Xem mẫu

  1. PHÂN TÍCH ƢU ĐIỂM VÀ KHUYẾT ĐIỂM TRONG VIỆC HỌC KANJI BẰNG ÂM HÁN VIỆT Lê Thị Minh Ngh a Khoa Nhật Bản học, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) T M TẮT Ngôn ngữ phản ánh nền văn hóa của mỗi dân tộc, đồng thời có mối liên hệ mật thiết với các ngành khoa học khác như kinh tế, chính trị, văn học Bài nghiên cứu sẽ giúp người học hiểu rõ hơn về phương pháp học Kanji bằng âm Hán Việt, ưu điểm cần phát huy, khuyết điểm cần khắc phục, điểm tương đồng và khác biệt của văn hoá Việt Nam và Nhật Bản Việc học Kanji bằng âm Hán Việt một mặt sẽ nâng cao kiến thức về ngoại ngữ, mặt khác nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc. Từ khóa: m Hán Việt, âm Kun, âm On, Kanji, từ vựng . TỔNG QUAN VỀ KANJI HÁN TỰ VÀ TỪ HÁN VIỆT 1.1 Khái quát chữ Kanji Từ điển Nhật Việt cũng có khái nhiệm về chữ Kanji: “Kanji dùng để chỉ các chữ Hán được mượn dùng trong tiếng Nhật, trước hết với tư cách là các đơn vị có ngh a, được coi là những danh từ chung đích thực và, tiếp đó, được dùng với tư cách là thân từ (gốc từ) của các động từ, tính từ”. Từ khái niệm trên có thể hiểu, Kanji chính là chữ Hán được vay mượn từ Trung Hoa, được sử dụng trong hệ thống chữ viết hiện đại cùng với Hiragana và Katakana. Có một số bất đồng về cách thức chữ Hán du nhập vào Nhật Bản, nhưng ý kiến được chấp nhận rộng rãi nhất là các nhà sư đã mang các văn bản chữ Hán vào Nhật vào khoảng thế kỉ thứ V Sau khi Nhật Bản chế tạo thành công thuyền để giao thương với nhà Tuỳ bằng đường thuỷ cũng như đạo Phật được truyền bá rộng rãi vào thời điểm này, dẫn đến việc chép kinh thư ngày càng cần thiết, tạo cơ hội cho sự du nhập và phát triển của chữ Hán Hơn nữa, một ký tự Kanji có thể được dùng để viết một hoặc nhiều từ (hay hình vị, trong hầu hết các trường hợp) khác nhau Để quyết định sử dụng cách đọc nào, người ta phải dựa vào văn cảnh, dụng ý, hoàn cảnh phức hợp, thậm chí là vị trí từ Kanji đó trong câu Những cách đọc này thường được phân loại thành nhóm On’yomi (hay cách đọc on) hoặc Kun’yomi (hay cách đọc kun). Ngoài ra, sau khi được du nhập vào Nhật Bản, người Nhật đã sử dụng chữ Hán trong khoảng thời gian khá lâu trước khi tạo ra chữ Kana Họ cũng đã chỉnh lý chữ Kanji, Kanji hiện nay được sử dụng chính là Tân tự thể – Shinjitai và thể Kanji cũ là Cựu tự thể - Kyuujitai Cựu tự thể được dùng trước khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc; sau chiến tranh chính phủ Nhật đưa ra tân tự thể với lối viết đơn giản hóa. Một số chữ mới này tương tự với chữ Hán giản thể được dùng tại Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Người Nhật đã từng có ý định xoá bỏ Kanji ra khỏi hệ thống chữ viết của Nhật, nhưng vì có sức ảnh hưởng lớn nên ý định loại bỏ chữ Kanji đã không thành công. 1.2 Khái quát chữ Hán Việt Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn từng viết trong quyển sách Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt: “Cách đọc Hán Việt thường được giải thích một cách khá đơn giản là cách đọc chữ Hán ở Việt Nam, 898
  2. theo lối đọc riêng của người Việt” Ngoài ra, còn có tranh cãi về vấn đề từ Hán Việt mà người Việt đang sử dụng có đúng thật là vay mượn từ chữ Hán hay không, điều này được đề cập trong bài viết Không có cái gọi là “từ Hán Việt” của tác giả Hà Văn Thùy. Từ Hán Việt tuy có nguồn gốc từ tiếng Hán, nhưng nó đích thị hoàn toàn là của người Việt Nam, được dùng theo cách của người Việt Nam Thuật ngữ “Hán Việt” cũng như nguồn cội và sự hình thành vẫn còn được suy xét và bàn luận Thêm vào đó, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam thường chia từ và âm Hán Việt thành ba loại dựa theo thời điểm hình thành trong tiếng Việt: Từ Hán Việt cổ là những từ tiếng Hán được tiếng Việt thu nhận trước thời Đường thông qua giao tiếp bằng lời nói; Từ Hán Việt là những từ tiếng Hán được tiếng Việt tiếp nhận trong giai đoạn từ thời nhà Đường cho đến đầu thế kỷ thứ mười khi Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập; Từ Hán Việt Việt hoá là những từ Hán Việt không rõ thời điểm hình thành, có quy luật biến đổi ngữ âm không hoàn toàn giống với từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt. Bài nghiên cứu chủ yếu sử dụng nhóm từ thứ hai là từ Hán Việt. Lớp từ Hán Việt thường có sắc thái trang trọng, trong khi lớp từ thuần Việt lại bình dân và sinh động hơn Trong kho tàng từ ngữ tiếng Việt đang tồn tại hàng loạt cặp từ thuần Việt và Hán Việt có ngh a tương đương nhưng khác nhau về sắc thái ý ngh a, về sắc thái biểu cảm, về sắc thái phong cách Tiếng Việt hiện nay, nhiều từ đã bị sử dụng không chính xác, bị biến ngh a hoặc ghép từ một cách kệch cỡm. Việc đưa ra những khái niệm không chính xác này tạo thành một thói quen chấp nhận sự mù mờ trong định ngh a từ, dễ gây hiểu lầm và tranh cãi, khiến cho văn bản kém tính chính xác. Cần chú ý khi sử dụng từ Hán Việt: – Không lạm dụng từ Hán Việt – Cần hiểu đúng ngh a của từ Hán Việt – Nói viết đúng các từ gần âm giữa Hán Việt và thuần Việt để tránh sai ngh a – Sử dụng đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp Nên hiểu đúng và dùng đúng ngữ ngh a của từ Hán Việt là chúng ta đang góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, bổ sung, làm giàu thêm vốn từ vựng phong phú, nối dài nét đẹp văn hóa và chữ viết của người Việt. 2. ƢU ĐIỂM VÀ KHUYẾT ĐIỂM TRONG VIỆC HỌC KANJI BẰNG ÂM HÁN VIỆT 2. Ƣu điểm Khả năng đọc hiểu trở nên tốt hơn Kanji ít khi tồn tại độc lập trong câu, đa số các chữ Kanji đứng một mình thường không có ý ngh a và chúng ta đã quen thuộc với Hán tự như là các hợp chất Ngoài ra, khi Kanji trở thành động từ, nếu biết được âm Hán Việt của chữ Kanji thì sẽ có thể đoán được ý ngh a liên quan từ ngh a của âm Hán Việt Hơn nữa, học từ vựng Kanji bằng âm Hán Việt thì có thể trích xuất được ý ngh a trực quan của từ mà không cần phải biết cách đọc, giúp tốc độ đọc hiểu tăng lên nhanh chóng Ví d : Trường hợp anji đứng một mình không có ngh a, cần phải kết hợp với một chữ khác tạo nên ngh a cho từ: TR C 濯: giặt, rửa => 洗濯T Y TR C: sự giặt giũ, tẩy rửa, gột rửa; PH U, PH U 缶: đồ hộp => 缶コーヒー: cà phê đóng hộp; T C 昨: (hôm) qua => 昨日 T C NH T: hôm qua. Trường hợp Kanji đứng một mình nhưng vẫn có ý ngh a: X 歯: răng; DI P 葉: lá; TỲ 鼻: mũi Trường hợp anji trở thành động từ: Chữ NGH NH 迎 có ngh a là hoan nghênh, chào đón, khi trở thành động từ 迎える sẽ có ý ngh a: chào đón, chào mừng, nghênh tiếp Trường hợp trích xuất được ý ngh a trực quan của từ mà không cần phải biết cách đọc: HỌC SINH 学生: học sinh, sinh viên; ĐI N THO I 電話: điện thoại, NH N NGƯ 人魚: người cá 899
  3. Quy tắc chuyển âm Hán Việt sang âm On yomi Quy tắc chuyển âm Hán Việt sang âm ON (âm Hán Nhật) chỉ mang tính chất tương đối Đây chỉ là sự sưu tập, tập hợp bắt nguồn từ đặc điểm chung của rất nhiều từ mà không phải là quy tắc tuyệt đối theo bất cứ khuôn mẫu nào Các bạn có thể tìm đọc bảng quy tắc chuyển âm Hán Việt sang âm On’yomi bao gồm: quy tắc âm đầu và quy tắc âm cuối trên kênh của tác giả Đinh Hưng Tuy nhiên, bảng quy tắc chuyển âm Hán Việt sang âm On của tác giả Đinh Hưng chỉ đúng trong một số trường hợp, có những chỗ sai sót, không phải là đúng trong mọi trường hợp Ví dụ: THÁI DƯ NG 太陽có cách đọc là たいよう, chữ DƯ NG có phụ âm đầu là D chuyển về hàng や,ゆ,よ sẽ có cách đọc là よ, điều này hợp với quy tắc, nhưng chữ THÁI có phụ âm đầu là TH nhưng lại không chuyển về hàng さ,し,す,せ,そ, mà lại có cách đọc là たい. Quy tắc trƣờng âm Phương pháp ghi nhớ trường âm chỉ mang tính chất tương đối và xảy ra trong phạm vi nhỏ, chúng tôi nêu ra để người đọc tham khảo. – Âm Hán Việt có trên 4 chữ cái thì thường là âm dài Ví dụ: THỰC ĐƯỜNG 食堂 shokudou, TRUNG 中 chuu... – Âm Hán Việt có 3 chữ cái trở xuống thường là âm ngắn Ví dụ: NỖ LỰC努力doryoku. – Âm Hán việt có 3 chữ cái có thể là âm dài PHU PHỤ 夫婦 fuufu, BAO ĐINH 包丁 houchou. Ngoài ra, c n có một số trường hợp đặc biệt: – Âm cuối chữ Hán Việt là âm ghép của phụ âm ng, nh, p, các nguyên âm o, u, ê khả năng cao sẽ có trường âm Ví dụ: BƯU TI N CỤC郵便局 yuubinkyoku, HỢP CÁCH 合格 goukaku. – Các từ sau đây mặc dù kết thúc bằng nguyên âm o, u, và phụ âm nh nhưng không có trường âm Ví dụ: THỤ NGHI P 授業 jugyou, C NH SẮC 景色 keshiki, GIA CỤ 家具 gaku. – Các âm cuối chữ Hán Việt mà là các nguyên âm ư, ơ, ô, i, a sẽ không có trường âm Ví dụ: KIM NGƯ 金魚 kingyo, TỪ THƯ 辞書 jisho, THỔ ĐỊA 土地 tochi. 2.2 Khuyết điểm Dễ gây ra hiện tƣ ng võ đoán Kanji có đặc điểm tương đối giống với chữ Hán (Hán Nôm): nhiều chữ chỉ có chung một cách đọc Điều này sẽ dẫn đến việc nhầm lẫn giữa các chữ có chung cách đọc với nhau Tuy việc ghi nhớ từ vựng Kanji bằng âm Hán Việt có vẻ nhanh nhưng nếu hiểu sai ngh a của âm Hán Việt, ý ngh a của từ Kanji sẽ hoàn toàn bị thay đổi Ví dụ: BI QUAN 悲観và 関係QUAN H đều có một âm Hán Việt là QUAN nhưng ngh a của 2 âm này lại không liên quan với nhau QUAN trong BI QUAN: quan sát, xem, nhìn khác với QUAN trong QUAN H : vật cản trở, chướng ngại, mang ý ngh a chỉ mối liên kết K năng Nghe và k năng Nói bị hạn chế Bên cạnh ưu điểm bằng âm Hán Việt có thể trích xuất được ý ngh a trực quan của từ Kanji, việc học Kanji bằng âm Hán Việt giúp nâng cao được vốn từ vựng, tăng khả năng đọc hiểu Nhưng nếu học Kanji bằng âm Hán Việt trong thời gian dài, lâu dần người học sẽ bị phụ thuộc và ỷ lại vào âm Hán Việt mà không ghi nhớ cách đọc (On’yomi, Kun’yomi) của chữ Kanji sẽ dẫn đến tình trạng kỹ năng nghe và nói bị hạn chế 3. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ghi nhớ thật kỹ mặt chữ và các từ đặc biệt 900
  4. Phân biệt các chữ có cùng cách đọc với nhau, ghi nhớ mặt chữ và học các từ đặc biệt Từ đặc biệt thường có số lượng ít nên việc ghi nhớ chúng không quá khó Hãy kết hợp học cả mặt chữ, cách đọc và ý ngh a, điều này giúp việc ghi nhớ mặt chữ và phân biệt các chữ có cùng cách đọc một cách dễ dàng hơn Ví dụ: 飛, 非, 妃 đều có cách đọc là PHI nhưng có ý ngh a hoàn toàn khác nhau, để tránh nhầm lẫn, nên ghi nhớ thật kỹ cách viết của mỗi chữ Học cả âm Kun yomi của chữ Kanji Trên văn bản dùng chữ viết, chúng ta đọc hiểu được rất nhanh nhưng bị hạn chế ở phương diện nghe và nói sẽ gây ra sự chệnh lệch rất lớn trong sử dụng tiếng Nhật Vốn từ vựng Hán tự trên giấy có lớn đến đâu đi chăng nữa, không biết được cách đọc của từ, chúng ta vẫn sẽ không thể nghe và nói Quy tắc bằng âm Hán Việt có thể suy ra âm ON trong tiếng Nhật, nhưng không phải từ nào cũng được đọc bằng âm ON. Để tránh việc học lệch dẫn đến kỹ năng Nghe, Nói bị hạn chế, nên học luôn cả âm KUN của chữ Kanji để vừa nâng cao được vốn từ vựng bằng âm Hán Việt vẫn có thể nghe nói tốt Ví dụ: Trường hợp anji sử dụng cách đọc un yomi: 青空 THANH KHÔNGあおぞら: trời xanh; 歯車 X XA はぐるま: bánh răng; 虫歯 TR NG X むしば: răng sâu; 小車 TI U XA おぐるま: xe nhỏ Trường hợp anji sử dụng cách đọc khác: 空き缶 KHÔNG PH U あきかん: lon rỗng; 合気道 HỢP KH Đ Oあいきどう: môn võ aikidou = Kun + On + On; 息苦しい T C KHỔ いきぐるしい: khó thở 4. KẾT LUẬN Việc bắt đầu học một ngôn ngữ mới luôn rất khó khăn và vất vả, đặc biệt đối với những ngôn ngữ là chữ tượng hình Ngôn ngữ chưa bao giờ dễ với những người không chịu học và chưa bao giờ khó với những người dùng cả tâm trí cùng với sự nỗ lực để học Tiếng Nhật được xem là 1 ngôn ngữ khó thứ 4 trên thế giới, khó trong việc học Kanji (tượng hình) và hệ thống ngữ pháp (vì tiếng Nhật là loại hình ngôn ngữ chắp dính) nên người học sẽ gắp khó khăn khi tiếp cận Đặc biệt là chữ Kanji, hiện nay có rất nhiều phương pháp học, ví dụ như phương pháp học Kanji bằng âm Hán Việt Phương pháp này không chỉ giúp ích cho việc học Kanji mà còn giúp khả năng đọc hiểu nhanh hơn, nâng cao vốn từ vựng, từ âm Hán Việt suy ra các quy tắc chuyển âm, trường âm Người học tiếng Nhật ngày một nhiều, cơ hội việc làm cũng tăng lên Phương pháp học càng phù hợp càng giúp tiếng Nhật giỏi hơn, có thể nắm bắt cơ hội tốt hơn cho bản thân Lời cảm ơn: Xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình của Ths Trần Nữ Hạnh Nhân TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Từ điển Nhật - Việt, tác giả: Nguyễn Văn Khang (chủ biên), Hoàng Anh Thi – Lê Thanh Kim, nhà xuất bản Thời Đại, xuất bản năm 2012 [2] Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, tác giả: Nguyễn Tài Cẩn (1979), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội; tái bản: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002. [3] https://vi.wikipedia.org/wiki/Kanji. 901
nguon tai.lieu . vn