Xem mẫu

  1. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Phạm Ngọc Dũng*- Bùi Thị Mến** 1 2 Tóm tắt: Sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật dựa trên nền tảng công nghệ để phát triển, với sự kết hợp của hệ thống không gian mạng, mạng lưới internet đã làm thay đổi phương thức quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp và tạo ra nhiều hình thức kinh doanh cũng như quản lý dựa trên nền tảng công nghệ. Trong môi trường quản lý với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin, thách thức đặt ra với cơ quan thuế là làm thế nào để ứng dụng công nghệ vào các hoạt động nghiệp vụ của cơ quan thuế, phát triển dịch vụ thuế điện tử nhằm giảm chi phí hành thu đồng thời tiết kiệm chi phí cho người nộp thuế, thông qua đó kiểm soát nguồn thu tốt hơn. Đây là vấn đề được quan tâm ở nhiều quốc gia trên thế giới.Nhiều nước đã hình thành và phát triển các dịch vụ thuế điện tử một cách chuyên nghiệp và hệ thống.Tính đến năm 2016, thế giới có khoảng 92 nền kinh tế áp dụng khai, nộp thuế điện tử cho tất cả các loại thuế.66 nền kinh tế đã thông qua và tăng cường công nghệ thông tin (CNTT) về thuế trong suốt một thập kỷ qua.95% nền kinh tế thuộc OECD đã có sẵn hệ thống thuế điện tử.Tại EU và khu vực các nước trung tâm châu Á, có khoảng 21 nền kinh tế đã và đang áp dụng thuế điện tử. Tổng cộng có khoảng 600 dịch vụ thuế điện tử được cung cấp trên toàn cầu (World Bank, 2018). Tại Việt Nam, nhu cầu về sử dụng dịch vụ thuế ngày càng nhiều do phần lớn người nộp thuế (NNT) còn hạn chế về nguồn lực, kiến thức về thuế, họ có nhu cầu thuê các tổ chức chuyên nghiệp đứng ra làm thay các thủ tục về thuế với Nhà nước hoặc thuê các tổ chức tư vấn thuế chuyên nghiệp tư vấn các phương án thuế tối ưu. Để đáp ứng yêu cầu đó, dịch vụ thuế điện tử được đưa vào cùng với mô hình “Chính phủ điện tử” nhằm phục vụ cho công tác thanh toán nộp thuế, khai thuế hoặc các dịch vụ liên quan đến tuyên truyền…trong một vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, cho đến nay, không phải người nộp thuế nào cũng có khả năng tiếp cận một cách đầy đủ các dịch vụ này. Ngoài ra, bản thân dịch vụ thuế điện tử cũng chưa phát huy hết hiệu quả của nó.Thực tế còn có những tồn tại liên quan đến các điều kiện pháp lý đối với tổ chức cung cấp dịch vụ thuế, các tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả dịch vụ thuế điện tử. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển dịch vụ thuế điện tử ở Việt Nam, trên cơ sở đánh giá thực trạng đó để có những đề xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển của loại hình dịch vụ này tại Việt Nam. Từ khóa: Dịch vụ thuế, thuế điện tử, phát triển dịch vụ thuế điện tử, kê khai thuế điện tử, hóa đơn điện tử THE CURRENT STATUS OF THE ELECTRONIC TAX SERVICES DEVELOPMENT IN VIETNAM Abstract: The rapid development of the technology and the internet have dramatically altered the way tax administration. Rather than apply the traditional form, today electronic tax is widely applied. The electronic tax services meet the demanding of tax authorities and taxpayers about e-tax. Many countries have formed and developed electronic tax services in a professional and comprehensive way. By 2016, the world has about 92 economies applying, e-filing for all taxes. Of these, about 66 economies have consistently improved their information technology infrastructure over the past decade. It is estimated that around 600 global electronic tax services are available (World Bank, 2018). Học viện Tài chính 1 Học viện Ngân hàng, Điện thoại: 0989669922, Email: menbt@hvnh.edu.vn 2
  2. 1046 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA In the recent years, Vietnam wissnesses an increase in the demand for using e - tax services. Thus, in addition to the electronic tax services provided by tax authorities, banks, a large number of other individuals and organizations, who are e-tax service practitioners, are also formed. However, up to now, not all taxpayers have been able to fully access these services. The legal conditions for tax service providers are not strict, cause to the taxpayers are afraid to use. There are no criteria for assessing the quality and efficiency of electronic tax services. Therefore, this study aims to research the current status of the development of e-tax services in Vietnam, from which looking for the solutions of the development of this type of service in Vietnam. Keywords: tax services, electronic tax, electronic tax services development, electronic tax declaration, electronic invoice. 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Thời gian qua, một số nghiên cứu cả trong và ngoài nước đã đề cập đến vấn đề dịch vụ thuế và phát triển dịch vụ thuế.Một số nghiên cứu gần đây tập trung vào dịch vụ thuế điện tử (e –tax service).Sự thay thế của thuế điện tử là một bước tiến quan trọng nhằm cải cách các thủ tục hành chính về thuế. Nó là sự đáp ứng các đòi hỏi của nhu cầu về quản lý thu nộp thuế ở các quốc gia. Sự phát triển này phù hợp với sự phát triển của công nghệ và các ứng dụng từ mạng internet. dịch vụ thuế điện tử tại các nước đang phát triển. Lợi ích của dịch vụ thuế điện tử được liên kết với công nghệ thông tin.Nó mang lại những kết quả không thể phủ nhận. Tuy nhiên, mức độ đón nhận thuế điện tử ở các nước đang phát triển vẫn còn thấp và do đó, lợi ích của nó không được thể hiện một cách đầy đủ. Lý do chính được chỉ ra trong nghiên cứu củaAsianzu và Maiga năm 2012 về thuế điện tử là do các Chính phủ đã tập trung nhiều vào các yếu tố cung cấp kỹ thuật nhưng lại ít chú trọng vào nhu cầu áp dụng thuế điện tử. Điều đó gây ra một chênh lệch khá lớn giữa cung cấp và tiêu dùng dịch vụ thuế điện tử.Theo đó, các tác giả tập trung vận dụng mô hình chấp nhận công nghệ (the technology acceptance model -TAM) được phát hiện bởi Davis, Bagozzi và Warshaw (1989), nhằm cố gắng thu hẹp khoảng cách này ở Uganda, một nước đang phát triển. Mô hình này nhấn mạnh đến các yếu tố dựa trên nhu cầu để áp dụng các hình thức thuế điện tử như thái độ, tuyên truyền giáo dục, nhận thức, khă năng tiếp cận, hỗ trợ người dùng và sử dụng ngôn ngữ địa phương. Mặc dù vậy, nghiên cứu này chủ yếu chỉ tập trung vào các đối tượng là người nộp thuế ở thành thị mà bỏ qua người nộp thuế ở nông thôn (Asianzu & Maiga, 2012). Cũng vận dụng TAM nêu trên, một nghiên cứu khác của Lu, Huang và Lo (2010) đã thảo luận các yếu tố ảnh hưởng có tính quyết định đến người nộp thuế khi sử dụng hệ thống thuế điện tử. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng tính hữu ích và dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực, đáng kể đến hành vi của người nộp thuế. Trong các nghiên cứu trước đây, các học giả áp dụng TAM để giải thích và dự đoán mô hình hành vi của con người với công nghệ thông tin. Các tác giả khuyến nghị Chính phủ thiết kế những hướng dẫn đơn giản và dễ hiểu trên website của cơ quan thuế. Các thông tin về việc nộp thuế trực tuyến cần được tuyên truyền, quảng cáo. Đồng thời nhà nước cũng nên đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế và sắp xếp cán bộ chuyên môn phù hợp ở tất cả các đơn vị quản lý thuế. Ngoài ra, chính phủ nên xây dựng mức thuế dựa trên các mức thu nhập khác nhau, phù hợp với khả năng của người nộp thuế, đảm bảo các hàng hóa dịch vụ công cộng mà người nộp thuế xứng đáng được hưởng. Tất cả những điều này sẽ cải thiện thái độ của người nộp thuế theo hướng tích cực. Điều sau cùng, bên cạnh cải thiện trình độ nhận thức của người nộp thuế, Chính phủ phải đảm bảo các biện pháp an toàn thông tin để giảm thiểu các lo ngại về những tổn thất mà thuế trực tuyến có thể gây ra(Lu, Huang, & Lo, 2010). Những ưu điểm của các nghiên cứu này là không thể phủ nhận, nhưng thiết kế một kỹ thuật cung cấp và sử dụng dịch vụ thuế điện tử gắn với những đòi hỏi về quản lý thông tin thu nhập hầu như không được đề
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1047 cập. Do đó còn khoảng trống cần phải tiếp tục làm sáng tỏ như: cơ sở pháp lý nhằm tạo điều kiện phát triển các dịch vụ thuế điện tử; mức độ phát triển và sự phù hợp của dịch vụ thuế điện tử đối với người sử dụng v.v 2. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ Thuế điện tử (e-tax) nói chung đều đề cập đến việc thực hiện việc kê khai, nộp, và các hoạt động khác liên quan đến nghĩa vụ của người nộp thuế thông qua mạng internet. Phần lớn, quan niệm về dịch vụ thuế điện tử khi thực hiện là một hệ thống để nộp các chứng từ thuế cho dịch vụ thu thuế bằng điện tử, thường là không cần nộp bất kỳ tài liệu giấy nào.Các dịch vụ thuế điện tử gồm: cung cấp qua mạng các thông tin tham khảo liên quan đến lĩnh vực thuế, đối thoại hỏi đáp trực tiếp, đăng ký thuế, nộp tờ khai, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế và giải quyết khiếu nại tố cáo của người nộp thuế qua hệ thống mạng… Bàn về phát triển dịch vụ thuế điện tử: (i) xét về số lượng, phát triển dịch vụ thuế điện tử thể hiện thông qua sự gia tăng của số lượng dịch vụ thuế điện tử được cung cấp; số lượng nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về thuế điện tử như các công ty công nghệ thông tin, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán; hay đo lường theo chỉ số nộp thuế (World Bank, 2018) bằng cách căn cứ vào việc ước tính số giờ nộp thuế; số lần nộp thuế trong năm; tổng mức thuế suất trên lợi nhuận; Chỉ số sau kê khai (hoàn thuế giá trị gia tăng, thanh/ kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp). (ii) chỉ tiêu về chất lượng thường được đo lường thông qua mức độ hài lòng của người nộp thuế đối với việc sử dụng dịch vụ thuế điện tử hoặc mức độ ứng dụng công nghệ phục vụ thuế điện tử. Các mục tiêu được xem xét trong quá trình phát triển hệ thống thuế điện tử bao gồm: Tạo và quản lý cơ sở dữ liệu hiệu quả và hiệu quả để cung cấp hồ sơ thuế, dữ liệu để dễ dàng tham khảo. Cung cấp các giải pháp thanh toán thay thế cho đối tượng nộp thuế để khuyến khích việc thanh toán thuế ngay lập tức, dễ dàng và hiệu quả hơn(Ernest, Faroun, Erhinyeme, & Ayodeji, 2015). Phát triển dịch vụ thuế điện tử mang lại nhiều lợi ích cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế. Công nghệ hiện đại tạo điều kiện cho cơ quan thuế tương tác với công dân, những người nộp thuế theo những cách mới hiệu quả hơn. Lợi ích điển hình của triển khai thuế điện tử là mạng điện tử đã giúp cắt giảm chi phí tuân thủ của cả người đóng thuế và chính phủ. Thứ nhất, đối với người nộp thuế, khai nộp thuế điện tử giúp giảm thời gian bằng cách giảm bớt các lỗi tính toán, khai báo sai dẫn đến phải làm lại tờ khai thuế, nếu phát hiện khai báo sai, người kê khai chỉ việc kê khai điều chỉnh trên hệ thống là có thể nộp thuế đầy đủ và khá dễ dàng. Thuế điện tử cũng tạo ra một môi trường dữ liệu sẵn có, cung cấp những thông tin cần thiết cho người nộp thuế và cả cơ quan quản lý thuế. Thứ hai, đối với cơ quan thuế, quản lý hồ sơ khai thuế điện tử giúp công việc của cán bộ thuế được giảm bớt đáng kể so với các hình thức thu nhập tờ khai bằng giấy, giảm bớt chi phí hoạt động như chi phí xử lý, lưu trữ tờ khai và chứng từ thuế. Một lợi ích khác của dịch vụ thuế được cung cấp trên nền tẳng công nghệ kỹ thuật số là cho phép Chính phủ có thể kiểm soát được các giao dịch kinh doanh điện tử. Các giao dịch điện tử có thể được phản ánh thông qua sử dụng hóa đơn điện tử, do đó, đối với các giao dịch trao đổi, mua bán hàng hóa dịch vụ được thực hiện thông qua hình thức điện tử vốn dĩ trước kia khó hoặc thậm chí nhà nước không thu được thuế thì nay có khả năng quản lý và thu được thuế. Những lợi ích của thuế điện tử mang lại là không thể phủ nhận nhưng việc áp dụng các công nghệ điện tử phục vụ cho mục đích thuế cũng cần được thực hiện cẩn trọng, đòi hỏi hiểu biết nhất định về những thách thức của thuế điện tử, nhằm hạn chế những gánh nặng thuế không cần thiết lên người nộp thuế. Tuy nhiên, áp dụng hệ thống dịch vụ thuế điện tử cần phải đảm bảo rằng doanh nghiệp và cá nhân những NNT có thể truy cập công nghệ này và họ sẵn sàng để đón nhận thay đổi của hệ thống mới.
  4. 1048 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM Thứ nhất, khung pháp lý về dịch vụ thuế điện tử ở Việt Nam Luật Giao dịch điện tử Quốc hội khóa 11, ngày 29/5/2005 Luật Công nghệ thông tin Quốc hội khóa 11, ngày 29/6/2006 Luật Quản lý thuế Quốc hội khóa 11, ngày 29/11/2006 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế Quốc hội khóa 12 ngày 20/11/2012 Luật số 71/2014/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật Quốc hội khóa 13 ngày 26/11/2014 về thuế và các văn bản hướng dẫn; Nghị định số 27/2007/NĐ-CP  quy định về giao dịch điện tử trong Ngày 23/02/2007 của Chính phủ hoạt động tài chính; Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao Ngày 15/2/2007 của Chính phủ dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; Nghị định số 106/2011/NĐ-CP  sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị Ngày 23/11/ 2011 của Chính phủ định số 26/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/02/2007 Nghị định số 170/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Ngày 13/11/2013 của Chính phủ Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ và Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ Thông tư 110/2015/TT-BTC thông tư hướng dẫn giao dịch điện tử Ngày 28/7/2015 của Bộ tài chính trong lĩnh vực thuế Thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và Ngày14 /2/2011 của Bộ Tài chính sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ Các Quyết định triển khai các dịch vụ thuế điện tử của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Bảng1. Một số văn bản pháp quy hiện hành điều chỉnh dịch vụ thuế điện tử Dịch vụ thuế điện tử ở Việt Nam chứng kiến sự hoàn thiện không ngừng của các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ thuế điện tử.Mặt khác, thị trường cho thấy sự phát triển về số lượng người nộp thuế; sự gia tăng của các loại dịch vụ thuế triển khai qua mạng của cơ quan thuế và mạng của nhà cung cấp dịch vụ về thuế. 3.2 Dịch vụ thuế điện tử do Nhà nước cung cấp Số lượng người nộp thuế thể hiện qua số mã số thuế của doanh nghiệp, đơn vị chi trả và cá nhân là trên 19 triệu mã (Bộ Tài chính & Tổng Cục thuế, 2012). Bên cạnh đó, sự gia tăng các loại dịch vụ thuế triển khai qua mạng cũng rất đa dạng: Cung cấp thông tin qua mạng về chính sách, quy trình, thủ tục thuế; Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế điện tử; Tra cứu, đối chiếu thông tin theo dõi, quản lý của cơ quan thuế; Điện tử hóa các thông tin trao đổi giữa cơ quan thuế và NNT (như thông báo, hỏi – đáp..); Điện tử hóa các giao dịch xử lý thông tin giữa cơ quan thuế với các cơ quan liên quan như Kho bạc, ngân hàng, hải quan, đăng ký kinh doanh v.v. Từ năm 2011 đến nay, một số ứng dụng CNTT phục vụ dịch vụ công điện tử ngành thuế đã được triển khai gồm: (i) Cổng thông tin điện tử ngành thuế (http://www.gdt.gov.vn) trong đó chứa đựng các trang thông tin của Tổng cục và các trang riêng của từng Cục thuế (63 Cục Thuế) (ii) Ứng dụng kê khai thuế sử dụng công nghệ mã vạch hai chiều; ứng dụng này đã triển khai thí điểm từ đầu năm 2006, mở rộng toàn quốc năm 2008 và hiện nay đã áp dụng hầu hết người nộp thuế là các doanh nghiệp.
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1049 (iii) Ứng dụng tra cứu thông tin cơ bản về người nộp thuế thích hợp trên Trang thông tin điện tử ngành thuế được tích hợp trên trang thông tin điện tử hỗ trợ tra cứu thông tin mã số thuế doanh nghiệp, cá nhân, các đơn vị phát hành. (iv)Ứng dụng nộp tờ khai qua mạng (http://kekhaithue.gdt.gov.vn): triển khai từ năm 2009, đến nay đã có gần 130.000 doanh nghiệp khai thuế qua mạng tại 50 tỉnh/thành phố. Giai đoạn 2011- 2013, ngành thuế đã triển khai mở rộng kê khai thuế qua mạng cho 200.000 NNT, đã triển khai thí điểm dịch vụ thuế điện tử theo chuẩn quốc tế tích hợp với hệ thống xử lý lõi tập trung của ngành để cung cấp dịch vụ khai, nộp thuế, truy vấn thông tin của các doanh nghiệp, cá nhân phục vụ quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Phối hợp với ngân hàng triển khai mở rộng dịch vụ nộp thuế qua ngân hàng và ATM. Cung cấp dịch vụ hỏi đáp chính sách thuế qua mạng cho người nộp thuế. Giai đoạn 2014-2015 đã hoàn thiện dịch vụ thuế điện tử theo chuẩn quốc tế. Có khoảng 80% doanh nghiệp thực hiện khai thuế điện tử.Hình thành cổng thanh toán trực tuyến với ngân hàng để tiếp nhận và xử lý các chứng từ nộp thuế điện tử, ATM, SMS.Giai đoạn này cũng chứng kiến sự phát triển của các dịch vụ truy vấn thông tin cho NNT qua web và SMS. (Nguồn: VCCI & Tổng cục thuế, 2014) Hình 1. Thực trạng sử dụng các hình thức kê khai thuế của doanh nghiệp Khảo sát ở trên cho thấy, NNT chủ yếu sử dụng phương thức nộp tờ khai trên mạng. Gần như 100% NNT là các doanh nghiệp, tổ chức hiện nay đều thực hiện kê khai qua mạng.Tờ khai thuế có thể gửi đến cơ quan thuế chậm nhất trước 24 giờ ngày cuối cùng của hạn nộp tờ khai, hồ sơ thuế.Doanh nghiệp có thể gửi tờ khai, hồ sơ thuế bằng Internet trực tiếp đến website http://kekhaithue.gdt.gov.vn hoặc gửi qua các Nhà cung cấp dịch vụ T-VAN để chuyển đến cơ quan thuế nhanh chóng, thuận tiện hơn. Bảng 2: Thực trạng khai thuế điện tử tại Việt Nam TT Nội dung 2014 2015 2016 1 Số cục thuế áp dụng hệ thống khai thuế điện tử 63 63 63 2 Số cục thuế đạt chỉ tiêu được giao về khai thuế qua mạng 44/63 62/63 63/63 3 Số doanh nghiệp áp dụng khai thuế điện tử (doanh nghiệp) 468.445 511.801 566.662 4 Số lượng tờ khai đã nhận vào hệ thống kê khai thuế qua mạng (tờ) 18.125.757 26.660.991 35.810.777 (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo khai thuế qua mạng của Tổng cục thuế)
  6. 1050 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Dịch vụ nộp thuế điện tử Nộp thuế điện tử là nộp qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế hoặc giao dịch với ngân hàng nơi NNT mở tài khoản thông qua hình thức thanh toán điện tử (Inernet, Mobile, ATM, POS và các hình thức thanh toán điện tử khác) của ngân hàng để thực hiện thủ tục nộp thuế. Bảng3. Thực trạng dịch vụ nộp thuế điện tử tại Việt Nam TT Nội dung 2014 2015 2016 1 Số cục thuế áp dụng nộp thuế điện tử 18 63 63 2 Số cục thuế hoàn thành chỉ tiêu về nộp thuế điện tử 12/18 42/63 26/63 3 Số NHTM kết nối thu nộp thuế điện tử với cơ quan thuế 5 33 43 4 Số doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ với cơ quan thuế 18.835 484.705 555.819 5 Số doanh nghiệp hoàn thành đăng ký nộp thuế điện tử tại cơ quan thuế 463.123 551.089 và NHTM 6 Tỷ lệ doanh nghiệp hoàn thành đăng ký nộp thuế tại cơ quan thuế và 89.88 97.06 NHTM 7 Số tiền nộp thuế điện tử (tỷ đồng) 8.524 160.753 476.696 8 Số lượt giao dịch nộp thuế điện tử (triệu lượt) 0.6 2.2 (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo nộp thuế điện tử hàng năm của Tổng cục Thuế) Việc triển khai nộp thuế điện tử được thông qua kênh chính là kênh ngân hàng thương mại.Tổng cục Thuế đã triển khai chính sách kết nối với các ngân hàng thương mại từ năm 2013. Đến năm 2014, Tổng cục thuế đã kết nối với 5 ngân hàng thương mại, năm 2015 là 33 ngân hàng và năm 2016 là 43 ngân hàng. Khoảng 98,71% NNT là doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch nộp thuế điện tử. Bên cạnh đó, dịch vụ tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế cũng chứng kiến sự thay đổi về phương thức thực hiện, trong đó các phương thức tư vấn qua mạng được thực hiện là chủ yếu. Bảng 4: Tổng hợp công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế qua các năm Phương thức hỗ trợ Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Lượt % Lượt % Lượt % Lượt % Lượt % Tư vấn trực tiếp 87.786 4.82 134.500 1.08 142.865 0.56 152.634 0.52 165.872 0.53 Tư vấn qua điện thoại 102.310 4.99 147.300 1.18 160.675 0.63 172.328 0.59 175.546 0.57 Tư vấn bằng văn bản 10.452 0.51 16.300 0.13 18.841 0.07 19.057 0.07 20.750 0.07 Đối thoại với NNT 21.000 1.02 27.200 0.22 31.600 0.12 42.050 0.14 49.200 0.16 Tập huấn chính sách thuế, 95.000 4.63 126.500 1.02 180.288 0.71 190.655 0.66 200.960 0.65 thủ tục hành chính thuế Truy cập Internet 1.735.776 84.58 12.000.000 96.37 25.000.000 97.91 28.500.000 98.02 30.450.000 98.03 (Nguồn: Tổng cục thuế) Hóa đơn điện tử là một trong những dịch vụ công có tác động lớn nhất đến người nộp thuế. Trên 2.700 doanh nghiệp thực hiện hoá đơn điện tử với số lượng hoá đơn điện tử đã sử dụng khoảng gần 400 triệu hoá
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1051 đơn. Ngoài ra, Tổng cục thuế cũng triển khai các ứng dụng về khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử; ứng dụng hoàn thuế điện tử; nộp thuế đất, lệ phí trước bạ ô tô, xe máy qua mạng; khai thuế TNCN, thuế GTGT cho cá nhân cho thuê nhà bằng phương thức điện tử… Đến hết tháng 8/2017, Tổng cục Thuế đã tiến hành áp dụng hoàn thuế điện tử mở rộng đối với 63 tỉnh, thành phố trên cả nước với hơn 1.300 doanh nghiệp thực hiện kê khai hoàn thuế bằng phương thức điện tử; số tổng hồ sơ tiếp nhận là hơn 3.100 hồ sơ, số tiền hơn 17 nghìn tỷ đồng; số hồ sơ đã giải quyết hoàn là 893 hồ sơ, với số tiền là hơn 5,8 nghìn tỷ đồng. 3.3 Dịch vụ thuế điện tử do doanh nghiệp cung cấp Luật Quản lý thuế ra đời đã xác lập hành lang pháp lý cho hoạt động cung cấp dịch vụ thuế. Các chủ thể tham gia cung cấp dịch vụ thuế gồm các công ty kiểm toán, kế toán, tư vấn luật, các đại lý thuế, đại lý hải quan.Theo báo cáo của 40 đại lý thuế (trong tổng số 83 đại lý thuế hoạt động) năm 2011, số đại lý có doanh thu từ dịch vụ thủ tục về thuế chiếm 65%, số đại lý không có doanh thu về dịch vụ thủ tục về thuế chiếm 20%, số đại lý chưa có doanh thu về mọi hoạt động chiếm 15%. Trong số các đại lý thuế có doanh thu về dịch vụ thủ tục về thuế, số đại lý có doanh thu 100% chỉ chiếm 27%, số đại lý có doanh thu từ 50% trở lên chiếm 30,8%, số đại lý có doanh thu dưới 50% chiếm 42,2%. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều đơn vị cung cấp các dịch vụ về thuế và kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng không xuất hóa đơn đầu ra do khách hàng không có nhu cầu. Vì vậy, thống kê doanh thu từ dịch vụ thủ tục thuế có thể không được phản ánh đầy đủ. Ngoài ra, xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của thuế điện tử, thời gian qua rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực về cung cấp dịch vụ số, dịch vụ hóa đơn điện tử cùng với các đại lý thuế. Các doanh nghiệp này đóng vai trò như một cánh tay nối dài của cơ quan thuế, hỗ trợ và thúc đẩy việc thu nộp thuế của cơ quan thuế. Tính đến nay, tại Việt Nam đã có 08 nhà cung cấp được phép cung cấp dịch vụ thuế điện tử gồm công ty Seatech, Viettel, Thái Sơn, BKAV, FPT, TS24, Misa, VDC. Tuy nhiên có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ Chữ ký số phục vụ kê khai thuế qua mạng như Viettel, VDC, FPT, Safe CA, Nacencomm, CK, BKAV, VINA … Trong số đó, BKAV và Viettel là hai đơn vị có số lượng khách hàng sử dụng chữ ký số nhiều hơn cả. 4. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 4.1 Những kết quả đạt được Quá trình phát triển dịch vụ thuế điện tử ở Việt Nam cho thấy sự cải thiện rõ rệt về công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ thuế tại cơ quan thuế. Ứng dụng công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế và đem lại những hiệu quả to lớn trong công cuộc hiện đại hóa công tác quản lý thuế, cải cách thủ tục hành chính thuế; giúp tiết kiệm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế và chi phí hành chính cho cơ quan thuế, nhờ đó giảm thiểu tương tác giữa cơ quan thuế và người nộp thuế. Những kết quả nổi bật của phát triển dịch vụ thuế điện tử ở Việt Nam thể hiện Thứ nhất, cung cấp dịch vụ thuế điện tử được cải thiện đáng kể.Về số lượng, nhiều dịch vụ thuế được đưa vào triển khai trên nền tảng công nghệ được cơ quan thuế cung cấp. Hầu khắp các loại tờ khai thuế: khai lần đầu, khai bổ sung, khai theo từng lần phát sinh, khai quyết toán thuế, báo cáo tài chính đều được triển khai thông qua các ứng dụng khai thuế điện tử. Áp dụng các dịch vụ điện tử giúp cơ quan thuế, các doanh nghiệp và ngân hàng giảm thời gian thực hiện thủ tục, giảm chi phí cho doanh nghiệp và xã hội đồng thời góp phần đảm bảo công khai, minh bạch thong tin cho người nộp thuế. Ngày càng nhiều các đơn vị tham gia cung cấp các dịch vụ thuế điện tử, tạo cơ hội cho NNT được tiếp cận nhiều dịch vụ thuế điện tử tiện ích.
  8. 1052 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Thứ hai, người sử dụng dịch vụ thuế đạt được mức độ hài lòng đối với dịch vụ thuế điện tử. Bên cạnh gia tăng về quy mô, mức độ cải thiện dịch vụ thuế được phản ánh thông qua chất lượng dịch vụ. Doanh nghiệp có sự hài lòng nhất định, đặc biệt là đối với các dịch vụ được cung cấp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khi kê khai, nộp thuế qua mạng chẳng hạn như dịch vụ quản lý chữ ký số hoặc dịch vụ nộp thuế qua ngân hàng.Dịch vụ nộp thuế qua ngân hàng ngày càng trở nên quen thuộc với khách hàng. Chất lượng dịch vụ tốt hay không tùy thuộc và khả năng trang bị cơ sở vật chất, cơ chế chính sách thuế và quản lý thuế, vấn đề an toàn thông tin (Bùi Thị Mến, 2018). Thứ ba, Dịch vụ ngân hàng phục vụ cho dịch vụ thuế điện tử được triển khai đồng bộ. Có trên 40 ngân hàng tham gia dịch vụ thu thuế, trong đó có rất nhiều ngân hàng có quy mô, hệ thống mạng lưới rộng khắp như Agribank, ngân hàng Lienvietpostbank với các điểm giao dịch đến hầu khắp các địa bàn huyện trên toàn quốc, việc thanh toán chi trả tiền thuế qua hệ thống ngân hàng trở nên tiện lợi hơn. 4.2 Một số tồn tại - Trang thiết bị, cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin để phát triển dịch vụ thuế điện tử còn hạn chế, chưa đồng bộ giữa khu vực thành thị và nông thôn. Với NNT tại khu vực thành thị, việc tiếp cận dịch vụ thuế điện tử có những thuận lợi nhất định nhờ vào hạ tầng công nghệ thông tin và những tiện ích khác. Trong khi đó, NNT tại khu vực nông thôn cơ sở hạ tầng CNTT kém phát triển thì thuế điện tử khá khó khăn. Đặc biệt là các doanh nghiệp vùng sâu, vùng xa, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏở những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội. Vì lý do đó, một bộ phận người dân và doanh nghiệp chưa có thói quen hoặc chưa thực sự tin tưởng vào việc sử dụng các hình thức khai nộp thuế điện tử, thậm chí do nhà nước cung cấp chứ chưa kể đến đại lý thuế. Khi có nhu cầu dịch vụ thuế, người nộp thuế thường có thói quen hỏi người thân hoặc đến cơ quan thuế chứ hầu như không thông qua các địa lý. Thói quen như trên thường tồn tại ở những cộng đồng xã hội để lẫn yếu tố tình cảm xen lẫn với yếu tố công việc hoặc không đánh giá đúng mức giá trị của chất xám trong lĩnh vực tư vấn. Chính sự thiếu đồng bộ này khiến cho những lợi ích của thuế điện tử chưa được phát huy hết. Tuy nhiên, không phải chỉ riêng Việt Nam mới gặp vấn đề này, nhiều quốc gia áp dụng thuế điện tử, từ nước có thu nhập cao đến thu nhập trung bình, nước phát triển hoặc đang phát triển họ đều gặp phải vấn đề tương tự và đều có biện pháp giải quyết. - Hạn chế về tính bảo mật thông tin và sự gia tăng thêm chi phí trung gian trở thành rào cản áp dụng dịch vụ thuế điện tử Thuế điện tử dù được chứng minh là có nhiều tiện ích nhưng không phải doanh nghiệp, người nộp thuế nào có điều kiện áp dụng cũng sẵn sàng áp dụng. Nhưng người nộp thuế khá e ngại về độ an toàn thông tin khi sử dụng dịch vụ thuế của bên thứ ba (các doanh nghiệp CNTT cung cấp dịch vụ thuế hoặc đại lý thuế). Bởi lẽ, họ phải cung cấp tài liệu cho đối tác, do vậy, làm lộ bí mật kinh doanhh. Trong trường hợp đó, người nộp thuế sẵn sàng mang hồ sơ giấy và nộp thuế bằng tiền mặt thay vì các hình thức khai nộp điện tử. Đơn giản nhất như nộp tiền thuế, nếu thực hiện trên nền tảng mạng internet, những thao tác chuyển tiền khá đơn giản, nhưng nếu mạng internet chập chờn, có sự cố thì rất dễ xảy ra tình trạng tiền thuế doanh nghiệp nộp vào tài khoản của cơ quan thuế không đúng hạn, doanh nghiệp lại trở thành người bị nợ đọng tiền thuế, thông tin trong tài khoản của công ty không được đảm bảo. Chi phí trong việc sử dụng chữ ký số với mức phí duy trì hàng năm còn khá cao quy định mức phí duy trì chữ ký trung bình khoảng lần lượt là 990 nghìn đồng/năm; 1,7 triệu đồng/2 năm, với nhiều doanh nghiệp, việc phải mất phí duy trì khiến NNT nhỏ khá phân vân.
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 1053 - Chất lượng dịch vụ thuế điện tử chưa đáp ứng nhu cầu của người nộp thuế do sự thông suốt của dịch vụ khai thuế qua mạng, dịch vụ nộp thuế điện tử. - Năng lực công nghệ thông tin của doanh nghiệp và cán bộ thuế chưa tương thích với yêu cầu vận hành thuế điện tử hiện tại. 5. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN VỤ THUẾ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0. Một là, cải thiện cơ sở vật chất phục vụ cho cung ứng và sử dụng dịch vụ thuế điện tử Toàn bộ dịch vụ thuế điện tử được cung cấp dựa trên nền tảng công nghệ số.Vì vậy, điều quan trọng tiên quyết là phải đảm bảo hạ tầng truyền thông thông suốt, đủ dung lượng đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế với người nộp thuế và các đơn vị liên quan.Nhà nước cần thúc đẩy việc phát triển đường truyền internet toàn diện để tất cả các doanh nghiệp ở mọi miền của đất nước đều có thể tham gia kê khai thuế qua mạng nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cho NNT.Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ở vùng xâu, vùng xa. Chính phủ có thể cân nhắc áp dụng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng chữ ký số miễn phí để việc triển khai thuế qua mạng thuận tiện hơn.Cần tuyên truyền giáo dục, nhận thức, khă năng tiếp cận, hỗ trợ người dùng và sử dụng ngôn ngữ địa phương.Các thông tin về việc nộp thuế trực tuyến cần được tuyên truyền, quảng cáo.Qua đó góp phần cải thiện thái độ của người nộp thuế theo hướng tích cực. Phía cơ quan thuế phải hoàn thiện hệ thống an toàn, bảo mật đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn và bí mật thông tin cho người nộp thuế. Nâng cấp và hoàn thiện kiến trúc và các chức năng đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết đáp ứng yêu cầu của hệ thống ứng dụng thuế điện tử. Bên cạnh đó, cơ quan thuế cần cung cấp đầy đủ các mẫu tờ khai trên trang thông tin điện tử của mình giúp người nộp thuế và các nhà cung cấp dịch vụ thuận tiện trong việc khai nộp thuế điện tử một cách đồng bộ, tránh tình trạng mẫu không đầy đủ phải viết tay. Thiết kế hướng dẫn đơn giản và dễ hiểu trên website của cơ quan thuế. Doanh nghiệp và cơ quan thuế cần tăng cường hợp tác với các đối tác công nghệ thông tin trong nước cũng như nước ngoài để kịp thời nắm bắt các giải pháp công nghệ mới, sử dụng nguồn nhân lực kỹ thuật có trình độ để hỗ trợ phát triển, triển khai, hỗ trợ và duy trì hệ thống điện tử ngành thuế; đảm bảo kết nối hệ thống mạng và trao đổi dữ liệu, trợ giúp việc xử lý thông tin thu nộp thuế nhanh, chính xác, góp phần cung cấp thông tin chuẩn xác cho người nộp thuế. Hai là: Quy định chế tài đảm bảo an toàn thông tin cho người nộp thuế Bên cạnh các văn bản quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, còn khá ít cơ sở pháp lý cho các dịch vụ truyền, nhận, lưu trữ, phục hồi thông điệp dữ liệu điện tử về thuế giữa người nộp thuế và cơ quan thuế để thực hiện giao dịch bằng phương thức điện tử. Việc gửi, truyền, nhận, trao đổi thông tin về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế phải được bảo mật theo Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử và các quy định khác của pháp luật. Các tổ chức, cá nhân, cơ quan tham gia hệ thống trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử về thuế có trách nhiệm đảm bảo tính an toàn, bảo mật, chính xác và toàn vẹn của dữ liệu điện tử, sử dụng dữ liệu điện tử trong phạm vi nhiệm vụ của mình; có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp kỹ thuật cần thiết để đảm bảo tính bảo mật, an toàn của hệ thống.  Bên cạnh quy định những tiêu chí lựa chọn tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin để ký thỏa thuận cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về thuế như hiện nay, cần bổ sung cơ chế giám sát sự hoạt động của các tổ chức này nhằm đảm bảo lợi ích 3 bên: nhà nước, cho người nộp thuế và tổ chức cung cấp dịch vụ. Ba là, Hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến phát triển dịch vụ thuế điện tử Phát triển các tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ về thuế là điều kiện tiền đề để phát triển dịch vụ thuế điện tử. Tuy nhiên, còn tồn tại một số quy định liên quan đến tổ chức, cá nhân hành nghề dịch vụ thuế còn
  10. 1054 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, triển khai thực hiện từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa kịp thời và đồng bộ. Vì vậy, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho sự phát triển dịch vụ thuế điện tử cần chú trọng đến các chủ thể cung ứng dịch vụ.Nhà nước cần quy định rõ hơn các điều kiện về vốn điều lệ; trách nhiệm vật chất và trách nhiệm khác khi các nhà cung cấp dịch vụ thuế kém chất lượng hoặc thông tin không chính xác, gây ra cho người nộp thuế thiệt hại vật chất, uy tín và các thiệt hại khác. Bổ sung quy định đối với các hình thức tổ chức cung cấp dịch vụ thuế phù hợp với xu thế thị trường và nhu cầu đa dạng về cung cấp dịch vụ thuế, như cá nhân cung cấp dịch vụ làm thủ tục về thuế; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính được phép cung cấp dịch vụ làm thủ tục về thuế và các tổ chức khác nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. TÀI LIỆU THAM KHẢO Asianzu, E., & Maiga, G. (2012). A Consumer Based Model for Adoption of E-Tax Services in Uganda. IST-Africa 2012 Conference Proceedings, 1–15. Bộ Tài chính, & Tổng Cục thuế Việt Nam. (2012). Kế hoạch triển khai dịch vụ công điện tử của ngành thuế giai đoạn 2012 - 2015. Ernest, O., Faroun, E., Erhinyeme, F., & Ayodeji, O. J. (2015). DESIGN AND DEVELOPMENT OF AN E- TAXATION SYSTEM. European Scientific Journal, 1111(1515), 1857–7881. Lu, C., Huang, S., & Lo, P. (2010). An empirical study of on-line tax filing acceptance model : Integrating TAM and TPB. African Journal of Business Management, 4(May), 800–810. Mến, B. T. 2018. Đề tài cơ sở. Phát triển dịch vụ thuế điện tử ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. World Bank. (2018). Doing Business 2018. Reforming to create jobs Economy profile , Zmabia. A World Bank Group Flagship Report. https://doi.org/10.1596/978-1-4648-1146-3
nguon tai.lieu . vn