Xem mẫu

  1. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 PHÁT HUY VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG CÁC XÃ VEN BIỂN, HẢI ĐẢO TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN VỚI BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, QUYỀN CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CỦA TỔ QUỐC Chủ nhiệm đề tài: TS. Trương Thị Mỹ Trang Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Chính trị tỉnh Quảng Ngãi Năm nghiệm thu: 2019 I. LỜI MỞ ĐẦU Phát triển kinh tế biển, đảo gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là một chiến lược vừa cấp bách, vừa lâu dài của đất nước. Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 23/10/2015, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX đã xác định phát triển dịch vụ, du lịch và kinh tế biển, đảo là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể: “tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chiến lược biển Việt Nam, tạo bước phát triển mạnh về kinh tế biển. Phát triển kinh tế biển đảo đảm bảo đồng bộ cả công nghiệp, du lịch, dịch vụ; đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản; cảng biển và vận tải biển; công tác cứu hộ, cứu nạn và bảo đảm an ninh, an toàn trên biển”. Trước yêu cầu cấp bách của vấn đề biển đảo hiện nay và các chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế biển, đảo gắn liền với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển đảo trong tình hình mới, lựa chọn đề tài “Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi trong phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc” có ý nghĩa quan trọng và thiết thực trong giai đoạn hiện nay. II. MỤC TIÊU Nghiên cứu thực trạng vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi trong lãnh đạo phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; Phân tích chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế; phân tích nguyên nhân, đề xuất phương hướng và giải pháp phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi trong phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Tổ chức cơ sở đảng các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi trong lãnh đạo phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc – Thực trạng và nguyên nhân. 1.1. Thực trạng của tổ chức cơ sở đảng các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi trong lãnh đạo phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc 1.1.1. Trong lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc Các tổ chức cơ sở đảng các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai thực 312 LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN
  2. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 hiện tốt các chủ trương của tỉnh, huyện về phát triển du lịch biển, đảo. Nhiều chương trình, sản phẩm văn hóa, du lịch biển được tổ chức đã thu hút đông đảo nhân dân và khách du lịch trong và ngoài nước tham quan; thị trường khách du lịch có bước tăng trưởng tốt, liên kết tour du lịch với Đà Nẵng, Quảng Nam bắt đầu được tăng cường, lượng khách du lịch đến Quảng Ngãi, nhất là đảo Lý Sơn liên tục tăng trong những năm gần đây. Đạt 725.000 lượt khách; doanh thu du lịch đạt 640 tỷ đồng. 1.1.2. Trong lãnh đạo phát triển kinh tế hải sản gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc Cấp ủy các xã ven biển, đảo đã lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền và các đoàn thể địa phương tập trung chỉ đạo phát triển mô hình hợp tác xã dịch vụ, nghiệp đoàn nghề cá, tổ đội sản xuất; khuyến khích liên kết trong việc khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ hải sản ở địa phương, góp phần đẩy mạnh ngành khai thác thủy sản của địa phương gắn với công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Kinh tế thủy hải sản các xã ven biển, hải đảo phát triển khá nhanh, đóng góp vào duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của tỉnh. Trong giai đoạn 2016-2018, giá trị sản xuất thủy sản tăng dần. Năm 2016, giá trị sản xuất thủy sản tăng 5,41% so với năm 2015, năm 2017 giá trị sản xuất thủy sản tăng 7,5% so với năm 2016. Tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản trong giá trị sản xuất nông lâm thủy sản tăng từ 35% năm 2016 lên 36% vào năm 2017. Tỷ trọng giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản trong tổng giá trị sản xuất thủy sản giảm từ 8,4% năm 2016 xuống 8,0% năm 2017. Tổng sản lượng thủy sản giai đoạn 2016-2018 có bước tăng trưởng khá qua từng năm. Năm 2016, sản lượng thủy sản đạt 180.402 tấn, năm 2018 sản lượng thủy sản đạt 191.396 tấn, sản lượng thủy sản tăng chủ yếu là thủy sản khai thác. Ở Quảng Ngãi nghề khai thác thủy sản tuy đa dạng nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở các nghề lưới kéo, vây, rê, câu, nghề lặn, pha xúc…và đã hình thành một số mô hình khai thác thủy sản tiêu biểu như: Hợp tác xã dịch vụ và khai thác xa bờ; Mô hình tổ đội đoàn kết sản xuất trên biển; Nghiệp đoàn nghề cá (thành lập năm 1997, đến nay đã có 25 chi hội trực thuộc). 1.1.3. Trong lãnh đạo xây dựng, củng cố các mô hình hợp tác sản xuất kinh doanh gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc Đến cuối năm 2018, được sự quan tâm của tỉnh Quảng Ngãi, sự lãnh đạo sáng tạo của cấp ủy, các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi có hơn 300 tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển, 12 nghiệp đoàn nghề cá, 15 chi hội nghề cá và 08 hợp tác xã nghề cá, 01 Quỹ hỗ trợ ngư dân đồng hành cùng hàng vạn ngư dân các huyện Bình Sơn, TP. Quảng Ngãi, Mộ Đức, Đức Phổ. 1.1.4. Phát triển cảng biển, vận tải biển và dịch vụ biển Hệ thống cảng biển: Bờ biển Quảng Ngãi hiện có 03 khu vực cảng biển là cảng biển Dung Quất và cảng biển Sa Kỳ, Lý Sơn, trong đó: Tại khu vực cảng biển Dung Quất có 05 bến cảng: Bến cảng số 1 và số 2 của PTSC, Bến cảng Gemadept, Bến cảng chuyên dùng của Doosan và Bến cảng Hào Hưng (đang xây dựng). Ngoài ra, còn có 06 cầu cảng Jetty 1, 2, 3, 4, 5 và 6 xuất sản phẩm và 01 phao rót dầu (SPM) của Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Cảng biển Sa Kỳ có khả năng đón nhận đồng thời 02 tàu (01 tàu hàng có trọng tải 1.000 DWT và 01 tàu khách 200 ghế). Cảng Sa Kỳ và Cảng Dung Quất cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra còn có các cảng cá như: Sa Cần, Tịnh Kỳ, Cổ Lũy, Mỹ Á, Sa Huỳnh và Lý Sơn. Trong đó cảng cá Lý Sơn hiện nay đang được kết hợp LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN 313
  3. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 sử dụng cho tàu vận tải hàng hóa, hành khách Phương tiện vận tải biển: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chưa hình thành đội tàu biển chuyên vận tải hàng hóa, chỉ có đội tàu vận tải hành khách và hàng hóa từ Sa Kỳ - Lý Sơn và từ đảo Lớn - đảo Bé (Lý Sơn) phục vụ việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân đảo Lý Sơn và du khách. Tuyến vận tải Sa Kỳ - Lý Sơn, hiện có hơn 11 phương tiện vận tải hành khách kết hợp hàng hóa, năng lực vận tải bình quân 160 khách/phương tiện/chuyến. Tuyến đảo Lớn - đảo Bé (Lý Sơn), hiện có hơn 06 phương tiện: 02 ca nô mới vận chuyển trung bình được 27 hành khách/phương tiện/chuyến và 04 tàu gỗ mới vận chuyển trung bình được 36 hành khách/phương tiện/chuyến. Hoạt động vận tải và dịch vụ biển: Hoạt động vận tải biển tăng mạnh, lượng tàu thuyền, hàng hóa, hành khách thông qua các cảng biển ngày càng lớn, trong đó, nhiều nhất là lượng hành khách, hàng hóa đi trên tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn, hàng hóa thông qua cụm cảng Dung Quất; kéo theo sự hình thành và phát triển của nhiều loại hình dịch vụ kinh tế biển như: xếp, dở hàng hóa, đại lý tàu biển, lai dắt tàu biển, hoa tiêu hàng hải, sửa chữa, đóng mới, vận tải xăng dầu,.... Công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuyền: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hiện có Nhà máy Công nghiệp tàu thủy Dung Quất chuyên hoạt động đóng, sửa tàu vận tải biển, tuy nhiên, thời gian qua chưa phát huy hết công suất. Ngoài ra, có 24 cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền phục vụ khai thác thủy sản, chủ yếu với quy mô vừa và nhỏ đặt tại các cửa biển như Sa Cần, Sa Kỳ, cửa Đại, Mỹ Á, Sa Huỳnh. Hiện nay, có một số nhà đầu tư quan tâm xúc tiến đầu tư cơ sở đóng tàu, dịch vụ hậu cần nghề cá trên địa bàn tỉnh. 1.2. Thực trạng của tổ chức cơ sở đảng các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi trong lãnh đạo phát triển văn hóa, xã hội; quốc phòng, an ninh 1.2.1. Vai trò của tổ chức cơ sở đảng các xã ven biển trong phát triển văn hóa, xã hội và nâng cao đời sống nhân dân - Lãnh đạo công tác Giáo dục và đào tạo. Đảng ủy các xã ven biển đã chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển toàn diện. + Công tác vận động giáo dục: Huy động học sinh ra lớp mẫu giáo, lớp 1 đúng độ tuổi đạt tỷ lệ 100%; học sinh hoàn thành bậc tiểu học đạt 100%, chất lượng dạy và học từng bước được nâng cao. + Công tác xây dựng cơ sở vật chất: Hầu hết các địa phương đều có các trường, điểm trường đạt chuẩn quốc gia, mạng lưới trường, lớp được quy hoạch, phát triển phù hợp với từng bậc học. Thiết bị dạy và học trang bị hiện đại hơn; duy trì và tiếp tục xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. + Công tác khuyến học: Công tác khuyến học, khuyến tài được phát động thường xuyên, huy động xã hội hóa giáo dục, kịp thời hỗ trợ khen thưởng, động viên giáo viên và học sinh có thành tích dạy tốt, học tốt và học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hiếu học. - Lãnh đạo công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em. Công tác y tế: Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân được quan tâm, tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện hệ thống mạng lưới y tế ở các xã đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. 314 LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN
  4. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 Chương trình bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và chăm sóc sức khỏe sinh sản được một số địa phương rất quan tâm, trẻ em dưới 6 tuổi được cấp bảo hiểm y tế 100%, trẻ em suy dinh dưỡng của các xã ven biển giảm dần theo từng năm. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đủ 7 loại vaccine hàng năm đạt. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm đạt y tế đạt trên 60%, nhiều xã được công nhận xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2010 -2018 Công tác kế hoạch hóa gia đình được cấp ủy các xã ven biển tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nhất là việc tuyên truyền, vận động Nhân dân không sinh con thứ 3 và chọn giới tính khi sinh. - Lãnh đạo công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, thực hiện chính sách xã hội. Đảng ủy các xã ven biển, hải đảo Quảng Ngãi thường xuyên vận động thanh niên trong độ tuổi lao động tham gia xuất khẩu lao động, mỗi năm giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động, chỉ đạo điều tra rà soát hộ nghèo, cận nghèo hàng năm đảm bảo đúng quy trình; các chế độ chính sách cho hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em thực hiện đầy đủ theo quy định. Các chương trình tín dụng ưu đãi từ nguồn vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội huyện và các nguồn vốn vay khác thực hiện có hiệu quả, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của xã, đời sống Nhân dân được cải thiện - Lãnh đạo công tác văn hóa thông tin, truyền thanh, thể dục - thể thao. Cấp ủy các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi luôn thực hiện tốt công tác văn hoá, thông tin, truyền thanh, thể dục - thể thao luôn được duy trì, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của Nhân dân trong xã. Hiện nay tỷ lệ gia đình văn hóa các xã ven biển, hải đảo đạt 75% đến 85%, cơ quan văn hóa đạt 100%, 99% hộ dân có phương tiện nghe nhìn, 100% hộ sử dụng điện, 80 - 90% số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh. Các thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng như: nhà văn hoá xã, nhà văn hóa thôn, hầu hết các xã đều có sân có sân thể thao... góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho nhân dân. 1.2.2. Đối với lãnh đạo xây dựng, củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy các xã ven biển, hải đảo việc thực hiện luật nghĩa vụ quân sự ngày càng tốt hơn. Hàng năm việc đăng ký nghĩa vụ quân sự ở các xã ven biển đều đạt chỉ tiêu. Lãnh đạo tốt công tác xây dựng, củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân trên địa bàn các xã ven biển. 1.2.3. Đối với lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, xã đội, công an xã và đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Cấp ủy các xã ven biển và hải đảo rất chú trọng công tác xây dựng lực lượng dân quân tự vệ bảo đảm cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng, đạt 1,5% dân số, tỉ lệ đảng viên chiếm 22,44%. Dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, Đoàn thanh niên các xã ven biển và hải đảo đã triển khai xây dựng các mô hình như: “Tổ tuần tra thanh niên”, “Con tàu thanh niên”… đồng thời phối hợp với Công an, xã Đội tổ chức cho đoàn viên thanh niên xung kích thực hiện nhiệm vụ tuần tra, canh gác bảo vệ địa bàn, quản lý đối tượng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biển, đảo. Đến nay, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy, trên địa bàn các xã ven biển và hải đảo của LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN 315
  5. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 tỉnh đã thành lập khoảng 300 Tổ an ninh trật tự, 78 Tổ tự quản tàu thuyền, 18 Tổ bến bãi an toàn. Lực lượng này đã trở thành hạt nhân trong việc chấp hành pháp luật đồng thời là đầu mối tuyên truyền có hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân chấp hành pháp luật trên biển và trên bờ. 1.2.4. Những tồn tại, hạn chế của tổ chức cơ sở đảng các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi trong lãnh đạo phát triển kinh tế văn hóa, xã hội; quốc phòng, an ninh 1.2.4.1. Trong lãnh đạo phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tổ chức cơ sở đảng các xã ven biển, hải đảo còn một số khuyết điểm, yếu kém. Một số cấp ủy chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của phát triển kinh tế thủy sản; chậm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản. 1.2.4.2. Trong lãnh đạo phát triển văn hóa, xã hội; quốc phòng, an ninh. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước chưa thường xuyên. Một số cấp ủy chậm lãnh đạo triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục; công tác xã hội hóa giáo dục còn hạn chế, tỷ lệ học sinh bỏ học tuy có giảm nhưng có nguy cơ tăng trở lại; hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng chưa được phát huy. Đội ngũ tuyên truyền viên cấp xã ít được tập huấn bồi dưỡng, thiếu kỹ năng nghiệp vụ nên khả năng tuyên truyền chưa cao. Công tác tuyên truyền vẫn còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu. Chưa có nội dung tuyên truyền đặc thù cho ngư dân. 1.3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của tổ chức cở sở đảng các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi trong lãnh đạo phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc 1.3.1. Nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế 1.3.1.1. Nguyên nhân của ưu điểm - Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, tạo cơ sở pháp lý để các xã ven biển và hải đảo thực hiện. - Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội các xã ven biển, đảo thường xuyên tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân của địa phương về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. - Các cấp ủy các xã ven biển, đảo đã lãnh đạo ban hành các nghị quyết về phát triển kinh tế biển, kinh tế thủy hải sản phù hợp với tình hình thực tế địa phương; - Các cấp ủy các xã ven biển tăng cường lãnh đạo công tác quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kinh tế biển của địa phương. 1.3.1.2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế. 316 LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN
  6. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 - Trong thời gian qua tình hình Biển đông bất ổn, sự tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ thường xuyên xảy ra gây thiệt hại nặng nề cho nhân dân vùng biển đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển của các địa phương ven biển, nhất là trong lĩnh vực đời sống xã hội. - Các chính sách của Nhà nước cho dân quân tự vệ biển, cho ngư dân đánh bắt hải sản xa bờ, gắn kinh tế biển, đảo với bảo vệ chủ quyền quốc gia còn nhiều bất cập, chậm sửa đổi, bổ sung nên rất khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. - Một số cấp uỷ đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí chiến lược, vai trò quan trọng về chủ quyền biển, đảo và xây dựng tiềm lực về quốc phòng, an ninh trên địa bàn các xã ven biển, đảo; chưa thường xuyên tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo. 1.3.2. Bài học kinh nghiệm Thứ nhất, cấp ủy các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi cần chú trọng công tác xây dựng Đảng, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Thứ hai, phải nắm vững và vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt các chủ trương, đường lối, chính sách, Nghị quyết của Đảng thành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của cấp mình phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Thứ ba, cần xây dựng chính quyền đủ sức quản lý, điều hành, hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương. Thứ tư, coi trọng vai trò Mặt trận và các đoàn thể quần chúng, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, huy động mọi tầng lớp nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị. Thứ năm, cần tập trung chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Có uy tín trước trước nhân dân, tinh thần đoàn kết nội bộ, đoàn kết trong Đảng. 2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi trong phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc 2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị và nhân dân các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi trong phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc Nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động lãnh đạo phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc Xây dựng các mô hình thí điểm về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; tổ chức các hoạt động tham quan, học tập kinh nghiệm các địa phương Đẩy mạnh công tác đối ngoại, mở rộng quan hệ hợp tác với các địa phương, tổ chức trong nước, các nước trong khu vực và trên thế giới. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với Nhân dân về vai trò và tầm quan trọng trong phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc 2.2. Nhóm giải pháp về phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi trong phát triển kinh tế; văn hóa, xã hội; quốc phòng, an LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN 317
  7. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 ninh Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng và chính quyền trong phát triển các loại hình vận tải biển Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong phát triển kinh tế thủy hải sản gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng và chính quyền trong xây dựng, củng cố các mô hình hợp tác sản xuất kinh doanh gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi trong phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân Xây dựng, củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân Củng cố mối quan hệ của tổ chức cơ sở đảng với các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh và chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo (công an, hải quan, biên phòng,v,v...) 2.3. Nhóm giải pháp về lãnh đạo xây dựng lực lượng và nguồn nhân lực các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi trong phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc Nâng cao vai trò, chất lượng và năng lực lãnh đạo của cấp uỷ Đảng các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo Phát huy vai trò của lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, xã đội, công an xã và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh trên địa bàn các xã ven biển, hải đảo phù hợp với điều kiện của địa phương IV. KẾT LUẬN Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Cấp ủy các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong lãnh đạo phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Lĩnh vực kinh tế biển năm 2015 đóng góp khoảng 89,7% GRDP toàn tỉnh; giá trị xuất khẩu của các ngành kinh tế biển đạt 143 triệu USD, đóng góp 37,3% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi có 28 tổ chức cơ sở đảng ở các xã bãi ngang ven biển và hải đảo trực thuộc 05 đảng bộ huyện, thành phố. Tổ chức cơ sở đảng ở các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đặc biệt là huyện đảo Lý Sơn không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh trên biển Đông. Đây là hạt nhân chính trị ở cơ sở, có chức năng lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ ở cơ sở theo đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng; lãnh đạo xây dựng chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội; liên hệ mật thiết với Nhân dân; kiểm tra, giám sát việc bảo đảm thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng,v,v...Trong đó, lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng ở cơ sở là nhiệm vụ quan trọng nhất 318 LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN
nguon tai.lieu . vn