Xem mẫu

  1. 329 PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGÂN HÀNG SỐ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY TS. Nguyễn Thị Trúc Phương Khoa Tài chính Kế toán, Trường ĐH công nghiệp thực phẩm TPHCM TÓM TẮT Cạnh tranh phát triển công nghệ ngân hàng số là xu hướng tất yếu khách quan đối với các ngân hàng tren thế giới cũng như các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay. Bài viết tập trung phân tích những nội dung cơ bản, những lợi ích cơ bản của ngân hàng số. Đồng thời cũng phân tích bốn thách thức cơ bản nhất về phát triển ngân hàng số trên thế giới hiện nay. Một số liên hệ với thực tiễn triển khai tại Việt Nam hiện nay và đưa ra khyến nghị. Từ khóa: phát triển công nghệ, ngân hàng số 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU Trong kỳ nguyên số đang phát triển như vũ bão hiện nay, mọi tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân đều hưởng lợi rất lớn của những thành tựu trong lĩnh vực này mang lại. Các tổ chức ngân hàng, tài chính cũng đang nắm bắt mạnh mẽ những tiến bộ của công nghệ số để phát triển các sản phẩm dịch vụ tiện ích. Ngược lại, chính các tố chức ngân hàng, tài chính là thị trường rộng lớn cho các chuyên gia công nghệ thông tin sáng tạo, đưa ra các sáng chế mới nhất, các công ty cung ứng giải pháp công nghệ cạnh tranh nhau đưa ra các sản phẩm tối ưu của mình để ứng dụng. Ngân hàng số được nhắc đến thường xuyên hơn trong cuộc sống thường nhật của cộng đồng doanh nghiệp, người dân. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Cho đến nay có khá nhiều bài viết về công nghệ ngân hàng số, tuy nhiên nhiều bài viết mang tính chất kỹ thuật, xu hướng và kinh nghiệm thế giới, hay đề cập đến vai trò hỗ trợ của công nghệ đối với hoạt động hàng, chưa có những phân tích cho thấy công nghệ số làm thay đổi hoạt động ngân hàng, cũng như chưa có bài viết nào phân tích cụ thể về những lĩnh vực công nghệ số tác động đến hoạt động ngân hàng, chưa có bài viết phân tích có tính hệ thống và có tính cập nhật về một số cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong phát triển ngân hàng số đến thời điểm hiện nay. Bài viết tập trung vào khoảng trống nghiên cứu và trả lời làm rõ các câu hỏi nghiên cứu đó. Trên cơ sở nền tảng lý thuyết về công nghệ ngân hàng số, làm rõ các nội dung nói trên, bài viết đưa ra một số khuyến nghị có liên quan
  2. 330 theo tính hệ thống được đặt ra. Đây chính là những điểm mới trong công trình nghiên cứu của tác giả thể hiện ở bài viết này. 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NGÂN HÀNG SỐ Digital Banking hay ngân hàng số là ngân hàng có thể thực hiện hầu hết các giao dịch sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bằng hình thức trực tuyến thông qua Internet trên các thiết bị di động và máy tính để bàn. Giao dịch của ngân hàng số không phải đến chi nhánh hay phòng giao dịch ngân hàng, hoặc điểm đặt ATM, sử dụng POS, giảm thiểu đến mức tối đa những thủ tục giấy tờ liên quan tốn kém chi phí, thời gian và gây ô nhiễm môi trường, mất diện tích văn phòng để lưu trữ chứng từ giấy. Đồng thời tính năng của ngân hàng số có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi không phụ vào thời gian, không gian nên khách hàng hoàn toàn chủ động, cho dù khách hàng đang di chuyển trên máy bay, du thuyền ngoài đại dương, cắm trại trên núi, di chuyển trên đường cao tốc mà không phải là người lái,… miễn là có mạng Internet và thiết bị di động. [1] Ngân hàng số mang lại rất nhiều lợi ích cho ngân hàng, cho khách hàng và cho các bên có liên quan: Thứ nhất, đó là Hiệu quả kinh doanh: không chỉ làm nền tảng kỹ thuật số cải thiện sự tương tác với khách hàng và giúp những nhu cầu của khách hàng được đáp ứng nhanh hơn, ngân hàng số còn cung cấp các phương pháp để làm cho các chức năng nội bộ hoạt động hiệu quả hơn. Thứ hai, Tiết kiệm chi phí: Ngân hàng số là một trong những chìa khóa để các ngân hàng cắt giảm chi phí thông qua các ứng dụng tự động thay cho lao động thủ công. Nền tảng kỹ thuật số trong tương lai có thể giảm chi phí thông qua sự hỗ trợ của dữ liệu mạng và phân tích, xử lý nhanh hơn với những thay đổi của thị trường tài chính, thị trường công nghệ thông tin,thị trường hoàng hóa và dịch vụ khác, kể cả thị trường nguồn nhân lực. Thứ ba, Độ chính xác cao: Nền tảng công nghệ của ngân hàng số sẽ giúp tính toán, xử lý cũng như ghi nhận những giao dịch, biến động một cách chính xác tuyệt đối. Nếu thao tác của khách hàng không chính xác, sẽ phải thực hiện lại, hoặc bị từ chối. Chính công nghệ giám sát tự động các giao dịch của khách hàng đảm bảo chính xác và xác thực chính bạn là người chủ của tài khoản, chủ của giao dịch. Thứ tư, Tăng cường bảo mật: đây là yêu cầu tất yếu đối với tất cả các giao dịch tài chính, liên quan đến tài sản, kèm theo đó là các thông tin cá nhân. Các giao dịch hay bất kì phát sinh nào trên tài khoản ngân hàng, khách hàng đều nhận được mã OTP trên điện thoại cá nhân cho mỗi lần giao dịch và nhận được tin nhắn trên điện thoại
  3. 331 thông mình với hạn mức thời gian có giá trị là hữu hạn, hoặc email thông báo. Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về tính bảo mật của ngân hàng số. 4. CÔNG NGHỆ KHÔNG CHỈ HỖ TRỢ MÀ CÒN CÓ THỂ LÀM THAY ĐỔI HOÀN TOÀN CÁC NGÂN HÀNG Có 3 lĩnh vực chính trong không gian quản lí thông tin cần được giải quyết đối với các ngân hàng và các tổ chức dịch vụ tài chính, đó là Nền tảng kỹ thuật số, Quản lý nội dung và Quản lý dữ liệu. Trong lĩnh vực này, đã thực tế đã có sự tích hợp của nhiều loại công nghệ kết hợp với nhau để mang lại trải nghiệm kỹ thuật số vượt trội cho khách hàng. Đơn cử, nền tảng ASG – Zenith sử dụng cách tiếp cận theo mô hình mã thấp để tận dụng các dịch vụ siêu nhỏ xung quanh việc quản lí quy trình làm việc, tự động hóa quy trình, RPA và quản lí nội dung. Nó cho phép phân phối dự án nhanh hơn trong khi giúp các nhóm tập trung vào các nhiệm vụ có giá trị gia tăng cao nhất. [2] Cùng đó, việc quản lí nội dung thực hiện qua ASG Mobius đã giúp các ngân hàng và tổ chức dịch vụ tài chính quản lí dữ liệu và nội dung phi cấu trúc trong nhiều thập kỉ. Một số ngân hàng lớn đã sử dụng Mobius để quản lí nội dung, tài liệu và tất cả các dạng thông tin phi cấu trúc. Trong khi đó, Nucleus Software’s FinnOne Neo – sản phẩm được công nhận là Hệ thống cho vay bán chạy nhất thế giới 10 lần. Hệ thống này hỗ trợ ngân hàng và các tổ chức tài chính thông qua việc kết nối liền mạch các giao diện, nhanh chóng tung ra các sản phẩm sáng tạo, cung cấp dịch vụ riêng của khách hàng và tăng cường danh mục sản phẩm cho vay. Đặc biệt, đây là giải pháp đa kênh đi kèm với kho API phong phú, mạnh mẽ và hỗ trợ toàn bộ vòng đời cho vay (bao gồm nguồn gốc, quản lí khoản vay, phân tích và quản lí nợ)…. Thông qua các giải pháp di động, FinnOne Neo cho phép khách hàng của ngân hàng giám sát các ứng dụng cho vay của họ trên các kênh di động và trực tuyế, có thể triển khai trên cả nền tảng đám mây và tại chỗ. [2] Ngoài ra, đơn vị này cũng cung cấp Nucleus Software’s Lending Analytics – giải pháp chuyên biệt cho phép các tổ chức tài chính được hưởng lợi từ những dịch vụ được cung cấp dựa trên dữ liệu trong suốt vòng đời cho vay. Với các khả năng Học máy và Trí tuệ nhân tạo tiên tiến, giải pháp này là một nền tảng dễ xây dựng giúp đưa ra quyết định tín dụng tốt hơn thông qua các mô hình dự đoán chính xác. Nền tảng định danh điện tử Smart eKYC Platform, giúp các ngân hàng thuận tiện trong mở rộng khách hàng cũng như giúp định danh khách hàng hiện hữu một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí.
  4. 332 Sản phẩm này có thể sử dụng đa kênh, như: Mobile App, Web Browser, IoT (Chẳng hạn như định danh bằng các thiết bị Kiosk, STM, VTM), Desktop App,… Bên cạnh đó, Smart eKYC Platform ứng dụng công nghệ sinh trắc học (Biometric) như nhận diện khuôn mặt (FaceID), vân tay (Fingerprint), tách chữ bằng AI/Deep Learning, giúp định danh và xác thực được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện, nâng cao trải nghiệm người dùng và hoàn toàn sẵn sàng để tích hợp với các nhà cung cấp dịch vụ định danh điện tử (IDP). [4] Không chỉ là nền tảng công nghệ, trên thị trường đang có sẵn hệ sinh thái ứng dụng ngân hàng số (Smart Digital Banking) ứng dụng nền tảng công nghệ này, bao gồm: Smart Form, Smart Booking, Smart API, Smart Self Service, Smart Auto Bank, Smart RM,…. Hệ sinh thái giúp thuận tiện trong sử dụng, giảm thời gian giao dịch 15 lần,…. điều này làm tăng sự hài lòng của người dùng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng. Đặc biệt, hệ sinh thái này đã được ứng dụng tại nhiều ngân hàng ở Việt Nam như MB, An Bình, SHB,… từ nhiều qua. [4] Bên cạnh những giải pháp cụ thể cho những quy trình nghiệp vụ chuyên sâu, các chuyên gia đều thống nhất rằng ở tầng “bề mặt” của các hoạt động ngân hàng, thì người dùng không cần biết toàn bộ những bài toán phía sau mà chỉ cần thụ hưởng những dịch vụ tốt nhất, mang lại trải nghiệm tích cực nhất. Đó là sự thuận tiện, an toàn, chi phí thấp trong sử dụng dịch vụ ngân hàng… Vì vậy, dù lựa chọn công nghệ gì, từ nhà cung cấp giải pháp nào… vẫn chỉ là xoay quanh câu chuyện gia tăng trải nghiệm tích cực với người dùng, đồng thời số hóa dịch vụ, mở rộng thị trường cho ngân hàng. 5. CÁC LĨNH VỰC CHÍNH CỦA KỸ THUẬT SỐ TÁC ĐỘNG DẾN TỔ CHỨC NGÂN HÀNG TRÊN TOÀN CẦU Hiện nay đang có 4 lĩnh vực chính mà kỹ thuật số tác động mạnh nhất đến các ngân hàng trên toàn cầu. Thứ nhất, đó là trải nghiệm khách hàng, khi mà đang xuất hiện ngày càng nhiều các kênh tương tác mới để người dùng tiếp cận ngân hàng và các dịch vụ tài chính. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải có khả năng nắm bắt cơ hội thị trường công nghệ thông tin, thị trường tài chính cũng như đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, đồng thời xây dựng các hệ thống và quy trình nội bộ của ngân hàng, cùng với đào tạo cán bộ theo kịp công nghệ để xử lí vòng đời giao dịch bằng kỹ thuật số. Thứ hai, đó là sự xuất hiện của các sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới, khi mà hệ sinh thái ngân hàng và người tham gia sẽ mở rộng ra ngoài các kênh ngân hàng truyền thống, dẫn đến những sản phẩm chuyên biệt và hoàn toàn mới mẻ so với trước đây. Thanh toán điện tử không chỉ là mảnh đất riêng của ngân hàng. Các nhà vận chuyển cung ứng
  5. 333 hàng hóa, hành khách và dịch vụ vươn ra ứng dụng các dịch vụ thanh toán tiện lợi nhát cho mình và cho khách hàng. Thứ ba, là sự ứng dụng tự động hóa và trí thông minh mang đến những thay đổi mạnh mẽ trong quy trình nghiệp vụ, hướng tới tối ưu hóa chi phí và rút ngắn thời gian, cá nhân hóa dịch vụ tới từng khách hàng. Lợi ích này là điều mà cả khách hàng lẫn ngân hàng đều mong muốn tối đa hóa lợi nhuận, tận hưởng những thành tựu mới nhất trong sự phát triển của nhân loại. Thứ tư, là Sự hài long về chất lượng dịch vụ và bảo mật cho khách hàng. Với lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, thông tin khách hàng có giá trị rất lớn, đòi hỏi các ngân hàng phải có được những hệ thống và quy trình đủ kín cổng cao tường để có thể bảo vệ, quản lí và tận dụng dữ liệu một cách hiệu quả, cũng như sự an tâm, tin tưởng của khách hàng. 6. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ 6.1. Một số cơ hội Có thể thấy, tương tác kỹ thuật số tạo ra lượng dữ liệu khổng lồ. Những dữ liệu đó có thể được phân tích để đưa ra các kết luận có tính chính xác cao về nhu cầu của khách hàng. Đây là điểm các ngân hàng cần tập trung đầu tư hơn nữa. So với hoạt động ngân hàng truyền thống, Ngân hàng số (NHS) có nhiều ưu điểm vượt trội nhờ nền tảng mô hình hoạt động số hóa, NHS sẽ cung cấp nhiều sản phẩm tài chính mới như thanh toán di động, cho vay tiêu dùng tín chấp trên nền tảng công nghệ phân tích dữ liệu tiên tiến, sản phẩm bảo hiểm số, đầu tư số… Thông qua tự động hóa quy trình, NHS giúp giảm chi phí, tăng tốc độ xử lý và bảo đảm hiệu quả vận hành. Chính vì vậy, không chỉ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mà chính các ngân hàng thương mại cũng xác định phát chiển NHS là một chiến lược nền tảng tạo sức phát triển chứ không chỉ đơn thuần là một dự án công nghệ thông tin.[3] Hiện nay có khoảng 30% dân số Việt Nam có quyền truy cập vào tài khoản ngân hàng, nhưng chỉ có 20% khách hàng thực hiện giao dịch trực tuyến. Từ đó có thể thấy, phát triển ngân hàng số là một chặng đường dài. Các khách hàng của ngân hàng số có thể mang lại lợi nhuận khá cao cho các ngân hàng. Chi phí hoạt động cho ngân hàng số thấp hơn 67% so với dịch vụ dựa trên chi nhánh truyền thống và khách hàng của ngân hàng số có thể tạo ra doanh thu gấp đôi. Một trong những lý do là các khách hàng bán lẻ tương tác với ngân hàng qua các kênh kỹ thuật số thường xuyên hơn 16 lần so với các tương tác dựa trên chi nhánh. Ngoài ra, đây là dịp nâng cao cơ hội tiếp thị và bán chéo do được cung cấp bởi các kênh kỹ thuật số. [3]
  6. 334 6.2. Những thách thức Một là, ngành ngân hàng Việt Nam đứng trước một số thách thức như cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng và các định chế tài chính, việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như IFRS. Các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là một bộ chuẩn mực kế toán được thiết kế và phát triển bởi một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận được gọi là Hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB). Mục tiêu của IFRS là cung cấp một khuôn khổ quốc tế về cách lập và trình bày báo cáo tài chính cho các công ty đại chúng. Trong khi hiện nay các NHTM Việt Nam đang tuân thủ, hạch toán, báo cáo tài chính theo hệ thống tài khoản của Việt Nam. Hai là, Việt Nam cũng cần phải nâng cấp khả năng của Ngân hàng số để phục vụ khách hàng tốt hơn. Ví dụ điển hình như Ngân hàng Queensland (BOQ) tại Australia, để đảm bảo công tác chọn lọc khách hàng, tránh rủi ro và nâng cao khả năng vận hành, ngân hàng này đã đầu tư xây mới nền tảng công nghệ cho vay Nucleus Software, để thiết lập các quy trình số hóa, tự động hóa và hợp lí hóa để tăng trưởng, nâng cao hiệu quả hoạt động và ra quyết định tín dụng toàn diện. Với quy trình xử lí kỹ thuật số từ đầu đến cuối, BOQ đã giảm 99% thời gian để có quyền phê duyệt khoản vay và giảm 85% trong tổng thời gian chạm để xử lí ứng dụng. Đây chính là những lợi ích và xu thế chuyển đổi bắt buộc mà các ngân hàng phải tham gia. [5] Ba là, trong thực tế phát triển ngành ngân hàng Việt Nam, cũng còn một số rào cản mà các ngân hàng đang vấp phải, chẳng hạn như vấn đề công nghệ chờ các quy định pháp luật và những hướng dẫn thực thi. Một trong những rào cản lớn nhất cho việc phát triển ngân hàng số là thiếu phương tiện cũng như hành lang pháp lý cho định danh điện tử (KYC – Know Your Customer) được thực hiện một cách đơn giản, thuận tiện. Được biết, để hoàn thiện môi trường pháp lý cho phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng số, NHNN đang lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN về hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Trong đó, sửa đổi lớn nhất liên quan đến việc cho phép ngân hàng thương mại được quyết định gặp hoặc không gặp trực tiếp khách hàng khi lần đầu thiết lập mối quan hệ (eKYC). [3] Bốn là, trải nghiệm khách hàng ngày càng quan trọng. Ngày nay giới trẻ cần sự thuận tiện, an toàn, chi phí thấp trong sử dụng dịch vụ ngân hàng. Họ không sẵn sàng sử dụng dịch vụ nếu như phải chờ điền tay vào nhiều biểu mẫu phức tạp, chờ giao dịch lâu… Vì vậy gia tăng trải nghiệm, giảm chi phí, số hóa dịch vụ, mở rộng thị trường khi số lượng người sử dụng chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng vẫn còn lớn có thể đươc coi là một trong những ưu tiên hàng đầu của ngân hàng. Áp dụng công nghệ mới như Biometric, AI/Deep
  7. 335 Learning, Machine Learning trong các ứng dụng thực tiễn của ngân hàng là xu hướng tất yếu để đạt được mục tiêu trên. Tuy nhiên, công nghệ chỉ là công cụ, nó phải đi cùng với nghiệp vụ để tạo ra các ứng dụng cụ thể phục vụ ngân hàng, bao gồm đào tạo cán bộ, nhân viên thông thạo thuần thục với các nghiệp vụ, kể cả nhân vien bảo trì và vận hành hệ thống mạng, chuyên gia công nghệ thông tin của ngân hàng, đến các cấp quản lý và các chốt kiểm soát nội bộ trong ngân hàng, đến nhân viên tác nghiệp trong các bộ phận nghiệp vụ; dồng thời ban hành các quy trình tác nghiệp nội bộ của ngân hàng. [5] Năm là, với một lĩnh vực có tầm ảnh hưởng rộng và mang tính chất nhạy cảm với an ninh tiền tệ như ngân hàng số, việc đặt ra các quy định pháp luật và áp dụng chúng đều đòi hỏi sự cẩn trọng tất yếu. Sự cẩn trọng này là hết sức cần thiết nhưng nó lại làm tốn kém thời gian, trì hoãn việc ban hành các văn bản quản lý của chính các tổ chức và cá nhân tại đơn vị xây dựng dự thảo, đến các cơ quan cần xin ý kiến, như: Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Công an,… Bên cạnh các vấn đề nghiệp vụ chuyên sâu của lĩnh vực này, chẳng hạn như giám sát dòng tiền của các ngân hàng ảo để giảm thiểu nguy cơ rửa tiền, tài trợ tiền cho các hoạt động phi pháp…, cần có các công cụ kỹ thuật để giám sát doanh thu, ghi nhận thuế, quy định về lưu trữ, bảo vệ dữ liệu cá nhân, tuân thủ Luật An ninh mạng… Sáu là, nhìn chung, sự phát triển ngân hàng số ở Việt Nam còn chưa có nhiều đột phá. Các sản phẩm ngân hàng số tuy có được đầu tư nhưng chưa có sự khác biệt rõ rệt. Để cải thiện điều này, cần phải áp dụng và cải tiến hoạt động ngân hàng số nhiều hơn nữa, từ xây dựng, nâng cấp hạ tầng đến việc ứng dụng các giải pháp mới từ các đơn vị cung cấp giải pháp ngành ngân hàng. 7. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Một là, Chính phủ Việt Nam, Bộ Tài chính, nghiên cứu, sớm cho triển khai áp dụng hệ thống tài khoản quốc tế, kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế, Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS),…Việc này dứt khoản phải được tiến hành khẩn trương không thể trì hoãn vì Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Hai là, việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho phát triển và hoạt động của NHS cần được đẩy nhanh tiến độ thêm một bước. Cần gỡ vướng mắc về quan điểm, nhận thức, cách tiếp cận về NHS tại một số bộ ngành có liên quan trong tham gia ý kiến về dự thảo văn bản có liên quan. Ba là, cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, bỏ sổ hộ khẩu thay bằng dữ liệu cá nhân điện tử, rà soát quy định về thương mại điện tử, chứng từ điện tử.
  8. 336 Bốn là, Chính phủ chỉ đạo tất cả các dịch vụ công trong tất cả các lĩnh vực, từ các Trung tâm giao dịch một cửa của các cấp chính quyền, các sở ban ngành, đến các đơn vị cung ứng dịch vụ công bắt buộc phải trang bị các thiết bị thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Năm là, các NHTM cần triển khai đồng bộ về NHS: lựa chọn giải pháp kỹ thuật và nhà thầu, đào tạo cán bộ các cấp, rà soát và ban hành đầy đủ các quy định nội bộ, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, tuyên truyền và giới thiệu cho khách hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1) Thebank (2020): truy cập tại: www.thebank.vn 2) Thitruongtaichinhtiente (2020); truy cập tại: www.thitruongtaichinhtiente.vn 3) Ngân hàng nhà nước (2020): truy cập tại www.sbv.gov.vn 4) Hiệp hội Ngân hàng (2020); truy cập tại: www.vnba.org.vn 5)Vietcombank (2020): Thông tin Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, bản cứng, tài liệu lưu hành nội bộ,tháng 4/2020
nguon tai.lieu . vn