH. Trong thời đại của giáo dục ĐH 4.0 ngày nay, các trường ĐH trở thành các trung tâm đổi mới sáng tạo, càng khẳng định
nguon tai.lieu . vn