Xem mẫu

  1. PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG ĐỂ CẢI THIỆN MẠNG LƯỚI THƯƠNG MẠI CHO NÔNG SẢN ThS. Lê Quốc Anh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Phạm Thùy Nguyên - Công ty TNHH Robert Bosch Lê Thị Trâm Anh - Đại học New South Wales, Australia Tóm tắt: Phát triển chuỗi cung ứng (CM) và cải thiện mạng lưới thương mại (TN) cho nông sản (TN-ap) được nước muốn thông qua xuất khẩu nông sản để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa bắt kịp quan tâm. Ở Việt Nam, dù đã đạt nhiều thành tựu, nhưng các hoạt động này chưa được như kỳ vọng, còn nhiều hạn chế, yếu kém bởi nhiều nguyên nhân. Để đáp ứng đòi hỏi thực tiễn, cần tiến hành phân vùng kinh tế, chỉ ra cơ cấu sản phẩm, phát triển các CM toàn cầu để cải thiện TN quốc tế cho nông sản. Các vùng dùng khả năng còn lại, phát triển chuyên canh cấp vùng, cùng CM tầm quốc gia để cải thiện TN-ap giữa các vùng. Từng vùng triển khai các CM phi nông sản, cả của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), xác định tổng cầu và địa chỉ, dùng khả năng còn lại, phát triển sản xuất để cải thiện TN-ap trong vùng. Đẩy mạnh lai tạo giống, đổi mới kinh doanh; hoàn thiện thể chế, xử lý vi phạm thương mại, hình thành TN-ap phát triển... Từ khóa: Chuỗi cung ứng, mạng lưới thương mại, Việt Nam. SUPPLY CHAIN DEVELOPMENT TO IMPROVE TRADE NETWORK FOR AGRICULTURAL PRODUCTS Abstract: Supply chain development and agricultural products’ trade network improvement are topics of interest for countries aiming to accelerate the catch-up industrialization process through agricultural product exports. In Vietnam, besides many achievements, these activities have not been up to expectations, there are still many limitations and weaknesses due to several reasons. To meet the practical demands, it is necessary to conduct economic zoning, specify the product assortment, develop global supply chains to improve the international trade networks for agricultural products. The regions, using the remaining capacity, need to develop specialized cultivation at the regional level and join the national supply chains to improve the interregional trade networks for agricultural products. Each region needs to deploy non-agricultural supply chains including those of foreign direct investment (FDI), determine total demand and delivery destinations, and use remaining capacity to develop production to improve trade networks for regional agricultural products. It is important to promote crossbreeding, innovate business; perfect institutions, deal with trade violations, create trade networks for agricultural products to grow... Keywords: Supply chain, trade network, Vietnam 602
  2. 1. Đặt vấn đề Công cuộc Đổi mới do Đảng ta lãnh đạo, đã biến Việt Nam từ nền kinh tế khủng hoảng ở thập kỷ 1980, tăng trưởng thấp và không có tích luỹ khi thu nhập quốc dân (GNI) sản xuất chỉ bằng 80 - 90% GNI sử dụng (Nguyễn Bá Khoáng, 2005). Kim ngạch xuất khẩu năm 1985 chỉ có 698 triệu rúp-đôla; năm 1986 lạm phát 774,7%; năm 1987 phải nhập 468.600 tấn lương thực, GDP/người năm 1989 mới 98 USD... Đến năm 2020, đã có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đứng 40 thế giới, GNI/người cao hơn mức bình quân của nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Thành nước xuất khẩu hàng đầu về 6 loại nông sản; về đích sớm trước mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về giảm nghèo... Song, TN-ap chưa được như kỳ vọng, giá nông sản tại ruộng thấp, nông dân thu lợi ít, nhiều người bỏ ruộng, bỏ ao. Nông sản “trôi nổi” trên thị trường, năm 2020 có tới 139 vụ ngộ độc thực phẩm. Hiện tượng “được mùa rớt giá” liên tục xảy ra; chỉ 3 tháng đầu năm 2021 đã có 40 lô hàng thủy sản xuất khẩu bị trả về (Lâm Nghi, 2021). Người tiêu dùng phải mua giá cao, gian thương hưởng lợi, nhà nước thất thu thuế. Nhiều nơi, nông dân gần như tự túc tự cấp, còn 2,5 triệu hộ với 10 triệu khẩu nghèo theo chuẩn mới. Cản trở việc qua Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU (EVFTA), đưa nông sản vào thị trường 18.000 tỷ USD. Gây khó cho việc nâng cao thu nhập cho 65,4% dân sống ở nông thôn, đe dọa mục tiêu thành nước có thu nhập cao vào năm 2045 của Đại hội 13... Cần cải thiện TN-ap như thế nào, dựa vào đâu để khắc phục rủi ro, ngăn nguy cơ “cường quốc nông nghiệp sụp đổ” (Lê Quốc Phương, dẫn theo San Ngọc, 2015). Giúp khai thác các FTA, đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo, hướng tới trở thành nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả... Để góp phần làm sáng rõ các vấn đề trên, bài viết này tập trung nghiên cứu: (i) Phát triển CM để cải thiện TN-ap ở nền kinh tế chuyển đổi, phát triển chưa cao, hội nhập sâu rộng; (ii) Thực trạng phát triển CM để cải thiện TN-ap ở Việt Nam; và (iii) Giải pháp thúc đẩy việc phát triển CM để cải thiện TN-ap ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 2. Cơ sở lý thuyết, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Đã có nhiều nghiên cứu về CM, về TN; song nghiên cứu về CM nông sản, về TN- ap còn ít. Trong đó, nghiên cứu về phát triển CM nhằm cải thiện TN-ap còn là khoảng trống nghiên cứu. Song, nếu không cải thiện TN-ap, thì nông nghiệp Việt vẫn phát triển chậm chạp, rời rạc, không bền vững. Ít giúp cải thiện chất lượng tăng trưởng, làm chậm việc cải thiện đời sống nông dân; làm lãng phí lợi thế cung cấp nông sản, cũng như cơ hội khai thác EVFTA của nước ta. Tính thời sự và hữu ích đòi hỏi đề tài này cần được nghiên cứu sớm và sâu. Mặt khác, là chuyên đề phân tích kinh tế chưa được nghiên cứu, để thực hiện, trước tiên cần xây dựng khung lý thuyết. Để có cơ sở vững chắc, đảm bảo cho các CM được phát triển khoa học, TN-ap được cải thiện phù hợp, cần chắt lọc và hệ thống hóa kiến thức cần thiết từ kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế phát triển, quản trị học... Để giải pháp đưa ra sát thực, có thể chủ động dẫn dắt hoạt động thực tiễn, cần dựa vào hiện trạng, đặc thù, tiềm lực, định hướng phát triển CM và TN-ap của Nhà nước. Để các chuỗi và mạng này của đất nước phát triển ngang tầm, hòa nhập nhanh vào “quỹ đạo” hội nhập quốc tế, cần dựa vào các FTA, cùng diễn biến và thông tin về các vấn đề trên. Tất cả hợp lại tạo 603
  3. thành khung lý thuyết “Phát triển CM để cải thiện TN-ap ở nền kinh tế chuyển đổi, hội nhập sâu rộng, phát triển chưa cao”, với các nội dung chính như sau: 2.1.1. Tổng quan về mạng lưới thương mại cho nông sản ở một quốc gia TN là hệ thống các chuỗi giá trị tiêu thụ sản phẩm của một hay nhiều hãng khác nhau trên phạm vi một lãnh thổ nhất định (Đỗ Minh Thụy, 2017). Chi tiết hơn, tùy trường hợp cụ thể, TN được xem như là tập hợp của các loại hình cơ sở kinh doanh thương mại nhằm thực hiện mọi mua bán hàng hóa, dịch vụ trong ba góc độ: cùng một địa bàn, như một hoặc nhiều: xã, huyện, tỉnh, vùng, quốc gia; cùng một hoặc nhiều tổ chức kinh tế, như: hợp tác xã, doanh nghiệp, ngành, khu vực kinh tế; hoặc cùng một hoặc nhiều sản phẩm, như: xăng dầu, dược liệu... Như vậy, TN-ap ở một quốc gia chỉ là một nội dung hẹp trong lĩnh vực TN, song khá rộng vì nông sản là phạm trù phức tạp. Theo Hiệp định Nông nghiệp 2018 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), nông sản bao gồm các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp, như: (i) Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi...; (ii) Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt...; và (iii) Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô... (VCCI, 2018). Hình 1. Mạng lưới thương mại điển hình của một nhà sản xuất nông sản Nhà sản xuất nông Tổng Người tiêu đại lý Nhà bán buôn Nhà bán lẻ dùng cuối cùng sản Nguồn: Các tác giả tổng hợp Số mạng và quy mô từng mạng rất khác nhau giữa các vùng, tùy vào số nông sản cần tiêu thụ qua mạng, sản lượng và khả năng bảo quản sau thu hoạch, cùng quy mô lãnh thổ, số lượng và phân bố dân cư. Vùng nào có sản xuất nông sản hàng hóa đều cần có TN- ap, song mức độ phát triển của từng mạng còn tùy vào trình độ phát triển kinh tế, vì TN chỉ là một phần trong lĩnh vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của vùng... Tóm lại, TN-ap ở một quốc gia bao gồm các mạng lưới tiêu thụ cho từng nông sản, nhóm nông sản và toàn bộ nông sản nói chung; cần phát triển hài hòa, cân đối ở ba phương diện: với thế giới, giữa các vùng và trong nội bộ từng vùng. 2.1.2. Chuỗi cung ứng - tác nhân đặc biệt đối với mạng lưới thương mại cho nông sản CM là hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin, nguồn lực liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm, dịch vụ, từ nhà cung cấp, sản xuất, đến người tiêu dùng. Là quy trình sản xuất, phân phối một loại sản phẩm từ đầu vào đến đầu ra, giúp cung gặp cầu, để hàng tồn kho là tối thiểu, làm tăng giá trị và năng lực cạnh tranh cho sản phẩm. Thúc đẩy vận chuyển toàn cầu, đồng bộ hóa cung - cầu cho đối tác, làm tăng hiệu quả cho thành 604
  4. viên; là hình thức thương mại hiện đại, nên sự phát triển của CM có ảnh hưởng lớn tới TN nói chung, tới TN-ap nói riêng. Hình 2. Khái quát về chuỗi cung ứng Dòng thông tin Dòng vật chất Cung cấp nguyên Sản Phân Bán lẻ Người tiêu vật liệu xuất phối dùng Nguồn: Lê Quốc Anh & cộng sự (2019) Ảnh hưởng của CM nói chung tới TN-ap đã lớn, thì dĩ nhiên ảnh hưởng đó sẽ càng lớn khi là CM nông sản. Đó là hệ thống gồm tất cả các hoạt động, tổ chức, tác nhân, công nghệ, thông tin, tài nguyên và dịch vụ liên quan đến sản xuất nông sản thực phẩm cho thị trường tiêu dùng. Chuỗi bao gồm các lĩnh vực nông nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn từ việc cung cấp các đầu vào nông nghiệp (như hạt giống, phân bón, thức ăn gia súc, thuốc hoặc thiết bị) đến sản xuất, xử lý sau thu hoạch, chế biến, vận chuyển, tiếp thị, phân phối và bán lẻ. Hình 3. Chuỗi cung ứng nông sản Dòng thông tin Dòng vật chất Cung cấp Hậu sản xuất: Người đầu vào cho Sản - Xử lý sau thu hoạch Phân Bán lẻ tiêu dùng nông xuất -- Chế biến - Vận chuyển phối cuối nghiệp - Tiếp thị cùng Nguồn: OECD & FAO (2016) Chuỗi còn bao gồm các dịch vụ hỗ trợ như khuyến nông, nghiên cứu và phát triển, thông tin thị trường. Từ đó bao gồm nhiều loại hình tổ chức kinh tế, từ các hộ, tổ chức nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, kể cả các quỹ đầu tư, các tổ chức tài chính và quỹ tư nhân (OECD & FAO, 2016). Như vậy, CM nông sản là CM sản phẩm điển hình, song có thêm bốn khâu nhỏ ở phần “hậu sản xuất” để khắc phục đặc điểm khó bảo quản, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch cho nông sản. Hình 4. Ba phân khúc của chuỗi cung ứng sản phẩm ra ngoài vùng PHẦN CỦA CM PHẦN CỦA CM Ở VÙNG SẢN XUẤT Từ “Cung cấp...” đến “Phân phối” Logistics Ở VÙNG TIÊU THỤ Bán buôn - Bán lẻ của CM Nguồn: Các tác giả tổng hợp 605
  5. CM nông sản và TN-ap có cùng đối tượng, nhiệm vụ, đều nhằm nâng cao mức thương mại hóa cho nông sản, tăng thu nhập cho nông dân. Song do khâu “cung cấp đầu vào cho nông nghiệp” tách biệt với NT, các khâu sau “phân phối” nằm ngoài vùng, nên CM nông sản khác với TN-ap. Nhưng đa phần còn lại của CM nông sản đều là phần quan trọng trong TN, nên có thể xem CM là phần TN đặc biệt của nông sản, có thể cùng tồn tại và tác động qua lại với nhau. 2.1.3. Phát triển chuỗi cung ứng để cải thiện mạng lưới thương mại cho nông sản 2.1.3.1. Tổng quan về phát triển chuỗi cung ứng để cải thiện mạng lưới thương mại cho nông sản Có hai dạng phát triển CM để cải thiện TN-ap, một là phát triển CM phi nông sản, mở ra thị trường lớn, ổn định cho TN-ap hoạt động, phục vụ chiến lược phát triển. Hai là phát triển CM nông sản, vừa nâng cấp một phần của TN-ap lên hiện đại, vừa qua sự mở rộng các khâu tác động đến phần còn lại của mạng. Tuy các khâu của CM nông sản, từ “sản xuất” đến “bán lẻ” gần như có cấu trúc hình ống, liên kết theo lối “win - win”, nông sản đủ điều kiện lần lượt đi qua, không tác động qua lại với bên ngoài. Nhưng khi CM nông sản phát triển phù hợp vẫn tác động lớn đối với TN-ap, với ba tác động cải thiện là thông qua: (i) Nông sản tạo CM, là nông sản chủ lực hoặc chính của vùng, được sản xuất từ các khả năng nổi bật hoặc lớn, chủ yếu được xuất khẩu, hoặc xuất sang vùng khác, nên việc xây dựng chuỗi là thúc đẩy chuyên môn hóa nông nghiệp. Hình 5. Phân phối khả năng phát triển nông nghiệp của vùng vào phục vụ mạng lưới thương mại cho nông sản Khả năng nổi bật Nông sản chủ lực Phần của CM nông sản toàn cầu trong vùng Khả năng lớn Nông sản chính Phần của CM nông sản quốc gia trong vùng KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐƯA VÀO NÔNG NGHIỆP RA NÔNG SẢN KÊNH TIÊU THỤ Các khả năng còn lại Các nông sản khác TN-ap tại chỗ trong vùng Nguồn: Các tác giả tổng hợp Nhưng nông sản đều có gốc từ cây trồng, vật nuôi, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, và chỉ thành nông sản tạo chuỗi khi vùng có lợi thế nổi bật hoặc lớn về nuôi trồng, các vùng khác không có, hay có nhưng không thuận lợi bằng. Khi vùng có CM nông sản, thì nông sản này được ưu tiên sản xuất; làm thu hẹp thể loại và sản lượng các nông sản khác, giúp tái cơ cấu TN-ap của vùng. (ii) Mở rộng các CM để tăng nguồn nông sản xuất khẩu, hoặc xuất sang vùng khác, song khả năng nông nghiệp trong vùng là có hạn, bị khống chế bởi đất đai và lao động nông nghiệp. Phát triển chuỗi này tất phải lấn chiếm đất đai, sung dụng lao động dành cho nông sản khác, để mở rộng diện tích canh tác, bổ sung nhân lực cho các khâu, nhất là “hậu sản xuất”. Việc thu gọn này bởi đã đưa nông nghiệp đi vào chuyên môn hóa sâu, giúp lao động trong vùng có công việc ổn định và thu nhập cao 606
  6. hơn. (iii) Phát triển các CM nông sản phù hợp trên quy mô cả nước, sẽ đưa nhiều nông sản chất lượng cao từ vùng khác đến, cạnh tranh với nông sản cùng loại trong TN-ap trong vùng. Nếu chúng thực sự có ưu thế vượt trội, thì qua môi giới, trung gian hoặc xúc tiến thương mại, sẽ thâm nhập vào các đầu mối trong NT. Nhờ đó, vừa cải thiện chất lượng nông sản cho TN tại vùng, vừa góp phần nâng cao hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp ở các vùng khác, có liên quan. 2.1.3.2. Phát triển chuỗi cung ứng để cải thiện mạng lưới thương mại cho nông sản ở nền kinh tế có khu vực doanh nghiệp còn non yếu, nông nghiệp chuyên môn hóa chưa sâu, công nghiệp thiên về gia công, lắp ráp Nước có nền kinh tế với các đặc điểm trên, thì ngoài các đô thị lớn, các “cực” phát triển đã có TN-ap tương đối phát triển; còn lại đa số các vùng cơ cấu kinh tế phân tán. Có ít doanh nghiệp đủ tầm làm “hạt nhân cấu trúc”, “đại gia” kinh tế chủ yếu là trang trại, phát triển tự phát. Ít ngành chuyên môn hóa tầm cỡ nên thiếu các CM, kể cả CM nông sản cơ bản, nhiều tiềm năng nông sản có khả năng tạo chuỗi chưa phát lộ. TN-ap ở đây đơn giản, chủ yếu là chợ dân sinh, nguồn hàng tùy tiện và không ổn định... Để cải thiện TN-ap tại đây, cần quy hoạch và triển khai ngay các CM nông sản ở cả ba cấp, vạch rõ tiềm năng, định hình “trục chính” cho TN. Đồng thời, phát triển CM theo các hướng: (i) Ở nơi doanh nghiệp còn non yếu, cần vạch ra trong định hướng phát triển: các CM phi nông sản sẽ được đầu tư theo các lộ trình. Nhà nước đầu tư hoặc thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng nông nghiệp nổi trội của vùng trong cơ cấu khả năng của cả nước, nhất là tiềm năng sản xuất hàng xuất khẩu. Hướng cải thiện TN-ap là tập trung làm tốt việc cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu để tiếp sức trong buổi đầu khó khăn cho các doanh nghiệp vừa được đầu tư. (ii) Ở nơi nông nghiệp chuyên môn hóa chưa sâu, cần đánh giá lại các vùng chuyên môn hóa hiện có theo các FTA có hiệu lực. Xác định các nông sản tạo chuỗi, hợp lực các trang trại, hợp tác xã và hộ kinh doanh đang nuôi trồng, kết hợp với đầu tư mở rộng - để phát triển các CM tương ứng. Hướng cải thiện TN-ap là bên việc phát triển các đầu mối đang cung ứng hiệu quả, tập trung mở rộng nông sản giầu tiềm năng, tăng cường trao đổi nông sản giữa các vùng theo hướng xuất - nhập bù trừ. (iii) Ở nơi công nghiệp thiên về gia công, lắp ráp, là nơi dễ phát triển các CM, bởi các cơ sở đó đa phần thuộc khâu “sản xuất” của các CM của nước tiên tiến. Hơn nữa, FDI chỉ đến nơi có nhiều lợi thế, nên nơi này còn dễ phát triển các CM phi nông sản khác, nhờ lộ trình nội địa hóa thì khi dự án FDI hết thời hạn hoạt động vẫn có CM “nội” kế tục. Hướng cải thiện TN-ap là tổ chức để phục vụ tốt nhu cầu nông sản cho các khu công nghiệp, doanh nghiệp FDI, hình thành vành đai rau - quả - thực phẩm cho khu công nghiệp... Số lượng CM mà mỗi vùng có thể phát triển - kể cả CM nông sản toàn cầu và quốc gia, tùy vào số loại nông sản mà vùng có lợi thế trong cơ cấu khả năng của cả nước. Quy mô của mỗi CM tùy thuộc vào sản lượng sản phẩm mà khi sản xuất ra vẫn đảm bảo khả năng cạnh tranh, mang lại lợi nhuận cho các chủ thể tham gia chuỗi... 2.1.3.3. Phát triển chuỗi cung ứng để cải thiện mạng lưới thương mại cho nông sản ở nền kinh tế chuyển đổi, hội nhập sâu rộng, phát triển chưa cao Nước có nền kinh tế với các đặc điểm này, thì “bộ khung” kinh tế đã cơ bản định hình, trong nước đã có nhiều CM kể cả phi nông sản và nông sản. Trong đó, nhiều CM 607
  7. toàn cầu đang xuất khẩu hiệu quả; nhiều CM của nước khác bổ sung cho kinh tế trong nước, nhưng cũng gây áp lực cho thị trường nội địa. Nhiều TN-ap đã khá ổn định, phát triển hiệu quả, song còn phân tán về đầu mối với nhiều nông sản chất lượng thấp, chưa đủ mức an toàn... Để cải thiện TN-ap tại các vùng, các nước này cần nghiên cứu, đánh giá và quy hoạch lại các CM đã có. Chỉ ra ưu nhược và hướng điều chỉnh, nhất là với các CM nông sản ở cả ba cấp vùng, để định hình “các tuyến” trong NT-ap. Đồng thời, tiếp tục phát triển CM theo các hướng: (i) Ở vùng chưa hoàn tất sự nghiệp chuyển đổi kinh tế, cần chỉ ra, điều chỉnh theo nguyên tắc thị trường, thậm chí phá dỡ các CM được thành lập một cách duy ý chí trước đây. Tận dụng các quan hệ kinh tế đã có, phục hồi và phát triển các CM sản phẩm đến các thị trường cũ, tiếp tục xuất khẩu các sản phẩm truyền thống, cung cấp các sản phẩm mới được thị trường thế giới chấp nhận. Tập trung cải thiện TN-ap theo hướng tận dụng hạ tầng thương mại đã có, phát huy các mạng đang hoạt động hiệu quả, điều chỉnh các mạng hoạt động rời rạc, hướng vào phục vụ cho các chủ thể được đầu tư theo các CM được quy hoạch. Hình 6. Tương tác giữa các chuỗi với mạng lưới thương mại cho nông sản Các CM nông sản quốc gia của vùng khác Các CM nông sản của các quốc gia khác Thượng Nhà sản nguồn cho Nhà Người tiêu dùng xuất nông Tổng Nhà bán nông bán lẻ cuối cùng sản đại lý buôn nghiệp Các CM nông sản toàn cầu hoặc Các CM phi nông sản toàn cầu Các CM phi nông sản toàn cầu quốc gia có trong vùng của quốc gia có trong vùng của nước khác có trong vùng Nguồn: Các tác giả tổng hợp (ii) Ở vùng đã hội nhập kinh tế sâu rộng, cần ưu tiên cho việc sản xuất các sản phẩm xuất khẩu sang các đối tác trong các FTA, nhất là FTA thế hệ mới. Chủ động mở rộng mặt hàng và quy mô xuất khẩu của các CM mới; dự báo các CM nông sản ngoại thâm nhập vào cùng cơ cấu và quy mô hàng hóa nông sản kéo theo. Ở các vùng này, cần cải thiện TN-ap theo hướng khai thác tốt các khả năng phát triển nông nghiệp còn lại, tổ chức lại các đầu mối để hợp tác theo quan điểm “win - win” với CM nông sản của đối tác nước ngoài... (iii) Ở vùng phát triển chưa cao - tức đã phát triển tương đối cao so với mức thu nhập thấp, nhưng cần phát triển lâu và nhiều mới có thể đạt mức thu nhập cao, thì cần đánh giá lại để tiến hành tái cơ cấu CM. Tập trung vào việc thu gọn cơ cấu sản phẩm, loại dần các sản phẩm đã giảm lợi thế hoặc khó cạnh tranh - làm giảm lợi nhuận biên, kết hợp với các chương trình hỗ trợ của chính phủ, phát hiện các nông sản có triển vọng. Việc cải thiện TN-ap tại đây cần dựa vào tổng thể tác động qua lại giữa các CM với TN hiện hữu, từng bước thành lập các TN-ap mới phát triển cho vùng còn khó khăn... 608
  8. 2.1.4. Kinh nghiệm phát triển mạng lưới thương mại cho nông sản của Thái Lan, và phát triển chuỗi cung ứng Cọ dầu của Malaysia Thái Lan, tuy còn đến 60% lao động làm trong nông nghiệp, nhưng đã là nước có thu nhập trung bình cao. Thành tựu đó có được là nhờ nước này: (i) Có nền nông nghiệp hàng hóa phát triển, nhiều nông sản có thương hiệu mạnh, giữ vị trí hàng đầu thế giới về giá trị xuất khẩu như gạo, đường, hoa quả, thủy sản. (ii) Luôn coi trọng cải thiện chất lượng nông sản cùng phát triển thương hiệu, chú trọng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, truy xuất nguồn gốc, với mục tiêu trở thành “bếp ăn của thế giới”. (iii) Nòng cốt là mối quan hệ giữa “bốn nhà” (nhà nước, nhà khoa học, thương nhân và nông dân), kết hợp khéo léo giữa kinh nghiệm canh tác truyền thống với áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ. (iv) Tổ chức tốt TN-ap: trong nước tập trung vào hệ thống giao thông và chợ, cách thu mua, thủ tục mua và giảm tổn thất sau thu hoạch. (v) Tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, với hai hướng chính: các nước lân cận, và các thị trường lớn Âu - Mỹ; có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất và xuất khẩu nông sản chế biến. Chú trọng thu hút đầu FDI, đẩy mạnh đầu tư vào khu vực còn khó khăn, chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng để phát triển nông nghiệp số hóa trong tương lai (Quỳnh Dương, 2020). Bảng 1. Một vài chỉ số của Việt Nam, Thái Lan và Malaysia Diện Dân số Lao GDP/người GNI/người tích 2020 động* Năm Năm Tăng Năm Năm Tăng (km2) (người) 2020 (lần) (lần) 1989 2020 1991 2020 Việt 331.212 97.335.583 35% 95 2.786 29,3 110 2.660 24,2 Nam Thái Lan 510.890 69.799.978 60% 1.295 7.189 5,6 1.660 7.050 4,2 Malaysia 653.290 32.365.998 16% 2.216 10.40 4,7 2.560 10.580 4,1 2 Nguồn: WB, GSO. Ghi chú: (*) Tỷ lệ lao động làm trong nông nghiệp Việc trở thành nhà cung cấp dầu cọ số một thế giới vừa giúp Malaysia sắp trở thành nước có thu nhập cao, vừa là ví dụ kinh điển về tổ chức CM nông sản ở nước đang phát triển. Suốt 30 năm qua, Malaysia luôn nhất quán và “đồng bộ” trong việc thực hiện kế hoạch phát triển sản xuất và thương mại dầu cọ. Họ đã: (i) Chọn cọ dầu vì đó là nguyên liệu cần thiết cho bữa ăn hằng ngày của người muốn giữ cho chất cholesterol trong máu không tăng, nên có lượng khách hàng thường xuyên lớn. (ii) Nhằm vào hai đối tượng: các doanh nghiệp có vốn sản xuất và hàng vạn người dân nghèo không đất đai canh tác - nên rất quan trọng với việc nâng cao GNI/người cho đất nước. (iii) Nhà nước làm tăng độ hấp dẫn cho kế hoạch, bằng việc đầu tư nghiên cứu giống cọ dầu tốt nhất, phương pháp canh tác thích hợp nhất cho các vùng, có chính sách thuế đặc biệt cho người đầu tư trồng trên đất mới khai phá, và cho các trang trại chuyển sang trồng cọ dầu. (iv) Với người dân khai khẩn đất mới để trồng cọ dầu, Nhà nước cho vay ưu đãi để họ hăng hái bỏ công sức thành lập trang trại cọ dầu. (v) Dân nghèo, không đất canh tác, được vay vốn WB để xây dựng nông trường cọ dầu, dùng vốn đó kiến thiết mặt bằng, phát triển hạ tầng xã hội và cơ sở hạ 609
  9. tầng phục vụ chuyên môn hóa về sản xuất cọ dầu. Điểm nhấn là dân nghèo được nhà nước cho ký nhận nợ để nhận một nhà ở, một lô đất, giống cây và phân bón, hạn trả trong vòng 20 năm và bắt đầu được trừ nợ khi có thu hoạch. Kết quả, đa phần đã trả xong nợ trong vòng 15 năm, từ dân nghèo, họ thành người có nhà có đất, và tiếp tục trồng cọ dầu dựa vào nghiên cứu, quy hoạch của nhà nước. Malaysia còn luôn mở rộng việc chế biến các loại thực phẩm từ dầu cọ, khuyến khích xây dựng các nhà máy tinh chế dầu cọ xuất khẩu, xúc tiến tiêu thụ dầu cọ trên khắp thế giới (Trần Ái Châu, 2016). 2.2. Phương pháp nghiên cứu Dựa vào khung lý thuyết “Phát triển CM để cải thiện TN-ap ở nền kinh tế chuyển đổi, hội nhập sâu rộng, phát triển chưa cao” vừa được xây dựng, xác định các lĩnh vực cần nghiên cứu, các đối tượng cần tiếp cận, các nguồn tài liệu cần tham khảo. Từ nguồn tài liệu thu thập được, tiến hành nghiên cứu định tính, với các phương pháp chính là phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu lịch sử... Trên quan điểm duy vật biện chứng: dùng phép diễn dịch để suy đoán hệ quả tất yếu, dùng phép so sánh để đưa ra nhận định trung gian, sử dụng phép quy nạp để đưa ra kết luận, tổng hợp lại để đề đạt kiến nghị, giải pháp. Dữ liệu được thu thập từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ Công Thương, Tổng cục Thống kê (GSO), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Các số liệu không chú dẫn nguồn về thương mại là dẫn theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2020 của Bộ Công Thương; về các tổ chức kinh tế nông nghiệp là dẫn theo Sách trắng Hợp tác xã Việt Nam 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Thực trạng phát triển các chuỗi cung ứng để cải thiện mạng lưới thương mại cho nông sản ở Việt Nam 3.1.1. Các thành tựu Việt Nam đã đạt được trong phát triển các chuỗi cung ứng để cải thiện mạng lưới thương mại cho nông sản ở Việt Nam Việt Nam, từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975 trên quy mô cả nước, nhất là những năm 1979 - 1986, phát triển nền kinh tế tập trung. Từ bao diêm, cái bát được chuyên môn hóa; từ cân đường, bìa đậu được “kế hoạch”; nông sản bán theo “tem phiếu” tại cửa hàng. Các “CM” và TN này được xây dựng và điều hành theo mệnh lệnh hành chính, bỏ qua nguyên tắc thị trường, mua bán nông sản bị “ngăn sông, cấm chợ”. Phần lớn CM, TN đó đã “đứt gẫy”, tê liệt khi sang cơ chế thị trường, song đã giúp nước ta vượt qua giai đoạn 1977 - 1994 nhiều khó khăn từ bị Mỹ cấm vận, Trung Quốc “trở mặt”, Liên Xô tan rã; đến khủng hoảng kinh tế, có nguy cơ vỡ nợ quốc gia (Quoc Anh Le and Thi Tram Anh Le, 2019) - có nhiều thành tựu, kinh nghiệm trong tổ chức CM và TN-ap. Từ ngày Đổi mới, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, triển khai cơ chế kinh tế thị trường, thực hiện mở cửa kinh tế với bên ngoài. Nhờ đó, nhiều CM được xây dựng và phát triển, nhất là từ năm 2013, khi có Nghị quyết 22/NQ-TW về hội nhập quốc tế, tiêu biểu là các CM của Vinamilk, True Milk, Viettel. Nhiều doanh nghiệp FDI giữ vị trí quan trọng trong CM toàn cầu của Samsung, Intel, Nokia, LG, Canon, Honda. Đặc biệt, hơn 10 năm qua nhiều CM nông sản đã từng bước hình thành và phát triển, TN-ap dần được cải thiện, giúp 610
  10. cho kim ngạch xuất khẩu các nông sản chính có xu hướng tăng lên không ngừng... Bảng 2. Kim ngạch xuất khẩu các hàng nông sản chính của Việt Nam (triệu USD) 1995 2000 2005 2010 2015 2020 Hàng thủy sản 621,40 1.478,50 2.732,50 5.016,90 6.568,80 8.412,68 Hàng rau, hoa, quả 56,10 213,10 235,50 460,30 1.839,30 3.269,25 Hạt điều nhân .. .. .. 1.136,90 2.397,60 3.211,33 Gạo .. .. .. 3.249,50 2.796,30 3.120,16 Cà phê .. .. .. 1.851,40 2.671,00 2.741,05 Cao su .. .. .. 2.386,16 1.531,51 2.384,07 Sắn và sản phẩm của sắn .. .. .. 567,20 1.320,30 1.011,76 Hạt tiêu .. .. .. 421,50 1.259,90 660,57 Chè .. .. .. 200,50 217,20 217,70 Nguồn: GSO Đến cuối năm 2019, cả nước có 8.496 xã nhưng có 8.528 chợ làm đầu mối tiêu thụ nông sản. Trong đó có 224 chợ loại I, tức có trên 400 điểm kinh doanh, được xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch ở vị trí trung tâm, được họp thường xuyên. Liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản được chú trọng, đến tháng 02 năm 2021, 56/63 tỉnh/thành đã có chính sách khuyến khích; 48/63 tỉnh/thành có danh mục cần khuyến khích; 16/63 tỉnh/thành phê duyệt 359 dự án. Đã xây dựng 1.621 chuỗi nông sản an toàn cho 2.346 sản phẩm, 26 mô hình chuỗi liên kết giữa hộ nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ mía đường và lúa gạo. Còn tư vấn xây dựng liên kết 74 chuỗi sản xuất sản phẩm chủ lực, 357 mô hình khuyến nông; xây dựng thương hiệu và quảng bá cho 257 nông sản. Còn có 271 tổ chức khoa học, gần 587.000 hộ nông dân, 4.028 hợp tác xã nông nghiệp tham gia liên kết với 1.867 doanh nghiệp hoạt động trong nông nghiệp (Hải Lâm & Phúc Sơn, 2021). Nhờ đó, TN-ap đã từng bước được cải thiện đáng kể cả về số lượng, chất lượng, ở nhiều cấp vùng và trên quy mô cả nước... 3.1.2. Các hạn chế chủ yếu trong phát triển các chuỗi cung ứng để cải thiện mạng lưới thương mại cho nông sản ở Việt Nam Điển hình là: (i) Các CM phi nông sản chủ yếu được phân bố ở các thành phố lớn, các tỉnh ưu đãi thu hút đầu tư cao, thường “kịch trần” với FDI, hoặc ven đường cao tốc ở vùng gần biển. Đó thường là nơi có mạng lưới tiêu thụ cho nông sản đã được quy hoạch và triển khai khá đồng bộ từ nhiều năm trước, nên tác động giúp cải thiện mạng này trong thời gian tới không lớn. (ii) Các CM nông sản trong phạm vi quốc gia chủ yếu do tư thương thao túng, dẫn đến người sản xuất bị ép giá, ép nuôi trồng ngoài quy hoạch; còn có việc nuôi trồng theo phong trào, khiến không ít cây công nghiệp phải chặt bỏ. Mới chủ yếu có CM cho nông sản cơ bản, hoặc một vài nông sản chế biến ở các vùng kinh doanh phát triển; nông sản phái sinh hầu hết mới có trên TN-ap ở phạm vi nhỏ hẹp. (iii) Nhiều CM nông sản ngoại đang làm việc cải thiện 611
  11. TN-ap ở nước ta thêm khó khăn và phức tạp, khi nông sản ngoại lấn át cả về mẫu mã, chất lượng. Việc người Thái thâu tóm các trung tâm thương mại lớn như Nguyễn Kim, Central Group, TCC Group, Metro Cash & Carry và BigC tại Việt Nam - đe dọa quyền chủ động tiêu thụ nông sản Việt trên đất Việt Nam. (iv) Các CM nông sản toàn cầu Việt gặp khó về quy mô hàng hóa, khi Luật Đất đai gây khó cho việc tích tụ, tập trung đất đai, quy trình sản xuất nông nghiệp thường dễ dãi. Tự nhiên bị phân hóa sâu sắc, kinh tế - xã hội bị tụt hậu làm khó phân bố sản xuất nông nghiệp chuyên môn hóa trên quy mô lớn, mà thường sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, khiến nông sản khó đồng đều, khó vươn xa trên thị trường quốc tế. (v) Tác động cải thiện TN- ap Việt từ phát triển của các CM cả phi nông sản hoặc nông sản nội đều chưa cao. Ngoài ra, các nhà FDI ít mặn mà với việc phát triển CM cũng như cải thiện TN-ap Việt, khi chỉ có hơn 2% số dự án và hơn 1% vốn FDI đầu tư vào nông nghiệp... 3.1.3. Nguyên nhân của hạn chế trong phát triển các chuỗi cung ứng để cải thiện mạng lưới thương mại cho nông sản ở Việt Nam Các nguyên nhân chính là: (i) Nhận thức về CM cũng như về TN-ap ở nước ta chưa theo kịp thời đại; còn xem nhẹ “tính cách mạng cao của nông nghiệp” (Shimon Peres, dẫn theo Dan & Saul, 2014, 373). Mặt khác, Việt Nam hơn 30 năm qua xem nhẹ phân vùng, quy hoạch nông nghiệp; đề cao sở hữu tập thể mang tính duy ý chí, và có tâm lý sợ triển khai các mô hình nông nghiệp có “nguy cơ đối với chủ nghĩa xã hội” (Ngô Duy Đông, dẫn theo Đặng Phong, 2012, 201). (ii) Chưa thành công trong việc tìm mô hình sản xuất hàng hóa cho nông nghiệp, năm 2019, mới có gần 1,1/18,6 triệu lao động nông nghiệp làm trong bốn dạng thương nhân nông nghiệp tiên tiến, mức thương mại cho nông sản thấp. Cả nước mới có 45 Liên hiệp hợp tác xã; 15.300 hợp tác xã nông nghiệp; 36.000 trang trại, và 12.581 doanh nghiệp hoạt động trong nông nghiệp; nên thiếu thương nhân hoạt động thương mại trong nông nghiệp. (iii) Môi trường kinh doanh nông sản chưa thông thoáng, minh bạch; phương thức quản lý nông nghiệp lạc hậu, với không ít cán bộ thoái hóa biến chất. Xuất khẩu nông sản đôi khi còn bị lợi ích nhóm chi phối; phân chia lợi ích trong xuất khẩu nông sản chưa công bằng, chưa thu hút được đông đảo nông dân. (iv) Dùng tỉnh/thành có quy mô diện tích, dân số và GDP nhỏ làm địa bàn tổ chức sản xuất và để họ tự quyết cơ cấu, làm “nát vụn” nhiều tiềm năng phát triển chuyên môn hóa nông nghiệp tập trung theo vùng. Bảng 3. Quy mô bình quân về diện tích và GDP năm 2019 của đơn vị tổ chức kinh tế chiến lược của một vài quốc gia Toàn quốc Số bang, Quy mô bình quân Diện tích GDP tỉnh, đơn Diện tích GDP (km2) (tỷ USD) vị trực (km2) (triệu USD) thuộc Mỹ 9.525.067 21.427,7 50 190.501 428.554,0 Trung Quốc 9.596.961 14.342,9 33 436.225 434.633,3 Nhật Bản 377.930 5.081,8 47 8.041 108.123,4 Hàn Quốc 100.210 1.642,4 17 5.895 96.611,8 Ấn Độ 3.287.263 2.875,1 36 91.313 79.863,9 Việt Nam 331.212 261,9 63 5.257 4.157,1 Nguồn: Wikipedia, WB 612
  12. Chủ nghĩa thành tích và coi trọng thành tích để tuyên truyền hơn là hiệu quả kinh tế đích thực, khiến nhiều thành tố lỗi thời khó bị thay thế; các mô hình nông nghiệp mới khó được triển khai, nhất là khi đụng chạm đến các luận điểm đã “đóng đinh” vào tư duy. (v) Còn nạn “ăn mảnh” trong cung ứng nông sản, công tác dự báo thị trường chưa tốt, còn nhiều gian lận thương mại xảy ra, xử lý các sai phạm chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe. Tư duy nông nghiệp lạc hậu, chưa công bằng với các nhà sản xuất nông sản sạch, chưa dám “cách mạng” trong việc loại trừ các nông sản đã mất lợi thế, còn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc... 3.1.4. Một số vấn đề đặt ra trong phát triển các chuỗi cung ứng để cải thiện mạng lưới thương mại cho nông sản ở Việt Nam Có nhiều đòi hỏi thực tiễn mà Việt Nam phải đối đầu, tiêu biểu là: (i) Đến lúc phải đánh giá lại vị trí của nông nghiệp trong chiến lược phát triển, khi hội nhập sâu rộng ở vị thế tụt hậu thì đó là lựa chọn số một, là “bệ đỡ” chính để đi tới phồn vinh. Song đó không phải là nền nông nghiệp dàn trải về cây - con, không bản sắc, mức thương mại hóa thấp, lạc hậu, quy trình sản xuất thiếu chặt chẽ, khó cạnh tranh cả về khác biệt, chi phí và hình thức. (ii) Nếu chậm phát triển CM toàn cầu cho nông sản, thì không chỉ khó mở rộng thị trường, mà còn khó giữ thị phần đã có trên thị trường thế giới cho các loại nông sản đang có. Công nghệ sinh học trong thời đại 4.0 đang đe dọa bản năng “đặc hữu” của nhiều nông sản của các nước phát triển chưa cao, do có thể tạo ra các nông sản thay thế, thậm chí còn an toàn và hấp dẫn hơn. (iii) Nếu chậm phát triển CM toàn cầu cho nông sản, thì không chỉ khó khai thác EVFTA, vì vài năm nữa các tác động tích cực từ đó sẽ giảm dần, cơ hội bị vuột đi và “đối thủ” khác sẽ chiếm chỗ. Mà còn bị các CM toàn cầu cho nông sản của Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và nhiều nước khác chiếm cả thị trường nội địa, nhất là khi người Việt có thị hiếu chuộng hàng ngoại. (iv) Nếu chậm trễ trong việc phát triển các CM để cải thiện TN-ap, dễ dẫn tới nạn “chảy máu” nhân lực ở nông thôn vì thúc bách về thu nhập. Có thể phá vỡ sự gắn kết giữa các thành tố trong hệ thống kinh tế - xã hội ở nông thôn, làm gia tăng cách biệt thành thị - nông thôn, khiến đất nước kém ổn định hơn trong thế giới biến động hiện nay. (v) Cải thiện TN-ap là giải pháp căn cơ và thiết thực trong việc góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là ở vùng thuần nông, khó phát triển doanh nghiệp. Khi 2/3 dân số sống ở nông thôn, đây là “chìa khóa” quyết định việc có thể trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045, hơn nữa đây là việc đưa nông nghiệp lên tầm cần có mà đã bị chần chừ, sao nhãng bấy lâu nay... 3.2. Giải pháp thúc đẩy việc phát triển chuỗi cung ứng để cải thiện mạng lưới thương mại cho nông sản ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Phát huy thành tựu đã có, tiếp tục các công việc đang làm để góp phần làm tốt hơn công việc xây dựng và phát triển các CM để cải thiên TN-ap. Vận dụng kinh nghiệm của Malaysia để phát triển các CM nông sản bền vững; bài học của Thái Lan để cải thiện hiệu quả TN-ap. Đồng thời, cần dựa vào đòi hỏi của thực tiễn, khai thác cơ hội, khắc phục hạn chế, để phát triển tốt hơn các CM, để cải thiện nhiều và mạnh hơn TN-ap. Bản chất là vận dụng sâu hơn các nội dung còn yếu hoặc thiếu trong khung nghiên cứu, cụ thể là cần thực thi các nhóm giải pháp chính sau: 613
  13. Một là, tiến hành phân vùng kinh tế, gồm cả phân vùng nông nghiệp, theo bối cảnh hội nhập, để chỉ ra cơ cấu sản phẩm chuyên môn hóa của đất nước, từ đó xác định các CM toàn cầu cần phát triển để góp phần cải thiện TN quốc tế cho nông sản của nước ta. Một nước chỉ hội nhập thành công vào FTA khi vừa khai thác được nhiều nhất sự hỗ trợ từ bên ngoài, vừa đóng góp được nhiều vào phát triển kinh tế của FTA. Với nước phát triển chưa cao như Việt Nam, để tiến nhanh trên con đường “Công nghiệp hóa bắt kịp”, cần khai thác tốt các lợi thế - nhất là về nông nghiệp, để cân đối cán cân xuất nhập khẩu. Để biết nên xuất khẩu nông sản nào, từ đâu và tới đâu, với quy mô và chất lượng thế nào - Việt Nam cần phân vùng kinh tế, nhất là phân vùng nông nghiệp. Lấy bối cảnh đáp ứng các nhu cầu xuất khẩu - hàng phi nông sản, nhưng tập trung vào nông sản, cho các nước theo các cam kết mới nhất theo các FTA. Dựa vào khác biệt địa lý, cơ cấu đối tác thương mại, thị hiếu tiêu dùng và cơ cấu nông sản nhập khẩu, chỉ ra nên xuất sản phẩm gì sang nước nào trong từng FTA. Với 14 FTA đã có hiệu lực với 55 đối tác; chắc chắn rằng: Việt Nam không chỉ có 8 mặt hàng “nông nghiệp tỷ USD”, mà còn nhiều hơn, với giá trị kim ngạch không chỉ vài tỷ USD/nông sản. Giúp xác định được các CM toàn cầu cần phát triển, với nhiều CM toàn cầu về nông sản, từ đó tạo ra nhiều thay đổi về các mặt hàng, hướng đi và quy mô của chúng. Nhờ đó giúp cải thiện không ít TN-ap tầm quốc tế cho nước ta theo hướng thực tế, mang về nhiều lợi nhuận hơn một cách khôn ngoan, bền vững và hiệu quả hơn... Hai là, từ các CM toàn cầu cho nông sản được phân bổ, các vùng phát triển các vùng chuyên canh cấp quốc gia; từ các khả năng còn lại, phát triển các vùng chuyên canh cấp vùng, nhằm phát triển các CM tầm quốc gia để cải thiện TN-ap giữa các vùng. Đất nước chỉ phát triển nhanh nhất, mạnh nhất khi mọi vùng đều phát huy được thế mạnh, không phải đầu tư vào việc sản xuất các sản phẩm mà không có lợi thế. Do đó, sau khi xác định các CM nông sản toàn cầu cần có; dùng các khả năng nổi bật trong cơ cấu khả năng của cả nước, chỉ ra các vùng chuyên môn hóa chính, có liên quan. Từ đó, chỉ ra các khả năng phát triển còn lại của từng vùng - trong đó trội hơn là các khả năng chính. Để khai thác tốt các khả năng chính, cần dựa vào dự báo về nhu cầu nông sản nội địa, xác định các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa cấp quốc gia trong mỗi vùng. Khi được phê duyệt, đó sẽ là các nông sản chuyên môn hóa, được dùng làm cơ sở để xây dựng và phát triển các CM nông sản tầm quốc gia, dùng để trao đổi qua lại giữa các vùng. Trên thực tế, đó phần lớn là các nông sản đạt tiêu chuẩn “5 sao” hoặc “4 sao” trong Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của Chính phủ. Ngoài ra, nhiều đặc sản quý hiếm, nếu được đầu tư công nghệ cao sẽ đủ sức chuyên môn hóa theo vùng, như nuôi hươu lấy nhung, nuôi cá sấu lấy da, nuôi sò huyết, đồi mồi, chim yến; hoặc phát triển để thay thế nông sản nhập khẩu, nhất là để làm thức ăn chăn nuôi... Nhờ đó, sẽ có nhiều CM nông sản tầm quốc gia, tạo ra nguồn cung nông sản chất lượng, giúp cải thiện đáng kể nền nông nghiệp theo hướng có hiệu quả cao; góp phần cải thiện không nhỏ TN-ap giữa các vùng trên quy mô cả nước... Ba là, từng vùng triển khai các CM phi nông sản được phân bổ, kể cả của FDI, qua đó xác định các khả năng còn lại, có thể phát triển được số và lượng, cũng như có tổng cầu và các địa chỉ cần nông sản ra sao, dựa vào đó cải thiện TN-ap trong vùng Sau khi đã đưa khả năng nổi bật và khả năng chính vào phát triển các CM nông sản 614
  14. toàn cầu và CM nông sản quốc gia, từng vùng cần phát triển các cơ sở sản xuất phục vụ cho các CM phi nông sản của vùng. Trình tự này “ngược” với truyền thống ưu tiên cho quá trình công nghiệp hóa, nhưng là trình tự cần có với nước có sự tụt hậu tương đối như Việt Nam. Vừa thể hiện sự tôn trọng tính cách mạng cao của nông nghiệp như kinh nghiệm khởi nghiệp của Israel; vừa là cách mang lại nhiều sản phẩm xuất ra ngoài vùng nhất, từ đầu tư thấp mà thu về lợi nhuận cao. Hơn nữa, cơ sở phục vụ các CM phi nông sản, kể cả của FDI, có thể phân bố ở nơi đất đai khô cằn, khó phát triển nông nghiệp. Từ sự phân bố của các CM nông sản và phi nông sản và các vùng cư trú của dân cư và lao động phục vụ chúng, có thể xác định tổng cầu và các địa chỉ cần nông sản. Dựa vào đó, tập trung phát triển các loại rau quả, thực phẩm khó mang từ nơi khác đến, cũng như dùng các khả năng tạo ra nông sản phái sinh, nông sản chế biến - để đáp ứng. Ngoài ra, phát triển các đại lý, cơ sở bán buôn cho nông sản nhập về; kết hợp với du lịch, nghỉ dưỡng, đưa các nông sản chế biến phục vụ khách du lịch, thực hiện xuất khẩu “tại chỗ”... Tất cả hợp lại tạo thành ma trận mới về cung cấp và tiêu thụ nông sản, góp phần cải thiện sâu sắc và toàn diện TN-ap trong vùng... Bốn là, từng vùng căn cứ vào các đầu mối tiêu thụ nông sản cuối cùng, cụ thể, tiến hành cải thiện giống, đổi mới quy trình sản xuất, chế biến; hoàn thiện thể chế thương mại, giải quyết nhanh, thỏa đáng các vi phạm, hướng tới hình thành TN-ap phát triển... Bên cạnh đó, cần tiến hành nhiều giải pháp phối hợp, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tiến tới thương mại bền vững, cụ thể cần: (i) Hình thành “Văn hóa Thương mại” mới phù hợp với hội nhập, như xây dựng quan điểm “win-win” trong kinh doanh, sửa đổi các luật: Đất đai, Kinh doanh theo chuẩn mực quốc tế. Cho phép tài trợ cao và đồng thời phạt nặng các vi phạm hợp đồng để củng cố niềm tin trong các mô hình sản xuất nông nghiệp mới. (ii) Đổi mới quản trị thương mại, thực hiện hai cuộc “cách mạng” là xử lý mâu thuẫn còn có giữa thể chế chính trị với thể chế kinh tế (Lê Duy Phong, 2014); chuyển sang quản lý theo vùng kinh tế - xã hội, và theo CM. Triển khai cải tạo đất, áp dụng “tứ hóa” và công nghệ sinh học 4.0 để mở rộng các vùng nuôi trồng, thực hiện chuyên môn hóa sâu trong nông nghiệp. (iii) Tăng cường liên kết cả trong nước và với nước ngoài, để nâng tầm cho các CM, hướng tới tạo ra CM đối trọng xứng tầm với các CM của các tập đoàn đa quốc gia. Hướng tới quan hệ thương mại bình đẳng và chủ động hơn trong thương mại quốc tế; đưa các nông sản chế biến như Sữa TH, Sữa Vinamilk thành các thương hiệu mạnh. (iv) Tiếp tục thúc đẩy và cải thiện nền nông nghiệp, tăng cường bảo vệ các loài gen quý hiếm, nghiên cứu nhập nội các loại giống vật nuôi, cây trồng chất lượng cao, kể cả biến đổi gen. Phát triển các trung tâm “hậu cần” cho nông nghiệp, nhất là về giống, phụ liệu chăn nuôi, chiếu xạ phục vụ xuất khẩu, đưa chợ đầu mối về các vùng chuyên canh. (v) Mở các lớp, khóa đào tạo, biên soạn sách hướng dẫn về tổ chức nông nghiệp hiện đại, các quy trình sản xuất, kinh doanh nông sản theo chuẩn mực quốc tế. Khảo sát, hội thảo, học tập nước bạn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động thương mại để củng cố niềm tin, tránh việc làm nhiễu loạn tín hiệu thị trường... 4. Kết luận Phát triển các CM và cải thiện TN-ap đều là những việc cần làm để đưa nền nông nghiệp Việt Nam tiến lên sánh vai với các nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới, giúp 615
  15. nước ta thể hiện vị thế trong các FTA, và là “bệ đỡ” để đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao. Song hiện nay, nhiều CM nông sản của nước ta đang đứt gẫy, TN-ap còn nhiều bất ổn, khiến năm nào cộng đồng cũng phải kêu gọi “giải cứu” nông sản. Vì thế, việc vừa phát triển các CM - kể cả cho nông sản và phi nông sản, có sự tham gia của FDI, để góp phần cải thiện TN-ap là một yêu cầu cấp thiết và thực tiễn. Công cuộc này có nhiều thuận lợi, khi chỉ trong giai đoạn 2014 - 2021, Việt Nam đã cho phép có hiệu lực 7 FTA, phần lớn là FTA thế hệ mới, với nhiều triển vọng lớn cho xuất khẩu nông sản. Ngành nông nghiệp đang thu được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong việc cung cấp hàng xuất khẩu, ngành quản lý thị trường vừa được kiện toàn, nhiều luật có liên quan - điển hình là Luật Đất đai, đang chuẩn bị được sửa đổi... Tuy nhiên, thực thi được nhiệm vụ này không dễ, bởi nền nông nghiệp Việt còn manh mún, phân tán, khó đáp ứng được yêu cầu về quy chuẩn, chất lượng, sản lượng của nhiều đơn hàng lớn. Số lượng các CM mà Việt Nam làm chủ còn ít, yếu về chất, chưa đáp ứng được các yêu cầu tiêu thụ dạng chuỗi của các thị trường lớn... Song với quyết tâm của Đảng, nỗ lực kiến tạo của Chính phủ, những bài học hơn 30 năm Đổi mới, kinh nghiệm quốc tế, sức ép từ thực tế phát triển kinh tế, cùng sự chung sức của các nhà đầu tư, của toàn dân. Tin rằng, hoạt động phát triển các CM để góp phần cải thiện các TN-ap sẽ đổi mới căn bản, góp phần tạo bước ngoặt về phát triển, đưa nước ta tiến lên sánh vai với các cường quốc... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công Thương (2021), ‘Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2020’, NXB Công Thương. 2. Bộ Kế hoạch - Đầu tư (2021), ‘Sách trắng Hợp tác xã Việt Nam 2021’, NXB Thống kê. 3. Dan Senor & Saul Singer (2014), ‘Quốc gia khởi nghiệp - Câu chuyện về nền kinh tế thần kỳ của Israel’, bản dịch của Trí Vương, NXB Thế giới. 4. Đặng Phong (2012), ‘Tư duy kinh tế Việt Nam 1975 - 1989’, NXB Tri thức. 5. Đỗ Minh Thụy (2017), ‘Phát triển mạng lưới thương mại tại Thành phố Hải Phòng trong thời kỳ hội nhập quốc tế đến năm 2020’, . 6. Hải Lâm & Phúc Sơn (2021), ‘Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản’, . 7. Lâm Nghi (2021), ‘Vì sao thủy sản xuất khẩu bị trả về tăng đột biến?’, . 8. Lê Duy Phong (2014), ‘Tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới’, Kỷ yếu hội thảo: “Khơi thông nguồn vốn cho phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Đại học Kinh tế Quốc dân, 12/2014, Hà Nội, NXB ĐHKTQD, tập 1, 54 - 62. 9. Lê Quốc Anh, Nguyễn Ngọc Lan & Lê Thị Trâm Anh (2019), ‘Chuỗi cung ứng cho 616
  16. doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0’, Kỷ yếu Hội thảo “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh, 11/2019, Hà Nội, NXB Tài chính, 421-431. 10. Nguyễn Bá Khoáng (2005), ‘60 năm phát triển kinh tế- xã hội từ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đến nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam’, 11. OECD & FAO (2016), ‘Hướng dẫn của OECD-FAO đối với CM nông sản có trách nhiệm’, . 12. Quoc Anh Le & Thi Tram Anh Le (2019), ‘Breakthrough in The Development of Vietnamese Business in Order to Grow Rapidly and Sustainably’, European Journal of Business and Management, Vol.11 No.9 (2019), 158-175 13. Quỳnh Dương (2018), ‘Thái Lan: Tăng sức cạnh tranh cho nông sản nhờ chiến lược bài bản’, . 14. San Ngọc (2015), ‘Cường quốc” nông nghiệp có nguy cơ sụp đổ?’ . 15. Trần Ái Châu (2016), ‘Thủ tướng Tunku của Malaysia với kế hoạch chuyển đổi cây lúa, cây cao su sang cây cọ dầu giúp dân thoát nghèo, đồng thời bảo đảm ngôi vị quốc gia xuất khẩu dầu cọ số 1 thế giới cho Malaysia’, . 16. VCCI (2018), ‘Hiệp định nông nghiệp’, . 617
nguon tai.lieu . vn