Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP: NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH BẮC NINH THE SUPPORTING INDUSTRY DEVELOPMENT IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL INTEGRATION: A STUDY IN BAC NINH PROVINCE NCS.ThS. Nguyễn Văn Hiền, TS. Bùi Thị Hồng Việt Đại học Kinh tế quốc dân hhdneu@gmail.com TÓM TẮT Công nghiệp hỗ trợ là một trong những ngành có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, là một trong những mắt xích quan trọng góp phần thu hút vốn đầu tư vào địa phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, công nghiệp hỗ trợ của cả nước nói chung và của tỉnh Bắc Ninh nói riêng vẫn còn rất nhiều những hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xem xét thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Bắc Ninh, những mặt đạt được và chưa đạt được trong phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa phát triển công nghiệp hỗ trợ đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Từ khóa: Công nghiệp hỗ trợ, Bắc Ninh, hội nhập ABSTRACT Supporting industries play an important role in socioeconomic development, one of the crucial links which contribute to attracting capital investments into local areas. In fact, the supporting industries of the whole country in general and Bac Ninh province in particular still have many limitations, not corresponding with the local potential availability. This study was conducted to consider the reality of the supporting industry development in Bac Ninh province, the achievements and limitations in developing supporting industries in the province. The authors, thereby, suggest some solutions to further promote supporting industries in the current context of international economic integration. Key Words: Supporting industries, Bac Ninh, integration 1. Giới thiệu Nền Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây, tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu, tuy nhiên do chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào, nên xuất khẩu lại phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu, dẫn đến Việt Nam phải nhập siêu trong nhiều năm qua. Mô hình tăng trưởng nhờ xuất khẩu như vậy là không chủ động. Công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ là một kênh hiệu góp phần xây dựng nền tảng để phát triển một nền công nghiệp tự chủ, hiện đại, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, bù đắp cho thế mạnh đang suy giảm về giá công lao động rẻ của Việt Nam. Công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được chiến lược phát triển phù hợp với chuỗi giá trị gia tăng trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế, đồng thời tạo cơ hội thúc đẩy khối doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước phát triển mạnh mẽ. Quy hoạch phát triển Công nghiệp của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó tỉnh Bắc Ninh nằm trong Vùng Đồng bằng Sông Hồng (trong đó có vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ), là nơi tập trung “Phát triển có chọn lọc công nghiệp hỗ trợ sản xuất linh kiện cơ khí, ô tô, xe máy, linh kiện điện tử xung quanh Thành phố Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải phòng, Quảng Ninh” . Sự phát triển nhanh chóng trong sản xuất công nghiệp dẫn đến nhu cầu to lớn về nguyên liệu phục vụ sản xuất. Trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hầ u hế t sử du ̣ng nguyên liê ̣u nhâ ̣p khẩ u để sản xuấ t thành phẩm. Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói 177
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 riêng và cả nước nói chung chưa đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu cho sản xuất trong nước cả về số lượng lẫn chất lượng. Từ thực tế đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xem xét thực trạng phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, những mặt đạt được và những mặt hạn chế trong phát triển công nghiệp hỗ trợ. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, nhu cầu công nghiệp hỗ trợ ngày càng tăng, nó góp phần không nhỏ trong việc thu hút vốn, phát triển kinh tế chung của tỉnh Bắc Ninh... 2. Tổng quan nghiên cứu Lựa chọn bối cảnh nghiên cứu tại Philippines, trong nghiên cứu của tác giả Keiko Morisawa (2000), sử dụng dữ liệu thu thập từ các nhà cung cấp nội địa về công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực điện tử, kết hợp với việc phân tích chính sách phát triển của quốc gia để đưa ra khuyến nghị cho phát triển các doanh nghiệp, từ đó đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước. Trong nghiên cứu này, tác giả đã xác định lý do tại sao các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Philippines không đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài khác, tác giả cũng xem xét sự phát triển tiềm năng của công nghiệp hỗ trợ và của các doanh nghiệp nội địa thông qua dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu tác giả cũng xem xét mối liên hệ giữa cac doanh nghiệp nội địa với các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp nước ngoài (cụ thể, đối tượng doanh nghiệp nước ngoài được tác giả lựa chọn cho phân tích là doanh nghiệp điện tử của Nhật Bản), mối liên kết này góp phần thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ trong nước. Sử dụng dữ liệu thu thập từ khảo sát các doanh nghiệp thông qua bảng câu hỏi đã được chuẩn hóa, phương pháp thu thập dữ liệu có sự tương đồng với nghiên cứu của Keiko, trong nghiên cứu tác giả BW Tan, tác giả đã gửi bảng câu hỏi đến 232 doanh nghiệp (những doanh nghiệp được lựa chọn trong danh mục những doanh nghiệp của Singapore) hoạt động trong lĩnh vực điện tử, nội dung của dữ liệu thu thập liên quan đến sự phát triển của các mối liên kết giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, chất lượng của các mối liên kết, tình hình của các doanh nghiệp (quy mô của các doanh nghiệp, thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh…). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: mối liên kết giữa các doanh nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng của các ngành công nghiệp hỗ trợ nói chung, các doanh nghiệp điện tử tìm kiếm cơ hội hợp tác với các nhà cung cấp đầu vào của họ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chất lượng của các mối liên kết này không phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, thái độ tích cực từ các nhà cung cấp đầu vào sẽ góp phần làm cho mối quan hệ giữa các doanh nghiệp theo hướng tích cực và cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này phát triển. Thêm vào đó, tác giả cũng chỉ ra rằng, rất nhiều cơ hội để phát triển cho công nghiệp hỗ trợ từ việc phát triển các mối liên kết, bao gồm cả mối liên kết với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra, sử dụng hiệu quả mối liên kết này là cơ hội chi phát triển công nghiệp hỗ trợ. Cùng nghiên cứu về lợi thế của các mối liên kết, tuy nhiên tác giả Goh Ban Lee (1998), trong nghiên cứu của mình lại tập trung phân tích mối quan hệ chặt chẽ trong hợp tác, phân công lao động với các tập đoàn đa quốc gia trong việc thúc đẩy nền kinh tế Malaysia phát triển- Đó chính là việc liên kết, hợp tác trong quá trình sản xuất sản phẩm công nghiệp. Tác giả chỉ rõ tầm quan trọng của chính sách phát triển nguồn nhân lực và các chính sách hỗ trợ liên kết của Chính phủ Malaysia đối với các tập đoàn điện tử gia dụng của Nhật Bản với các doanh nghiệp nội địa trong sản xuất linh kiện cho ngành điện tử tại Malaysia. 178
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Cùng được thực hiện với mục đích là làm thế nào để phát triển được ngành công nghiệp hỗ trợ như những nghiên cứu trên, tuy nhiên, trong nghiên cứu của Zahir Irani và cộng sự (2014) lại tập trung vào việc phân tích hệ thống thông minh trong công nghiệp xây dựng nhằm tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho sự phát triển của ngành. Bài viết cung cấp một sự so sánh giữa hai thập kỷ và cung cấp cái nhìn sâu vào các xu hướng sử dụng các loại hệ thống thông minh khác nhau trong ngành công nghiệp xây dựng, các phân tích trong nghiên cứu đã chứng minh rằng hệ thống thông minh đã đóng góp vào sự phát triển và tích lũy của cải tiến trí tuệ với các khu vực thông minh trong ngành công nghiệp xây dựng. Cũng lựa chọn công nghiệp xây dựng làm lĩnh vực nghiên cứu và với mục đích phát triển ngành này, tuy nhiên có sự khác biệt về phương pháp nghiên cứu khi CM Tam và cộng sự (2004) sử dụng công cụ đánh giá môi trường EA, một công cụ để xem xét, theo dõi, kiểm tra và đánh giá hiệu quả môi trường cho ngành công nghiệp xây dựng làm cơ sở cho nghiên cứu và phân tích của mình. Kết quả nghiên cứu tác giả đã đề xuất một hệ thống gọi là: “Đánh giá công trình xanh” cho xây dựng. Hai loại chỉ số môi trường được chấp nhận là chỉ số hoạt động quản lý và các chỉ số hiệu suất hoạt động, sử dụng một hệ thống quyết định đa tiêu chuẩn, hệ thống phi kết cấu mở hỗ trợ quyết định . Các trọng số cho mỗi tiêu chí và yếu tố này được phát triển, sản xuất là một thước đo để đánh giá hiệu quả hoạt động môi trường với hoạt động xây dựng. Sử dụng dữ liệu từ phỏng vấn các doanh nghiệp (250 doanh nghiệp đã được lựa chọn phỏng vấn) hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam bằng việc sử dụng bảng hỏi đã được chuẩn hóa, tác giả Nham Phong Tuan và Nguyen Thi Tuyet Mai (2012), đã thực hiện nghiên cứu dựa trên cơ sở áp dụng quan điểm nguồn lực (the resource-based view) của các doanh nghiệp và tổ chức. Dữ liệu thu được được phân tích nhằm giải thích hiệu quả trong ngành công nghiệp hỗ trợ, qua nghiên cứu các doanh nghiệp tại thủ đô Hà Nội. Dựa trên kết quả nghiên cứu trước đó, tác giả kế thừa và thực hiện nghiên cứu nhằm xem xét mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh, những ảnh hưởng công nghiệp, khả năng tổ chức đến hiệu quả của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh 3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu 3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu nhập xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. 3.2.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành được cần xác định số gốc để so sánh (số liệu của năm trước), xác 179
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh. 3.3. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 3.3.1. Về ngành điện tử - tin học Từ năm 2006, tỉnh Bắc Ninh bắt đầu có dòng vốn đầu tư vào ngành điện tử tin học với sự xuất hiện của công ty Canon (Nhật Bản) với số vốn đầu tư 130 triệu USD, công ty đã xây dựng hai nhà máy ở khu công nghiệp (KCN) Tiên Sơn và KCN Quế Võ. Đến năm 2009, tập đoàn Samsung đã đầu tư 670 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động tại KCN Yên Phong, với sự xuất hiện của SamSung đã tạo bước ngoặt lớn cho ngành công nghiệp điện tử tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay, Bắc Ninh có khoảng 70 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử (chiếm 55,5% tổng số doanh nghiệp hỗ trợ trên địa bàn);trong đó có 60 doanh nghiệp là FDI (chiếm 92,3%). Các doanh nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử đã thu hút 41,2 nghìn lao động (chiếm tới 91,3% lao động ngành công nghiệp hỗ trợ). Giá trị sản xuất của doanh nghiệp hỗ trợ điện tử năm 2010 đạt 3.966 tỷ đồng (giá hiện hành), năm 2012 đạt 14.511 tỷ đồng, năm 2013, đạt 36.427 tỷ đồng (đã chiếm 11,3% giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh). 3.3.2. Ngành cơ khí chế tạo Tỉnh Bắc Ninh có 335 doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (chiếm 8% số doanh nghiệp toàn tỉnh và 26,9% doanh nghiệp ngành công nghiệp), trong đó có 27 doanh nghiệp FDI. Trong số 335 doanh nghiệp có 38 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hỗ trợ cho ngành cơ khí chế tạo (chiếm 11,3% doanh nghiệp cơ khí chế tạo), trong đó có 9 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (bằng 23,6% số doanh nghiệp hỗ trợ). Các doanh nghiệp hỗ trợ thu hút 2.205 lao động, 9 doanh nghiệp FDI đã thu hút 1.184 lao động (chiếm 53,6%). Giá trị sản xuất của khối doanh nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo năm 2013 đạt 2.247 tỷ đồng (chiếm 11,6% tổng GTSX ngành cơ khí chế tạo); trong đó doanh nghiệp FDI đạt 914,7 tỷ đồng (chiếm 40,7%). 3.3.3. Ngành sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy Trên địa bàn tỉnh tính đến nay có 23 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và các phương tiện vận tải khác, thu hút 2.016 lao động, tổng doanh thu đạt 1.649 tỷ đồng. Trong số 23 doanh nghiệp có 11 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hỗ trợ (chiếm 47,8%), với 1.574 lao động (chiếm 78,1%). Năm 2013, doanh thu thuần đạt1.184 tỷ đồng, giá trị sản xuất đạt 1.165 tỷ đồng; sản phẩm sản xuất: 28,9 triệu vành bánh xe các loại, 113,1 triệu đơn vị phụ tùng ô tô các loại, 4,9 triệu hộp số,…Các doanh nghiệp nhập khẩu 24 triệu USD nguyên liệu và linh kiện để lắp ráp,phần lớn là những linh kiện trong nước chưa sản xuất được, điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, xe máy còn phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu, linh kiện từ nhập khẩu. 3.3.4. Ngành dệt may và da giày Toàn tỉnh có 92 doanh nghiệp hoạt động ngành dệt may (chiếm 7,7% doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến); với 15.549 lao động đang làm việc (chiếm 11,1%); năm 2013 doanh thu của ngành dệt may đạt 2.274 tỷ đồng (chiếm 0,6% doanh thu ngành công nghiệp chế biến chế tạo). Số liệu sản phẩm do các doanh nghiệp cung cấp trong năm 2013 là: 5 tấn tơ tằm thô, 39 tấn sợi xe từ bông, đay, lanh và 14.464 nghìn m2 vải các loại. Tuy nhiên, mới chỉ có 5 doanh nghiệp hỗ trợ hoạt động cho ngành dệt may với 90 lao động, tạo ra giá trị sản xuất hàng năm 18-20 tỷ đồng; sản phẩm của các doanh nghiệp hỗ trợ ngành dệt may chỉ 180
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG đáp ứng được 0,7% nguyên liệu đầu vào cho các cơ sở may mặc,vì vậy các doanh nghiệp dệt may phải nhập khẩu tới 79,5 triệu USD vải, phụ liệu may. Về ngành da giày, theo số liệu đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 2 doanh nghiệp hoạt động với 48 lao động, tổng doanh thu đạt 4,2 tỷ đồng, giá trị tăng thêm đạt 1,1 tỷ đồng, sản xuất được 2.387 nghìn đôi đế giày các loại. 4. Một số kiến nghị 4.1. Cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ Việc thu hút đầu tư của Bắc Ninh, một mặt tiếp tục xúc tiến đầu tư để thu hút được nhiều các doanh nghiệp đến từ nước ngoài (FDI), mặt khác phải có chính sách tốt tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước để tăng năng lực và cơ hội "len chân" vào chuỗi cung cấp sản phẩm hỗ trợ. Tuy nhiên, phải định hướng tập trung vào các ngành công nghiệp hỗ trợ có tiềm năng ở địa phương, không đầu tư theo kiểu dàn hàng ngang để tận dụng tốt tiềm năng các nguồn lực, hạ tầng, lao động phục vụ cho ngành công nghiệp. Cần có sự vào cuộc đồng bộ hơn, bắt đầu từ hệ thống pháp luật, chính sách cần tiếp tục được rà soát, sửa đổi bổ sung những bất cập, đổi mớicơ chế điều hành tài chính, ngân hàng, tín dụng, đầu tư công, hoạt động cấp phép đầu tư cần được minh bạch và ổn định tạo tiền đề thúc đẩy các dòng vốn đầu tư. 4.2. Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực sản xuất và kinh doanh để doanh nghiệp có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu phục vụ, cung cấp các linh kiện, sản phẩm cho các doanh nghiệp chính, đặc biệt là những tiêu chuẩn cao của các doanh nghiệp FDI công nghệ cao. Đối với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần xây dựng được chiến lược kinh doanh, mở rộng các thị trường, chú trọng cả hai thị trường trong nước và xuất khẩu, mục tiêu trước mắt là trở thành các nhà cung cấp có tiềm năng, sau đó là nhà cung cấp cấp cao và chiến lược lâu dài phải là nhà xuất khẩu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (CNHT) sang cả thị trường khu vực và toàn cầu. 4.3. Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ Tăng cường thu hút lao động có trình độ cao vào ngành CNHT, tăng thêm chỗ việc làm, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp sau quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp. Đổi mới phương thức đào tạo nghề, lao động được đào tạo phải phù hợp với cấp trình độ mà các doanh nghiệp CNHT và doanh nghiệp FDI yêu cầu. Nhà nước cần có phương án hỗ trợ đào tạo cho lao động địa phương đáp ứng yêu cầu chung của các doanh nghiệp. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] BW Tan, using the supplir relationship to develop the support industry, OMEGA vol 18, No2 [2] CM Tam et al (2004), Green construction assessment forenvironmental management in the construction industry of Hong Kong, International Journal of project management. [3] Keiko Morisawa, (2000), the Philippine electronics industry and local supplier: developing supporting industries through foreign capital-led industrialization, Discussion paper, No 11, Oct. [4] Goh Ban Lee, (1998), Linkage between the Multinational Corporations and Local Supporting Industries, Sains University, Malaysia 181
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 [5] Nham Phong Tuan, Nguyen Thi Tuyet Mai, (2012), A firm analysis level of supporting industries in Ha Noi city- Viet Nam: Application of Resource-based view and industrial organization. [6] Zahir Irani et al (2014), Intelligent systems: Research in the construction industry, Expert systems with applications. 182
nguon tai.lieu . vn